Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết thứ 56 đến tiết 60

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết thứ 56 đến tiết 60

ĂN HỌC

Khúc hát ru những em bé

lớn lên trên lưng mẹ

(Nguyễn Khoa Điềm)

 TIẾT 56 - 57

Đọc - hiểu văn bản

I. Mục tiêu cần đạt :

Giúp học sinh học và cảm nhận được từ bài thơ :

- Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ , từ đó phàn nào hiểu được tình yêu quê hương đất nước và khát vọng độc lập tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này ; giọng thơ tha thiết , ngọt ngào , kết cấu bố cục độc đáo làm nên giá trị riêng của bài thơ .

- Rèn kĩ năng đọc khúc hát ru , phân tích bố cục và hình ảnh trong bài thơ - hát ru trữ tình .

II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :

1. ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

- Phan tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt . Đọc thuộc lòng và diễn cảm tất cả những câu thơ đã viết trực tiếp về hình ảnh bếp lửa .

- Với mọi người Việt Nam , hình ảnh bếp lửa thật quá quen thuộc , nhưng với nhà thơ , lại là kì diệu , thiêng liêng . Vì sao ?

 

doc 21 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết thứ 56 đến tiết 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : /  /  Ngày dạy :  /  /  
Bài 12
văn học
Khúc hát ru những em bé
lớn lên trên lưng mẹ
(Nguyễn Khoa Điềm)
 Tiết 56 - 57 
Đọc - hiểu văn bản
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh học và cảm nhận được từ bài thơ :
- Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ , từ đó phàn nào hiểu được tình yêu quê hương đất nước và khát vọng độc lập tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này ; giọng thơ tha thiết , ngọt ngào , kết cấu bố cục độc đáo  làm nên giá trị riêng của bài thơ .
- Rèn kĩ năng đọc khúc hát ru , phân tích bố cục và hình ảnh trong bài thơ - hát ru trữ tình .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Phan tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt . Đọc thuộc lòng và diễn cảm tất cả những câu thơ đã viết trực tiếp về hình ảnh bếp lửa .
- Với mọi người Việt Nam , hình ảnh bếp lửa thật quá quen thuộc , nhưng với nhà thơ , lại là kì diệu , thiêng liêng . Vì sao ?
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả - tác phẩm 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
I. Tác giả - tác phẩm :
H. Hãy cho biết đôi nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm ?
1. Tác giả :
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại thôn ưu Điềm , xã Phong Hoà , huyện Phong Điền , tỉnh Thừa Thiên - Huế , trong một gia đình trí thức Cách mạng .
- Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964 , ông trở về quê hương miền Nam tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc .
- Nguyễn Khoa Điềm từng là Tổng thư kí Hội nhà vănViệt Nam .
- Từ năm 2000 , ông giữ cương vị Uỷ viên Bộ Chính trị , Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá trung ương .
H. Bài thơ “Khúc hát ru những em bé” được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
2. Tác phẩm :
* Hoàn cảnh : Bài thơ này được tác giả sáng tác năm 1971 , khi đang công tác tại chiến khu miền tây Thừa thiên .
H. Bài thơ thuộc thể loại nào ?
* Thể loại : thơ trữ tình , thể tám tiếng, vần chân - liền , cách nhưng lại mang tính chất của một bài hát ru - ru con (kiểu mới) từ nhan đề cho tới bố cục , nội dung , giọng điệu , nhịp điệu . Đó là đóng góp đặc sắc của bài thơ - hát ru này về thể loại .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc - chú thích 
II. Đọc - chú thích :
G. Hướng dẫn : Đọc với giọng tha thiết, ngọt ngào , lưu ý các đoạn điệp khúc , các câu thơ có đối xứng .
G. Đọc một đoạn .
H. Đọc tiếp nối .
H. Nhận xét bạn đọc .
1. Đọc :
G. Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của học sinh trong quá trình tìm hiểu văn bản .
2. Chú thích :
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản
III. Đọc - hiểu văn bản :
H. Trung tâm cảm nghĩ của tác giả trong bài thơ “Khúc hát ru ”là gì ?
- Người mẹ Tà - ôi thương con , thương bộ đội , dân làng và đất nước .
H. Nhà thơ đã thể hiện cảm nghĩ về người mẹ Tà-ôi mấy khúc hát ?
- Ba khúc hát ru .
H. Mỗi khúc hát được tạo bằng mấy lời ru?
- Mỗi khúc hát ấy được tạo bằng hai lời ru : lời ru em (tác giả nhập vai) và lời ru con (từ mẹ) .
H. Mỗi lời ru ấy hướng tới nội dung nào của bài thơ ?
- Tình yêu thương của mẹ dành cho con , bộ đội và dân làng và đất nước .
H. Từ đó , hãy nêu bố cục của bài thơ?
*Bố cục : 3 phần
- Đoạn 1 : Hình ảnh người mẹ giã gạo nuôi bộ đội .
- Đoạn 2 : Người mẹ tỉa bắp trên núi .
- Đoạn 3 : Người mẹ đạp rừng chuyển lán .
1. Hình ảnh người mẹ dân tộc Tà-ôi :
H. Mở đầu mỗi đoạn thơ là hình ảnh thơ nào ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
Em Cu-tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoàn đừng rời lưng mẹ
-> Mở đầu những đoạn thơ là những điệp khúc , như lời nói thân thương ru gợi vỗ về , đưa em bé vào giấc ngủ . Âm hưởng bài thơ vang lên nghe đâu đay như kho tàng hát ru của dân tộc . Cách lặp đi lặp lại tạo âm điệu dìu dặt vấn vương của lời ru . Giọng điệu trữ tình đặc sắc thể hiện thể hiện tình cảm thiết tha trìu mến của người mẹ với con .
H. Lời ru ở đây có gì đặc biệt ?
- Lời ru ở đây vang lên từ một điệp khúc sống khắc nghiệt , nơi chiến trường gian khổ , đói nghèo , bom đạn.
H. Tại nơi khắc nghiệt - bom Mĩ tàn phá , người mẹ Tà-ôi xuất hiện trong dáng vẻ như thế nào ?
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
H. Có gì khác thường trong giác ngủ và lời ru của em Cu-tai ? (Em bé ngủ ở đâu ?Mẹ ru em trong hoàn cảnh nào ?)
- Em bé ngủ trên lưng mẹ . Mẹ ru em nhưng không phải trong lúc rảnh rỗi . Lưng mẹ làm nôi cho em . Mẹ ru em trong khi vẫn làm việc . Vì thế giấc ngủ của em không bình thường , lời ru của mẹ không giống mọi lời ru khác .
Em cảm nhận như thế nào về giấc ngủ của em bé ?
-> Giấc ngủ của em bé thấm những giọt mồ hôi vất vả của mẹ . Giấc ngủ tựa trên gối là đôi vai gầy của mẹ . Một giấc ngủ rất vất vả và rất thương . Mẹ ru trên lưng , lưng mẹ làm nôi đưa em vào giấc ngủ , mẹ hát ru em tà trong lòng “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời” .
G. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá “lưng đưa nôi” và “tim hát” diễn tả tình yêu đằm thắm của người mẹ với con .
H. Có mấy lời ru trong khổ thơ này ? Mỗi lời ru như thế nào ?
- Có hai lời ru . Tác giả ru em ngủ ngon và miêu tả giấc ngủ giấc ngủ của em . Mẹ ru em ngủ ngoan nhưng đó là lời ru thầm , lời ru từ con tim . Lời ru của mẹ là tình cảm là ước mơ của mẹ . Lời ru của nhà thơ nói về hiện thực , lời ru của mẹ nói về giấc mơ . Hai lời ru ấy nối nhau , đan nhau , hoà quyện vào nhau thành khúc hát vừa ru em và vừa ca ngợi mẹ em .
