Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 33: Mã Giám Sinh mua Kiều (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 33: Mã Giám Sinh mua Kiều (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Vb : Mã Giám Sinh mua Kiều

 ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du )

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

1. Đọc, tìm hiểu chung vb. Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh : là một tay buôn người khoát áo thanh lịch, tao nhã. Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả : khắc hoạ tính cách nhân vật qua diện mạo, cử chỉ.

2. Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phát hiện, phân tích chi tiết thơ để làm sáng tỏ tính cách nhân vật.

3. Bồi dưỡng lòng căm thù bọn người xấu xa, thấp kém trong xã hội ; sự đồng cảm đối với người bất hạnh.

II. Chuẩn bị :

* GV : Tham khảo tài liệu liên quan ; phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

* HS : Soạn bài.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 33: Mã Giám Sinh mua Kiều (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
29
09
2009
TUAN :
7
NGAY DAY :
01
10
2009
TIET :
33
Vb :	Mã Giám Sinh mua Kiều
 ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du )
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1. Đọc, tìm hiểu chung vb. Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh : là một tay buôn người khoát áo thanh lịch, tao nhã. Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả : khắc hoạ tính cách nhân vật qua diện mạo, cử chỉ.
2. Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phát hiện, phân tích chi tiết thơ để làm sáng tỏ tính cách nhân vật.
3. Bồi dưỡng lòng căm thù bọn người xấu xa, thấp kém trong xã hội ; sự đồng cảm đối với người bất hạnh.
II. Chuẩn bị :
* GV : Tham khảo tài liệu liên quan ; phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS : Soạn bài.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp .
Kiểm tra bài cũ :
 (a) Câu hỏi :
(1) Đọc thuộc lòng tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngững Bích” và phân tích nghệ thuật, nội dung của đoạn thơ trên.
	(2) Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngững Bích”, Nguyễn du đã để Kiều nhớ về Kim trọng trước sau đó mới nhớ đến cha mẹ. Theo em, điều đó có hợp lí không, vì sao ?
 (b) Đáp án :
(1) Cảnh vật quanh lầu NB làm dao động tâm hồn Kiều ( 8 câu cuối ) :
 * Ước lệ tượng trưng, điệp từ, từ láy gợi hình ->
- Nhìn cánh buồm thấp thoáng xa xa ngoài cửa bể chiều hôm -> Kiều nhớ quê hương, gia đình, không biết ngày nào đoàn tụ.
- Nhìn cánh hoa trôi lênh đênh trên dòng nước phía trước -> cuộc đời nàng rồi sẽ trôi dạt về đâu.
- Nhìn nội cỏ dầu dầu -> không biết cuộc sống tẻ nhạt sẽ kéo dài tới bao giờ.
- Nghe tiếng sóng vỗ -> Lo lắng những cơn tai biến sắp ập lên cuộc đời nàng.
 (2) Hợp lí, vì đối với cha mẹ, Kiều ít nhiều đã đền đáp được chữ hiếu còn đối với người yêu, Kiều luôn xem mình là kẻ phụ bạc.
Bài mới : Gia đình Kiều gặp cơn gia biến, kiều phải bán mình cho MGS – một kẻ “buôn thịt, bán người” để có tiền chuộc cha và em. Đoạn trích “MGS mua kiều” là một màn kịch sống động, lột trần bản chất con buôn ghê tởm của MGS và thể hiện nỗi đau đơn, tủi nhục ê chề của Kiều khi phải bán mình.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS đọc , tìm hiểu chung về vb.
* GV hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu -> HS đọc -> Góp ý cách đọc của HS.
* Cho HS nêu những từ ngữ mà các em chưa rõ nghĩa trong vb -> GV giải thích
-H: Vị trí đoạn trích ?
-H: Bố cục ?
Hđ 1 : Đọc, tìm hiểu chung vb.
* Lưu ý cách đọc -> Đọc vb.
* Nêu -> lưu ý nghĩa của những từ ngữ khó.
* Thuộc phần Gia biến và lưu lạc ( từ câu 619 -> 652 )
* Bố cục :
- 14 câu đầu : MGS đến nhà Kiều dưới danh nghĩa hỏi Kiều về làm vợ lẽ.
- Phần còn lại : Công việc mua bán và chân tướng lái buôn của MGS ; tâm sự đau đớn của Kiều.
I. Đọc, tìm hiểu chung.
Hđ 2 : Hd HS phân tích :
