Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 ( từ tiết 41 đến tiết 45)

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 ( từ tiết 41 đến tiết 45)

Tiết 41: ĐỒNG CHÍ

 - Chính Hữu -

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc họa trong bài thơ- những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này.

- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.

- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.

- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.

 

doc 20 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 9 ( từ tiết 41 đến tiết 45)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
( Từ tiết 41 đến tiết 45)
- Đồng chí
- Tiểu đội xe không kính
- Tổng kết từ vựng( Từ đơn, từ phức... Từ nhiều nghĩa)
- Tổng kết từ vựng( từ đồng âm... Trường từ vựng).
	NS: 8/10/2011
 ND: 10/10/2011	 
 Tiết 41: ĐỒNG CHÍ
 - Chính Hữu -
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc họa trong bài thơ- những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này.
- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
3. Thái độ:
- Nhận thấy vẻ đẹp của những chiến sĩ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ đó cố gắng học tập để xứng đáng là nền móng tương lai của đất nước.
II. Chuẩn bị:
- GV: bảng phụ, tư liệu về tác giả, tác phẩm. 
- HS: soạn bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. KTBC: Kiểm tra vở soạn của học sinh
3. Bài mới: giới thiệu bài
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Hãy nêu vài nét về tác giả Chính Hữu.
HS: Nêu một số nét chính.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận xét
- Nhận xét và bổ sung: ông từng là là người lính Trung đoàn thủ đô trở thành nhà thơ quân đội.
? Chủ đề chính trong thơ Chính Hữu là gì.
? Bài thơ Đồng chí ra đời trong hoàn cảnh nào.
- GV gợi lại không khí lịch sử những năm 1947 – 1948 và bài thơ được ông sáng tác khi đang nằm điều trị trên giường bệnh.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách đọc và tìm bố cục.
- Cách đọc: chú ý đọc đúng nhịp, ngân ở những từ có dấu chấm than...
- Đọc mẫu một lần và gọi 2 HS đọc lại. Nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS.
? Bài thơ được chia làm mấy đoạn, nêu nội dung từng đoạn.
- 6 câu thơ đầu: Cơ sở của tình đồng chí.
- 13 câu cuối: Những biểu hiện của tình đồng chí và 
sức mạnh của tình cảm người lính.
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết về văn bản.
- Yêu cầu HS đọc lại 6 câu đầu và nhắc lại nội dung chính.
? Theo tác giả, tình đồng chí bắt nguồn trên cơ sở nào?
GV: Yêu cầu học sinh qua sát tranh.
- HS chú ý câu thơ: Quê hương anh nước mặn ...
 Làng tôi nghèo đất cày...
? Em có nhận xét gì về về từ ngữ trong hai câu thơ trên. Qua đó cho thấy những người lính có hoàn cảnh xuất thân như thế nào.
? Hoàn cảnh xuất thân là vậy nhưng tình đồng chí được nảy sinh khi nào.
- HS chú ý câu thơ: Súng bên súng đầu gối...
 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
? Em hiểu thế nào là đôi tri kỷ.
? Kết lại bài thơ là hai từ “đồng chí”. Điều này có gì đặc biệt.
? Em hiểu “đồng chí” là gì.
- Câu thơ như 1 nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, lời khẳng định, đồng thời lại như một bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài.
- Gọi HS đọc lại đoạn thơ 2 và nhắc lại nội dung chính.
? Tình đồng chí được nảy sinh và bền chặt như vậy nhưng nó thực sự đựợc phát huy trong hoàn cảnh cụ nào (h/cảnh chiến tranh).
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời.
HS: Quan sát tranh và thảo luận cùng câu hỏi.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm:
+ Gợi ý HS phân tích các câu 8,9,10 để thấy được sự cảm thông tâm tư, nỗi lòng của nhau.
+ Phân tích câu 11-17 để thấy sự chia sẻ những gian lao thiếu thốn trong cuộc đời người lính.
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.
- GV: Các chi tiết, hình ảnh cụ thể, chân thật, cách xây dựng những câu thơ sóng đôi đối ứng nhau (anh-tôi) vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng, vừa thể hiện sức mạnh mà người lính vượt qua.
- GV liên hệ một số câu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: 
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
 Quân xanh màu lá dữ oai hùm
	................
- Tuy đối mặt với những khó khăn gian khổ nhưng ngừơi lính luôn muốn vượt qua. Câu thơ nào nói lên điều đó?
? Kết lại bài thơ là một hình ảnh đẹp, theo em đó là hình ảnh nào.
? Căn cứ vào hoàn cảnh chiến đấu và hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính.
- HS chú ý 3 câu thơ: Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo.
- Dù chiến đấu trong hòan cảnh khắc nghiệt nhưng chất thép và chất trữ tình vẫn luôn thường trực trong cuộc đời và tâm hồn người lính.
HĐ4: Hướng dẫn HS tổng kết bài.
? Qua bài thơ tác giả giúp ta cảm nhận gì về người lính.
? Bài thơ có những nghệ thuật gì đặc sắc.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng người chiến sĩ qua bài thơ Đồng chí.
- Câu 1- Bài thơ “Đồng chí” ra đời vào thời kỳ nào?
 A. Trong kháng chiến chống Pháp.
 B. Trước cách mạng Tháng tám.
 C. Trong kháng chiến chống Mỹ.
 D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975.
- Câu 2- Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “đồng chí”?
 A. Là những người cùng một nòi giống.
 B. Là những người sống cùng một thời đại.
 C. Là những người cùng một chí hướng chính trị.
 D. Là những người cùng theo một tôn giáo.
- Câu 3- Từ “Đồng chí!” được tách thành một câu thơ riêng, điều đó có ý nghĩa gì?
 A. Là sự phát hiện, lời khẳng định tình cảm của những người lính trong 6 câu thơ đầu.
 B. Nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ của đoạn sau.
 C. Tạo nên sự độc đáo trong giọng điệu cho bài thơ.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả:
- Là nhà thơ – người chiến sĩ.
- Thường viết về đề tài người lính và chiến tranh.
2. Tác phẩm: viết năm 1948 sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc – Thu đông.
II. Đọc và tìm bố cục:
1. Đọc:
2. Bố cục: gồm 2 đoạn.
III. Tìm hiểu chi tiết về văn bản:
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí cao đẹp
- Cùng chung cảnh ngộ- vốn là những người nông dân nghèo từ những miền quê hương “ nước mặn đồng chua”, “ đất cày lên sỏi đá”
- Cùng chung lí tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
 → Đồng chí vang lên thật thiêng liêng, sâu lắng.
2. Những biểu hiện của tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ
- Ruộng nương... bạn thân cày
- Gian nhà không mặc kệ...
→ Chung một nỗi niềm nhớ quê hương.
- Anh với tôi... cơn ớn lạnh
......................... chân không giày
→ Sát cánh bên nhau bất chấp những nỗi gian khổ thiếu thốn
- Thương nhau tay nắm lấy bàn tay → sức mạnh vượt qua mọi gian khổ.
- Đứng cạnh.... chờ giặc tới
- Đầu súng trăng treo
→ Là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, biểu tượng đẹp về người lính trong thời kỳ chiến tranh.
IV. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/131
V. Luyện tập, củng cố
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, đọc thuộc lòng bài thơ. Trình bày về một chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất.
- Làm bài tập 2 SGK/131.
- Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính:
+ Đọc kỹ bài thơ và chú thích SGK.
+ Trả lời các câu hỏi trong sách.
+ So sánh hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ này với hình tượng người chiến sĩ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
******************************************************************
	NS: 9/10/2011
ND: 11/10/2011
 Tiết 42,43: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI
 XE KHÔNG KÍNH
 - Phạm Tiến Duật -
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật.
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,... của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
3. Thái độ:
- Yêu quý và tôn trọng những hành động dũng cảm của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn, từ đó rèn luyện và học tập tốt để xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước, không phụ lòng mong mỏi của thế hệ đi trước.
II. Chuẩn bị:
- GV: bảng phụ, tư liệu về tác giả, tác phẩm, Máy chiếu. 
- HS: soạn bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. KTBC: 
- Câu 1: Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và nêu cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội thời kỳ kháng chiến chống Pháp?
- Câu 2: Điền vào chỗ trống những thông tin thích hợp để có đáp án đúng?
a. Bài thơ Đồng chí viết năm......... ca ngợi tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung.................................................. và ............................................................
b. Bài thơ Đồng chí thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự .................................
của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ................................... cô đọng giàu sức biểu cảm.
- Đáp án: Câu 2: 
a) 1948; lí tưởng, cùng chung chiến hào; và vì độc lập tự do của tổ quốc
b)gắn bó keo sơn; giản dị, chân thực.
3. Bài mới: giới thiệu bài
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm.
? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
? Kể tên một vài bài thơ mà em biết.
- GV cung cấp: một số bài thơ như: Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, Lửa đêm...
? Nội dung trong thơ Phạm Tiến Duật có gì đặc biệt (chủ yếu viết về thế hệ trẻ như: thanh niên xung phong, người lính trong kháng chiến chống Mỹ).
? Nêu xuất xứ của Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- GV nhận xét và gợi lại vài nét về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta những năm 1968, 1969.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách đọc và tìm hiểu thể thơ.
- Cách đọc: giọng tự nhiên, sôi nổi.
- GV đọc mẫu hai khổ thơ đầu, yêu cầu 2 HS đọc tiếp theo đến hết.
? Em có nhận xét gì về nhan đề của bài thơ.
- GV nhận xét, kết luận: nhan đề bài thơ dài, làm rõ hoàn cảnh toàn bài thơ.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào (GV nhắc lại thể thơ tự do).
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
? Em hiểu gì về nhan đề bài thơ?
? Bài thơ tập trung làm rõ những đối tượng nào (HS phát hiện hình ảnh người lính và những chiếc xe không khính.
GV: Yêu cầu học sinh qua sát tranh trên máy chiếu và trả lời
 .
? Hình ảnh những chiếc xe không kính hiện ra qua những khổ thơ nào (HS phát hiện khổ thơ đầu và cuối).
? Tìm các chi tiết miêu tả hình ảnh những chiếc xe ấy.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật và giọng điệu được tác giả sử dụng trong hai khổ thơ này.
- HS phát hiện nghệ thuật ... trong hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính. 
- Làm bài tập 2/133.
- Soạn bài Tổng kết từ vựng:- Nắm vững và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (sự phát triển về từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ).
+ Xem lại những kiến thức đã học.
+ Làm các bài tập trong SGK.
*******************************************************************
NS: 10/10/2011
ND: 12/10/2011
Tiết 44: TỔNG KẾT TỪ VỰNG
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 
- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
- Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
2. Kĩ năng:
- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói , viết, đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Ý thức việc sử dụng từ vựng trong Tiếng Việt.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Tự nhận thức: Nhận thức được sự phát triển của từ vựng rất quan trọng.
2. Làm chủ bản thân: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp
3. Giao tiếp: Trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
1. Thực hành: luyện tập sử sụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể.
2. Động não: Suy nghĩ, phân tích, hệ thống hóa các vấn đề về từ vựng tiếng Việt.
IV. Phương tiện dạy học
1. GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến sự phát triển của từ vựng, bảng phụ.
2. HS: Tìm các tình huống, từ mới có liên quan đến sự phát triển về nghĩa.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. KTBC: kiểm tra lồng vào bài mới.
3. Bài mới: 
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức về từ đơn và từ phức.
? Thế nào là từ đơn, từ phức. Cho ví dụ.
- Từ đơn là từ chỉ gồm 1 tiếng: ăn, mặc, đi, đứng...
- Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng: ăn cơm, đi học...
? Nêu cấu tạo của từ phức.
- Từ phức có quan hệ về nghĩa giữa các tiếng gọi là từ ghép.
- Từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng gọi là từ láy.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu HS lên bảng ghi ra từ ghép và từ láy.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
? Trong các từ láy trên, từ láy nào có sự “giảm nghĩa” và từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc.
- HS nhớ lại kiến thức về nghĩa của từ láy đã học ở lớp 7 để xác định.
HĐ2: Hướng dẫn HS nhớ lại kiến thức về thành ngữ.
? Thành ngữ là gì, cho ví dụ minh họa.
- GV giúp HS nhớ lại khái niệm: là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và trình bày kết quả.
- Nhận xét và kết luận.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- GV gợi ý: lấy 2 thành ngữ, giải thích nghĩa và đặt câu làm mẫu cho HS:
- Có yếu tố chỉ động vật: chậm như rùa (ý nói làm việc gì cũng chậm chạp so với người khác)
→ Vì chậm như rùa nên cô ấy không dành được kết quả gì trong cuộc thi chạy việt dã này.
- Có yếu tố chỉ thực vật: dây cà ra dây muống (chỉ cách nói dài dòng, rườm rà) → Bạn ấy cứ dây cà ra dây muống nên làm cho cô giáo khó chịu.
HĐ3: Hướng dẫn HS nhớ lại kiến thức về nghĩa của từ.
? Nghiã của từ là gì. Có mấy cách giải thích nghĩa của từ. Cho ví dụ.
- Giúp HS nhớ lại: nghiã của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị. Có 2 cách giải thích nghĩa của từ (trình bày khái niệm mà từ biểu thị và đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích).
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp, chọn cách hiểu đúng nhất trong 4 cách đã cho.
HĐ4: Hướng dẫn HS nắm lại kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
? Từ nhiều nghĩa là gì. Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Cho ví dụ.
- GV nhắc lại:từ nhiều nghĩa là từ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- Ví dụ: đầu → đầu giường, đầu tiên, đầu đời...
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.
- Nhận xét và kết luận.
GV: Treo bảng phụ ghi bài tập.
Khoanh tròn vào câu em cho là đúng?
 Những câu thơ có sử dụng thành ngữ là:
 A. Ngại ngùng dợn gió e sương
 Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
 B. 	Kiến bò miệng chén chưa lâu
 Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa
 C. Bên trời góc bể bơ vơ
 Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
I.Từ đơn và từ phức:
1. Khái niệm:
2. Nhận diện từ ghép, từ láy
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
3. Xác định từ láy giảm nghĩa và từ láy tăng nghĩa so với nghĩa gốc
- Từ láy có sự giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
- Từ láy có sự tăng nghĩa: sát sàn sạt, sạch sành sanh, nhấp nhô.
II. Thành ngữ:
1. Khái niệm:
2. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
 - Thành ngữ: b,d,e
 - Tục ngữ: a,c
3. Xác định thành ngữ với tục ngữ trong câu văn cụ thể 
a. Chỉ động vật:
b. Chỉ thực vật:
4. Tìm thành ngữ theo yêu cầu. Gỉai thích và đặt câu với thành ngữ đó
III. Nghĩa của từ:
1. Khái niệm:
2. Cách hiểu đúng về nghĩa của từ “mẹ”
- Cách (a)
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
1. Khái niệm:
2. Xác định nghĩa của từ ngữ trong một câu văn cụ thể
Từ “hoa” được dùng theo nghĩa chuyển. Không thể coi là hiện tượng chuyển nghĩa vì đây chỉ là nghĩa chuyển lâm thời.
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, làm các bài tập còn lại.
- Tiếp tục xem lại chương trình cũ và soạn các mục V, VI, VII, VIII, XIX.- Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng).
- Làm các bài tập trong SGK.
**************************************************************
NS:11/10/2011 
ND:13/10/2011
Tiết 45: TỔNG KẾT TỪ VỰNG
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 
- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
- Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
2. Kĩ năng:
- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói , viết, đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Ý thức việc sử dụng từ vựng trong Tiếng Việt.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Tự nhận thức: Nhận thức được sự phát triển của từ vựng rất quan trọng.
2. Làm chủ bản thân: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp
3. Giao tiếp: Trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
