Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 53: Tổng kết về từ vựng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 53: Tổng kết về từ vựng

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

 (Từ tượng thanh, tượng hình, một số biện pháp tu từ từ vựng)

A. Mục tiêu cần đạt:

- Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức về từ vựng và một số biện pháp tu từ từ vựng.

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức :

 Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói qua, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

2. Kĩ năng :

- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản .

- Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong văn bản . Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn bản cụ thể .

3. Thái độ:

 Tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt

 C. Phương pháp : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,.

D. Tiến trình dạy học :

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P , KP .

2. Bài cũ : Nêu các cách trau dồi vốn từ? Sửa lỗi dùng từ trong câu sau :

VD : Cô giáo tổng quát ý kiến của học sinh rồi cô đưa ra kết luận của mình.

 Dùng sai từ: Tổng quát.  Nên sửa: Tổng hợp.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài : Ở những tiết tổng kết từ vựng trước ta đã tổng kết về một số kiến thức về từ vựng học từ lớp 6,7,8,9 và TCT này chúng ta tiếp tục tổng kết từ vựng đạ học như từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ từ vựng trong suốt chương trình THCS đã học .

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 858Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 53: Tổng kết về từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11	 Ngày soạn :04/11/2012
TIẾT 53 	 Ngày dạy : 08/11/2012	
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
 (Từ tượng thanh, tượng hình, một số biện pháp tu từ từ vựng)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức về từ vựng và một số biện pháp tu từ từ vựng.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
 Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói qua, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
2. Kĩ năng : 
- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản .
- Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong văn bản . Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn bản cụ thể .
3. Thái độ:
 Tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt
 C. Phương pháp : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,....
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ : CNêu các cách trau dồi vốn từ? Sửa lỗi dùng từ trong câu sau :
VD : Cô giáo tổng quát ý kiến của học sinh rồi cô đưa ra kết luận của mình.
Dùng sai từ: Tổng quát. à Nên sửa: Tổng hợp.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài : Ở những tiết tổng kết từ vựng trước ta đã tổng kết về một số kiến thức về từ vựng học từ lớp 6,7,8,9 và TCT này chúng ta tiếp tục tổng kết từ vựng đạ học như từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ từ vựng trong suốt chương trình THCS đã học .
* Bài học :
Hoạt động của gv & hs 
Nội dung bài dạy 
Hoạt động 1:Hướng dẫn ôn tập về lí thuyết :
* Hướng dẫn ôn tập về từ tượng thanh :
-GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK theo trình tự các kiến thức.
-GV theo dõi phần trả lời của các em để nhận xét, bổ sung (nếu cần).
* Hướng dẫn ôn tập về một số phép tu từ từ vựng :
-GV hướng dẫn các em phân tích tác dụng của một số phép tu từ từ vựng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập :
HS vận dụng kiến thức đã học về các phép tu từ để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong một số câu thơ đã cho.
GV chấm bài một số em, nếu điểm cao thì ghi vào cột điểm miệng
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học : 
 GV hướng dẫn tự học, HS lắng nghe
I- Ôn lí thuyết :
1.Từ tượng thanh và từ tượng hình:
-Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con ngưởi.
-Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh , dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
-Vận dụng: Các từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.=> Mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể và sinh động.
