Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: Lục vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: Lục vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

I. Phân tích

- Nằm ở phần đầu của truyện: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thoát khỏi tay bọn cướp đường

Ngay trước đoạn trích này là cảnh Vân Tiên thấy nhân dân rất khốn khổ: “đều đem nhau chạy vào rừng lên non” bèn hỏi thăm và được biết ở đó bọn cướp Phong Lai hung hãn đang hoành hành. Mọi người còn khuyên chàng không nên tự chuốc lấy nguy hiểm:

Vân tiên ghé lại bên đàng,

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.

Kêu rằng: “Bố đảng hung đồ

Chỉ quen làm thói hồ đồ hại dân”

- Vân Tiên tả đột hữu xông

Khác nào Triệu Tử phá vòng Dương Dang

- Bị Tiên một gậy thác rày thân vong

- Tác giả miêu tả hành động, lời nói mộc mạc mang màu sắc Nam Bộ

- Kết hợp so sánh với Triệu Tử Long - một nhân vật anh hùng trong truyện “Tam quốc chí diễn nghĩa”

- Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm (thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của tác giả về con người trong cuộc sống đương thời ). Đây là một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời (tuổi vừa hai tám, tức là 16 tuổi) lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh. “Danh tôi đặng rang, tiếng thầy bay xa” cũng mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời. Gặp tình huống “bất bằng” này là một thử thách đầu tiên, cũng là một cơ hội hành động cho chàng

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: Lục vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
 (Trích: truyện Lục Vân tiên) - Nguyễn Đình Chiểu-
I. Phân tích
- Nằm ở phần đầu của truyện: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thoát khỏi tay bọn cướp đường
Ngay trước đoạn trích này là cảnh Vân Tiên thấy nhân dân rất khốn khổ: “đều đem nhau chạy vào rừng lên non” bèn hỏi thăm và được biết ở đó bọn cướp Phong Lai hung hãn đang hoành hành. Mọi người còn khuyên chàng không nên tự chuốc lấy nguy hiểm:
Vân tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bố đảng hung đồ
Chỉ quen làm thói hồ đồ hại dân”
- Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Dương Dang
- Bị Tiên một gậy thác rày thân vong
- Tác giả miêu tả hành động, lời nói mộc mạc mang màu sắc Nam Bộ
- Kết hợp so sánh với Triệu Tử Long - một nhân vật anh hùng trong truyện “Tam quốc chí diễn nghĩa”
- Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm (thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của tác giả về con người trong cuộc sống đương thời). Đây là một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời (tuổi vừa hai tám, tức là 16 tuổi) lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh. “Danh tôi đặng rang, tiếng thầy bay xa” cũng mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời. Gặp tình huống “bất bằng” này là một thử thách đầu tiên, cũng là một cơ hội hành động cho chàng
- Hành động đánh cướp trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Chàng chỉ có một mình, hai tay không, trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng “Người đều sợ nó có tài khôn đương” vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vô đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp - vẻ đẹp của người dũng tướng cũng theo phong cách văn chương thời xưa nghĩa là so sánh với những mẫu hình lí tưởng như dũng tướng Triệu Tử Long mà người Việt Nam đặc biệt là người Nam Bộ-vốn mê truyện Tam Quốc không mấy ai không thán phục! Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người “vị nghĩa vong thân” (vì việc nghĩa quên thân mình), cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu chiến thắng những thế lực bạo tàn
- Hỏi: “ai than khóc ở trong xe nầy
- Vân Tiên nghe nói động lòng;
Đáp rằng: “ta đã trừ dòng lâu la
Khoan khoan người đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
- Vân Tiên nghe nói liền cười,
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
- Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộ lộ tư cách con người chính trực hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu. thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên “động lòng” tìm cách an ủi họ “ta đã trừ dòng lâu la” và ân cần hỏi han. Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên vội gạt đi ngay “khoan khoan ngồi đó chớ ra” ở đây có phần câu nệ của lễ giáo “nam nữ thụ thụ bất thân-đàn ông và đàn bà xưa trao và nhận cái gì của nhau không được dùng tay mà trao, ý nói không được gần gũi động chạm vào nhau, nhưng chủ yếu là do đức tính khiêm nhường của Vân Tiên “Làm ơn há dễ mong người trả ơn”. Chàng không muốn nhận cái lạy tạ ơn của hai cô gái, từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp. Và ở đoạ sau, từ chối nhận chiếc châm vàng của nàng, chủ cùng nhau xướng hoạ một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vấn vương. Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư sử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
Lời nói của Lục Vân Tiên khẳng định việc làm của mìnhlà hoàn toàn tự nguyện, vô tư. Lời của chàng chắc nịch vừa để đối chứng phê phán những kẻ tầm thường, vừa khẳng định việc làm của mình là đúng đắn, là hiển nhiên, thuộc lẽ sống của mình
- Lục Vân Tiên là một con người anh hùng, nghĩa hiệp, đầy tài năng và chí khí, sẵn sàng ra tay trừng trị kẻ ác độc, bênh vực những con người yếu đuối. Với những nét tính cách đó, hình ảnh Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.
* Lục Vân Tiên là người anh hùng tài ba, dũng cảm trọng nghĩa khinh tài
III.Tổng kết – Ghi nhớ(3’)
? Em khái quát NT và ND của đoạn thơ? TB
NT: Kể truyện bình dị, sinh động, ngôn ngữ mộc mạc mang màu sắc Nam Bộ.
ND: Truyện Lục Vân Tiên thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài.
LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
( Trích: “Truyện Lục Vân Tiên)
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích
- Đoạn trích này nằm ở phần thứ hai của truyện Vân Tiên và tiểu đồng đang bơ vơ nơi đất khác quê người thì gặp Trịnh Hâm đi thi trở về. Vốn đã có lòng đố kị, ganh ghét tài năng của Vân Tiên, Trinh Hâm lợi dụng cơ hội để hãm hại chàng. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng trói lại rồi giả bộ đưa vân tiên xuống thuyền, hứa sẽ dẫn về quê nhà. Đợi đến đêm khuya vắng vẻ hắn mới thực hiện hành động tội ác của mình
2. Đọc văn bản:
II. Phân tích
1. nhân vật Trịnh Hâm (12’)
Các em nghe tóm tắt đoạn đầu của tác phẩm để các em hiểu hiểu rõ nhân vật Trịnh Hâm
Khi Vân Tiên vàTử Trực đến trường thi, gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm. Họ kết bạn với nhau và cùng vào một quán rượu xướng hoạ thơ phú. Thấy Vân Tiên tài cao, Trịnh Hâm tỏ thái độ ganh ghét, đố kị
Kiệm, Hâm là đứa so đo,
Thấy tiên dường ấy âu lo trong lòng
Khoa này Tiên ắt đầu công
Hâm dầu có đậu cũng không xong rồi
- Tình cảnh của thầy trò Vân Tiên lúc này rất bi đát, tiền hết, mắt đã mù, đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm, tưởng có thể nhờ cậy, nhất là khi được hắn hứa sẽ đưa về quê nhà. Không ngờ Trịnh Hâm đã lừa tiểu đồng vào rừng, trói vào gốc cây rồi ra nói dối với Vân Tiên tiểu đồng đã bị cọp vồ. Vân Tiên hoàn toàn bơ vơ, lúc này hắn mới ra tay
