Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 29: Thuật ngữ

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 29: Thuật ngữ

THUẬT NGỮ

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.

- Rèn luyện kĩ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói và viết.

- Có ý thức phân biệt thuật ngữ với từ ngữ thông thường.

II. Chuẩn bị :

 * GV : Bảng phụ (chép các ngữ liệu ở mục I, II SGK). Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

 * HS : Tìm hiểu trước bài học.

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) :

 a) Câu hỏi : (1) Mục đích của việc tạo từ mới là gì ?

 (2) Mượn từ của tiếng nước ngoài cũng là cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Em hãy cho ví dụ về những từ mà tiếng Việt mượn của tiếng nước ngoài.

 b) Đáp án : (1) Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên, phong phú hơn, thể hiện được những vấn đề mà tiếng Việt không có để biểu thị.

3 Bài mới : Thuật ngữ là gì ? Đặc điểm của thuật ngữ ?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 29: Thuật ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
22
09
2009
TUAN :
6
NGAY DAY :
24
09
2009
TIET :
29
THUẬT NGỮ
I. Mục tiêu cần đạt :	 Giúp HS :
Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
Rèn luyện kĩ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói và viết.
Có ý thức phân biệt thuật ngữ với từ ngữ thông thường.
II. Chuẩn bị :
	* GV : Bảng phụ (chép các ngữ liệu ở mục I, II SGK). Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
	* HS : Tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) :
 a) Câu hỏi : (1) Mục đích của việc tạo từ mới là gì ?
 (2) Mượn từ của tiếng nước ngoài cũng là cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Em hãy cho ví dụ về những từ mà tiếng Việt mượn của tiếng nước ngoài.
 b) Đáp án : (1) Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên, phong phú hơn, thể hiện được những vấn đề mà tiếng Việt không có để biểu thị.	
Bài mới : Thuật ngữ là gì ? Đặc điểm của thuật ngữ ?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu khái niệm thuật ngữ .
* Treo bảng phụ ( các ngữ liệu ở mục I.1 SGK ) .
-H: So sánh hai cách giải thích và cho biết cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học ?
* GV : Cách giải thích thứ nhất là giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường, còn cách giải thích thứ hai là giải thích nghĩa của thuật ngữ.
-H: Những từ ngữ trên là thuật ngữ. Vậy, thuật ngữ là gì ?
* Treo và gọi HS đọc thông tin trên bảng phụ 2 ( ngữ liệu I.2).
Hđ 1 : Hình thành khái niệm thuật ngữ.
* Quan sát -> đọc thông tin trên bảng phụ .
* So sánh -> Suy luận -> trả lời :
- Cách 1 : Chỉ dừng lại ở những đặc tính bên ngoài của sự vật ( dạng rắn hay lỏng ? Màu sắc, mùi vị ntn ? Có ở đâu hay từ đâu mà có ? ) -> Dựa trên kinh nghiệm và cảm tính .
- Cách 2 : Thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật ( Được cấu tạo từ những yếu tố nào ? Quan hệ giữa các yếu tố đó ntn ) -> Không thể hiểu biết bằng kinh nghiệm và cảm tính, mà phải trải qua lí thuyết, phương pháp khoa học, tác động vào sự vật. Do đó, nếu không có kiến thức chuyên môn ( hoá học ) thì người tiếp nhận không thể hiểu được cách giải thích này.
* Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ.
* Quan sát -> đọc thông tin trên bảng phụ.
I. Khái niệm thuật ngữ :
-H: Em đã học các định nghĩa này ở những bộ môn nào ?
-H: Những từ ngữ được định nghĩa ( in đậm ) chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào ?
* Phân loại -> Nêu :