-> Đây là cách xây dựng kết cấu độc đáo , gây được hiệu quả nghệ thuật rất cao .
H. Qua lời ru của tác giả , ta biết người mẹ làm những công việc gì ?
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Kơ Lưi 
Mẹ chuyển lán mẹ đi đạp rừng 
H. Đó là những công việc như thế nào?
-> Đó là những công việc lớn lao , việc của kháng chiến , công việc của cách mạng , mẹ ru con vừa giã gạo , phát rẫy , chuyển lán . Một hình ảnh đẹp về người mẹ miền núi đảm đang việc nước việc nhà .
G. Trong mọi công việc chung hay riêng , gian nan dường ấy , mẹ luôn cõng con trên lưng . Dù còn bé bỏng , em đã phải chia sẻ nỗi gian truân cùng mẹ . “Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng” câu thơ mang dáng nét tạo hình vừa diễn tả công việc bận rộn , nặng nhọc của người mẹ vừa diễn tả giấc ngủ không bình thường của em trên lưng mẹ , giấc ngủ của em hoà cùng động tác của mẹ . Hơi thở của em hoà cùng hơi thở của mẹ . Cuộc sống của em và cuộc sống của mẹ không tách rời nhau “Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi” . Trong giấc ngủ , em cảm nhận được sự chịu đựng vô bờ của mẹ . Dù đôi vai mẹ gầy song thật ấm áp thân thương làm sao 
H. Qua lời ru thầm “tim hát thành lời” chúng ta hiểu thêm điều gì về tấm lòng của mẹ ?
- Lời ru của mẹ bật lên từ trái tim . Trong lời ru ấy chứa đựng tình cảm , niềm hi vọng , ước mơ của mẹ cho con. Mẹ rất thương con trai . Mẹ mong muón con ngủ cho ngoan . Nhưng không dừng ở đó , mẹ muốn con mơ hạt gạo trắng , mẹ muốn con lớn vung chày lún sân , mẹ muốn con mơ hạt bắp lên đều , mẹ muốn con lớn phát mười Kơ Lưi . Mẹ muốn được gặp Bác Hồ , mẹ muốn con trở thành người tự do . Hiện tại , tương lai gần , tương lai xa , điều riêng điều chung  tất cả là ước mơ tốt đẹp của mẹ cho con , cho dân làng , cho bộ đội cho đất nước , cho mình 
H. Biện pháp nghệ thuật nổi bật ở đây là gì ? Tác dụng ?
 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng 
-> Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ , so sánh trong hai câu thơ diễn tả thật sâu sắc tình yêu lớn lao đằm thắm của mẹ dành cho con trai . Nếu như mặt trờ của thiên nhiên đem lại sự sống cho cây xanh (cây không thể sống và ra hoa kết quả nếu thiếu ánh mặt trời) thì con đem lại ánh sáng và niềm vui cho đời mẹ . Một mặt trời bé nhỏ gần gũi, thân thương ngay trên lưng mẹ . Con không chỉ là nguồn hạnh phúc toả sáng vô vàn mà còn là niềm tin hi vọng , nguồn an ủi , sức động viên , tiếp thêm sức mạnh và nghị lực sống cho mẹ cũng như mặt trời toả nắng đem lại sự sống cho muôn loài .
2. Tình yêu con của bà mẹ Tà-ôi gắn liền với tình yêu bộ đội , bản làng , đất nước , yêu Bác Hồ :
H. Tìm những câu thơ thể hiện tình yêu thương của mẹ ?
Mẹ thương A-kay mẹ thương bộ đội
Mẹ thương A-kay mẹ thương đất nước 
Mẹ thương A-kay mẹ thương làng đói 
H. Em hiểu gì về tình cảm của mẹ qua những câu thơ này ?
- Tình yêu con của bà mẹ Tà-ôi gắn liền với tình yêu thương bộ đội , bản làng đất nước , lòng kính yêu Bác Hồ . Tình cảm ấy hoà quyện đi cả vào những lời tâm sự riêng tư nhất với đứa con bé bỏng .
H. Ngoài hình ảnh người mẹ và em nhỏ , chúng ta còn thấy những ai tham gia công việc kháng chiến ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
- Ngoài người mẹ và em nhỏ , còn có cả anh trai cầm súng , chị gái cầm chông , có dân làng , có bộ đội  Đó là hình ảnh cả dân tộc ta ngày đánh Mĩ. Mẹ và em đứng trong đứng trong hàng ngũ trùng trùng điệp điệp của dân tộc của đất nước . Trong đội ngũ lớn lao đó thì hình ảnh mẹ và em nhỏ là hình tượng trung tâm . Trong mong ước về con của người mẹ Tà-ôi , có một mong ước sâu thẳm nhưng nồng nhiệt nhất “Mai sau em lớn làm người tự do” . ước mơ làm người tự do , không chỉ là ước mơ của người mẹ Tà-ôi lam lũ , đói nghèo mà còn là ước mơ của cả dân tộc Việt Nam thời kì đó .
H. Điều gì truyền thống và mới mẻ trong lí tưởng người mẹ mà nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm muốn nói tới ?
- Điều muôn thuở , truyền thống của người mẹ là thương con , mẹ rất yêu con , coi con như mặt trời của cuộc đời mình . Nhưng người mẹ còn có bộ đội, dân làng , đất nước . Với mẹ “con một bên và đất nước một bên” . Tình yêu con gắm liền hoà quyện với tình yêu đất nước . Mẹ yêu con mẹ yêu đất nước . Mẹ làm việc cho con - mẹ làm việc cho đất nước .
 Tình cảm mẹ con vẫn sâu nặng thiêng liêng như tình cảm đã có từ bao đời , nhưng giờ đây tình cảm ấy mở rộng hơn , nâng cao hơn , gắn liền với những tình cảm lớn của thời đại .
Hoạt động 4 : Tổng kết 
IV. Tổng kết :
H. Nhận xét gì về kết cấu và cách diễn đạt độc đáo của bài thơ ?
1. Nghệ thuật :
- Bài thơ có kết cấu độc đáo .
- Bài thơ có âm hưởng nhưu một khúc hát ru .
H. Người mẹ trong bài thơ gợi cho em cảm xúc gì ?
2. Nội dung :
- Mẹ vất vả trong công việc .
- Mẹ thương con gắn liền với thương bộ đội , dân làng , đất nước .
- Mẹ thật đáng kính trọng , đáng tự hào , đáng ngợi ca .
H. Đọc phần ghi nhớ SGK .
* Ghi nhớ:
Hoạt động 5 : Luyện tập
Hãy phân tích tên của bài thơ để làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm ?
Hoạt động 6 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà 
Học thuộc lòng bài thơ .
Nắm được giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ .
Soạn bài : ánh trăng 
Ngày soạn : /  /  Ngày dạy :  /  /  
Bài 12
ánh trăng
( Nguyễn Duy)
Tiết 58 : 
Đọc - hiểu văn bản
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh học và cảm nhận từ bài thơ :
- Ân tình của tác giả đối với ánh trăng , cũng là đối với những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị , hiền hoà .
- Lời nhắc nhở về cách sống ân nghĩa , thuỷ chung với quá k ... y ?
- Vì không gian khác biệt (làng quê-rừng núi - thành phố) .
- Thời gian cách biệt (tuổi thơ - người lính - công chức) .
- Điều kiện sống cách biệt ở đô thị (khép kín, chật hẹp , phương tiện hiện đại ) .
-> Tất cả những điều đó khiến cho con người và ánh trăng thành xa lạ , cách biệt .
H. Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở điều gì ?
- Cuộc sống hiện đại khiến người ta dễ dàng lãng quên những giá trị trong quá khứ .
3. Suy tư của tác giả :
H. Vì sao tác giả viết Ngửa mặt lên nhìn mặt mà không viết Ngửa mặt lên nhìn trăng ?
- Mặt ở đây chính là mặt trăng tròn .
- Con người thấy mặt trăng là tìm thấy người bạn tri kỉ ngày nào .
-> Viết như thế vừa lạ vừa sâu sắc .
H. Xúc cảm rưng rưng trong lời thơ “Có cái gì rưng rưng” phản ánh trạng thái như thế nào của tâm hồn ?
- Tâm hồn đang rung động , xao xuyến, gợi nhớ , gợi thương 
H. Cảm xúc rưng rưng như là đồng là bể , như là sông là rừng cho thấy tâm hồn người đang hướng về những kỉ niệm nào ?
