Giáo án môn Ngữ văn khối 9 (trọn bộ) năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 (trọn bộ) năm 2010

Tiết: 1

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 - Lê Anh Trà -

I. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Từ lòng kính yêu về Bác, tự hào về Bác, Hs có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ vẻ đẹp ngôn từ ,cách lập luận văn bản nhật dụng.

 3. Tư tưởng: Lòng kính yêu, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

II. Chuẩn bị

1. GV: Tài liệu, tranh ảnh, bảng phụ.

2. HS : chuẩn bị bài .

III. Phương pháp

1. Phương pháp :Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, khái quát-tổng hợp.

2. Cách thức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp (1) : Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ (3): Gv kt phần chuẩn bị của HS

3. Bài mới: Đvđ (1)

Tháp mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Chủ tịch HCM, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Cuộc đời của Bác là tấm gương cao

doc 484 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 (trọn bộ) năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục tiêu bài 1
 * Thấy được vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Từ lòng kính yêu về Bác, tự hào về Bác, Hs có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
 * Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
 * Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
****************************
Ngày soạn : 
Ngày giảng :
Tiết: 1
PHONG CáCH Hồ CHí MINH
 - Lê Anh Trà -
I. Mục tiêu cần đạt
 	1. Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Từ lòng kính yêu về Bác, tự hào về Bác, Hs có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ vẻ đẹp ngôn từ ,cách lập luận văn bản nhật dụng.
 3. Tư tưởng: Lòng kính yêu, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác. 
II. Chuẩn bị 
1. GV: Tài liệu, tranh ảnh, bảng phụ.
2. HS : chuẩn bị bài .
III. Phương pháp 
1. Phương pháp :Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, khái quát-tổng hợp.
2. Cách thức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp (1’) : Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ (3’): Gv kt phần chuẩn bị của HS
3. Bài mới: Đvđ (1’) 
Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Chủ tịch HCM, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Cuộc đời của Bác là tấm gương cao đẹp 
Hđ của Gv-hs
Ghi bảng
* Hoạt động I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm (10’)
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và xuất xứ của văn bản “ phong cách HCM”?
? Xét về nội dung, văn bản “ phong cách HCM” là văn bản gì? Nhắc lại đặc điểm của loại vb này?
- VBND
*GV: “Khái niệm VBND không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của ndvb mà thôi.”
+ Cập nhật: là gắn với cuộc sống, bức thiết, hàng ngày, song tính bức thiết phải gắn với những vđ cơ bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với vđ lâu dài của sự p. triển lịch sử xh.
+ Những đề tài, chủ đề của các vbnd ở chương trình THCS đã đảm bảo được các tiêu chuẩn ấy: đó là những vđ thường xuyên đc báo, đài đề cập, là nd chủ yếu của nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng và nhà nước, nhiều thông báo, công bố của các tổ chức quốc tế.
? Em đã được học những chủ đề nhật dụng nào?
+ V/đề sinh thái, môi trường. . .
+ Quyền trẻ em. . .
? Theo em, chủ đề của vbnd “phong cách HCM” đề cập tới là gì?
=> Chủ đề: Sự hội nhập t.giới và giữ gìn bản sắc vhdt.
*Gv: Bài học này ko chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ học tập, rèn luyện theo pcHCM là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ ng VN, nhất là lớp trẻ.