- Thạch nhũ -> Địa lí
- Ba-dơ -> Hoá học.
- Ẩn dụ -> Ngữ văn
- Phân số thập phân -> Toán học.
* Những từ ngữ được định nghĩa ( in đậm ) chủ yếu được dùng trong vb khoa học, công nghệ.
 Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
Hđ 2 : Hd HS tìm hiểu mục II
-H: Thử tìm xem những thuật ngữ được dẫn bảng phụ 2 ( ngữ liệu I.2 ) ở trên còn có nghĩa nào khác không .
-H: Vậy, về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị mấy khái niệm ?
-H: Cho biết trong hai ví dụ sau, ở ví dụ nào, từ muối có sắc thái biểu cảm.
(a) Muối là một hợp chất có thể hoà tan trong nước.
(b) Tay nâng  muối 
( Ca dao )
-H: Qua bt 2, em thấy, thuật ngữ có những đặc điểm gì ?
Hđ 2 : Tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ.
* Không.
* Khái quát -> Nêu.
* Phân tích -> Nêu : 
(a) Thuật ngữ, không có tính biểu cảm.
(b) Từ ngữ thông thường, gừng cay muối mặn chỉ tình cảm sâu ( nặng ) đậm của con người .
* Khái quát -> Nêu.
II. Đặc điểm của thuật ngữ.
- Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
Hđ 3 : Củng cố 
-H : Thuật ngữ là gì ?
-H: Đặc điểm của thuật ngữ 
Hđ 3 : Củng cố
* Nhắc lại các đơn vị kiến thức của bài học .
Hđ 4 : Hd HS luyện tập
* Gọi HS đọc bt 1 -> Điền thuật ngữ vào chỗ trống trong các câu cho sẵn -> Xác định lĩnh vực của các thuật ngữ trên -> GV kết luận.
* GV nêu bt 2 -> GV nêu định nghĩa điểm tựa trong k/h vật lý -> gọi HS trả lời từng vế của câu hỏi -> HS khác bổ sung -> GV kết luận.
* Gọi HS đọc bt 3 -> Trả lời câu hỏi -> GV kết luận.
* GV nêu bt 4 -> Cho HS nêu đáp án -> GV góp ý.
* GV nêu bt 5 -> Gọi HS trả lời -> GV nhận xét, kết luận.
Hđ 4 : Luyện tập
* Xác định yêu cầu bt 1 -> Lựa chọn thuật ngữ -> Xác định lĩnh vực khoa học của thuật ngữ.
* Xác định yêu cầu bt -> Tìm nghĩa của thuật ngữ điểm tựa trọng đoạn trích -> So sánh -> Kết luận
* Đọc bt 3 
-> Xác định câu mang thuật ngữ -> Trình bày.
-> Đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường.
* Xác định yêu cầu bt 4.
 - Định nghĩa từ cá
- So sánh 
* So sánh -> Kết luận.
III. Luyện tập
 1. Thuật ngữ và lĩnh vực khoa học của thuật ngư :.
- Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác.
- Xâm thực là làm huỷ hoại dần dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân : gió, băng hà, nước chảy, ... 
- Hiện tượng hoá học -> K/h hoá học.
- Trường từ vựng ... -> K/h Ngữ văn.
- Di chỉ ... -> K/h Lịch sử.
- Thụ phấn ... -> K/h Sinh học
- Lưu lượng ... -> K/h Địa lí
- Trọng lực ... -> K/h Vật lí.
- Khí áp ... -> K/h Vật lí
- Đơn chất... -> K/h Hoá học.
- Thị tộc phụ hệ ... -> K/h Lịch sử
- Đường trung trực ... -> K/h Toán học.
2. Điểm tựa ở trong đoạn thơ trích không được dùng như một thuật ngữ vật lý ( Điểm tựa là điểm cố định của đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực đẩy ) mà chỉ là một từ ngữ thông thường, chỉ nơi làm chỗ dựa chính.
3. 
b) Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục -> hỗn hợp là một từ ngữ thông thường.
- Ví dụ : Thức ăn hỗn hợp. ...
4. 
- Cá : động vật có xương sống, ở dưới nước, thở bằng mang, bơi bằng vây.
- Theo cách hiểu thông thường của người Việt ( thể hiện qua cách gọi : cá heo, cá sấu, ... ) , cá không nhất thiết phải thở bằng mang.
5. Hiện tượng đồng âm ( thị trường ) này không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm, vì hai thuật ngữ sử dụng trong hai lĩnh vực riêng biệt
Hđ 5 : Dặn dò :
Nắm nội dung kiến thức bài học. Làm các bài tập vào vở bài tập.
Lập dàn ý chi tiết cho đề kiểm tra tập làm văn số 1

Tài liệu đính kèm:

  • doc6 - THUAT NGU.doc