- Kỉ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn nghèo nàn , gian lao .
- Con người với thiên nhiên trăng là tri kỉ , tình nghĩa .
H. Đối mặt với ánh trăng ấy , con người bỗng giật mình : ánh trăng im phăng phắc - đủ cho ta giật mình .
H. Em cảm nhận như thế nào về cái giật mình này của tác giả ?
- Cái giật mình nhớ lại . 
- Cái giật mình tự vấn .
- Cái giật mình nối hiện đại với truyền thống .
- Cái giật mình để con người tự hoàn thiện mình 
H. Vầng trăng cứ tròn vành vạnh , mặc con người vô tình . Em cảm nhận như thế nào về ý thơ này ?
- Trăng là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi .
- Người vô tình với trăng là vô tình với cái đẹp . Người như thế không bình thường .
H. Nếu ánh trăng tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị truyền thống , thì lời thơ nói về sự vô tình và giật mình của con người trước ánh trăng có ý nhắc nhở chúng ta điều gì trong cuộc sống ?
- Trân trọng , giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống .
- Lãng quên quá khứ tốt đẹp là con người phản bội lại chính bản thân mình .
H. Đọc bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy , em cảm nhận được những điều sâu sắc nào về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên ?
- Thiên nhiên không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người , dì trong hoàn cảnh nào .
H. Đồng thời , em cảm nhận những điều sâu sắc nào về mối quan hệ giữa con người với những giá trị truyền thống tốt đẹp ?
- Hiện đại không đoạn tuyệt truyền thống .
- Phản bội lại truyền thống là con người phản bội lại chính mình .
H. Từ đó nhắc nhở bài học thấm thía nào về cách sống ?
- Uống nước nhớ nguồn .
- Ân nghĩa , thuỷ chung cùng quá khứ.
H. Bài thơ gợi cho em cách hiểu như thế nào về tác giả của nó - nhà thơ Nguyễn Duy ?
- Yêu quí trân trọng vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng .
- Coi trọng đời sống tình cảm của con người .
- Đề cao những giá trị truyền thống .
- Lo ngại cho sự lãng quên những giá trị tốt đẹp .
Hoạt động 4 : Tổng kết
IV. Tổng kết :
H. Nhận xét gì về kết cấu , giọng điệu của bài thơ ?
1. Nghệ thuật : 
- Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể lại theio trình tự thời gian . Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ . Nhịp thơ khi trôi chảy tự nhiên , nhịp nhàng theo lời kể ; khi ngân nga thiết tha cảm xúc , lúc lại trầm lắng suy tư .
H. Cách diễn tả bài thơ có gì đặc biệt ?
- Bài thơ kết hợp hài hoà tự nhiên giữa tự sự và trữ tình .
H. Nêu nội dung chủ đề và ý nghĩa khái quát của bài thơ ?
2. Nội dung :
- Từ một câu chuyện riêng , bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao tình nghĩa , đối với thiên nhiên đất nước bình dị , hiền hậu .
- ánh trăng không chỉ là chuyện riêng của nhà thơ , chuyện của một người mà có ý nghĩa với nhiều người , nhiều thời bởi nó đặt ra vấn đề đối với quá khứ , những người đã khuất và cả đối với chính mình .
- ánh trăng nằm trong mạch cảm xúc “uống nước nhớ nguồn” gợi lên đạo lí sống thuỷ chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà 
Làm bài tập phần luyện tập .
Chuẩn bị bài sau : Tổng kết từ vựng .
Ngày soạn : /  /  Ngày dạy :  /  /  
Bài 12
Tiết 59 : 
Tiếng Việt
Tổng kết từ vựng
(Luyện tập tổng hợp)
I. Mục tiêu cần đạt :
- Hệ thống hoá các kiến thức về từ vựng đã học .
