Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 22

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 22

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

Ngày dạy :

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Về kiến thức : HS qua tiết kiểm tra được củng cố lại kiến thức về thể loại văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

Về kĩ năng : Củng cố năng lực làm bài với yêu cầu về nội dung và hình thức.

Về thái độ : HS có ý thức xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ trước khi viết bài hoàn chỉnh. Sửa lỗi diễn đạt, ngữ pháp, xây dựng đoạn văn.

B. CHUẨN BỊ

GV : Chấm và chữa bài của học sinh. Ghi lại những lỗi cơ bản.

HS : Tự kiểm tra bài viết của mình, những thiếu sót cần khắc phục.

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

Bước 1 : Ổn định tổ chức

Bước 2 : Kiểm tra bài cũ

Bước 3 : Bài mới

a) Giới thiệu : Tiết trả bài sẽ giúp các em nhận rõ những ưu khuyết điểm trong bài viết của mình, từ đó rút kinh nghiệm cho những bài viết sau.

 

doc 25 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 113
Trả bài tập làm văn số 5
Ngày dạy : 
Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức : HS qua tiết kiểm tra được củng cố lại kiến thức về thể loại văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
Về kĩ năng : Củng cố năng lực làm bài với yêu cầu về nội dung và hình thức.
Về thái độ : HS có ý thức xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ trước khi viết bài hoàn chỉnh. Sửa lỗi diễn đạt, ngữ pháp, xây dựng đoạn văn.
Chuẩn bị
GV : Chấm và chữa bài của học sinh. Ghi lại những lỗi cơ bản.
HS : Tự kiểm tra bài viết của mình, những thiếu sót cần khắc phục.
các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ 
Bước 3 : Bài mới
Giới thiệu : Tiết trả bài sẽ giúp các em nhận rõ những ưu khuyết điểm trong bài viết của mình, từ đó rút kinh nghiệm cho những bài viết sau.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu đề, lập dàn ý chính của bài làm.
Đề : Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuốngEm hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của em.
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, lập ý.
Yêu cầu : Tập trung vào một sự việc, hiện tượng, nêu rõ vấn đề nghị luận của sự việc, hiện tượng đó. HS phải nhận thức rõ về sự việc hiện tượng, rõ vấn đề mà mình nêu ra.
Bài làm phải có luận điểm rõ ràng, có phân tích, lí giải thuyết phục luận cứ đầy đủ, phù hợp. Bài viết có liên kết mạch lạc.
Trong quá trình viết bài, người viết sử dụng các thao tác : phân tích, chứng minh, tổng hợp
Bước 1 : Tìm hiểu đề, lập ý.
Vấn đề nghị luận : Việc vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng. Đặt ra vấn đề cần rèn luyện ý thức để bảo vệ môi trường.
Dàn ý :
Mở bài : Nêu hiện tượng : Việc vứt rác đã trở thành phổ biến và chúng ta phải khắc phục thói quen này để bảo vệ môi trường sống trong lành của chúng ta.
Thân bài 
Nêu biểu hiện của hiện tượng : Một số người có thói quen vứt rác tuỳ tiện, làm cho cảnh quan xấu đi, môi trường ô nhiễm.
( Nêu hiện tượng xảy ra ở đâu ? Biểu hiện như thế nào ? Những hiện tượng đó nói lên điều gì).
Phân tích nguyên nhân hiện tượng :
+ Những người có thói xấu đã trở thành thói quen. Họ vứt bừa rác ra mọi nơi, mọi lúc. 
+ Hành động ấy thể hiện thiếu tôn trọng nơi công cộng, thiếu tôn trọng cảnh quan thiên nhiên. Thiếu tôn trọng mọi người xung quanh. Đó là hành vi thiếu văn hoá.
Phân tích những mặt lợi hại
+ Rác vứt bừa bãi gây mất mĩ quan cho các công trình công cộng : trường học, công viên, làm giảm đi tính chất thiêng liêng của đền đài, miếu mạo.
+ Rác làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm bầu không khí : rác trên đường, trên sông, hồ, trên bờ biển, và nổi lềnh bềnh trên cả đại dương.
B) Kết bài : Đề xuất các biện pháp khắc phục. Kêu gọi mọi người hãy thức tỉnh lương tri, hãy tự rèn cho mình thói quen giữ gìn nơi ở, sinh hoạt và cho cả cộng đồng.
Hoạt động 2 : Nhận xét nhưng ưu khuyết điểm về nội dung và diễn đạt :
Ưu điểm : Hầu hết các bài làm đúng thể loại nghị luận. Sử dụng các phép lập luận để trình bày về vấn đề.
Cấu tạo bài 3 phần. Nội dung của các phần tương đối phù hợp.
Nhận thức rõ về vấn đề mình nghị luận : vấn đề bảo vệ môi trường sống, bảo vệ cảnh quan, rèn thói quen tốt về trách nhiệm với môi trường.
Nhược điểm
Bài viết chưa trình bày đầy đủ các khía cạnh của sự việc, hiện tượng. Không nêu những biểu hiện, chỉ nêu hiện tượng rác thải nói chung. Một số nêu hiện tượng rộng ngoài phạm vi của đề : ô nhiễm không khí do chất khí thải của nhà máy xi măng
Một số bài chưa có hệ thống luận điểm rõ ràng, các ý còn chồng chéo lên nhau : nên hiện tượng, nguyên nhân, lại nêu hiên tượng Có bài không phân tích được nguyên nhân của hiện tượng, do vậy không nêu được những đề xuất khắc phục cụ thể. 
Giữa các phần có khi không có liên kết. Xuống dòng là nêu luôn luận điểm tiếp theo.
Lỗi diễn đạt và lỗi ngữ pháp :
Một số lỗi tiêu biểu
Viết sai chính tả : lilông (Đạo), vất, ôi nhiễm, giác , mùi lặc lụakhó chụi.
Dùng từ sai : Nhà nước phải có những chính sách về việc vứt rác. (Quy định); sắc đẹp của cảnh quan (Dung).
Diễn đạt : Hiện tượng vứt rác không còn xảy ra trên thế giới – Nước ta(Công). Hà Nội mang trong mình hình bóng thủ đô bởi Tháp Rùa nhiều món ăn ẩm thực (Lệ). Những đống rác thành từng đống (Phương). 
Đặt nhan đề : Lời kêu gọi vứt rácNhiều người không đặt tiêu đề cho bài viết, hoặc chỉ ghi hai chữ “ Nhan đề”.
Hoạt động 3 : Biểu dương bài văn hay : Lộc.
Hoạt động 4 : Giải đáp những thắc mắc của học sinh.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Viết lại đoạn phân tích nguyên nhân của hiện tượng.
Chuẩn bị : Cách làm bài văn về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Trả lời câu hỏi trong phần I. Xem lại các bước làm bài.
Tiết 114
Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề
 tư tưởng, đạo lí
Ngày dạy :
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
B. Chuẩn bị
GV : Đặc điểm riêng của kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
C. các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
? Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức ?
Bước 3 : Bài mới
Giới thiệu : Tiết học sẽ giúp các em rèn kĩ năng làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lí.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu đề bài
HS đọc đề bài
? So sánh, nhận xét sự giống và khác nhau trong các đề bài.
( Đề 1, 3, 10 là đề có mệnh lệnh. Các đề còn lại là đề mở, không có mệnh lệnh. Tuy nhiên, sự khác biệt ở hai dạng đề này không lớn lắm. Đề có mệnh lệnh cần thiết khi đối tượng bàn luận hoặc nghị luận là một tư tưởng thể hiện trong một truyện ngụ ngôn. Còn khi đề chỉ nêu một tư tưởng đạo lí là đã ngầm ý đòi hỏi người làm bài phải lấy tư tưởng, đạo lí ấy làm nhan đề để viết một bài nghị luận. Khi làm bài, học sinh phải vận dụng giải thích, chứng minh hoặc bình luận (tức nhận định, đánh giá tư tưởng, đạo lí nêu trong đề, bày tỏ suy nghĩ đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí ấy).
HS nghĩ ra một số đề bài tương tự
đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
Đề bài 1- 10.
Hoạt động 2 : Cách làm bài : Tìm hiểu đề và tìm ý.
HS đọc đề trong sách giáo khoa.
? Yêu cầu của đề là gì ?
II. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
Đề bài : Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”
Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý
Lưu ý ý nghĩa của hai chữ “suy nghĩ”- yêu cầu thể hiện sự hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của đạo lí uống nước nhớ nguồn.
Muốn làm đề này, học sinh vừa phải biết cách giải thích đúng câu tục ngữ, vừa phải có kiến thức về đời sống, vừa phải biết cách nêu ý kiến, tức là phải biết cách suy nghĩ, tư duy. Cách suy nghĩ sẽ thể hiện ở bước sau là “tìm ý”.
Bước 2 : tìm hiểu đề và tìm ý.
? Em hiểu thế nào về các khái niệm nước, nguồn, uống nước, nhớ nguồn.
Bước 2 : Tìm ý cho bài làm
Giải thích câu tục ngữ : nước, nguồn, uống nước, nhớ nguồn.
Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí của người hưởng thụ thành quả đối với nguồn của thành quả.
Nhớ nguồn là lương tâm, trách nhiệm đối với “nguồn”.
Nhớ nguồn là sự biết ơn, giữ gìn và tiếp nối sáng tạo.
Nhớ nguồn là không vong ân bội nghĩa. 
Nhớ nguồn là học nguồn để sáng tạo những thành quả mới.
đạo lí này là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.
Đạo lí này là một nguyên tắc làm người của người Việt Nam.
Hết tiết 1
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà 
- Chuẩn bị : lập dàn ý chi tiết cho đề bài. Tiết sau viết tại lớp.
Tiết 2 : 
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ : Nêu các kiểu đề bài nghị luận về tư tưởng đạo lí.
Yêu cầu trong bước tìm ý.
Bước 3 : Bài mới
a) Giới thiệu : ở tiết này, chúng ta sẽ rèn kĩ năng lập dàn bài và viết bài (đoạn mở bài, kết bài, các đoạn thân bài).
- Sắp xếp các ý đã tìm được thành dàn ý cho bài. Các ý phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
? Đọc các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài trong sách giáo khoa.
(Lưu ý : Có nhiều cách diễn đạt, dẫn dắt khác nhau. Sau khi viết bài, học sinh cần đọc lại bài để sửa chữa, hoàn thiện bài làm).
Bước 3 : Lập dàn bài chi tiết
Dàn ý mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí : đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội.
Dàn ý thân bài
Giải thích câu tục ngữ :
Nước là gì ? Cụ thể hoá các ý nghĩa của nước.
“Uống nước” có nghĩa là gì ? 
“Nguồn” là gì ? Cụ thể hoá nội dung của nguồn.
Nhớ nguồn là thế nào ? Cụ thể hoá những nội dung của nhớ nguồn.
Nhận định, đánh giá, bình luận
Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Câu tục ngữ nêu một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội.
Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.
Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, cho dân tộc.
Dàn ý kết bài
Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam.
GV yêu cầu học sinh viết các đoạn : Mở bài, kết bài và một đoạn thân bài. Viết vào giấy trong. GV đọc và học sinh sửa chữa, nhận xét.
Bước 4 : Viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa.
? Để làm bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí, cần sử dụng các phép lập luận nào ?
? Nêu dàn bài chung của bài nghị luận ?
? Bài viết phải đạt được yêu cầu gì về quan điểm, tư tưởng của người viết.
Ghi nhớ : SGK/54
III. Luyện tập 
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà 
Lập dàn ý cho đề bài “ Lòng biết ơn thầy cô giáo”.
Chuẩn bị : Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí (tiếp theo).
Tiết 116
Mùa xuân nho nhỏ
Ngày dạy :
Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức : Học sinh cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
Về kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
Về thái độ : Nhận ra ý nghĩa của cuộc sống của mỗi cá nhân và quan niệm sống đẹp đẽ của Thanh Hải để từ đó biết trân trọng cuộc sống, dâng hiến cho cuộc đời.
B. Chuẩn bị
GV : Đọc hiểu v ăn bản Ngữ Văn 9.
HS : Đọc kĩ bài thơ và trả lời câu hỏi đọc hiểu văn bản.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
- Hãy chứng minh rằng bài thơ Con cò của Chế Lan Viên ca ngợi lòng mẹ và hát ru đối với cuộc đời mỗi con người.
Bước 3 : Bài mới
Giới thiệu : 
Ta làm con chim hót 
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Trước khi từ biệt cuộc đời, nhà thơ Thanh Hải đã ước được trở thành một nốt trầm trong bản hoà ca cuộc đời, dâng cho đời những gì đẹp đẽ nhất có thể. Đó là quan niệm sống đúng đắn, thể hiện ý thức trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, đối với cuộc đời.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm h ... viết phát hiện và khái quát.
Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
Bài nghị luận cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập.
Đọc kĩ đoạn trích và trả lời câu hỏi :
Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì ? Đoạn văn nêu lên những ý kiến chính nào ? Các ý kiến ấy giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật lão Hạc ?
II. luyện tập
Vấn đề nghị luận : Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật này.
Bằng sự phân tích cụ thể nội tâm, hành động của nhân vật lão Hạc, bài viết đã làm sáng tỏ một nhân cách đáng kính trọng, một tấm lòng hi sinh cao quý.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Nghị luận về một tác phẩm truyện, đoạn trích là gì ? 
Đọc các đề sau:
Nhận xét, đánh giá của em về tính cách nhân vật Vũ Nương trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Nhận xét, đánh giá của em về thân phận nhân vật Vũ Nương trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Muốn phân tích rõ nhận xét của em ở mỗi bài tập (a) và (b) phải tìm những chi tiết nào trong tác phẩm ?
Tiết 119 : Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện 
(hoặc đoạn trích)
Ngày dạy :
a. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
Về kiến thức : HS biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã được học ở tiết trước.
