Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 36 đến tiết 41

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 36 đến tiết 41

Tuần: 8- Tiết:36

Ngày dạy: 1/10/2012

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

HS biết: Qua tâm trạng cảm nhận được nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lịng thủy chung hiếu thảo của nng

 HS hiểu: Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Ng. Du

1.2 Kỹ năng: thực hiện thnh thạo việc đọc hiểu truyện thơ trung đại

thực hiện được việc phân tích tâm trạng nhân vật qua một số đoạn trích trong tc phẩm truyện Kiều

1.3 Thái độ: Gíao dục thĩi quen cảm thông với số phận bất hạnh của nhân vật

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 36 đến tiết 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8- Tiết:36 	 
Ngày dạy: 1/10/2012
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức: 
HS biết: Qua tâm trạng cảm nhận được nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cơ đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lịng thủy chung hiếu thảo của nàng
 HS hiểu: Ngơn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Ng. Du
Kỹ năng: thực hiện thành thạo việc đọc hiểu truyện thơ trung đại
thực hiện được việc phân tích tâm trạng nhân vật qua một số đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều
Thái độ: Gíao dục thĩi quen cảm thông với số phận bất hạnh của nhân vật
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:	
Tâm trạng bẽ bàng, buồn tủi, cơ đơn của Thúy Kiều và tấm lịng thủy chung hiếu thảo của nàng
3. CHUẨN BỊ:
 GV: Tham khảo tác phẩm“chân dung truyện Kiều”
Tranh minh họa
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 Kiểm diện: 9A1:	 	9A2:	
4.2 Kiểm tra miệng: 
a) Hãy phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”(8)
- Nhan sắc: vẻ đẹp hài hoà, sắc sảo
- Tài năng: đạt tới mức độ lý tưởng
- Tình cảm: đa sầu , đa cảm
=> Là sự kết hợp giữa nhan sắc, tài năng và tình cảm
b) Trình bày bố cục của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. (2)
- Chia làm 3 phần:
+ Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều
+ Tâm trạng nhớ nhung của Thúy Kiều
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của tác giả
4.3. Tiến trình bài học:	
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: (10’)
GV hướng dẫn cách đọc 
Gọi h/s đọc bài
Giải thích các chúi thích khó
Em có nhận xét gì về vị trí của đoạn trích? Nằm ở phần nào của tác phẩm? 
(Ở phần 2: Gia biến và lưu lạc)
Về bố cục văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung? (Chia làm 3 phần)
Hoạt động 2: (5’)
Gọi h/s đọc 6 câu thơ đầu
Hãy nhận xét hoàn cảnh của Thúy Kiều trong đoạn thơ này? 
(Bị giam lỏng)
“ Khóa xuân “ nghĩa là gì?
 ( Khóa tuổi xuân)
Hãy phân tích không gian ở lầu Ngưng Bích
 (Mênh mông, hoang vắng)
Cảnh “ non xa, trăng gần “ gợi lên hình ảnh gì?
Không gian được mở ra theo những chiều nào? (Rộng, xa, cao)
H/a “ cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” còn gợi khung cảnh ntn? 
(Khung cảnh ngổn ngang)
Thời gian qua cảm nhận của thúy Kiều có gì đáng chú ý?
 (Là sự tuần hoàn giam hãm con người)
Qua đó cho thấy Kiều trong một hoàn cảnh ntn? (Cô đơn, tuyệt vọng)
Từ đó có thể thấy Kiều đang có tâm trạng ntn? Thông qua từ ngữ nào? (Tâm trạng cô đơn, nhớ nhung)
GV treo tranh minh họa
Qua bức tranh minh họa em có thể hình dung không gian, thời gian và hoàn cảnh của Thúy Kiều?
Hoạt động 3: (10’)
Trong cảnh ngộ đó Thúy Kiều đã nhớ về ai? 
(Nhớ về Kim Trọng)
Vì sao nàng nhớ tới Kim Trọng? Nhớ như vậy có hợp lý không? (Hoàn toàn hợp lý)
Nhớ tới Kim Trọng Kiều đã nhớ những gì? Kiều hình dung ra những gì? (Kim Trọng đang chờ mình)
Câu thơ “Tấm sonphai” hiểu ntn?
Tiếp theo Kiều nhớ về ai? 