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng và phân tích giá trị nghệ thuật của từ ngữ .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : (Tiến hành trong quá trình ôn tập)
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện tập để ôn lại kiến thức 
Bài 1/158 : So sánh hai dị bản của bài ca dao 
- Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan cợ húp gật đầu khen ngon .
- Râu tôm nấu với ruột bù
Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon .
( Bù: bầu - từ ngữ địa phương )
Sự khác nhau giữa hai dị bản này là “gật đầu” và “gật gù” . “Gật đầu” là cúi đầu xuống rồi ngẩng lên để chào hỏi hoặc bày tỏ sự đồng tình , đồng ý . “Gật gù” là gật nhẹ và liên tục , biểu thị sự đồng tình và tán thưởng .
Như vậy từ “gật gù” thích hợp hơn với ý nghĩa biểu đạt của bài ca dao : Tuy cuộc sống vật chất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ niềm vui trong cuộc sống . Bài ca dao đã ca ngợi , đề cao cuộc sống tinh thần , sự chia sẻ trong tình cảm vợ chồng .
Bài 2/158 : Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười :
Trong truyện cười , người vợ không hiểu ý câu nói của người chồng : chỉ có một chân sút . Có nghĩa là cầu thủ này chỉ thuận một chân ; chân thuận là chân sút chính xác và hiệu quả . Còn người vợ lại hiểu rằng cầu thủ này chỉ có một chân (bị cụt một chân) .
Bài 3/158 : 
- Những từ ngữ được sử dụng theo nghĩa gốc trong đoạn thơ là : miệng , chân , tay .
- Những từ ngữ được sử dụng theo nghĩa chuyển là : vai (hoán dụ) , đầu (ẩn dụ).
Bài 4/159 : Cái hay trong cách dùng từ trong bài thơ “áo đỏ” của Vũ Quần Phương .
 Bài thơ đã sử dụng các từ ngữ thuộc hai trường từ vựng : chỉ màu sắc , chỉ lửa và những vật liên quan đến lửa (áo đỏ , cây xanh , ánh hồng , lửa , cháy tro). Các từ trong hai trường nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc biểu đạt ý tưởng của nhà thơ . “Màu đỏ” của chiếc áo cô gái đã thắp lên ngọn lửa trong mắt của chàng trai và của mọi người . Ngọn lửa đó đã lan toả trong tâm hồn và tình cảm của chàng trai , làm cho anh ta say đắm , ngất ngây (cháy thành tro) . Và nó như lan toả đi muôn nơi , không phải làm cho con người và cảnh vật cũng trở nên biếc sắc (Cây xanh cũng như ánh theo hồng) .
-> Cách sử dụng từ ngữ cùng trường nghĩa của bài thơ đã tạo nên một ấn tượng mạnh trong tâm hồn của người đọc . Nó thể hiện một tình cảm đắm say , mãnh liệt và cháy bỏng .
Bài 5/159 : Cách đặt tên trong đoạn trích “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi .
* Đó là cách sử dụng những từ ngữ có sẵn nhưng mang nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật , hiện tượng được gọi tên .
* Cách gọi tên như vậy trong tiếng Việt :
- Mực : động vật ở biển , thân mềm , chân ở đầu có hình tua , có túi chứa chất lỏng đen như mực .
- Ong ruồi : ong mật nhỏ như con ruồi .
- Cà tím : cà quả tròn , nửa tím nửa trắng hoặc có màu tím .
Bài 6/159 :
 Truyện cười dân gian trong SGK nhằm phê phán thói sính dùng từ ngữ nước ngoài của một số người .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
Hoàn thành những bài còn lại .
Chuẩn bị bài sau : Luyện tập viết đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố nghị luận . 
Ngày soạn : /  /  Ngày dạy :  /  /  
Bài 12
Tiết 60 : 
Tập làm văn
Luyện tập viết đoạn văn tự sự
có sử dụng yếu tố nghị luận
I. Kết quả cần đạt :
- Hệ thống hoá kiến thức về văn tự sự .