Về kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
Về thái độ : HS có hứng thú khi được rèn 
b. Chuẩn bị
GV : Yêu cầu học sinh tìm hiểu các nội dung trong sách giáo khoa, chuẩn bị cho tiết học.
HS : Trả lời câu hỏi trong phần tìm hiểu đề, tìm ý.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
- Đối tượng của bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích ?
- Kiểm tra bài tập về nhà.
Bước 3 : Bài mới
Giới thiệu : Đề văn nghị luận về tác phẩm truyện thường có những dạng nào ? Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện là gì - nội dung bài học.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
Đọc các đề bài
Trả lời câu hỏi :
+ Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện ?
+ Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào?
( Đề phân tích đòi hỏi người làm bài phải phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét. Đề suy nghĩ yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó. Trình bày cảm nhận, đánh giá phải có lí lẽ, lập luận, đồng thời phải qua phân tích, chứng minh bằng cách dẫn chứng cụ thể. Kết hợp đồng thời linh hoạt nhiều phép lập luận (giải thích, chứng minh, phân tích).
Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
Đề 1 : Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở truyện Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Đề 2 : Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Đề 3 : Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.
Đề 4 : Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
Đọc đề bài.
? Yêu cầu của đề là gì ? Cần phải có những kiến thức gì để làm bài ?
? Khi tìm ý cho bài văn, cần trả lời những câu hỏi nào ? 
Cái gì là nét nổi bật ở nhân vật ông Hai ?
Tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào ? Tình cảm ấy có đặc điểm gì ở hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ ? Những chi tiết nghệ thuật nào chứng tỏ một cách sinh động, thú vị tình yêu làng và lòng yêu nước ấy ? (về tâm trạng, cử chỉ, lời nói). 
Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
Đề bài : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng “ của Kim Lân.Tìm hiểu đề và tìm ý
- Thể loại : nghị luận về tác phẩm ( nhân vật văn học).
- Nội dung nghị luận : Suy nghĩ về nhân vât ông Hai.
Tìm ý
Đọc các phần mở bài, thân bài, kết bài trong dàn ý.
GV nhấn mạnh : bài văn cần có những cảm nhận, đánh giá về đặc điểm nổi bật của nhân vật, về đặc sắc trong cách thể hiện của nhà văn, các luận điểm của bài văn phải được phân tích, chứng minh (nghĩa là trình bày có căn cứ) bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động trong tác phẩm
2. Lập dàn bài
a) Mở bài : Giới thiệu truyện ngắn Làng của Kim Lân và nhân vật ông Hai, một trong những nhân vật thành công bậc nhất của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp.
b) Thân bài : Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn.
Tình yêu làng, yêu nước là tình cảm nổi bật xuyên suốt toàn truyện :
 + Chi tiết đi tản cư nhớ làng.
 + Theo dõi tin tức kháng chiến.
 + Tâm trạng khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo Tây.
 + Niềm vui lớn khi tin đồn được cải chính.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật :
+ Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện nhân vật.
+ Các chi tiết miêu tả nhân vật.
+ Các hình thức trần thuật ( đối thoại độc thoại).
c) Kết bài : Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật. Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai.
Viết bài
Đọc lại bài viết và sửa chữa.
HS đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa.
Ghi nhớ
Bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận :
Mở bài : Giới thiệu tác phẩm (tuỳ theo yêu cầu của đề bài) và nêu ý kiến sơ bộ của mình.
Thân bài : Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
Kết bài : Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
Hoạt động 3 : Luyện tập
Luyện tập
Đề bài : Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
Viết phần mở bài, một đoạn phần thân bài.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Yêu cầu của bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích.
Yêu cầu của các phần trong dàn ý.
Chuẩn bị : Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích.
Tiết 120
Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích)