Đêm khuya lạnh lẽ như tờ,
Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha
- Chỉ có tám câu thơ để kể về một tội ác tày trời và bộc tả tâm địa một kẻ bất nghĩa, bất nhân, Nguyễn Đình Chiểu đã thành công ở cách sắp xếp các tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ vẫn giữ được vè mộc mạc, giản dị vốn có của tác phẩm
- Hành động độc ác, bất nhân, bất nghĩa: Độc ác bất nhân vì hắn đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang cơn hạoạn nạn, không nơi nương tựa, không có gì để chống đỡ. Bất nghĩa vì Vân Tiên là bạn của hắn, từng “trà rượu” và làm thơ với nhau, lại đã có lời nhờ cậy: “tình trước ngãi sau – co thương xin khá giúp nhau phen nầy”, và hắn cũng từng hứa hẹn: “người lành nỡ bỏ người đau sao đành”
- Hành động có taon tình, có âm mưu, kế hoach sắp đặt khá kĩ lưỡng, chặt chẽ. Thời gian gây tội ác: giữa đêm khuya, khi mọi người đã ngủ yên trên thuyền: không gianL giữa khoảng trời nước mênh mông (giữa “vời” mịt mờ sương bay). Người bị xô ngã xuống “vời” thì bất ngờ không kịp kêu lên một tiếng. Đến lúc biết không ai còn có thể cứu được Vân Tiên hắn mới “giả tiếng kêu trời” là lối om sòm lên, rồi “lấy lời phu pha” kể lể bịa đặt để che lấp tội ác của mình. Kẻ tội phạm, nhờ gian ngoan xảo quyệt đã phủi sạch tay, không mảy may cắn rứt lương tâm
* Trịnh Hâm có tâm địa và hành động độc ác, bất nhân, bất nghĩa
2. Nhân vật ông Ngư (13’)
- Đoạn truỵen kể sự việc Lục Vân Tiên được con giao long và gia đình ngư ông cứu giúp
Ông chài xem thất vớt ngay lên bờ
Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mợ hơ mặt mày
- Câu thơ mộc mạc, không đẽo gọt, trau truốt, chỉ kể lại sự việc một cách tự nhiên, như nó đã xảy ra, nhưng lại gợi tả được mối quan hệ chân tình của gia đình ông Ngư, hối hả lo chạy chữa để cứu ống Vân tiên bằng mọi cách. Dân dã thôi, chẳng thầy thợ thuôc thang gì mà rất mực ân cần, chu đáo: “vầy lửa” “hơ bụng dạ” “hơ mặt mày”, nào ông, nào bà, nào con, mỗi người một việc. Đó là sự đối lập hoàn toàn với những mưu toan thấp hèn nhằm hãm hại người của Trịnh Hâm.
- Ngư rằng: “người ở cùng ta”,
Hôm mai hẩm hút với già cho vui
- Ngư rằngL “lòng lão chẳng mơ”,
Đốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?.
- Đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen đến thành độc ác của Trịnh Hâm là tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp của ông Ngư. Sau khi cứu sống Vân Tiên, biết tình cảnh khốn khổ của chàng, ông Ngư sẵn lòng cưu mang chà, dù chỉ là chia sẻ một cuộc sông đói nghèo “hẩm hút” tương rau, nhưng chắc chắn sẽ đấm ấm tình người: “hôm mai hẩm hút với già cho vui”. Ông cũng không hể tính toán đết cái ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp” “Dốc lòng nhơn nghĩa, há chờ trả ơn”
Rày đôi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng
Một mình thon thả làm ă,
Khoẻ quơ chài kéo; một quăng câu dầm,
Một bầu trời đất vui thầm ai hay.
Kinh luân đã sẵn trong tay,
Thung dung dưới thế vui say trong trời
Thuyền nan một chiếc ở đời,
Tắm mưa chỉa gió trong vời Hàn Giang
- Lời nói của ông Ngư về cuộc sống của mình cũng chính là những tiếng lòng của Nguyễn Đình Chiểu, những khát vọng về một cuộc sống đẹp, về một lối sống đáng mơ ước đối với con người. Cảm xúc chủ quan của nhà thơ làm cho cuốc sống của người dân chài bình thường trên sông nước có vẻ như được thơ vị hoá, trở nên thơ mộng hơn, nhữn cót lõi của nó thì vẫn là chân thực, Đây là một cuộc sống trong sach, ngaòi còng danh lợi o trọc; một cuộc sống tự do phóng khoáng giữa đất trời cao rộng hoà nhập, bầu bạn với thiên nhên thảnh thơi giữa sông nước, gió trăgn và vì thế cũng đầy ắp niềm vui, bởi con người lao động tự so, tự làm chủ mình, có thể ứng phó với mọi tình thế. Cuộc sống ấy hoàn toàn xa lạ với những toan tính nhỏ nhen, ích kẻ, mưu danh, trục lợi, sắn sàng chà đạp lên cả đạo đức, nhân nghĩa
- Gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người lao động bình thường, Nguyễn Đình Chiểu đã bộc lộ một quan điểm nhân dân rất tiến bộ. Từng trải cuộc đời, Nguyễn Đình Chiểu hiểu rất rõ rằng cái xấu, cái ác thường lẩn khuất sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang (như thái sư đương triều, Võ Công, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) nhưng vẫn còn những cái tốt đẹp bền vững nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu, bị tha, trọng nghĩa khinh tài (như ông Ngư, ông Tiều, chú tiểu đồng, lão bà dệt vải trong rừng.). Nhà thơ Xuân Diệu đã nói rất đúng: “cái ưu ái đối với người lao động,, sự kình mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”
* Ông Ngư là một người lao động có nhân cách cao cả thấy việc nghĩa thì làm khong chờ đợi báo đáp. Ông có cuộc sống tự do trong sạch, chan hoà với thiên nhiên
- Gia đình ông Ngư có một cuộc sống tự do, trong sạch ngoài vòng danh lợi, chan hoà và gắn bó với thiên nhiên, ung dung thanh thản
III. Tổng kết ghi nhớ (4’)
? Khái quát nghệ thuật và nội dung của đoạn truyện? Khá
- Học sinh trả lời, giáo viên ghi bảng
- Nghệ thuật: với kiểu kết cấu phổ biến của truyện dân gain, nghệ thuật kể chuyện bình dị, lời thơ thanh thoát nhẹ nhạng nhiều hình ảnh thơ đẹp
- Nội dung: Đoạn trích nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và nhưng toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động. Đây cũng là đoạn thơ giàu cảm xúc, khoán đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã.

Tài liệu đính kèm:

  • docLuc Van Tien 1.doc