2.Một số phép tu từ từ vựng:
- Khái niệm: So sánh , ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Phân tích tác dụng:
a- Dùng phép ẩn dụ:
+Từ hoa và cánh : chỉ Thúy Kiều và cuộc đời của nàng.
+Từ cây và lá :chỉ gia đình của nàng và cuộc sống của họ.
Thúy Kiều bán mình để cứu gia đình.
b-Dùng phép so sánh:
+So sánh tiếng đàn của Thúy Kiều với các âm thanh của tự nhiên để nhấn mạnh nó hay như do trời sinh ra, không còn gì để bàn cãi.
c-Dùng phép nói quá: 
+ Cái đẹp của tự nhiên tưởng đã hoàn mĩ nhưng vẫn thua cái đẹp của Thúy Kiều.
+ Cái tài của Kiều cũng chỉ có vài người trong thiên hạ.
Cách giới thiệu của tác giả đầy ấn tượng: Kiều là người tài sắc vẹn toàn.
d- Dùng phép nói quá:
+ Kiều và Thúc Sinh tuy cùng ở trong ngôi nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc nhưng giờ đây hai người cách trở gấp mười quan san.
Tác giả cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều và Thúc Sinh: chủ nhà và con ở.
e- Dùng phép chơi chữ:
 Tài của Kiều là của hiếm, tai ương mà Kiều gặp phải cũng không phải là ít. Thế nhưng oái oăm thay cái “tài” của Kiều mà cũng nên “ tai” nên “tội”.
II-Luyện tập:
a- Phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa). Say sưa vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà chàng trai đã thể hiện được tình cảm của mình một cách mạnh mẽ mà kín đáo.
b- Phép nói quá được dùng để nói về sự lớn mạnh và khí thế của nghĩa quân Lam Sơn.
c- Phép so sánh dùng để miêu tả một cách sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối, cảnh rừng dưới đêm trăng.
d- Phép nhân hóa đã biến ánh trăng thành người bạn tri âm tri kỉ; làm cho thiên nhiên trong bài thơ trở nên sinh động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
Phép ẩn dụ trong câu thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ. Nó biểu thị rõ tình cảm của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
III. Hướng dẫn tự học :
- Tập viết đoạn văn có sử dụng từ tượng thah, từ tượng hình .
- Tập viết đoạn văn có sử dụng một số biện pháp tu từ : so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
E.Rút kinh nghiệm :
TUẦN 11	 Ngày soạn: 06/11/2012
TIẾT 54	 Ngày dạy: 08/11/2012
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A.Mục tiêu cần đạt: 
 - Nhằm ôn lại những kiến thức và phương pháp làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cho HS. Giúp các em nhận ra chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
 - Các em nhận rõ được những ưu - khuyết điểm trong bài làm của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục sau khi tham khảo đáp án của GV..
 - Rèn luyện các kĩ năng dùng từ, đặt câu, diễn đạt, tìm hiểu đề, lập dàn bài
B. Chuẩn bị: 
- GV chấm bài, nhận xét ưu khuyết điểm cụ thể trong bài làm của HS, giúp HS rút kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.
- HS ôn kiến thức và phương pháp làm văn tự sự kết hợp với miêu tả.
C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2.Bài cũ: Kết hợp trong bài mới.
3.Bài mới: GV nêu yêu cầu tiết trả bài.
 * Hoạt động 1: GV : Ghi đề : Tưởng tượng hai mươi năm sau, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động ấy.
* Hoạt động 2: GV : Hướng dẫn HS tìm ý, thảo luận xây dựng dàn ý.
- HS : Thực hiện trình bày.
- GV : treo bảng phụ (tham khảo giáo án tiết 34,35)
- GV : Nhận xét ưu- khuyết điểm :
 - Gv nhận xét ưu- khuyết điểm
 - Hs chú y lắng nghe 
 * Ưu điểm:
- Đa số các em nắm tương đối yêu cầu của đề. Các em biết làm bài dưới hình thức là một bức thư.
- Một số em có khả năng hình dung khá sinh động về ngôi trường mình học xưa kia sau hai mươi năm xa cách.
- Những cảm nhận về trường khá sâu sắc (sự thay đối bên ngoài của trường, các thầy cô giáo cũ)
- Cách bộc lộ tình cảm của mình với trường khá sinh động mà vẫn chân tình, có sức thuyết phục người khác chưa có điều kiện trở lại thăm trường cũng phải sắp xếp công việc để về thăm
- Một số bài, hình thức bài văn đáng khen. Chính tả, ngữ pháp khá chuẩn. Tình cảm với bạn bè bộc lộ tự nhiên, chân thành.
* Khuyết điểm:
- Khá nhiều em còn sa vào miêu tả, biểu cảm nên yếu tố tự sự còn mờ nhạt.
- Nhiều bài chỉ chú ý miêu tả sự thay đổi của ngôi trường mà không hề nói về thầy cô giáo cũ của mình
- Một số còn chú ý đến việc hỏi han sức khoẻ bạn bè mà quên một số yêu cầu chính của bài văn.
- Một số khác, trình tự ý sắp xếp chưa hợp lí.
- Vẫn còn một số HS viết chữ xấu, cẩu thả, sai chính tả và ngữ pháp.
- Nhiều em, cách sử dụng từ ngữ chưa phù hợp với lứa tuổi.
 ( lúc đó đã khoảng 35,36 tuổi)
Những lỗi sai
Sau 20 năm miệt mài ở trường đại học Kinh tế quốc dân, giờ mình đã thành đạt trở lại thăm mái trường xưa.
Thầy Mịnh vẫn còn dạy học ở trường còn cô Loan và cô Hạnh đã nghỉ hưu rồi.
Các lớp học được trang trí với rất nhiều thiết bị hiện đại.
Rời phòng học tôi bước xuống cầu thang, lúc này tôi chợt nhớ ra một kỉ niệm với mấy đứa mình.
Tưởng rằng xong công việc rồi sẽ quên đi nhưng không ngờ bao nhiêu cảm xúc bồi hồi vẫn còn vương vấn trong tôi.
Ngôi trường chẳng khác mấy cả. Trường được tu sửa khang trang hơn, đầy đủ tiện nghi hơn. Thư viện đã có hẳn một dãy nhà lớn, có rất nhiều sách phục vụ cho các em học sinh.
 Nguyên nhân sai
- Không phù hợp với tuổi tác vì lúc này đã ngoài 30 tuổi
Thiếu logic. Vì hiện tại thầy Mạnh đã ngoài 30 tuổi đến lúc đó sẽ không còn làm việc nữa. Còn cô Loan và cô Hạnh thì giờ còn trẻ nên lúc đó vẫn còn ở tuổi đi dạy.
- Sai chính tả hoặc nhầm lẫn các từ gần âm.
- Lỗi về sử dụng quan hệ từ “với”
- Suy nghĩ một nơi diễn đạt một nẻo.
- Diễn đạt thiếu logic.
 Hướng dẫn sửa lỗi
Sau khi đi tu nghiệp ở nước ngoài (bảo vệ luận án thạc sĩ, tiến sĩ) tôi có dịp về thăm lại ngôi trường THCS thân yêu.
Thầy Mạnh đã nghỉ hưu rồi, thay vào đó là các giáo viên mới còn rất trẻ. Trong số cô giáo cũ còn có cô Loan, cô Hạnh. 
Các lớp học được trang bị với rất nhiều thiết bị hiện đại.
Rời phòng học tôi bước xuống cầu thang, lúc này tôi chợt nhớ ra một kỉ niệm giữa mấy đứa mình.
Tưởng rằng với bao nhiêu bề bộn công việc rồi sẽ quên đi nhưng không ngờ bao nhiêu cảm xúc bồi hồi vẫn còn vương vấn trong tôi.
Ngôi trường giờ đã thay đổi nhiều lắm. Trường được tu sửa khang trang hơn, đầy đủ tiện nghi hơn. Thư viện đã có hẳn một dãy nhà lớn, có rất nhiều sách phục vụ cho các em học sinh.
* Hoạt động 3: GV trả bài và hs đối chiếu, lấy điểm.
* Kết quả cụ thể:
Lớp
Điểm
>= 8
>=5
< 5
<=3
9A3
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 11	 Ngày soạn: 06/11/2012
TIẾT 55	 Ngày dạy: 10/11/2012
TRẢ BÀI KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A. Mức độ cần đạt:
- Nhận thấy ưu - khuyết điểm qua bài làm của mình.
- Củng cố lại nhận thức về các truyện trung đại đã học từ hình thức thể hiện đến giá trị nội dung tư tưởng.
- Kiểm tra năng lực cảm nhận một đoạn thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
B. Chuẩn bị :
- GV : Chấm bài, soạn bài, phê, nhận xét.
- HS : Tự làm lại bài làm. 
C. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ:  Nêu lại đề bài đã làm.
3. Bài mới :
* Hoạt động 1:  Yêu cầu HS nhắc lại đề đã làm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm đáp án, làm phần tự luận.
HS thực hiện trình bày.
Gv chiếu đáp án trắc nghiệm và gợi ý phần nghị luận.
* Hoạt động 3: GV nhận xét ưu - khuyết điểm :
 *Ưu điểm: - Đa số các em đã thực hiện tốt phần trắc nghiệm. 
 - Phần tự luận làm được câu 1.
 *Khuyết điểm :
- Phần trắc nghiệm, đa số các em nhầm đáp án câu 4 về tác giả Nguyễn Du.
- Câu 1 phần tự luận, một số em đọc không kĩ đề nên làm bài bị sót ý : Vị trí đoạn trích.
- Câu 2, tự luận một số em làm chưa tốt. Biểu hiện như:
- Hình thức trình bày chưa đúng yêu cầu, còn dài và ngắt đoạn nhiều, mắc nhiều lỗi chính tả, chữ xấu, trình bày bẩn...
- Phần nội dung còn sơ sài, cảm nhận thơ còn chung chung.
- Chưa biết trình bày nhận định của mình về nghệ thuật, hình ảnh thơ và tâm trạng nhân vật, còn nói chung chung không có hình ảnh thơ minh họa, có bạn còn không trích dẫn câu thơ nào trong cả đoạn văn của mình.
- Một số em cảm nhận sai về hình ảnh thơ.
* Hoạt động 4 :GV phát bài, hs đối chiếu đáp án và phần nhận xét.
* Kết quả cụ thể: 
Lớp
Điểm
>= 8
>=5
< 5
<=3
9A3
4. Hướng dẫn tự học:
- Tự làm lại bài.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Ánh trăng.
D. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 11tiepdung.doc