(Nhớ về cha mẹ)
Nỗi nhớ của Kiều thể hiện ntn?
Thuật ngữ “quạt nồng ấp lạnh” nói lên tấm lòng gì của nàng? 
(Tấm lòng hiếu thảo)
Nàng tưởng tượng ra cảnh quê nhà ntn? (Quê nhà đã thay đổi)
Em đánh giá gì về cảnh ngộ của Kiều ở lầu Ngưng Bích?
Nàng là người ntn?
Hoạt động 4: (10’)
Em hiểu thế nào là tả cảnh ngụ tình? (Tả cảnh để bộc lộ tình cảm)
Cảnh ở đây là thực hay hư?
Cảnh vật có gì chung khi diễn tả tâm trạng? Thông qua từ ngữ nào?
 (Cảnh vật buồn, buồn trông)
Cảnh vật có nét gì riêng?
 (Từ nỗi buồn đến nỗi lo sợ)
Cảnh được nhìn qua tâm trạng
Cảnh : xa – gần
Màu sắc : nhạt – đậm
Aâm thanh: tĩnh – động
Buồn – lo sợ
G/v khái quát, gọi H/s đọc ghi nhớ
A, Kiều ở lầu Ngưng Bích :
I . Đọc diễn cảm văn bản :
II. Phân tích văn bản :
Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều:
“Khóa xuân” – Kiều bị giam lỏng
Không gian : mênh mông, hoang vắng
“ Non xa, trăng gần” Lầu Ngưng Bích như chơi vơi giữa sự mênh mông
Thời gian: “mây sớm, đèn khuya”
Là sự tuần hoàn khép kín, giam hãm con người
Hoàn cảnh cô đơn tuyệt vọng
“Như chia tấm lòng” Tâm trạng cô đơn và nhớ nhung
Tâm trạng nhớ nhung của Thúy Kiều:
Kiều nhớ tới Kim Trọng
“Tướng người” : nhớ lời thề đôi lứa
“ rày trông, mai chờ” hình dung Kim Trọng đang chờ mình
Nhớ về cha mẹ
“Xót người” thương mà xót
“Quạt nồng , ấp lạnh” tấm lòng hiếu thảo
Là người tình thủy chung, người con hiếu thảo 
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của tác giả:
Điệp từ “ buồn trông” : Tâm trạng buồn
Cảnh buồn xa xa : nỗi buồn xa quê
Hoa trôi man mác : nỗi buồn cho số phận
Một màu xanh xanh: nỗi buồn vô định
Aàm ầm tiếng sóng: nỗi lo âu kinh sợ
Ghi nhớ: SGK
4.4 Tổng kết : 
 Em có nhận xét gì về tâm trạng của Kiều qua đoạn trích
Tâm trạng cô đơn tuyệt vọng
Nhớ nhung, buồn bã và lo sợ
4.5. Hướng dẫn học tập:
	- Học thuộc lịng đoạn trích
	- Tập phân tích những hình ảnh thơ hay trong văn bản (tự chọn)
- Tìm trong truyện Kiều những câu thơ tả cảnh ngụ tình
	- Chuẩn bị bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
 + Đọc trước đoạn trích, tìm hiểu về tác giả, trả lời câu hỏi trong VBT
---------------------------------------------------------
Tuần: 9 - Tiết:37, 38 	 
Ngày dạy: /10/2012
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
1. MỤC TIÊU:
 Kiến thức: 
HS biết: được những đặc điểm cơ bản về tác giả tác phẩm
Thấy được thể thơ lục bát truyền thống qua tác phẩm
Nắm được những hiểu biết ban đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện
HS hiểu: Hiểu được khát vọng cứu người giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính
1.2 Kỹ năng: Thực hiện thảnh thạo việc đọc hiểu một đoạn trích truyện thơ
Thực hiện được việc cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lý tưởng theo quan niệm đạo đức mà Ng. Đình Chiểu đã khắc họa
1.3 Thái độ: Giáo dục lòng dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Những đặc điểm cơ bản về tác giả tác phẩm: nhân vật, sự kiện, cốt truyện
Khát vọng cứu người giúp đời
3. CHUẨN BỊ:
 GV: Tham khảo tác phẩm + Tranh Lục Vân Tiên đánh cướp
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 	 Kiểm diện 9A1:	 9A2:	
4.2. Kiểm tra miệng: 
a) Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” và nhận xét về nỗi nhớ của Thúy Kiều (8đ)
- H/s đọc đoạn trích
 - Kiều nhớ tới Kim Trọng:
“Tướng người” : nhớ lời thề đôi lứa
“ rày trông, mai chờ” hình dung Kim Trọng đang chờ mình
Nhớ về cha mẹ
“Xót người” thương mà xót
“Quạt nồng , ấp lạnh” tấm lòng hiếu thảo
 => Là người tình thủy chung, người con hiếu thảo 
b) Hãy nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu (2)
Nguyễn Đình Chiểu (1822 -1888) tục gọi là Đồ Chiểu quê Gia Định. 21 tuổi đỗ tú tài. 26 tuổi bị mù hai mắt. Ông về quê dạy học, chữa bệnh và tham gia k/c
4.3. Tiến trình bài học:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của GV và HSø
Nội dung bài học
Hoạt động 1: (10’)
Gọi h/s đọc phần chú thích giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
Em có thể nêu những nét chính trong cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu? 
