Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS An Lạc

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS An Lạc

VĂN BẢN :

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

( Trích - Lê Anh Trà )

I. Mục tiêu cần đạt.

1 - Kiến thức: HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh. Sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

2- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích văn bản.

3- Giáo dục : Tình cảm kính yêu, tự hào, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.

II. Chuẩn bị:

 1. Thày : Đọc, soạn văn bản, chân dung Hồ Chí Minh, ảnh tư liệu.

 2. Trò : Học bài cũ, đọc soạn văn bản .

III. Tiến trình các hoạt động.

1. Ổn định tổ chức( 1)

2. Kiểm tra bài cũ : Vở soạn HS ( 2)

3 . Bài mới ( 1): GV giới thiệu :

 Sống, chiến đấu, lao động và học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi thúc giục mọi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thưc chất nội dung khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng của người, học tập theo gương sáng của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc 425 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS An Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GSoạn: 13. 8. 2011
Tuần 1- Tiết : 1- 2 văn bản :
 Phong cách Hồ Chí Minh
( Trích - Lê Anh Trà )
I. Mục tiêu cần đạt.
1 - Kiến thức: HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh. Sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
2- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích văn bản.
3- Giáo dục : Tình cảm kính yêu, tự hào, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
II. Chuẩn bị: 
 1. Thày : Đọc, soạn văn bản, chân dung Hồ Chí Minh, ảnh tư liệu...
 2. Trò : Học bài cũ, đọc soạn văn bản .
III. Tiến trình các hoạt động.
1. ổn định tổ chức( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ : Vở soạn HS ( 2’)
3 . Bài mới ( 1’): GV giới thiệu : 
	 Sống, chiến đấu, lao động và học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi thúc giục mọi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thưc chất nội dung khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng của người, học tập theo gương sáng của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.
	Hoạt động của thầy & trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
Giới thiệu vài net về hoàn cảnh ra đời của văn bản
? Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào ?
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn hs đọc châm, rõ ràng, khúc triết.
GV đọc mẫu->Gọi HS đọc
- GV cho HS giải một số từ khó trong bài học
?Văn bản trích trên có thể chia làm mấy phần, hãy nêu giới hạn và nội dung từng phần ? 
? Hãy cho biết văn bản được viết theo kiểu loại nào ? Vì sao ? Nêu nội dung nhật dụng của VB?
 ?VB viết theo phương thức biểu đạt nào?
 - HS trả lời.
 - GV nhận xét.
 Kết luận.
- HS đọc đoạn 1.
 ? Hãy cho biết hoàn cảnh hình thành phong cách HCM?
( Con đường hoạt động đầy gian truân của Bác diễn ra như thế nào ? 
–HS trình bày dựa vào cuộc đời hoạt động của Bác)
 ? Quá trình hình thành phong cách HCM được tác giả trình bày ntn ?
? Kết quả của quá trình rèn luyện của Bác là gì ?
?Theo em nhờ đâu mà Bác lại có được vốn tri thức văn hoá như vậy ? ?(HS thảo luận)
? Để tiếp thu tri thức nhân loại HCM đã dựa vào cơ sở nào ?(HS thảo luận)
HS cho biết điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì ?
Để trình bày con đường hình thành PCVHcủa HCM tác giả đã dùng nghệ thuật lập luận nào ?
 GV chốt lại vấn đề.
*Luyện tập tiết 1
- GVcho HS đọclại đoạn1 văn bản ? 
? HS cho biết phong cách sống Hồ Chí Minh được tác giả bình luận qua câu văn nào ?(HS tìm)
 ?Nhận xét về lối bình luận của Lê Anh Trà?
-> Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế đã tạo nên sức thuyết phục
I. giới thiệu chung ( 5’):
- Trích từ bài viết: Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị trong “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Lê Anh Trà.
II. đọc, hiểu văn bản(35’) 
1/ Đọcvà giải nghĩa từ khó( 10’):
2/ Bố cục: ( 5’):
 1, Từ đầu -> hiện đại: Con đường hình thành p/c HCM
 2, Tiếp -> tắm ao : Vẻ đẹp p/c HCM
 3, Còn lại : Khẳng định vẻ đẹp p/c HCM.
- Kiểu văn bản : Văn bản Nhật dụng.
*Nội dung nhật dụng :Hội nhập,hợp tác cùng phát triển
-Phương thức biểu đạt : Nghị luận 
3/ Phân tích. (20’)
1.Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh (10’)
- Hoàn cảnh:
+ Trên con đường hoạt động đầy gian truân
+ Đi nhiều, tiếp xúc nhiều nền văn hoá.
-Quá trình hình thành:
+ Nói viết thành thạo nhiều ngoại ngữ.
+ Có ý thức học hỏi toàn diện sâu sắc.
+ Học mọi nơi mọi lúc.
+Biết lựa chọn,học hỏi những cái hay ,phê phán những cái xấu
-Kết quả: Có vốn tri thức văn hoá sâu rộng,uyên thâm
à Nhờ thiên tài, dầy công học tập.
- Cơ sở tiếp thu tri thức văn hoá nhân loại của HCM là cái gốc văn hoá dân tộc
- Điều kì lạ nhất : Những ảnh hưởng văn hoá quốc tế và văn hoá dân tộc trở thành một nhân cách rất Việt Nam.
=>NT:Bình luận, nêu dẫn chứng, khẳng định, so sánh
* Tiểu kết: Lối sống bình dị rất Việt Nam những rất mới rất hiện đại. Đó là truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế.
*Luyện tập (10’)
Bài tập:
Các câu văn bình luận: “Có thể nói ít có .như HCM”
“Nhưng điều kì lạ ”
Hết tiết 1, chuyển tiết 2
GV cho HS đọc phần 2
 - HS tìm những chi tiết chứng minh cho lối sống giản dị thanh cao của Bác.
? Để làm nổi bật lối sống giản dị của Bác, tác giả đã sử dụng những biện pháp nhgệ thuật nào?
( HS tìm,GV chốt) 
? Hãy tìm những câu văn bình luận?
(- BL : Lần đầu tiên...giản dị như vậy.
- BL : Chưa có một nguyên thủ quốc gia)
GV : - Nguyễn Trãi : 
 Thu ăn măng trúc...
 Xuân tắm ...
 - Nguyễn Bỉnh Khiêm 
 : Ao cạn vớt bèo cấy muống
 Đìa thanh phát cỏ ươm sen.
- HS đọc đoạn 3.
- HS trình bầy ý nghĩa của phong cách sống Hồ Chí Minh.
HS trao đổi thảo luận.
? Điểm gì giống với các vị danh nho ?
?Điểm gì khác với các vị danh nho.?
HS đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
GV : Kết luận. 
Hoạt động 3
?Để làm rõ , nổi bật vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, người viết dùng các biện pháp nghệ thuật nào?
?Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản ?
?Sau khi đọc song văn bản em có suy nghĩ gì về con người, cuộc đời của Bác.
- Học sinh đọc ghi nhớ
2. Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh.( 15’)
- Chỗ ở : Ngôi nhà sàn độc đáo cảu Bác ở Hà Nội, đồ đạc mộc mạc đơn sơ.
- Trang phục : áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp.
- ăn uống : đạm bạc.
- Sống ; một mình , không xây dựng gia đình.
- NT: nêu dẫn chứng xác thực, bình luận
à Đạm bạc, thanh cao.
à Phong cách sống Hồ Chí Minh rất Việt Nam.
3. ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh. (13’)
- Điểm gióng các vị danh nho : Không tự thần thánh hoá, tự làm cho khác người mà là cách di dưỡng tinh thần.
- Khác các vị danh nho : Đây là lối sống cuả một chiến sĩ , lão thành cách mạng, linh hồn của dân tộc Việt Nam.
*Ghi nhớ ( 5’)
1. Nghệ thuât.
- Sử dụng phép phân tích, chứng minh chặt chẽ kết hợp lời bình.
- So sánh.
2. Nội dung .
- Khẳng định, ngợi ca phong cách văn hoà Hồ Chí Minh.
4. Củng cố: (5’)
 Hãy kể một mẩu chuyện hoặc đọc một bài thơ viết về Bác thể hiện lối sống giản dị thanh cao. (Tố Hữu)