-H: Trong 14 câu đầu, ND giới thiệu MGS đến nhà Kiều để làm gì ?
-H: Có điều gì đáng nghi ngờ trong cách trả lời của MGS khi được hỏi về họ tên và quê quán ?
-H: Qua cách trả lời nhát gừng, cộc lốc, em thấy hắn là người ra sao ?
-H: Về tuổi tác, diện mạo, MGS được giới thiệu ntn ? Qua dáng vẻ đó, nét tính cách nào của nhân vật tiếp tục được lột tả ?
-H: Việc đi đứng, nói năng của MGS có gì khác với KT ?
-H: Theo em, sự thô lỗ, sỗ sàng của MGS thể hiện rõ nhất trong hành động nào từ khi hắn đặt chân đến nhà Kiều ?
-H: Trước khi ngã giá mua Kiều, MGS đã làm gì ? Vì sao hắn làm như vậy ?
-H: Em hiểu thêm được điều gì về bản chất thực của MGS khi hắn “cò kè” rồi “ngã giá” mua Kiều ?
Hđ 2 : Phân tích.
* Cưới Kiều về làm vợ lẽ.
* Đưa ra một cái tên có tính chất chung chung, mập mờ, không rõ – Giám Sinh ; quê quán : “viễn khách” > < “cũng gần”.
-> MGS thô lỗ, vô học.
* Ngoài 40 tuổi nhưng y ăn diện quá mức bình thường -> Người không đứng đắn.
* KT thì “Đằng sau theo một vài thằng con con” còn MGS thì “Trước thầy sau tớ lao xao”
* “Ghế trên ngồi tót sổ sàng” -> Kiểu ngồi trịch thượng, hợm hĩnh.
* “cân sắc, cân tài” , vì đối với con buôn thì chất lượng “hàng” là một trong những vấn đề quan trọng.
* Con buôn lọc lõi, ghê tởm.
II. Phân tích
 1. Nhân vật MGS : 
- MGS xuất hiện cùng với người mối trong tư cách là một “viễn khách” đi hỏi Kiều về làm vợ lẽ.
- Khi được hỏi, MGS đưa ra một cái tên chung chung, không rõ ràng, có tính chất mập mờ - Giám sinh ; quê quán không rõ ràng.
 Cách trả lời nhát gừng, cộc lốc, không thèm thưa gửi -> MGS kém văn hoá, thô lỗ, cậy tiền, không phải là hạng tao nhã.
- Đã quá tuổi thanh xuân nhưng y rất ăn diện và chú trọng hình thức bề ngoài -> Hắn trai lơ, kệch cỡm.
-Cả thầy lẫn tớ đều là một lũ ồn ào, láo nháo, kém lịch sự.
- “Ngồi tót” -> Trịch thượng, thô lỗ, hợm hĩnh, hỗn hào.
- Công việc mua bán và chân tướng lái buôn :
 + MGS cân sắc , cân tài của Kiều .
 + “Cò kè” -> “ngã giá” khi mua Kiều 
=> Keo kiệt, một gã con buôn lọc lõi, đê tiện.
Hđ 3 : Củng cố : 
- Nhân vật MGS là người như thế nào ( ngoại hình, hành động ; bản chất, tính cách ) ? 
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật của ND trong đoạn trích này ntn ?
Hđ 3 : Củng cố :
- HS tự trả lời câu hỏi để củng cố kiến thức.
Hđ 4 : Dặn dò :
Học thuộc lòng đoạn trích, nắm nội dung kiến thức bài giảng của GV. Tìm hiểu các nội dung còn lại của vb : 
+ Nỗi đau đớn ê chề, thân phận bi kịch của Thuý Kiều khi phải bán mình chuộc cha. Đó cũng là số phận bi đát của vô vàn người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 
+ Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích. 
+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, độc đáo của Nguyễn Du : khắc hoạ tính cách nhân vật qua diện mạo, cử chỉ.
Soạn bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
Vb :	MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU ( tiếp theo )
 ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du )
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1. Thấy được nỗi đau đớn ê chề, thân phận bi kịch của Thuý Kiều khi phải bán mình chuộc cha. Đó cũng là số phận bi đát của vô vàn người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thấy được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích và nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, độc đáo của Nguyễn Du : khắc hoạ tính cách nhân vật qua diện mạo, cử chỉ.
2. Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích chi tiết thơ để làm sáng tỏ tính cách nhân vật.
3. Bồi dưỡng lòng căm thù bọn người xấu xa, thấp kém trong xã hội ; sự đồng cảm đối với người bất hạnh.
II. Chuẩn bị :
* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS : Soạn bài.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp .
Kiểm tra bài cũ :
 (a) Câu hỏi :
Phân tích nhân vật MGS trong đoạn trích “MGS mua Kiều”.