Ngày dạy :
a. Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức : HS được củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước.
Về kĩ năng : Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý, kĩ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Về thái độ : Tôn trọng quy trình xây dựng làm bài 4 bước.
b. Chuẩn bị
GV : Yêu cầu học sinh chuẩn bị phần I ở nhà.
Tư liệu về bài nghị luận mẫu.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bước 3 : Bài mới
Giới thiệu
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Các nhóm học sinh thảo luận để thống nhất ý kiến về dàn ý của bài viết.
Đề bài : Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Hãy lập dàn ý chi tiết.
Hoạt động 1 : Nêu đề bài và hướng dẫn tìm hiểu đề.
? Thế nào là bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích ? Những yêu cầu đối với một bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích ?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm ý để trình bày cảm nhận về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
? Đề nêu lên vấn đề gì ? Cần chú ý đến những từ ngữ nào trong đề để định hướng đúng phương hướng làm bài ?
Cảm nhận : Nhận xét, đánh giá. Sử dụng phép phân tích, giải thích, bình luận để nêu ý kiến của mình về các yếu tố của đoạn trích : nhân vật, hoàn cảnh, nghệ thuật xây dựng truyệnCó thể trình bày cảm nhận về tình cha con sâu nặng, cảm động của các nhân vật ông Sáu, bé Thu trong những tình cảnh éo le, có thể tập trung phân tích, đánh giá các hành động gây ấn tượng mạnh ở từng nhân vật.
Tìm hiểu đề, tìm ý
- Vấn đề nghị luận : Đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
- Từ cần chú ý : cảm nhận.
- Tìm ý :
1. Hoàn cảnh lịch sử cụ thể của miền Nam nước ta trước đây: cuộc kháng chiến ác liệt, toàn dân tộc phải tham gia kháng chiến. Ông Sáu khi con 8 tuổi mới được về thăm nhà lần đầu. Đó là nỗi mất mát, thiệt thòi lớn lao của những con người hi sinh hạnh phúc cá nhân vì sự nghiệp cách mạng. Để vượt qua khoảng trống ấy là cả một nghị lực phi thường, niềm tin sắt đá.
2. Những đặc điểm cụ thể của tình cha con:
+ Ông Sáu : người chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. ở ông có tình yêu sâu nặng đối với đứa con gái bé nhỏ của mình. Chi tiết : Lúc từ chiến khu trở về gặp con, lúc con không nhận cha; lúc ra đi, ân hận và nhớ con; trước lúc hi sinh gửi chiếc lược cho con
+ Bé Thu : Tình yêu, niềm tự hào về người cha sau bao năm mong đợi.
3. Nghệ thuật tạo dựng tình huống, cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết của Nguyễn Quang Sáng có tác dụng gợi cảm xúc như thế nào ?
2. Lập dàn bài
Mở bài
Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lược ngà với những đặc điểm nổi bật là tình cha con sâu nặng của các nhân vật trong các tình cảnh éo le.
Thân bài
Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật, phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực ( theo dõi phần tìm ý).
Hoàn cảnh chiến tranh éo le, những mất mát, thiệt thòi của những người cha và những đứa con. 
Nghị lực sống và niềm tin của họ.
Những đặc điểm cụ thể về tình cha con trong từng nhân vật :
+ Ông Sáu 
+ Bé Thu
Kết bài
Nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm.
Hoạt động 3 : Nhận xét, đánh giá.
- HS đọc phần luyện tập, giáo viên nhận xét, sửa chữa, đánh giá.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Viết bài Tập làm văn số 6.
Đề bài : Nêu suy nghĩ của em về nét mới trong tình cảm của người nông dân qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Yêu cầu : Cảm nhận được nét mới trong tình cảm đối với làng quê của nhân vật ông Hai (truyện ngắn Làng của Kim Lân). Đó cũng là một trường hợp tiêu biểu cho những chuyển biến mới trong đời sống tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Tình cảm gắn bó sâu nặng với làng quê là một đặc điểm có tính truyền thống. Nhưng ở đây tình yêu làng quê được đặt trong tình yêu nước, trong tình cảm với cuộc kháng chiến của dân tộc. Vì thế, làng đã theo giặc thì không thể yêu làng nữa rồi. Những nhận xét, suy nghĩ về chuyển biến mới này không được phát biểu một cách chung chung mà cần gắn với phân tích, cảm thụ các tình huống thú vị, các chi tiết hay trong tác phẩm.
 Chuẩn bị : Sang thu.

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of Tuan 22.doc