Những sự kiện nào trong đơì ông có ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp sáng tác? (Đỗ tú tài, bị mù, thực dân Pháp xâm lược)
Em đánh giá như thế nào về nghị lực của con người này? (Nghị lực phi thường)
Em biết những tác phẩm nào của Nguyển Đình Chiểu?
Gọi h/s đọc phần giới thiệu tác phẩm:
Em có nhận xét gì về tác phẩm? Kết cấu của tác phẩm? (Kết cấu theo truyền thống phương Đông)
Truyện được viết ra nhằm mục đích gì (Truyền dạy đạo lý)
Theo em đó là những đạo lý gì?
(-Tình người
-Tinh thần hiệp nghĩa
-Khát vọng cuộc sống)
Hoạt động 2: (15’)
Hãy tóm tắt tác phẩm một cách ngắn gọn đầy đủ nội dung chính (HS tóm tắt)
GV nhận xét khái quát
Hoạt động 3: (15’)
GVhướng dẫn h/s cách đọc đoạn trích
Gọi h/s đọc bài
Gv nhận xét và giải thích các chú thích khó
hãy nhắc lại mạch k/c chính của chuyện? 
(Kết cấu ước lệ thành khuôn mẫu)
Kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì?
 (P/a chân thực cuộc sống bất công vô lý và nêu khát vọng ngàn đời của dân tộc)
I. Đọc hiểu văn bản:
1. Tác giả:
Nguyễn Đình Chiểu (1822 -1888) tục gọi là Đồ Chiểu quê Gia Định. 21 tuổi đỗ tú tài. 26 tuổi bị mù hai mắt. Ông về quê dạy học, chữa bệnh và tham gia k/c
+ Nghị lực sống phi thường và cống hiến cho đời
+ Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
+Một nhân cách lớn.
 2. Tác phẩm:
 - Thể loại: truyện thơ Nôm
 - Kết kấu truyền thống theo chương, hồi.
- Truyền dạy đạo lý làm người.
 +Tình nghĩa con người với con người.
 + Tinh thần nghĩa hiệp
 +Khát vọng công bằng.
 3. Tóm tắt:
I-Đọc hiểu văn bản:
Tiết 38:
Hoạt động 1: (10’)
G/vgiới thiệu về bối cảnh trước đoạn trích.
Đoạn trích trên được chia làm mấy phần? nội dung? 
(Được chia làm hai phầnï)
Em có nhận xét gì về hành động của Vân Tiên? 
(Dứt khoát không do dự)
Gv treo tranh minh họa
Quan sát tranh và em hãy nhận xét về hành động của Lục Vân Tiên
H/aVân Tiên được tác giả miêu ta ntn? (tả đột, hữu xung)
Đó là vẽ đẹp của ai? (Dũng tướng)
T/g so sánh với nhân vật nào?
Bộc lộ bản chất gì của Vân Tiên? 
(Vì nghĩa quên thân, bênh vực kẻ yếu)
Em nhận xét gì về thái độ của vân Tiên khi cư xử với kiều Nguyện Nga? 
(chính trực, ngay thẳng)
Hành động và lời nói nào của Vân Tiên thể hiện phẩm chất đó? (HS liệt kê)
Hoạt động 2: (10’)
Em nhận xét gì về ngôn ngữ của Kiều Nguyệt Nga? 
