TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Đánh giá bài làm của mình, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt : ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả, .
- Rèn luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý và đánh giá những ưu khuyết điểm của bài viết.
- Có ý thức phê và tự phê.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Bài làm của học sinh ( đã chấm điểm, phê, . )
* HS : Lập dàn ý chi tiết cho đề bài viết số 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp (1)
2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Giới thiệu mục đích của tiết trả bài
NGAY SOAN : 14 10 2009 TUAN : 9 NGAY DAY : 16 10 2009 TIET : 45 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Đánh giá bài làm của mình, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt : ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả, ... - Rèn luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý và đánh giá những ưu khuyết điểm của bài viết. - Có ý thức phê và tự phê. II. CHUẨN BỊ : * GV : Bài làm của học sinh ( đã chấm điểm, phê, ... ) * HS : Lập dàn ý chi tiết cho đề bài viết số 1. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định tình hình lớp (1’) Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Giới thiệu mục đích của tiết trả bài Hoạt động của GV Hoạt động của Hs Nội dung kt Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu đề * Yêu cầu HS nhớ và đọc lại đề bài đã làm. -H: Dựa vào đề bài đã kiểm tra và những kiến thức đã học, em hãy xác định : + Kiểu bài ? + Nội dung ? + Tư liệu ? Hđ 1 : Nêu lại đề bài, tìm hiểu đề. * Nêu lại đề kiểm tra. * Phân tích đề : + Kiểu bài : tự sự (chính ) kết hợp với miêu tả và biểu cảm. + Nội dung : Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh. + Tư liệu : Trong sách vở, trên truyền hình. 1. Đề : Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh. Hđ 2 : Hd HS lập dàn bài * Cho HS thảo luận xây dựng dàn ý chung cho bài viết. * Gọi HS trình bày kết quả thảo luận -> GV góp ý, chốt ghi bảng. Hđ 2 : Lập dàn bài * Thảo luận xây dựng dàn bài -> Nêu dàn bài. Dàn bài a) Mở bài : Giới thiệu hoàn cảnh đọc ( nghe kể hoặc xem trên màn ảnh ) một trận chiến đấu ác liệt . b) Thân bài : - Chuẩn bị chiến dịch ... - Mở màn trận đánh ( giai đoạn 1 của chiến dịch ) ... - Giai đoạn 2 của chiến dịch ... - Giai đoạn 3 của chiến dịch : trận đánh cuối cùng ... c) Kết bài : Cảm nghĩ sau khi đọc ( nghe kể hoặc xem trên màn ảnh ) trận chiến đấu ác liệt đó. Hđ 3 : Nhận xét, hướng dẫn chữa lỗi. * Nhận xét chung : - Ưu điểm : + Phần lớn HS xác định đúng kiểu bài. + Một số bài viết tái hiện tương đối tốt nội dung, diễn biến của trận đấu mà mình kể. + Cấu trúc và tính liên kết giữa các phần trong bài văn đảm bảo ; chữ viết rõ ràng ; hành văn mạch lạc, trôi chảy. - Hạn chế : + Lạc đề. + Nhớ không rõ một số chi tiết trong chuyện ( hoặc bộ phim ) được kể + Chữ viết quá xấu, sai chính tả nhiều. + Câu sai cú pháp, bố cục chưa hợp lí. + Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa ; sự liên kết giữa các câu, các đoạn còn lỏng lẻo, thiếu tính lô-gíc. * GV liệt kê một số lỗi cơ bản mà học sinh mắc phải -> Gọi HS sữa chữa . - Chính tả : trườn củ, náo lọn, dỏi gian,... - Dùng từ : + Chúng đi lại âm thầm và náo lọn .. + Tên tướng giặc hi sinh oanh liệt ... - Đặt câu : ( GV chép các câu sai cấu trúc lên bảng -> gọi HS lên chữa lại cho đúng ) Hđ 3 : Chữa lỗi * Nghe, lưu ý những ưu và nhược điểm trong bài viết của mình để có hướng khắc phục. * Chữa lỗi Hđ 4 : Trả bài, đọc bài đạt khá giỏi. * GV trả bài cho HS. * Yêu cầu HS đọc lại bài và chữa lỗi hoặc bổ sung những ý còn thiếu. * Gọi HS đọc bài đạt khá – giỏi. * Gọi HS khác nhân xét -> GV góp ý. Hđ 4 : Nhận bài, chữa lỗi, đọc bài khá – giỏi. Hđ 5 : Tổng kết, hô điểm, dặn dò : - Biểu dương , nhắc nhở. - Hô điểm - Dặn dò : Soạn “Đồng chí” của Chính Hữu.
Tài liệu đính kèm: