Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 58: Ánh trăng - Nguyễn Duy

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 58: Ánh trăng - Nguyễn Duy

ÁNH TRĂNG

- Nguyễn Duy -

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và rút ra bài học về cách sống cho mình. Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ năm tiếng, cảm nhận và phân tích hình ảnh biểu tượng trong bài thơ.

- Có ý thức “Uống nước nhớ nguồn”.

II. CHUẨN BỊ :

* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

* HS : Tìm hiểu trước bài học, soạn bài.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HOC :

1. Ổn định tình hình lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4)

a. Câu hỏi :

(1) Đọc diễn cảm khúc ru thứ ba trong vb “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” và phân tích khúc ru đó.

(2) Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản trên .

b. Đáp án :

(1) Khúc ru 3 : Mẹ trực tiếp tham gia kháng :

- Mẹ chuyển lán, đạp rừng, đi để giàng trận cuối -> Mẹ trực tiếp tham gia chiến đấu, trở thành người chiến sĩ cách mạng kiên cường.

- Từ trên lưng em vào Trường Sơn -> Em cu Tai đã khôn lớn, tham gia kháng chiến .

- Thương con, thương đất nước -> Mơ được thấy Bác Hồ, con được làm người Tự do.

(2) Trong gian nan vất vả của cuộc sống ở chiến khu, người mẹ càng giành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng mơ ước con mau lớn khôn, khoẻ mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do. Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên Huế qua Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.

 3 . Giảng bài mới :

 a) Giới thiệu bài :

- Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thế hệ này từng trải qua bao thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hy sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng sống gắn bó cùng thiên nhiên, núi rừng tình nghĩa. Nhưng khi đã ra khỏi thời đạn bom, nước nhà thống nhất, khi được sống trong hoà bình giữa những tiện nghi hiện đại, không phải ai cũng nhớ những gian nan, những kỉ niệm nghĩa tình của thời đã qua. Bài thơ “Anh trăng” là một lần giật mình của Nguyễn Duy trước cái điều vô tình dễ có ấy. Bài thơ được viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Bài thơ là tiếng lòng, là cảm xúc và suy ngẫm của riêng nhà thơ nhưng không phải chỉ bó hẹp như thế mà nó có ý nghĩa nhắc nhở, gợi suy nghĩ và liên tưởng xa rộng hơn nhiều.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 58: Ánh trăng - Nguyễn Duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
01
11
2010
TUAN :
12
NGAY DAY :
03
11
2010
TIET :
58
ÁNH TRĂNG
- Nguyễn Duy - 
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và rút ra bài học về cách sống cho mình. Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ năm tiếng, cảm nhận và phân tích hình ảnh biểu tượng trong bài thơ.
- Có ý thức “Uống nước nhớ nguồn”.
II. CHUẨN BỊ : 
* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS : Tìm hiểu trước bài học, soạn bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HOC :
Ổn định tình hình lớp (1)
Kiểm tra bài cũ (4’)
a. Câu hỏi : 
(1) Đọc diễn cảm khúc ru thứ ba trong vb “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” và phân tích khúc ru đó.
(2) Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản trên .
b. Đáp án :
(1) Khúc ru 3 : Mẹ trực tiếp tham gia kháng :
- Mẹ chuyển lán, đạp rừng, đi để giàng trận cuối -> Mẹ trực tiếp tham gia chiến đấu, trở thành người chiến sĩ cách mạng kiên cường.
- Từ trên lưng  em vào Trường Sơn -> Em cu Tai đã khôn lớn, tham gia kháng chiến . 
- Thương con, thương đất nước -> Mơ được thấy Bác Hồ, con được làm người Tự do.
(2) Trong gian nan vất vả của cuộc sống ở chiến khu, người mẹ càng giành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng mơ ước con mau lớn khôn, khoẻ mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do. Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên Huế qua Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
	3 . Giảng bài mới :
 a) Giới thiệu bài :
- Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thế hệ này từng trải qua bao thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hy sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng sống gắn bó cùng thiên nhiên, núi rừng tình nghĩa. Nhưng khi đã ra khỏi thời đạn bom, nước nhà thống nhất, khi được sống trong hoà bình giữa những tiện nghi hiện đại, không phải ai cũng nhớ những gian nan, những kỉ niệm nghĩa tình của thời đã qua. Bài thơ “Aùnh trăng” là một lần giật mình của Nguyễn Duy trước cái điều vô tình dễ có ấy. Bài thơ được viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Bài thơ là tiếng lòng, là cảm xúc và suy ngẫm của riêng nhà thơ nhưng không phải chỉ bó hẹp như thế mà nó có ý nghĩa nhắc nhở, gợi suy nghĩ và liên tưởng xa rộng hơn nhiều.
	 b) Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ1 : Hd HS đọc, tìm hiểu chung về vb.
* Hướng dẫn đọc ( nhịp thơ phổ biến : 2/3 , 2/1/2 , 3/2 ; 3 khổ đầu giọng kể, khổ 4 : giọng ngạc nhiên, sững lại, nhấn mạnh các từ “thình lình”, “vội bật tung”, “đột ngột” ; khổ 5 – 6 đọc chậm, giọng suy tư, cảm động, ăn năn,  ) -> GV đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> Góp ý cách đọc của HS.
* Cho HS nêu những từ ngữ khó -> GV giải thích nghĩa.
-H: Phương thức biểu đạt ?
-H: Thể loại ?
* GV : Thơ 5 tiếng, khổ có 4 câu ; kết hợp tự sự và trữ tình, có dáng dấp như một câu chuyện nhỏ đơn giản, qua đó tác giả trình bày suy nghĩ, cảm xúc. Trong bài thơ chỉ có hai nhân vật : tác giả và vầng trăng trong những khoảng thời gian khác nhau : Từ hồi thơ ấu đến thời đi bộ đội chiến đấu, tác giả luôn sống gần gũi thân thiết với vầng trăng như người bạn thân tri kỉ tưởng không bao giờ quên được người bạn dễ mến ấy. Thế mà khi chuyển về sống ở thành phố hiện đại với ánh điện cửa gương sáng loá thì tự nhiên lại dửng dưng với vầng trăng. Nhưng rồi một đêm, bổng nhiên mất điện, trong căn phòng cao ốc tối om, tác giả vội mở cửa sổ thì thấy đột ngột, vành vạch vầng trăng tròn. Tác giả ngửa mặt nhìn trăng, nhớ đến những năm tháng đã qua. Trăng im phăng phắc khiến nhà thơ giật mình. Qua câu chuyện tình cờ nhỏ nhoi đó, chủ thể trữ tình muốn gợi nhắc bản thân và người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
-H: Bố cục ?
Hđ 1 : Đọc, tìm hiểu chung về văn bản.
* Lưu ý cách đọc, đọc văn bản.
* Nêu những từ ngữ khó -> Lưu ý nghĩa
* Tự sự kết hợp với trữ tình.
* Thể thơ ngũ ngôn (5 tiếng)
* Bố cục : 3 đoạn : 
- 3 khổ đầu : Quan hệ giữa tác giả với vầng trăng từ hồi nhỏ qua thời đi lính đến khi về sống ở thành phố.
- Khổ 4 : Tình huống tình cờ gặp lại vầng trăng.
- Khổ 5, 6 : Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả đọng lại ở cái giật mình
I. Đọc, tìm hiểu chung vb :
Hđ 2 : Hd HS phân tích .
* Gọi HS đọc lại khổ 1, 2
-H: Bài thơ mở đầu bằng những lời kể rất trôi chảy tự nhiên về mối quan hệ gắn bó thân thiết như tình bạn tri kỉ giữa nhà thơ và vầng trăng từ cuộc sống thời thơ ấu đến quãng thời gian đi bộ đội sống và chiến đấu nơi rừng núi
 Trong hai câu thơ mở đầu, Nguyễn Duy đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy ntn trong việc tái hiện lại những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả ?
-H: Trong câu thơ thứ 3, tác giả chỉ kể chứ không tả. Nhưng qua câu thơ đó, em hình dung những năm tháng “ở rừng” của Nguyễn Duy ntn ?
-H: Trong những năm tháng ấy, tình cảm của tác giả đối với “vầng trăng” ntn ? Thi sĩ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì đễ diễn tả điều này ?
* GV giảng bình, liên hệ tình cảm của Bác Hồ với trăng trong bài “Rằm tháng giêng” hay tình cảm của người lính đối với vầng trăng trong vb “Đồng chí” của Chính Hữu.
-H: Trần trụi, hồn nhiên có nghĩa là gì ? Qua những từ ngữ đó, em hiểu trạng thái tâm hồn và tình cảm của người lính trong những năm tháng sống ở rừng ra sao ? 
-H: Trong quá khứ, tình cảm của tác giả với vầng trăng sậu nặng như vậy. Còn từ ngày về thành phố thì tình cảm của tác giả với người bạn tri kỉ – vầng trăng ntn ? Trong khổ thơ này, Nguyễn Duy đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để diễn tả điều đó ?
* GV giảng bình : Sự thay đổi của hoàn cảnh sống -> thay đổi tình cảm ở một số người.
-H: Tình huống nào đã làm cho tác giả gặp lại người bạn tri kỉ ? Em cảm nhận ntn về hình ảnh : đột ngột vầng trăng tròn ?
-H: Tâm trạng của tác giả ntn khi đối diện với người bạn cũ ? Vì sao nhà thơ lại có tâm trạng ấy ?
-H: Vầng trăng của đêm hôm nay có gì khác với vầng trăng lúc ở rừng hay không ? Theo em, ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng ở đây là gì ?
-H: Hình ảnh “vầng trăng im phăng phắc” có ý nghĩa gì ?
-H: Cái giật mình của nhà thơ ở đây có ý nghĩa gì 
Hđ 2 : Phân tích.
* Đọc diễn cảm khổ 1,2.
* Phát hiện -> Phân tích : Điệp ngữ “với” + liệt kê -> Tuổi thơ đi nhiều, biết nhiều, gắn bó với làng quê.
* Đó là những năm tháng đầy gian lao, vất vã vì bom đạn chiến tranh, thời tiết khắc nghiệt .
* Nhân hoá -> Vầng trăng thành bạn tri kỉ của con người.
* Giải thích nghĩa của từ -> Khái quát tình cảm của người lính những năm sống ở rừng.
* So sánh : vầng trăng – người dưng qua đường -> Vầng trăng bị lãng quên, bị đối xử dửng dưng.
* Một hôm đèn điện tắt -> Phòng tối om -> tung cửa số để tìm ánh sáng của thiên nhiên -> bắt gặp “vầng trăng tròn”.
* Xúc động muốn khóc vì quá khứ đầy ắp kỉ niệm đang ùa về theo vầng trăng.
* Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình ; trăng là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống
* Suy luận -> Nêu.
II. Phân tích :
 1. Vầng trăng của tuổi thơ và thời chiến tranh 9 khổ 1 – 2 ) :
* Hồi nhỏ : gắn bó với đồng, với sông, với bể
- Điệp ngữ “với” + liệt kê -> Tuổi thơ đi nhiều, biết nhiều, gắn bó với làng quê.
* Hồi chiến tranh : ở rừng -> một thời kì đầy gian khổ.
- Vầng trăng thành tri kỉ -> Nhân hoá -> Vầng trăng và con người là bạn thân, hiểu, thông cảm với nhau.
- Trần trụi  cái vầng trăng tình nghĩa -> người chiến sĩ sống hồn nhiên, vô tư, gắn bó chan hoà với thiên nhiên.
2. Vầng trăng hiện tại (khổ 3 ) :
- Thời bình -> sống ở thành phố.
- Quen ánh điện, cửa gương -> Quen với cuộc sống hiện đại, đầy đủ tiện nghi 
- So sánh : vầng trăng – người dưng qua đường -> Vầng trăng bị lãng quên, bị đối ở dửng dưng.
3. Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ : 
- “rưng rưng” -> Niềm xúc động dâng trào khi quá khứ đầy ắp kỉ niệm hiện về : đồng, bể, sông, rừng.
- Trăng cứ tròn  người vô tình -> Bất chấp mọi hoàn cảnh, sự thay đổi của lòng người, trăng vẫn nguyên vẹn, đẹp, toả sáng.
- Aùnh trăng im phăng phắc -> Người bạn, nhân chứng nghĩa tình im lặng và nhắc nhở nghiêm khắc.
- Để cho ta giật mình :
+ Nhớ lại quá khứ.
+ Nối hiện tại với quá khứ.
+ Tự vấn lương tâm.
+ Nhắc nhở
Hđ 3 : Hd Hs tổng kết bài
* Cho HS thảo luận nhóm để tìm chủ đề và khái quát ý nghĩa của cả bài thơ 
- Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
- Aùnh trăng không phải là chuyện riêng của nhà thơ, chuyện của một người mà có ý nghĩa với cả một thế hệ ( thế hệ từng trải qua những năm tháng dài gian khổ của chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, sống với nhân dân tình nghĩa ; giờ được sống trong hoà bình, được tiếp xúc với nhiều tiện nghi hiện đại ). Hơn thế, bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi nó đặt ra vấn đề thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất và cả đối với chính mình.
- Aùnh trăng nằm trong mạch cảm xúc “uống nước nhớ nguồn”, gợi lên đạo lí sống thuỷ chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
-H(*) : Em hãy khái quát những đặc sắc về mặt nghệ thuật của vb ?
* GV chốt : Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, Aùnh trăng của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhỏ về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
Hđ 3 : Tổng kết
* Thảo luận -> Nêu :
* Khái quát -> Nêu :
- Bài thơ như một câu chuyện riêng, có sự kết hợp hài hoà, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ. Nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc (khổ 5), lúc lại trầm lắng biểu hiện suy tư (khổ cuối).
- Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, chân thành, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh ở người đọc.
* Ghi chép.
III. Tổng kết : 
 ( Ghi nhớ – SGK ) 
Hđ 4 : Dặn dò :
 - Học thuộc lòng bài thơ và nắm nội dung bài giảng ?
 - Tại sao nhan đề bài thơ là Aùnh trăng mà trong suốt bài thơ tác giả lại dùng từ vầng trăng.
 - Soạn bài “Tổng kết từ vựng” (tiếp theo) và soạn bài “Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận”.

Tài liệu đính kèm:

  • doc12 - ANH TRANG.doc