*Gv:hd đọc: giọng khúc triết, mạch lạc thể hiện niềm tôn kính, tự hào về Chủ tịch HCM.
- GV đọc tham khảo --> H đọc=> Gv sửa chữa, uốn nắn.
? Quan sát chú thích, em có nhận xét gì về số lượng từ HV được sử dụng? Sử dụng như vậy nhằm mục đích gì?
- Nhiều=> tạo sự trang trọng, thiêng liêng về Bác.
* Hoạt động II. Phân tích văn bản (25’)
? Vb có sự kết hợp của các psbđ nào? Pt nào là chính?
- lập luận ( là chính), tự sự, thuyết minh, bình luận
? Từ đó, em hãy xđ kiểu vb ? - Kiểu nghị luận
? Vđ NL chủ yếu đc làm rõ trong vb này là gì?- PcHCM
? Em hiểu từ “ phong cách” trong PCHCM ntn?
- Lối sống, cách sh, làm việc, ứng xử, . . . tạo nên cái riêng của HCM.
*Gv: như vậy, vđ chủ yếu đc làm rõ trong vb PCHCM là p.c sống và làm việc của CTHCM.
? VB có thể chia làm mấy phần ? Nd chính của từng phần?
 + Từ đầu ... rất hiện đại: tầm sâu rộng vốn tri thức văn hoá nhân loại của HCM.
 + Còn lại: Những nét đẹp trong lối sống của HCM.
* GV dẫn- chuyển: vẻ đẹp trong pcHCM là gì? Qua bài viết, chúng ta học tập đc gì từ pc sống và làm việc của Bác=>2. Phân tích 
* Chú ý: đoạn1
? Vốn tri thức văn hoá nhân loại của HCM sâu rộng ntn?
- Người hiểu biết rộng nhiều nền văn hoá các nc châu á, Phi, Mĩ, . . .
- Tầm hiểu biết đến mức khá uyên thâm
? Nhờ đâu mà ng có vốn tri thức văn hoá sâu rộng đó? 
- Trong c/đời h/động CM đầy gian nan, vất vả, l đã qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền VH từ P.đông tới P.Tây.
- Người luôn có ý thức học hỏi để tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa vh nước ngoài.
? Để có được vốn tri thức vh sâu rộng ấy, Bh đã học tập ntn?
+ Nắm vững p/tiện giao tiếp là ngôn ngữ. 
+ Coi trọng việc học trong đời sống thực tế, qua c.việc, qua lao động
+ Học hỏi và tìm hiểu đến mức sâu sắc.
*Gv: Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7, Bác đã ghi: "Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, ý, Đức, Nga". Nhưng trên thực tõ, dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, chúng ta còn được biết vốn ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không dừng lại ở đó, Người còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam vốn ngoại ngữ đó của Bác không phải do "thiên bẩm" mà có, tất cả đều xuất phát từ sự khổ công luyện tập. => Đây chính là chìa khóa để mở ra kho tri thức VH của nhân loại. . . . Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp, mỗi lúc rảnh rỗi, Bác đều tìm đến hai người lính trẻ được giải ngũ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết cái gì, muốn biết đồ vật nào đó bằng tiếng Pháp, Bác đều chỉ tay hỏi người Pháp, rồi Bác viết vào một mẩu giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất để tranh thủ vừa làm, vừa học. Có khi Bác viết hẳn vào cánh tay. Tối tối sau khi đi làm về, Bác rửa tay, rồi lại ghi những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.
	Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Sau mỗi bài báo viết bằng tiếng Pháp, Bác đều chép thành 2 bản, một bản lưu giữ lại, còn bản kia gửi cho Toà soạn.
	Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Toà soạn rằng: "Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi". Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, nhưng Bác lại cẩn thận xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toà soạn báo đã sửa lại cho mình như thế nào. Theo chỉ dẫn của những chủ bút, Bác tập viết đi viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, khi lại viết ngắn lại cho súc tích
