Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 97 đến tiết 102

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 97 đến tiết 102

* MỤC TIÊU:

 -Củng cố, khắc sâu kiến thức lý thuyết đã được môn văn học.

 -Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn,vận dụng các kiến thức đã học vào thực hành.

* CHUẨN BỊ:

 -HS: Học bài.

 -GV: soạn đề.

*HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:

* Hoạt động 1 (1)

(KHỞI ĐỘNG)

 -Kiểm tra nề nếp HS, sĩ số, vệ sinh.

* Hoạt động 2 (42)

 (VIẾT ĐỀ KIỂM TRA)

 Câu 1:Qua cái chết của Dế Choắt,Dế Mèn đã rút ra được bài học đưởng đời đầu tiên cho mình.Bài học ấy là gì?(1,5đ).

 Câu 2:Nêu ý nghĩa văn bản và nghệ thuật truyện “Bức tranh của em gái tôi”(2đ).

 Câu 3:Chép thuộc lòng bốn khổ thơ đầu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ?(4đ).

 Câu 4: Viết một đoạn văn năm câu trở lên trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài “Sông nước Cà Mau” đã học.(2.5đ).

 Đáp án:

 Câu 1:Bài học: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ,có óc mà không biết suy nghĩ,sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 97 đến tiết 102", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
BÀI 24
 TIẾT 97. VĂN HỌC.
KIỂM TRA VĂN
* MỤC TIÊU:
 -Củng cố, khắc sâu kiến thức lý thuyết đã được môn văn học.
 -Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn,vận dụng các kiến thức đã học vào thực hành.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Học bài.
 -GV: soạn đề.
*HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
* Hoạt động 1 (1’) 
(KHỞI ĐỘNG) 
 -Kiểm tra nề nếp HS, sĩ số, vệ sinh.
* Hoạt động 2 (42’) 
 (VIẾT ĐỀ KIỂM TRA)
 Câu 1:Qua cái chết của Dế Choắt,Dế Mèn đã rút ra được bài học đưởng đời đầu tiên cho mình.Bài học ấy là gì?(1,5đ).
 Câu 2:Nêu ý nghĩa văn bản và nghệ thuật truyện “Bức tranh của em gái tôi”(2đ).
 Câu 3:Chép thuộc lòng bốn khổ thơ đầu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ?(4đ).
 Câu 4: Viết một đoạn văn năm câu trở lên trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài “Sông nước Cà Mau” đã học.(2.5đ). 
 Đáp án:
 Câu 1:Bài học: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ,có óc mà không biết suy nghĩ,sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”.
 Câu 2: *Ý nghĩa văn bản: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.(1đ)
 * Nghệ thuật: 
 -Miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật.(0,5đ).
 -Kể chuyện theo ngôi thứ nhất.(0,5đ)
 Câu 3: (SGK-mỗi khổ một điểm).
 Câu 4: Đoạn văn: “Dẫu chưa tới Cà Mau,nhưng đọc qua bài viết của nhà văn Đoàn Giỏi ,ta hình dung ra quang cảnh chằng chịt sông nước và màu đước xanh ngút ngàn của vùng cực nam Tổ quốc,cũng qua bài văn,ta như được lắng nghe bản hòa tấu triền miên của sóng nước đại dương và như được hòa mình vào phiên chợ Năm Căn đông vui như đang vào mùa lễ hội.
 Ta càng cảm thấy yêu mến vùng đất Cà Mau,vùng đất mà nhà văn Nguyễn Tuân đã ví như một ngón chân cái dính bùn vạn dặm.Nhà thơ Xuân Diệu thì lại ví như một mũi thuyền đang tiến ra biển Đông với ý chinh phục thiên nhiên mở rộng bãi bờ, “Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau””.
* Hoạt động 3 (2’)
 Hướng dẫn tự học
 -Thu bài.
 - Chuẩn bị “Trả bài viết văn tả cảnh” (nghiên cứu lại đề bài đã làm).
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 98. TẬP LÀM VĂN.
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH
(VIẾT Ở NHÀ)
* MỤC TIÊU:
 -Nhận ra ưu điểm, nhược điểm trong bài viết về nội dung và hình thức trình bày. 
 -Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Nghiên cứu lại đề bài.
 -GV: Dàn ý chi tiết, chọn bài làm của HS để đọc mẫu.
* HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
 * Hoạt động 1 (1’) 
 (KHỞI ĐỘNG) 
 -Kiểm tra nề nếp HS, sĩ số, vệ sinh.
* Hoạt động 2 (42’) 
(TRẢ BÀI KIỂM TRA)
 -Bước 1: Gọi HS nêu lại đề bài. Cho HS thảo luận để tìm hiểu yêu cầu của đề: Nội dung, kiểu bài, cách viết.
 -Bước 2: Gọi HS góp ý kiến, xây dựng đề cương chi tiết (khuyến khích HS có thể có nhiều cách xây dựng đề cương cho bài viết. Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý.
 Dàn ý:
 1.Mở bài:Giới thiệu khái quát về loài cây mà em định tả(nó bắt nguồn từ đâu?có phải là loài cây đặc trưng của ngày Tết không?)
 2. Thân bài:
 -Miêu tả các bộ phận của cây(thân,lá,hoa..)
 -Thời gian nở hoa.
 -Loài cây ấy tượng trưng cho điều gì trong ngày Tết.
 -Nhà em có hay chơi loài hoa ấy vào ngày Tết không?Hình ảnh loài hoa ấy làm cho không khí Tết có thêm hương vị như thế nào?
 3.Kết bài: Mỗi khi nhìn loài hoa ấy nở cảm xúc của em như thế nào?Aán tượng sâu sắc nhất mà loài hoa ấy để lại trong em là gì? 
 -Bước 3:
 +Trả bài, nhận xét bài làm của HS.
 +Dành 5-10’ để HS đọc và suy nghĩ các câu hỏi đã nêu.
 +Nếu có thời ghian, yêu cầu HS xem bài của nhau, đọc bài làm khá nhất lớp để cùng trao đổi, học hỏi.
 -Bước 4: GV tổng kết, biểu dương, nhắc nhở, nêu một vài lỗi phổ biến cần khắc phục ngay và những lưu ý cần thiết cho bài tới.
* Hoạt động 3 (2’)
 Hướng dẫn tự học
 -Xem lại bài làm. Chuẩn bị “Lượm, mưa”.
 * Câu hỏi soạn: 
 1.Chia bố cục? 2.Hình ảnh Lượm trước lúc hy sinh? 3.Lượm làm nhiệm vụ và hy sinh? 
 4.Sau khi Lượm hy sinh? 5.Ý nghĩa của văn bản? 
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 TIẾT 99-100. VĂN HỌC.
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
 Tuần:LƯỢM
* MỤC TIÊU:
 -Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm.
 -Nắm được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ.
 -Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm.
 *KIẾN THỨC CHUẨN:
 1.Kiến thức: 
 -Vẻ đẹp hồn nhiên,vui tươi,trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm.
 -Tình cảm yêu mến,trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.
 -Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó.
 -Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.
 2.Kĩ năng: 
 -Đọc diễn cảm bài thơ(bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả,tự sự,biểu cảm và xen lời đối thoại).
 - Đọc-hiểu bài thơ có sự kết hợp các yếu tố tự sự,miêu tả và biểu cảm.
 -Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy,hình ảnh hoán dụ và ngững lời đối thoại trong bài thơ.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Đọc thuộc một đoạn trong bài thơ “đêm nay Bác không ngủ” đoạn “từ đầu . . . mà đi” và phân tích hình ảnh Bác Hồ trong bài?
-Hỏi: Đọc đoạn tiếp theo từ “lần thú ba . . . hết”, phân tích tâm tư anh đội viên trong bài?
-Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã có biết bao anh hùng đã ngã xuống để đổi lấy hoà bình. Họ đủ mọi lứa tuổi, thành phần nhưng cùng có chung một tấm lòng yêu nước. Hôm nay, chúng ta sẽ được học một tấm gương yêu nước qua bài “Lượm”.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Đọc đoạn thơ và phân tích phần 1 ở vở.
-Trả lời: Đọc đoạn thơ và phân tích phần 2 trong bài.
* Hoạt động 1 (7’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Gọi chú thích * ở SGK.
-GV thuyết giảng: Tố Hữu mất vào năm 2002.
-Hướng dẫn HS đọc bài thơ: To, rõ, phát âm chuẩn, diễn cảm một số đoạn nói về em bé Lượm. Gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