1. Thực hành: luyện tập sử sụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể.
2. Động não: Suy nghĩ, phân tích, hệ thống hóa các vấn đề về từ vựng tiếng Việt.
IV. Phương tiện dạy học
1. GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến sự phát triển của từ vựng, bảng phụ.
2. HS: Tìm các tình huống, từ mới có liên quan đến sự phát triển về nghĩa.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. KTBC: Kiểm tra vở soạn của học sinh
3. Bài mới: 
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Giúp HS nhớ lại kiến thức về từ đồng âm.
- Thế nào là từ đồng âm. Cho ví dụ.
- GV: từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Ví dụ: lồng chim, ngựa lồng lên, lồng chăn.
? Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm.
- Gợi ý HS nhớ lại từ nhiều nghĩa, phân biệt hình thức và nội dung rồi thảo luận nhóm.
- Cử đại diện trình bày kết quả.
- GV nhận xét và kết luận.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2, chú ý các từ “lá”, “đường”.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp, phát hiện trường hợp có từ nhiều nghĩa, trường hợp có từ đồng âm và giải thích lý do vì sao chọn.
HĐ2: Hướng dẫn HS nhớ lại kiến thức về từ đồng nghĩa.
? Thế nào là từ đồng nghĩa. Cho ví dụ.
- Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau (chén, bát, thau, chậu...)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Chon cách hiểu đúng, trình bày và giải thích lý do chọn.
- Kết luận và lấy dẫn chứng minh họa thêm:
+ Anh ấy đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc
+ Hắn phải bỏ mạng vì hành động phi nghĩa của hắn
- Hy sinh và bỏ mạng tuy là những từ đồng nghĩa nhưng trong hai trường hợp trên chúng không thể thay thế cho nhau được.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày kết quả.
- Nhận xét và kết luận: đây là phương thức hoán dụ (lấy bộ phận thay cho toàn thể).
HĐ3: Giúp HS nhớ lại kiến thức từ trái nghĩa.
? Thế nào là từ trái nghĩa. Cho ví dụ.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau (cao - thấp, béo - gầy...)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 và trả lời nhanh.
- Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 3.
HĐ4: Giúp HS nhớ lại kiến thức về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
? Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Cho ví dụ.
- Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác (động vật → gấu → gấu mèo → gấu trúc → gấu nhung...)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Dùng bảng phụ ghi sơ đồ .
- Yêu cầu HS lên điền, các bạn nhận xét, bổ sung.
HĐ5: Giúp HS nhớ lại kiến thức về trường từ vựng.
? Trường từ vựng là gì. Cho ví dụ.
- Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Gợi ý HS chú ý các từ “tắm”, “bể”; tìm những từ khác cùng trường từ vựng với 2 từ trên và giải thích.
	- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và trường từ vựng.
V. Từ đồng âm.
1. Khái niệm:
* Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa 
- Từ đồng âm: vỏ ngữ âm giống nhau.
- Từ nhiều nghĩa: nghĩa này được hình thành trên cơ sở của nghĩa kia.
2.Trong hai trường hợp:
a. Hiện tượng nhiều nghĩa
b. Hiện tượng đồng âm
VI. Từ đồng nghĩa:
1. Khái niệm:
2. Cách hiểu đúng: các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.
3. Dựa trêm cơ sở lấy cái bộ phận thay cho toàn thể, từ “xuân” thay thế cho từ “tuổi”.
“Xuân” thể hiện sự lạc quan và tránh hiện tượng lặp lại từ.
VII. Từ trái nghĩa:
1. Khái niệm:
2. Cặp từ có quan hệ trái nghĩa:
 Xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp
VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
1. Khái niệm:
2. 	 Từ
 (xét về đặc điểm cấu tạo)
Từ đơn Từ phức
 Từ ghép	Từ láy
Đẳng lập Chính phụ Hoàn toàn Bộ phận
 Láyâm Láy vần
IX. Trường từ vựng:
1.Khái niệm:
2. Vận dụng kiến thức về...
- Dùng từ “tắm” và từ “bể” góp phần làm tăng giá trị biểu cảm, câu nói có sức tố cáo.
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, làm các bài tập còn lại
- Chuẩn bị tiết Kiểm tra truyện trung đại:
+ Xem lại các văn bản trung đại đã học.
+ Nắm nội dung, nghệ thuật chính.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_9_tu_tiet_41_den_tiet_45.doc