	Dù công việc bận bịu tới đâu, nhưng cứ sau mỗi ngày làm việc, Bác lại tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết vừa giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa là tự trau dồi kiến thức. Bác thường tìm đọc những tác phẩm của Tônxtôi để học tập cách viết, cách lập luận, rồi Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo "Người cùng khổ" viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Toà soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải "cáng đáng" mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.
? Em có suy nghĩ gì về cách học tập của Bác? 
- Cách học đúng đắn, khoa học
? Việc tiếp thu văn hoá nước ngoài của Bác có gì đặc biệt?
+ Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa VH nước ngoài.
+ Không ảnh hưởng 1 cách thụ động.
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực.
+ Trên nền VH dân tộc mà tiếp thu những ah’ quốc tế.
* Gv bổ sung kiến thức:
 Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng tất cả các nền văn hoá, nhưng tiếp thu một cách có chọn lọc, gạn đục khơi trong, kiểm nghiệm, vận dụng và sáng tạo trong thực tiễn. Người tìm thấy điểm gặp gỡ và giao thoa giữa hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây, giữa các tôn giáo, các học thuyết chính trị, các vị lãnh tụ, các chính khách lớn: "Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mĩ như những người bạn thân thiết.
	Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy"
	Nhận là "ngưòi học trò nhỏ" của các bậc vĩ nhân của nhân loại, đặc biệt quan trọng là của Mác và Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện thái độ, sự khiêm nhường của một nhà văn hoá lớn. Cũng trong sự khiêm nhường học hỏi đó, Hồ Chí Minh đã tìm ra một phong cách ứng xử văn hoá cho riêng mình - một phong cách mang dấu ấn Hồ Chí Minh đậm nét trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Dấu ấn văn hoá đó, từ năm 1923 được nhà báo Liên Xô Ô-xíp Man-đen-xtam nhận xét: "Từ Nguyễn ái Quốc toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hoá tương lai" .
? Sự tiếp thu VH nhân loại của HCM đã tạo nên một nhân cách, 1 lối sống ntn?
- Sự tiếp thu VH nhân loại của HCM đã tạo nên một nhân cách, 1 lối sống rất VN, rất P.đông nhưng đ.thời cũng rất mới, rất hiện đại.
? Tại sao ngay trong luận điểm đầu tiên tg đã nêu ra vđ: vốn tri thức vh nhân loại của HCM?
- Tg muốn khẳng định tầm vóc của HCM. Người ko chỉ là nhà yêu nước, nhà cm mà còn là danh nhân vh tgiới.
- Xđ: vẻ đẹp vh chính là nét nổi bật trong pc của Người
? Phương thức biểu đạt nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn?
- Kết hợp giữa kể và bình luận: Vd: ít có vị lãnh .
? Em có nx gì về cách trình bày yếu tố tự sự, bình luận? Qua đó em hiểu đc dụng ý nào của tg?
- Kể tóm tắt vài ba sự việc=> Nhằm gợi sự liên tưởng, suy ngẫm về tầm hiểu biết và cách tích luỹ vốn tri thức vh của Bác.
- Bình luận xen giữa các y.tố kể hết sức tự nhiên có tác dụng thuyết phục mạnh mẽ.
? Qua phân tích đoạn1, em thấy được vẻ đẹp văn hoá nào ở CTHCM?
=> Gv kq=> ghi bảng: 
? Kết thúc phần 1, VB có dấu () biểu thị điều gì?
- Cho ta biết người biên soạn đã lược bỏ phần tiếp theo của bài viết.(tích hợp NV 7- Công dụng của dấu chấm lửng)
4. Củng cố (3’)
? Em học đc gì từ p/c HCM?
5. HDVN (2’)
- Nắm đc nd bài học
- C,bị tiết 2
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
 1. Tác giả : - Lê Anh Trà
 2. Tác phẩm:
- Phong cách HCM rút trong bài “Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” in trong cuốn sách “ HCM và văn hoá VN” năm 1990
 3. Đọc, hiểu chú thích
 ... g, Vi Trung, Giang, Đạo, Mạnh, Thịnh...(9C); Lập, Tiến, Lô Yến, Mai(9A)