(Thuỳ mị ,nết na, có học thức)
Em đánh giá gì về hành động của nàng?
 (hành động dịu dàng,lễ phép)
đối vơí phận làm con nàng còn là đứa con ntn? 
(Đứa con có hiếu)
Nàng băn khoăn điều gì?
 (băn khoăn vì ơn huệ)
Qua đó thể hiện phẩm chất gì của nàng
Hoạt động 3: (10)
Theo em nhân vật trong đoạn trích chủ yếu được miêu tả bằng cách nào?
 (Qua cử chỉ, lời nói)
Gần với loại truyện nào? 
(Gần với truyện kể dân gian)
Ngôn ngữ của t/g trong đoạn trích có gì đa ... người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài và cũng rất từ tâm nhân hậu.
 => Là hình ảnh đẹp lý tưởng về người anh hùng
2. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga:
- Ngôn ngữ: Khiêm nhường dịu dàng, mực thước
- Hành động: Dịu dàng lễ phép
Là người thùy mỵ nết na và rất ân tình
3. Nghệ thuật:
- Miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hành động và lời nói
Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị
Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp diễn biến
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
- Hãy phân biệt sắc thái riêng từng lời thoại.
4.4. Tổng kết : 
Phát biểu cảm nghĩ của em về Lục Vân Tiên?
Là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của người anh hùng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài va cũng rất nhân hậu
4.5. Hướng dẫn học tập:
- Học thuộc đoạn trích
- Phân tích hai nhân vật thơng qua hành động
- Hãy chứng minh niềm tin của T/g vào lý tưởng “thiện thắng ác”
- Đọc trước đoạn Lục Vân Tiên gặp nạn: tìm bố cục, làm rõ tội ác của Trịnh Hâm và tấm lịng của ơng Ngư.
-------------------------------------------
Tuần: 9- Tiết:39 	 
 Ngày dạy: /10/2012
TRAU DỒI VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU:
 Kiến thức:
HS biết được những định hướng chính để trau dồi vố từ
HS hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ
 Kỹ năng: thực hiện thành thạo việc giải nghĩa từ
 Thực hiện được việc sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp ngữ cảnh
 Thái độ: Có thĩi quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, dùng từ đúng ngữ cảnh. 
 Giáo dục học sinh kỹ năng giao tiếp
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Rèn luyện để nắm vững nghĩa và cách dùng từ
3. CHUẨN BỊ:	
 GV: Các ví dụ minh họa trong bảng phụ
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
4. TIẾN TRÌNH :
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 Kiểm diện: 9A1:	9A2:	9A3:
4.2. Kiểm tra miệng: 
a) Thuật ngữ là gì? Thuật ngữ có những đặc điểm gì? Cho ví dụ (8đ)
- thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ.
- Thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm
- H/s cho ví dụ
b) Em thường mắc những lỗi dùng từ nào? Vì sao? (2đ)
- HS trình bày những lỗi thường mắc
- Chỉ ra nguyên nhân
4.3. Tiến trình bài học:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: (10’)
Gọi h/s đọc ý kiến của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng
Kỹ thuật động não
Em hiểu t/g muốn nói gì? 
(TV có khả năng lớn để diễn đạt - Cần trau dồi vốn ngôn ngữ của mình)
Hãy xác định lỗi diễn đạt trong các ví dụ trên.
 a) Thừa từ “đẹp”
b) Sai từ “dự đoán”
Sai từ “đẩy mạnh”)
Vì sao lại có những lỗi này?
 (Không biết dùng từ)
Muốn biết dùng từ cần làm gì?
 (Cần trau dồi vốn từ)
GV khái quát gọi h/s đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: (10’)
Gọi h/s đọc ý kiến của Tô Hoài trong SGK
Nhà văn muốn nói điều gì?
 (Phân tích quá trình trau dồi vốn từ của Nguyễn Du )
Nguyễn Du trau dồi vốn từ ntn?
Vậy em phải làm gì để tăng vốn từ của mình ? 