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- HS đọc đoạn thơ trong bài thơ : Việt Bắc- Tố Hữu.
5. Hướng dẫn học bài: (2’)
- HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- Đọc bài các phương châm hội thoại.
 IV/ Rút kinh nghiệm 
 __________________________________________________
Soạn: 13.8.2011
Tuần 1 - Tiết 3
Tiếng Việt
các phương châm hội thoại
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: HS nắm được nội dung, ý nghĩa các phương châm về lượng và phương châm về chất.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương châm hội thoại hiệu quả trong giao tiếp.
3. Giáo dục : Giáo dục ý thức sử dụng ngôn ngữ trong sáng, có hiệu quả.
II. Chuẩn bị : 
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : Bảng phụ, giá đỡ.
2. Trò : Đọc, bài.
III. Tiến trình lên lớp .
1. ổn định tổ chức ( 1phút ).
2. Kiểm tra: ( 3-5 phút ). ?Nhắc lại những yêu cầu trong hội thoại ?
3. Bài mới : GV giới thiệu:
Hoạt động của thầy & trò
nội dung bài học
Hoạt động 1 ( 10’)
HS quan sát ví dụ trên bảng phụ.
?Câu trả lời của Ba có làm cho An thoả mãn không? Vì sao?
?Muốn cho người nghe hiểu thì người nói phải nói điều gì ? Cần chú ý gì ?
HS đọc , kể ví dụ 2.
?Vì sao truỵen lại gây cười?
?Qua đây , trong giao tiếp, người hỏi và người trả lời cần chú ý gì ?
 HS trao đổi thảo luận.
?Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
GV: Kết luận. 
Hoạt động 2 (10’)
HS đọc văn bản trên bảng phụ.
?Truyện cười phê phán thói xấu gì?
?Em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
trao đổi thảo luận.
 Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
GV: Kết luận. 
Hoạt động 3( 15’)
* HS đọc đề bài và xác định yêu cầu ?
 HS làm bài tập và nhận xét nhau.
GV : Kết luận.
* HS đọc đề bài và xác định yêu cầu ?
 HS làm bài tập và nhận xét nhau.
GV : Kết luận.
*HS đọc đề bài và xác định yêu cầu ?
 HS làm bài tập và nhận xét nhau.
GV : Kết luận.
I. Phương châm về lượng.
1. Tìm hiểu ví dụ.
Ví dụ 1.
- Không thoả mãn vì mơ hồ về ý nghĩa.
- An muốn biết Ba tập bơi ở địa điểm nào chứ không hỏi bới là gì?
* Chú ý câu hỏi : 
- Là gì ?
- Như thế nào ?
- ở đâu ?
Ví dụ 2.
- Câu hỏi thừa : cưới.
- Câu trả lời thừa : áo mới.
* Chú ý : 
Hỏi, trả lời phải đúng mực, không thừa, không thiếu.
2. Ghi nhớ.( SGK ).
II. Phương châm về chất.
1. Tìm hiểu ví dụ.
Ví dụ 1.
- Phê phán tính khoác lác, nói những điều mà chính mình không tin.
* Chú ý : 
Đừng nói những gì mình không tin.
2. Ghi nhớ.( SGK ).
III. Luyện tập.
Bài tập 1/10.
a, ...........nuôi ở nhà.
b, ...........có hai cánh.
Bài tập 2 /10.
a, Nói có sách, mách có chứng.
b, Nói dối.
c, Nói mò.
d, Nói nhăng noí cuội.
Bài tập 3 /10.
- Vi phạm phương châm về lượng : “Rồi có nuôi được không.”
4. Củng cố: (3’) 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- HS kể một câu chuyện mà nội dung đã vi phạm phương châm hội thoại đã học.
5. Hướng dẫn học bài ( 2’): 
- HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập 4, 5 / 11 ( GV hướng dẫn cụ thể ).
 IV/ Rút kinh nghiệm: 
Soạn: 14.8.2011
Tuần 1 - Tiết 4.
Tập làm văn
 Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong
văn bản thuyết minh.
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức : Học sinh nắm được một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, làm cho văn bản thuyết minh thêm sinh động hấp dẫn.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng vận dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
3. Giáo dục : Giáo dục 
II. Chuẩn bị : 
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : Bảng phụ.
2. Trò : Đọc, bài.
III. Tiến trình lên lớp .
1. ổn định tổ chức ( 1phút ).
2. Kiểm tra: ( 3-5 phút ) : Phần chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới : GV giới thiệu:
Hoạt động của thầy & trò
nội dung Bài học
Hoạt động 1 ( 10’)
GV gợi lại, ôn lại kiến thức đã học lớp 8.?
- Hãy kể tên các văn bản thuyết minh đã học ?
(HS liệt kê.)
?Cho biết thế nào là văn bản thuyết minh ?
?Văn bản thuyết minh được viết ra nhằm mục đích gì ?
?Trong chương trình lớp 8 các em đã được học các phương pháp, biện pháp thuyết minh nào ?
(HS liệt kê.)
Hoạt động 2 (10’)
* HS đọc văn bản .
?Văn bản trên thuyết minh về vấn đề gì ?
?Thuyết minh vấn đề này khó không vì sao ? 
?Để bài thuyết minh thêm sinh động tác giả bài viết còn sử dụng các biện pháp, phương pháp thuyết minh nào ?
(HS trao đổi thảo luận.)
 Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
GV: Kết luận. 
HS đọc Ghi nhớ SGK.
* HS đọc và xác định yêu cầu?
?Văn bản trên có phải là văn bản thuyết minh không vì sao? 
?Hãy tìm các phương pháp thuyết minh mà tác giả sử dụng ?
?Hãy phân tích cụ thể các phương pháp thuyết minh trên ? 
* HS đọc và xác định yêu cầu?
?Hãy tìm các phương pháp thuyết minh mà tác giả sử dụng ?
?Hãy phân tích cụ thể các phương pháp thuyết minh trên ? 
I. Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
1. ôn tập văn bản thuyết minh.
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh ... , những điểm còn hạn chế trong diễn đạt ở câu 2 (G/V nhận xét).
?Yêu cầu của câu 3 là gì?
(Nêu yêu cầu cụ thể về ND về diễn đạt)
+G/V: Nhận xét việc làm câu 3 của HS.
+Những lỗi, những điểm còn hạn chế trong diễn đạt ở câu 3 (G/V nhận xét).
?Yêu cầu của câu 4 là gì?
(Nêu yêu cầu cụ thể về ND về diễn đạt)
+G/V: Nhận xét việc làm câu 4 của HS.
+Những lỗi, những điểm còn hạn chế trong diễn đạt ở câu 4 (G/V nhận xét).
+G/V trả bài cho học sinh.
+H/S tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong bài KT của mình.
+H/S: Tự sửa lỗi trong việc viết đoạn ở câu 2.
+H/S: Đề xuất những thắc mắc (Nếu có)
+G/V: Kiểm tra phần chữa bài của học sinh.
*Bài kiểm tra Văn (Phần Truyện)
I)Đề bài, yêu cầu của đề:
I) Câu hỏi: như đề bài tiết 155
II) Đáp án
I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm).
 Câu 1 : Chiếc lược ngà 
 	 Những ngôi sao xa xôi 
	Câu 2: 
TT
Tên tác phẩm (đoạn trích)
Tác giả
Năm sáng tác
1
Làng
Kim Lân
1948
2
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long
1970
3
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
1966
4
Bến quê
Nguyễn Minh Châu
1985
5
Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê
1971
Phần II: Tự luận 
	Câu 3: 
	- Vì họ phải chạy ytên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trong điểm. Đó là công việc phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức.
	Câu 4: 
	Tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về bãi bồi bên kia sông.
	- Hình ảnh bãi bồi bên kia sông hiện lên qua tâm trạng suy nghĩ trong buổi sáng đầu thu: Hình ảnh vẫn quen thuộc, gần gũi nhưng lại như mới mẻ với Nhĩ; tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
	- Sáng đầu thu ấy, khi chợt nhận ra tất cả vẻ đẹp của cảnh vật rất đỗi bình dị và gần gũi qua cửa sổ, đồng thời cũng hiểu rằng mình sắp phải từ biệt cõi đời. Nhĩ bỗng bừng lên khao khát được chính mặt đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.
II.Trả bài cho học sinh:
-H/S nhận bài với kết quả cụ thể về điểm và những nh.xét chung về việc làm bài KT văn.
-H/S tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu trong bài viết của mình
III.H/S tự sửa lỗi và G/V giải đáp thắc mắc (Nếu có). 
-H/S sửa lỗi: Phần tự luận viết lại đoạn văn theo yêu cầu đã nêu.
-G/V giải đáp thắc mắc (Nếu có).
IV. Kết quả:
Điểm giỏi: 8 Điểm khá : 7
Điểm t.bình: 12 Điểm yếu : 0
4. củng cố 