- Một số bài không trình bày theo hình thức bài văn: Thành ( 9A), Sáng, Đạo (9C)
- Trình bày chưa khoa học, còn mắc lỗi chính tả.
- Một số bài viết sơ sài
IV. Sửa chữa 
V.RKN
******************************************
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết: 174
trả bài kiểm tra tiếng việt
I. Mục tiêu cần đạt 
- Ôn lại kiến thức đã học về TV thông qua tiết trả bài
- Nhân ra những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình và có cách khắc phục
II. Chuẩn bị 
1. GV: Bài kiểm tra của H
2. HS : chuẩn bị bài .
III. Phương pháp
1. Phương pháp : Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, khái quát .
	2. Cách thức : hoạt động cá nhân , hđ nhóm
IV. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp (1’). Kiểm tra sĩ số 
 2. Ktra bài cũ : Không
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy- trò
Ghi bảng
* Hoạt động I. II (15’) 
- H nhớ lại đề
- Gv công bố đáp án
* Hoạt động III. (10’)
- Gv nhận xét bài làm của Hs
+ Về ưu điểm: 
+ Về nhược điểm:
* Hoạt động IV. (15’)
- Gv trả bài=> hs tự sửa lỗi sai của mình.
- Gv tuyên dương bài làm tốt: Lương, Phương, Hà, La Cường (9A) Chanh, Long (9C)
4. Củng cố . Không
5. HDVN (2’)
- C.bị trả bài TV
I. Đề bài : (tiết 72)
II. Đáp án và biểu điểm :
Câu 1 (1 điểm): Hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “ hi vọng” và “ con đường” là để nhấn mạnh vào ý nghĩa hành động của con người:
Hàm ý: Con người không chỉ có ước mơ và hi vọng mà phải hành động thực hiện ước mơ, hi vọng ấy. Nếu không, hi vọng sẽ trở thành vô vọng. Mặt đất không có người đi thì vẫn là một cõi hoang vu mà thôi.
Câu 2: (1,5 điểm)
- Câu 1: tp phụ chú
- Câu 2: tp phụ chú
- Câu 3: tp tình thái
Câu 3: (3 điểm)
	Hai câu thơ mở đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là bức tranh đặc tả cảnh xuân, sắc xuân, sức sống của mùa xuân, của thiên nhiên. Đó là bông hoa mọc giữa dòng sông với một vẻ đẹp rất Huế. Mùa xuân, dòng sông in bóng trời trong xanh, bóng cây lá xanh rờn thành dòng sông xanh êm ả phẳng lặng, thanh bình. Màu hoa tím biếc ( có lẽ là bông súng ), như màu tím lặng lẽ dịu dàng, thuỷ chung của xứ Huế. Đặc biệt động từ mọc đã biểu thị sức sống mạnh mẽ của mùa xuân. Từ đáy nước, nghe xuân về, bông hoa đã bật dậy sức sống mãnh liệt vươn tới trời xuân để góp sắc xuân cho đời
Câu 4
- Nhịp thơ 2/ 3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra một âm điệu tươi vui, quấn quýt: chân phải - chân trái , rồi một bước - hai bước , rồi lại “tiếng nói - tiếng cười”. 
- Ta rất dễ hình dung một hình ảnh cụ thể thường gặp trong đời sống: đứa con đang tập đi, cha mẹ vây quanh mừng vui, hân hoan theo mỗi bước chân con. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, nâng niu, đón nhận. Cả ngôi nhà như rung lên trong “tiếng nói, tiếng cười” củ cha, của mẹ. 
- Tuy nhiên, đằng sau lời nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát một điều lớn hơn: con sinh ra trong hạnh phúc (cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới. Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời) và lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, mong chờ của cha mẹ. 
=>Những hình ảnh ấm êm với cha và mẹ, những âm thanh sống động, vui tươi với tiếng nói tiếng cười là những biểu hiện của một không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt, hạnh phúc tràn đầy. 
=> Hình ảnh ấm lòng này muôn thuở vẫn là khát vọng hạnh phúc của con người. Đó sẽ là hành trang quý báu đối với cuộc đời, tâm hồn con. 
III. Nhận xét
- Câu 1, 2
- Đa số H làm tốt
+ Về nhược điểm:
- H còn nhầm lẫn các thành phần biệt lập
Câu 3, 4
+ Về ưu điểm: 
- Biết trình bày đoạn văn nghị luận theo yêu cầu.
- Đa số H diễn đạt lưu loát, trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả.
- Một số học sinh cảm thụ tốt, chất lượng toàn bài tốt: Lương, Phương, Hà, La Cường (9A) Chanh, Long (9C)
+ Về nhược điểm:
- Nhiều em cảm thụ còn yếu: Thọ, Thuận, Sáng, Vi Trung, Giang, Đạo, Mạnh, Thịnh...(9C); Lập, Tiến, Lô Yến, Mai(9A)
- Một số bài không trình bày theo hình thức đoạn văn : Đạo, Thọ, Thuận, Sáng (9C)
- Trình bày chưa khoa học, còn mắc lỗi chính tả: Thọ, Thuận, Sáng, Vi Trung, Giang, Đạo, Mạnh, Thịnh...(9C)
- Một số bài viết sơ sài: Thảo, Mai, Ngọc (9C)
IV. Sửa chữa 
	V.RKN
*****************************
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết: 175
trả bài kiểm tra tổng hợp
I. Mục tiêu cần đạt 
Ôn lại các kiến thức đã học trong HKI
Nhận ra những ưu , nhược điểm trong bài viết của mình
Tự đưa ra cách khắc phục , hương phấn đấu trong HKII
II. Chuẩn bị 
1. GV: Bài kiểm tra của H
2. HS : chuẩn bị bài .
III. Phương pháp
1. Phương pháp : Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, khái quát .
	2. Cách thức : hoạt động cá nhân , hđ nhóm
IV. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp (1’). Kiểm tra sĩ số
2. Ktra bài cũ: không
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy - trò
Ghi bảng
* Hoạt động I. II (15’) 
- H nhớ lại đề
- Gv công bố đáp án
* Hoạt động III. (10’)
- Gv nhận xét bài làm của Hs
- Phần cảm thụ còn yếu; trình bày chưa lưu loát.
* Hoạt động III. (10’) 
- H ghi lại nhận xét của giáo viên
* Hoạt động IV.Rút kinh nghiệm 
Khi viết bài các em phải chú ý đọc kĩ đề bài và gạch chân các từ ngữ quan trọng của đề.
- Các em phải đi đầy đủ các bớc khi viết bài:
+ Tìm hiểu đề và tìm ý (để tránh lạc đề và thiếu ý).
+ Lập dàn ý (để sắp xếp trình tự các ý cho phù hợp).
+ Viết bài( bám sát vào dàn ý đã lập).
+ Đọc và chữa lỗi.
- Trong khi viết bài các em phải chú ý các lỗi: lỗi diễn đạt, các lỗi chính
tả, sử dụng dấu câu hợp lí, sử dụng từ ngữ cho chuẩn xác, sử dụng phép
liên kết câu và liên kết đoạn để tạo sự logic cho bài viết, khi trích lời dẫn
trực tiếp phải chuẩn xác, tên tác phẩm và lời dẫn trực tiếp phải đóng mở
ngoặc kép; chú ý tách các đoạn văn theo luận điểm, dẫn chứng phải hợp
lí và chuẩn xác, có sức thuyết phục; các ý phải sắp xếp theo trình tự
logic;trình bày phải sạch sẽ, chữ viết phải cẩn thận, dễ đọc.
 *Chú ý: Muốn làm bài văn ít mắc lỗi sau khi viết xong bài các em phải đọc và soát lại bài viết trước khi nộp bài.
4. Củng cố . Không
5. HDVN (2’)
- C.bị : Bàn về đọc sách
I. Đề:
Câu 1: Kể tên các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS?
Câu 2: Viết đoạn văn(5- 7 câu) có chủ đề : tình cảm gia đình, trong đó:
1. Kể tên 5 tác phẩm- tg viết về chủ đề gđ.
2. Có câu ghép, gạch chân câu ghép. 
3. Cho biết: đoạn văn được trình bày theo cách nào?
Câu 3: Chọn một trong hai đề:
a. Suy nghĩ của em về khổ thơ đầu của bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải)
b. Viết bài văn ngắn phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
II. Đáp án
Câu 1. (2 điểm)
- H nêu được 6 kiểu văn bản đã học: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ
Câu 2: (2, 5 điểm)
- H viết đc đoạn văn (5- 7 câu) có chủ đề : tình cảm gia đình: (1 điểm)
- Có 5 tác phẩm- tg .: (0,5 điểm)
- Có câu ghép, gạch chân câu ghép ( 0,5 điểm)
- Nói đúng đoạn văn được trình bày theo cách nào. (0,5 điểm)
Câu 3 (5, 5 điểm)
- Về hình thức: Bài văn có bố cục 3 phần, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, sử dụng đúng kiểu văn bản (1, 5 điểm)