-Hỏi: Bài thơ kể về nhân vật nào? Trong hoàn cảnh nào?
-Gọi HS chia bố cục của bài. Nêu ý chính của mỗi đoạn.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân tích hình ảnh Lượm trước khi hy sinh.
-Hỏi: Trong đoạn đầu, hình ảnh chú bé Lượm được tác giả miêu tả như thế nào? Bằng những nghệ thuật gì? (trang phục? Dáng điệu? Cử chỉ? Lời nói?)
-Hỏi: Em hãy nhận xét chung về Lượm qua cách miêu tả của tác giả?
* Chuyển ý: au đó Lượm ra đi làm nhiệm vụ và Lượm đã hy sinh như thế nào?Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo.
-Hỏi: Những câu thơ nào miêu tả Lượm làm nhiệm vụ? Em có nhận xét gì về Lượm trong khi làm nhiệm vụ?
-Hỏi: Nhưng rồi Lượm đã hy sinh, em hãy đọc và phân tích hình ảnh ấy?
-Hỏi: Cái chết ấy gợi cho em những tình cảm và suy nghĩ gì?
-Hỏi: Đoạn này có câu thơ, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt. Hãy tìm, đọc và cho biết câu thơ ấy thể hiện tình cảm, cảm xúc gì?
* Chuyển ý: Sau khi Lượm hy sinh thì tình càm của tác giả và mọi ngưới đối với Lượm như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hểu phần tiếp theo.
-Hỏi: Biết rằng Lượm đã hy sinh nhưng tại sao tác giả lại viết “Lượm ơi còn không?”
-Hỏi: Hai khổ thơ cuối so với hai khổ đầu có gì đặc biệt?
-Hỏi: Hãy giải thích ý nghĩa sự lặp lại ấy?
-Hỏi: Trong bài, người kể đã gọi Lượm bằng nhiều đại từ xưng hô khác nhau, hãy chỉ ra và phân tích sắc thái quan hệ tình cảm của từng trường hợp? (HĐ nhóm 2 bàn).
* Chuyển ý: Văn bản đã giáo dục ta điều gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần ý nghĩa của văn bản.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời: Kể về Lượm trong kháng chiến chống Pháp.
-Trả lời: 3 đoạn:
+1: Khổ đầu: Lượm trước khi hy sinh.
+2: Bảy khổ giữa: Lượm làm nhiệm vụ và hy sinh.
+3: Còn lại: sau khi Lượm hy sinh.
-Trả lời: HS đọc dẫn chứng về chú bé Lượm ở 5 khổ thơ đầu.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: HS đọc ở SGK và trả lời như nội dung ghi.
-HS đọc đoạn thơ và trả lời như nội dung ghi.
-Trả lời: +Lượm vì đất nước mà quên mình.
+Lượm luôn gắn bó cùng quê hương.
-Trả lời: “Ra thế
 Lượm ơi! . . .”
Thể hiện sự thương tiếc của tác giả.
-Trả lời: Thể hiện lòng thương cảm.
-Trả lời: lặp lại giống nhau (đầu cuối tương ứng).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến:
+Chú bé: Người lớn và em trai nhỏ, thân mật nhưng chưa gần gủi, thân thiết.
+Cháu: Gần gủi, thân thiết như ruột thịt.
+Chú đồng chí nhỏ: Thân thiết, trìu mến, trang trọng.
* Hoạt động 2 (38’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
 a.Tác giả: Tố Hữu (1920-2002) học ở SGK.
 b.Tác phẩm:Bài thơ được viết năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
II.Phân tích:
1.Nội dng:
 a.Lượm trước khi hy sinh: (từ đầu . . . xa dần).
Từ láy, so sánh: Lượm là một chú bé hồn nhiên, nhanh nhẹn, chân thật, yêu đời, say mê tham gia kháng chiến, đáng yêu . . .
 b.Lượm làm nhiệm vụ và hy sinh: (tiếp theo . . . giữa đồng).
-Lượm dũng cảm, nhanh nhẹn, không sợ nguy hiểm trước chiến tranh ác liệt.
-Lượm hy sinh đột ngột như một giấc ngủ bình yên giữa đồng qê hương lúa.
 c.Sau khi Lượm hy sinh: (phần còn lại).
Lượm vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ, mọi người, quê hương đất nước.
2.Nghệ thuật:
 -Sử dụng thể thơ bốn chữ,phù hợp với lối kể chuyện.
 -Sử dụng nhiều từ láy có giá trị tạo hình và giàu âm điệu.
 -Cách ngắt dòng các câu thơ:thể hiện sự đau xót,xúc động đến nghện ngào.
 -Kết cấu đầu và cuối tương ứng trong bài thơ khấc sâu hình ảnh của nhân vật.
-Hỏi: Em cảm nhận được điều gì ở một em bé giao liên trong bài? Tình cảm gì của tác giả?
-Hỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Bằng phương thức biểu đạt nào?
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc BT1,2, yêu cầu HS về nhà thực hiện.
 -Học thuộc lòng bài thơ.
* Đọc thêm: 
-Gọi HS đọc phần đọc thêm. GV giải thích vần nhịp trong bài.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-HS đọc.
* Hoạt động 3 
 3.Ý nghĩa văn bản:(SGK).
 Hoạt động 4:Hướng dẫn tự học
MƯA
(TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN)
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
 Tuần :
 Tiết :
 *MỤC TIÊU: (TRẦN ĐĂNG KHOA)
 -Hiểu,cảm nhận được bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ.
 -Hiểu được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở bài thơ.
 -Yêu con người,yêu quê hương ,đất nước.
 *KIẾN THỨC CHUẨN:
 1.Kiến thức: 
 - Nét đặc sắc của bài thơ: sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phonh phú,sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa.
 -Tác dụng của một số biện pháp nhệ thuật trong văn.
 2.Kĩ năng:
 - Bước đàu biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
 - Đọc-hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả.
 - Nhận biết và phân tích đ]ơcj tác dụng của phép nhân hóa,ẩn dụ có trong bài thơ.
 - Trình bày suy nghĩ về thiên nhiên,con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản.
TUẦN 26
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
TIẾT 101. TIẾNG VIỆT.
HOÁN DỤ
* MỤC TIÊU:
 -Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
 -Hiểu được tác dụng của hoán dụ.
 -Biết vận dụng kiến thức về hoán dụ vào việc đọc-hiểu văn bản văn học và viết bài văn miêu tả.
 *KIẾN THỨC CHUẨN:
 1.Kiến thức: 
 -Khái niệm hoán dụ,các kiểu hoán dụ.
 -Tác dụng của phép hoán dụ.
 2.Kĩ năng: 
 -Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
 -Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dujtrong viết và nói.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV, bảng phụ.
* HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Aån dụ là gì? Cho ví dụ?
-Hỏi: Các kiểu ẩn dụ? Cho ví dụ một kiểu hoán dụ và cho biết nó thuộc kiểu nào?
-Cùng với so sánh, nhân hóa, ẩn dụ thì hoán dụ là một phép tu từ cũng quan trọng không kém trong khi viết văn. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về nó để phát hiện được và sử dụng trong khi nói và viết.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Phần I ở vở và đến bảng cho một ví dụ.
-Trả lời: Phần II ở vở, đến bảng cho một ví dụ và xác định kiểu hoán dụ.
* Hoạt động 1 (5’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Gọi HS đọc BT1(I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2(I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Hỏi: Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này?
-Hỏi: Vậy hoán dụ là gì?
* Chuyển ý: Chúng ta vừa tìm hiểu về khái niệm hoán dụ. Vậy hoán dụ có các kiểu như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo.
-GV treo bảng phụ BT2. Gọi HS đọc, xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần a,b,c.
-GV nhắc lại ví dụ 1(I).
* Chuyển ý: Để hịểu rõ hơn về hoán dụ và các kiểu hoán dụ, chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập.
-HS đọc. Trả lời: Aùo nâu (nông dân), áo xanh (công nhân).
-HS đọc. Trả lời: Những người sống ở nông thôn, những người sống ở thành thị (vật chứa đựng-vật bị chứa đựng).
-Trả lời: Gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời: 
a.Người lao động (bộ phận-toàn thể).
b.Số ít, số nhiều (cụ thể-trừu tượng).
c.Dấu hiệu hy sinh-mất mác (dấu hiệu của sự vật-sự vật).