- Tích hợp với các văn bản Văn và Tiếng Việt đã học .
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
ổn định tổ chức :
Kiểm tra bài cũ : (Tiến hành trong quá trình luyện tập)
Bài mới :
Hoạt động 1 : Luyện tập phân tích đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận 
I.Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự :
H. Đọc đoạn văn /sgk 160 .
1. Đoạn văn : Lỗi lầm và sự biết ơn 
H. Trong đoạn văn trên , yếu tố nghị luận được thể hiện ở những câu văn nào ? Chỉ ra vai trò của yếu tố nghị luận này trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn ?
*Những yếu tố nghị luận có trong đoạn văn :
a) “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian , nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá , trong lòng người”.
-> Yếu tố nghị luận này mang dáng dấp của một triết lí về “cái giới hạn và cái trường tồn” trong đời sống tinh thần của con người .
b) “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn , thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.
-> Yếu tố nghị luận này nhắc nhở con người cách ứng xử có văn hoá trong cuộc sống vốn rất phức tạp (có yêu thương , hi vọng ; những cũng có cả đau buồn , thù hận) .
H. Nếu tước bỏ đi những yếu tố nghệ thuật đó thì có ảnh hưởng gì đến nội dung đoạn văn không ?
* Nếu giả định ta tước bỏ những yếu tố nghị luận ấy đi thì tính tư tưởng của đoạn văn sẽ giảm và do đó ấn tượng về câu chuyện cũng nhạt nhoà .
Hoạt động 2 : Thực hành viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận
II. Thực hành viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận :
H. Đọc yêu cầu của đề bài .
G. Gợi ý :
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào ? (thời gian , địa điểm , ai là người điều khiển , không khí của buổi sinh hoạt ra sao , nội dung của buổi sinh hoạt là gì ?)
- Em đã phát biểu vấn đề gì ? Tại sao lại phát biểu về việc đó ?
- Em đã thuyết phục cả lớp Nam là người tốt như thế nào ? (lí lẽ , nội dung lời phát biểu) .
H. Một số em trình bày bài làm .
H. Trình bày bài làm của bạn .
G. Nhận xét , cho điểm .
Bài tập 1/161 : Viết một đoạn văn ngắn kể lại buổi sinh hoạt lớp . Trong buổi sinh hoạt đó , em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt .
Hoạt động 3 : Phân tích yếu tố nghị luận trong đoạn văn
III. Phân tích yếu tố nghị luận trong đoạn văn :
H. Đọc văn bản tham khảo “Bà nội”/sgk 161 .
* Văn bản : Bà nội
H. Tìm và phân tích những yếu tố nghị luận có trong văn bản ?
* Tác giả đã lồng ghép các yếu tố nghị luận sau :
- Từ một lời dạy “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” , tác giả bàn về “tấm gương” và hiệu quả của nó trong giáo dục gia đình “Bà như thế  U tôi như thế ”. -> Đây là yếu tố nghị luận suy lí .
- Từ cuộc đời và những lời răn dạy của bà , tác giả bàn về một nguyên tắc giáo dục “Người ta như cây  nó gẫy” . 
-> Đây là yếu tố nghị luận khái quát hoá .
G. Có thể nói , các yếu tố nghị luận trong đoạn văn trên chính là những “suy ngẫm” của tác giả về các nguyên tắc giáo dục , về phẩm chất và đức hi sinh của người làm công tác giáo dục .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà 
Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận . Phân tích vai trò của yếu tố nghị luận trong đoạn văn đó .
Chuẩn bị bài sau : Làng (Kim Lân) 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 12.doc