Để làm nổi bật chân dung nhân vật này, ND đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? Hiệu quả ntn ?
 (b) Đáp án :
(1) Nhân vật MGS : 
- MGS xuất hiện cùng với người mối trong tư cách là một “viễn khách” đi hỏi Kiều về làm vợ lẽ.
- Khi được hỏi, MGS đưa ra một cái tên chung chung, không rõ ràng, có tính chất mập mờ - Giám sinh ; quê quán không rõ ràng.
 Cách trả lời nhát gừng, cộc lốc, không thèm thưa gửi -> MGS kém văn hoá, thô lỗ, cậy tiền, không phải là hạng tao nhã.
- Đã quá tuổi thanh xuân nhưng y rất ăn diện và chú trọng hình thức bề ngoài -> Hắn trai lơ, kệch cỡm.
- Cả thầy lẫn tớ đều là một lũ ồn ào, láo nháo, kém lịch sự.
- “Ngồi tót” -> Trịch thượng, thô lỗ, hợm hĩnh, hỗn hào.
- Công việc mua bán và chân tướng lái buôn :
 + MGS cân sắc , cân tài của Kiều .
 + “Cò kè” -> “ngã giá” khi mua Kiều 
=> Keo kiệt, một gã con buôn lọc lõi, đê tiện.
	(2) NT miêu tả , từ ngữ có giá trị gợi hình – gợi cảm cao -> diện mạo, tính cách nhân vật hiện rõ, sinh động.
Bài mới : 
- Nỗi đau đớn ê chề, thân phận bi kịch của Thuý Kiều khi phải bán mình chuộc cha ?
- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích ntn ?
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, độc đáo của Nguyễn Du ?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS phân tích tình cảnh, tâm trạng của Thuý Kiều khi bán mình.
-H: Đọc những câu trong đoạn có nói tới Thuý Kiều, nhận xét cử chỉ, thái độ, tâm trạng của Kiều lúc ấy ?
* GV : Thuý Kiều tội nghiệp vì nàng là một món đem bán và càng tội nghiệp hơn khi nàng ý thức được nhân phẩm. Là một món hàng, Kiều buồn rầu, tủi hổ, sượng sùng trong bước đi “ngại ngùng”, ê chề trong cảm giác “thẹn” trước hoa và “mặt dày” trước gương. Là một người ý thức được nhân phẩm, Kiều uất ức trước cảnh đời ngang trái, đau khi nghĩ tới “nỗi mình” tình duyên dang dở, uất bởi “nỗi nhà” bị vu oan giá hoạ. Bao trùm tâm trạng Kiều là sự đau đớn, tái tê : Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.
-H (TLN) : Theo em, Kiều có nhận ra sự lừa bịp của MGS hay không ? Nếu nhận ra, sao nàng vẫn nhận lời? Nếu không nhận ra, thì sao nàng được gọi là thông minh vốn sẵn tính trời ?
Hđ 1 : Phân tích tình cảnh, tâm trạng của Thuý Kiều khi bán mình.
- Liệt kê, phân tích.
* Thảo luận -> Trả lời :
 - Nàng Kiều có thể không nhận ra không phải vì nàng thiếu thông minh, nhạy bén mà vì cái nhục, cái tức, vì xấu hổ, ê chề vì mình bị coi như một món hàng, một đồ vật đã khiến nàng không còn để ý đến sự đáng ngờ của MGS mặc dù khá lộ liễu.
- Nàng Kiều cũng đã nhận ra phần nào, nghi ngờ phần nào sự giả dối của thầy trò MGS, nhưng hoàn cảnh, tình thế bắt buộc, không còn cách giải quyết nào khác, đành phải nhắm mắt đưa chân, mà xem con tạo xoay vần đến đâu mà thôi !
2. Tình cảnh, tâm trạng của Thuý Kiều khi bán mình :
- Tình cảnh tội nghiệp.
- Cử chỉ, thái độ : sượng sùng, đau đớn, tủi hổ, bị động.
Hđ 2 : Hd HS tìm hiểu tấm lòng nhân đạo của ND thể hiện qua đoạn trích.
-H: Qua đoạn trích, em hiểu thái độ của tác giả ntn đối với bọn buôn người và với những người bị chà đạp ?
Hđ 2 : Hd HS tìm hiểu tấm lòng nhân đạo của ND thể hiện qua đoạn trích.
* Suy luận, khái quát :
- Tác giả tỏ thái độ khinh bỉ và căm phẩn sâu sắc bọn buôn người, đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người.
- ND còn thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
3. Tấm lòng nhân đạo của ND thể hiện qua đoạn trích : 
- Tố cáo bọn buôn người bất nhân, thế lực đồng tiền chà đạp lên con người.
- Thương cảm sâu sắc những người bị hạ thấp, bị chà đạp.
Hđ 3 : Hd HS tổng kết :
-H: Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích .
- H: Suy nghĩ của em sau khi tìm hiểu đoạn trích ? 
Hđ 3 : Tổng kết.
* Khái quát -> Trình bày.
* Nêu suy nghĩ cá nhân.
III. Tổng kết.
 ( Ghi nhớ – SGK )
Hđ 4 : Dặn dò :
Học thuộc lòng đoạn trích và nắm nội dung bài giảng của GV.
Soạn bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

Tài liệu đính kèm:

  • doc8-MGS MUA KIEU.doc