+Ví dụ 1(vật chứa đựng-vật bị chứa đựng).
-HS ghi nội dung các kiểu hoán dụ.
* Hoạt động 2 (20’)
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Hoán dụ là gì?
Hoán dụ là gọi tên vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
II.Các kiểu hoán dụ:
Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
-Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
-Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
-Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
-Lấy cái cụ thể để goi cái trừu tượng.
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-HS đọc chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (18’)
(LUYỆN TẬP)
III.Luyện tập:
1.a.Làng xóm-người nông dân (vâït chứa đựng-vật bị chứa đựng).
b.Mười năm-thời gian trước mắt; trăm năm-thời gian lâu dài (cái cụ thể-cái trừu tượng).
c.Aùo chàm-người Việt Bắc (dấu hiệu của sự vật-sự vật).
d.Trái đất-Chỉ nhân dân trên thế giới (toàn thể-bộ phận).
2.-Aån dụ là so sánh ngầm, gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng.
-Hoán dụ là thay thế, gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi.
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Học bài. Chuẩn bị “Cô Tô”.
 -Viết đoạn văn miêu tả cĩ sử dụng phép hốn dụ.
* Câu hỏi soạn:
Câu 1,2,3,4,5 tr 84, 85, 86 SGK.
-HS đọc.
* Hoạt động 4 (2’)
 Hướng dẫn tự học
TIẾT 102.
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
 Ngày soạn :
 Ngày dạy :
 Tuần :
* MỤC TIÊU:
 -Hiểu được đặc điểm thơ bốn chữ.
 -Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.
 *KIẾN THỨC CHUẨN:
 1.Kiến thức: 
 -Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
 -Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng.
 2.Kĩ năng:
 -Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca.
 - Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ
 -Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ về việc tập làm thơ bốn chữ. 
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn. -GV: SGK, SGV.
* HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN: 
* Hoạt động 1 (2’) (KHỞI ĐỘNG) 
 -Kiểm tra nề nếp HS, sĩ số, vệ sinh.
 -Giới thiệu bài: Vừa qua các em đã được học về thể thơ bốn chữ. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về thể thơ này qua bài “tập làm thơ bốn chữ”. Các em sẽ hiểu được về cách gieo vần, nhịp, biết phát hiện và làm được thơ bốn chữ.
* Hoạt động 2 (40’) (THỰC HÀNH) 
 1.Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà và giải BT 1,2,3,4 (I).
 -BT1: Gọi HS đọc bài thơ và chỉ ra vần.
 -BT2: Gọi HS đọc BT. Trả lời:
 Hàng-ngang (vần lưng); hàng-trang (vần chân); ngang-trang (vần lưng); núi-bụi (vần chân); trang-màng (vần lưng).
 -BT3: Gọi HS đọc BT. Trả lời:
 +Đoạn 1: vần cách.
 +Đoạn 2: vần liền.
 -BT4: Gọi HS đọc BT. Trả lời:
 +Để em ngồi sưởi ® Để em ngồi cạnh.
 +Cách mấy con đò ® Cách mấy con sông.
 2.Làm thơ bốn chữ:
 -Bước 1: HS trình bày bài thơ bốn chữ đã chẩn bị ở nhà: Chỉ ra nội dung, đặc điểm (vần, nhịp) của bài thơ mình làm.
 -Bước 2: Cả lớp nhận xét những điểm được, chưa được.
 -Bước 3: Cả lớp góp ý kiến, từng cá nhân sửa chữa bài làm của mình.
 -Bước 4: HS cùng GV đánh giá, xếp loại.
 3.Đọc thêm:
 -Gọi HS đọc thêm Yêu cầu HS xác định vần (về nhà).
* Hoạt động 3 (3’) (CỦNG CỐ-DẶN DÒ) 
 -Hỏi: Vần chân là gì? Vần lưng? Vần liền? Vần cách?
 -Chuẩn bị “Cô Tô”. * Câu hỏi soạn: 
 1.Chia bố cục? 2.Cảnh Cô Tô sau cơn bão thế nào? 3.Cảnh mặt trời mọc trên biển? (trước khi, đang mọc, sau khi mọc). 4.Cảnh sinh hoạt của con người như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 97-102.doc