- Về nội dung: đảm bảo được những ý cơ bản sau: (4 điểm)
- Đề a
* Cảm hứng xuân phơi phới của Thanh Hải đã dệt nên một bức tranh xuân rất đẹp, đầy sức sống và tràn ngập niềm vui rạo rực. 
- Bức tranh ấy được chấm phá bằng rất ít chi tiết: một dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc, một tiếng chim chiền chiện. Những nét chấm phá ấy đã vẽ ra được một không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm của mùa xuân và cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện.
+ Động từ “mọc” đặt ở đầu khổ thơ của bài thơ là một dụng ý NT của tác giả => khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên của mùa xuân.Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ, lồ lộ mọc lên, vươn lên, xoè nở trên mặt nước xanh của dòng sông xuân.
+ Màu xanh lam của dòng sông hương hoà cùng màu tím biếc của hoa, một màu tím giản dị, thuỷ chung, mộng mơ và quyến rũ. Đó là mầu sắc đặc trưng của xứ Huế. 
+ Các từ than gọi “ơi, chi, mang chất giọng ngọt ngào đáng yêu của người xứ Huế (thân thương, gần gũi) . Câu thơ cứ như câu nói tự nhiên không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca.
+ Câu hỏi tu từ “hót chi” thể hiện tâm trạng đùa vui, ngỡ ngàng, thích thú của tác giả trước giai điệu của mùa xuân. 
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã đạt tới mức tinh tế đáng khâm phục.
=> Hai câu thơ đã biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất, xốn xang, rạo rực của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân. 
b.
- Hoàn cảnh sống và làm việc: Một mình trên đỉnh núi cao 2600m quanh năm suốt tháng cô đơn giữa cỏ cây và mây mù lạnh lẽo. Công việc 
+ Trước hết đó là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình là có ích cho c/s, cho mọi người. 
+ Anh đã có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn và sâu sắc về cuộc sống và công việc đối với cuộc sống con người. 
- Nhưng C/s của anh không hề cô đơn vì anh còn có những nguồn vui khác nữa ngoài công việc - đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người để trò chuyện. 
+ Anh biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, tươi tắn,chủ động: đọc sách, chăm hoa, nuôi gà, tự học... - ở người anh thanh niên ấy còn có nhiều nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến: 
+ Sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. 
+ Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé, anh vẫn còn thua ông bố vì chưa được đi bộ đội, trực tiếp ra chiến trường đánh giặc. 
=>Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc. 
III. Nhận xét
- Câu 1: 
+ Về ưu điểm: 
- Đa số H làm tốt
+ Về nhược điểm:
- H kể nhầm kiểu văn bản: Nhật dụng
- Kể thiếu
Câu 2
+ Về ưu điểm: 
- Biết trình bày đoạn văn theo yêu cầu.
- Một số học sinh làm tốt: Lương, Phương, Hà, La Cường
+ Về nhược điểm:
- Một số em không hiểu đề: trình bày các yêu cầu trong đoạn văn riêng rẽ.
- Không xác định được đoạn văn trình bày theo cách nào: Vd: trình bày theo cách tự nhiên; theo cách: quy nạp, diễn dịch.
- Không có câu ghép; câu ghép sai ngữ pháp; không gạch chân câu ghép.
Câu 3
+ Về ưu điểm: 
- Biết trình bày bài văn nghị luận theo yêu cầu.
- Đa số bài văn có bố cục 3 phần, diễn đạt lưu loát, trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả.
- Một số học sinh làm tốt: Lương, Phương, Hà, La Cường
+ Về nhược điểm:
- Nhiều em cảm thụ còn yếu.
- Một số bài không trình bày theo hình thức bài văn.
- Trình bày chưa khoa học, còn mắc lỗi chính tả.
- Một số bài viết sơ sài
IV. Sửa chữa
V.RKN

Tài liệu đính kèm:

  • docVan9.2009.Da.Sua1.doc