(Trau dồi vốn từ)
GV khái quát và gọi học sinh đọc ghi nhớ
 Cho 2 hs giao tiếp một chủ đề tự chọn và phân tích cách dùng từ
Hoạt động 3: (12’)
Kỹ thuật động não
Chọn cách giải thích đúng trong bài tập 1
Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt
Chế Lan Viên muốn nói gì ?
Hãy bình luận ý kiến trên
Gọi h/s đọc bài số 5
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Phân biết nghĩa của các từ trên.
Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ :
Ghi nhớ : SGK
Rèn luyện để làm tăng vốn từ :
Ghi nhớ :SGK
Luyện tập:
1. Cách giải thích nào đúng?
 a) Hậu quả
 b) Đoạt
 c) Tinh tú
 2. Xác định nghĩ của yếu tố HV
 a) Tuyệt : Dứt, không còn gì (Tuyệt chủng, tuyệt giao,tuyệt tự, tuyệt thực).
Tuyệt: nhất, cực kỳ:(Gồm càc từ còn lại)
 b) Đồng: Cùng, giống (đồng âm, đồng bào)
 Đồng : Trẻ em (Đồng ấu, đồng giao, đồng thoại)
 Chất đồng : Trống đồng.
 3. a) Sai từ : im lặng
 b) Sai từ thành lập
 c) Sai từ cảm xúc
 4. TV trong sáng và giàu đẹp, thể hiện qua ngôn ngữ của người nông dân ,muốn gìn giữ ta phải học tập lời ăn tiếng nói của họ 
 5. Em sẽ làm gì để tăng vốn từ ?
- Quan sát lắng nghe xung quanh, đài báo
- Đọc sách báo
- Ghi chép nhữnh điều nghe thấy
 6. a) Điểm yếu
 b) Mục đích cuối cùng
 c) Đềø đạt
 d) Láu táu
 e) Hoảng lọan 
7. Phân biệt nghĩa 
- Nhuận bút : Trả tiền cho người viết tác phẩm
- Thù lao : trả công lao động
- Lược khảo: nhgiên cức khái quát
- Lược thuật: Kể tóm tắt
 8. Tìm các từ nghép láy tương tự
Bàn luận, đấu tranh, cầu khẩn, bảo đảm, cực khổ, thương yêu, ước ao, bề bộn, dạt dào, đày đọa, hắt hiu, hững hờ
4.4. Tổng kết : 
 Gọi h/s đọc lại 2 ghi nhớ SGK
5. Hướng dẫn học tập:
 Học thuộc nội dung bài (ghi nhớ)
 Làm bài tập 9
 Viết đoạn văn cĩ sử dụng một số từ Hán việt đã học
 Chuẩng bị bài “Tổng kết về từ vựng”: Ơn lại kiến thức 6,7,8
 Làm các bài tập trog VBT
-----------------------------------------------
Tuần: 9- Tiết:40 	 
Ngày dạy: /10/2012
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. MỤC TIÊU:
 Kiến thức: 
HS hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm 
HS biết : mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện
 Kỹ năng: Thực hiện được việc phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm 
Thực hiện thành thạo việc kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài tự sự
 Thái độ: Có thĩi quen kết hợp các biện pháp khi hành văn
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Vai trò và tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
3. CHUẨN BỊ:
GV: Các văn bản minh họa
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP :
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 Kiểm diện 9A1:	 	 9A2:	
4.2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hoc sinh trong vở bài tập.
4.3. Tiến trình bài học:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của HS và GVø
Nội dung bài học
Hoạt động 1: (20’)
Gọi H/s đọc lại đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích
Hãy chỉ ra những câu thơ tả cảnh ? (“trước lầu dặm kia”)
Những câu thơ miêu tả nội tâm? 
(Bên trời. Vừa người ôm)
việc tả cảnh có quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật? 
(thấy được tâm trạng nhân vật)
Miêu tả nội tâm có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật?
Cho H/s đọc ví dụ 2
Ở đoạn văn này tác giả miêu tả nội tâm bằng cách nào?
 (miêu tả nét mặt cử chỉ)
Vậty có mấy cách miêu tả nộti tâm?
 (có hai cách cơ bản)
G/v khái quát gọi H/s đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: (15’)
Chia lớp làm 4 nhóm
2 nhóm làm bài tập 1-2 (đổi BT 2)
2 nhóm làm bài tập 3
 (để so sánh)
G/v cho H/s làm khoảng 7-10 phút
Gọi đại diện các nhóm trình bày kết qủa
Các tổ khác nhận xét
G/v đánh giá tổng kết
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
- Miêu tả nội tâm nhằm khắc họa “chân dung tinh thần của nhân vật”
Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
1. Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
 Chuyển thành văn xuôi.
Có thể dùng ngôi thứ nhất hoặc thứ ba
2. Đĩng vai Kiều, kể lại tâm trang khi ở lầu Ngưng Bích
Kể ở ngôi thgứ nhất chú ý dẫn lới nhân vật, tái hiện tâm trạng nhân vật
3. Ghi lại tâm trạng
Chú ý:
Là việc gì? Diễn biến ra sao?
Chú ý tâm trạng sau khi sảy ra
4.4. Tổng kết : 
Miêu tả nội tâm có tác dụng gì trong văn bản tự sự?
Làm cho nhân vật trở nên sinh động, cĩ hồn và thu hút người đọc.
4.5. Hướng dẫn học tập:
- Làm các bài tập vào vở bài tập
- Học thuộc ghi nhớ
- Đọc bài “Vụ cãi lộn” trong sách tư liệu ngữ văn 9 và phân tích tác dụng của yếu tố miêu tả tâm trạng
- Chuẩn bị tiết bài “Trả bài số 2”: xem lại đề bài và các yêu cầu
Thay tiết giảm tải
Bài 9 - Tiết:41 	 Ngày dạy: 14/10/2011
Tuần: 9
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG.
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
HS biết
HS hiểu rõ hơn kiến thức về từ vựng ở cấp hai
Kỹ năng: RLKN cách sử dụng từ ngữ hiệu quả trong nĩi viết, đọc-hiểu văn bản và tạo lập văn bản
Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ngữ đúng mục đích, đúng ngữ cảnh
 GD học sinh kỹ năng ra quyết định lựa chọn
II. TRỌNG TÂM:
Một số khái niệm liên quan đến từ vựng
III. CHUẨN BỊ:
GV: các ví dụ minh họa
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 Kiểm diện: 9A1:	9A2:	9A3:
2. Kiểm tra miệng: 
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh trong vở bài tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Hãy nhắc lại thế nào là từ đơn? (là từ có một tiếng)
Thế nào là từ phức? 
(là từ có hai tiếng trở lên)
Từ phức được chia làm mấy loại? 
(2 loại)
Hãy vẽ sơ đồ cấu tạo từ.
Gọi H/s đọc bài tập 2
chỉ ra các từ ghép và láy.
Xác định các từ láy giảm nghĩa và tăng nghĩa
Hoạt động 2:
Thế nào là thành ngữ? 
(là những cụm từ có nghĩa cố định)
Cho H/s đọc ví dụ 2
Những tổ hợp nào là thành ngữ? (b, d, e)
GV chia lớp làm 2 nhĩm: cho các em thi đua với nhau tìm thành ngữ.
Tìm các thành ngữ chỉ động vật và thực vật? 
Đặt câu với mỗi thành ngữ
Hãy tìm dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương?
Hoạt động 3:
Thế nào là nghĩa của từ? 
(là nội dung mà từ biểu thị)
Cho H/s đọc ví dụ 2
Cách hiểu nào là đúng? (cách a)
Cho H/s đọc ví dụ 3
Cách giải thích nào là đúng? 
I. Từ đơn và từ phức:
Từ
Từ đơn Từ phức
 Ghép Láy
-Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh
-Từ phức: các từ còn lại
- tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhơ
- giảm nghĩa: cịn lại
II. Thành ngữ:
Đầu voi đuôi chuột
Vuốt râu hùm
Cây cao bóng cả
Cây nhà lá vườn
III. Nghĩa của từ:
Cách hiểu đúng: cách a
Cách giải thích đúng: cách b
4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
Hãy đặt một câu trong đó có sử dụng thành ngữ và giải thích?
H/s phải đặt câu đúng ngữ cảnh
Giải thích được thành ngữ
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
Học thuộc các nội dung
Làm các bài tập vào vở bài tập
Tìm một văn bản mà em đã học và phân tích cách sử dụng thành ngữ
Chuẩn bị tiết Tổng kết từ vựng (tt) 
 + các cách phát triển từ vựng
+ đặc điểm của từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ...
V. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9(18).doc