- Tiếp tục sửa lỗi trong bài KT của mình
5. dặn dò
+Tiếp tục sửa lỗi phần viết đoạn văn ở câu 1,2.
-Đọc lại câu hỏi của bài KT và nêu rõ yêu cầu của các câu hỏi.
-Tiếp tục viết lại những đoạn văn ở phần tự luận.
+Đọc các tác phẩm truyện hiện đại VN đã học ở lớp 9.
 _____________________________________________-
Ngày soạn: 19/4/2011
Ngày dạy: ..../.../2011
Tuần 34 - Tiết 170: trả bài kiểm tra văn, tiếng việt - t2
A)Mục tiêu cần đạt:
-H/S nhận được kết quả hai bài KT Văn và Tiếng việt của mình.
Nhận ra những nhận xét vê hai bài KT và có ý thức sửa chữa bài KT khi còn hạn chế.
-Giáo dục ý thức thái độ học tập.
B)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; Các số liệu của 2 bài kiểm tra để phân tích..
-H/S: Các yêu cầu của 2 bài kiểm tra Văn, Tiếng việt.
C) Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Vấn đáp, trình bày, thảo luận, tổng hợp.
- Kĩ thuật: Động não, khăn phủ bàn.
D) Tiến trình bài dạy:
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
3)Giới thiệu bài:
đSự cần thiết phải có tiết trả bài để học sinh phát huy và khắc phục những kết quả cụ thể của bài KT.
Hoạt động của THày - trò
Nội dung bài học
?Nêu Y/C của câu hỏi 1- 12 ?
?Đáp án đúng?
G/V: Nhận xét việc làm bài của H/S ở câu 1-12.
H/S: Đọc câu hỏi tự luận
?Y/C của câu 13?
?Trả lời câu 13?
G/V: Chốt lại đáp án đúng ở câu 13.
G/V: nhận xét: việc làm bài ở câu 13.
H/S:Đọc câu 14.
?Yêu cầu câu 14?
?Trả lời câu 14?
*G/V chốt lại đáp án câu 14?
G/V: NX việc làm bài ở câu 14.
(Những điểm tốt và hạn chế)
G/V: Trả bài cho H/S
H/S: Tự sửa lỗi trong bài KT?
G/V: Nêu những bài làm điểm cao.
G/V: Giải đáp những thắc mắc của H/S (nếu có).
*Bài kiểm tra Tiếng Việt
I) Câu hỏi: như đề bài tiết 157
II) Đáp án
Phần I. Trắc nghiệm 
Câu1: A Câu2: B Câu3: B Câu4: A Câu5: C Câu6: B Câu7: A Câu8: B Câu9: A Câu10: C Câu11: B Câu12: A
Phần II. Tự luận 
Câu 13 
- HS xác định được các từ loại 
 Danh từ: hoạ sĩ, Sa Pa, đường, cách mạng tháng tám, năm
 Động từ: đến, vẽ, đi, chở
 Đại từ: Tôi, bác
 Phó từ: cũng, đã
- HS xác định đúng các thành phần của câu đơn 
 Họa sĩ nào / cũng đến Sa Pa 
 CN VN
 Tôi / đi đường này đã ba mươi năm	
 CN VN
 Trước CM T8 / tôi / đã từng chở ... 
 TN CN VN
 Câu 14 
 a. Xác định đúng các thành phần biệt lập 
 Cảm thán: ồ ; Tình thái: ạ ; Phụ chú: Chả là ... mồ hôi ; Gọi - đáp: Này, dạ bẩm 
 b. Xác định lời thoại có hàm ý: Dạ, bẩm, nó sang cả người con rồi ạ. Hàm ý của câu nói đó: con hầu quan rất mệt 
 c. Quan ko giải đoán được hàm ý. Thể hiện ở chi tiết: ồ, kì lạ thật 
III.H/S tự sửa lỗi và G/V giải đáp thắc mắc (Nếu có). 
IV. ý kiến đề xuất của H/S và giải đáp thắc mắc của H/S (nếu có)
V. Kết quả:
Điểm giỏi:10 Điểm t.bình: 5
Điểm khá: 11 Điểm yếu : 1
4. củng cố 
-Sửa lỗi trong bài KT
-KT phần chữa bài của H/S
5. dặn dò
-Làm các bài tập trong bài ôn tập Tiếng Việt.
-Tiếp tục viết các đoạn văn giới thiệu tác phẩm, tác giả, vận dụng các thành phần câu, sự liên kết câu đã học. 
 __________________________________________________
Tuần 35 - Tiết 171 – 172 
Kiểm tra học kì II
( Theo lịch và đề kiểm tra của Phòng Giáo dục)
____________________________________________
Ngày soạn: 26/4/2011
Ngày dạy: ..../.../2011
Tiết 173: thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi
A)Mục tiêu cần đạt:
-Học sinh trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
-Viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
B)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; các tình huống trong thực tế cuộc sống khi dùng thư (điện).
-H/S: Những tình huống, VD cụ thể mà em đã dùng thư (điện).
C) Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Vấn đáp, trình bày, thảo luận.
- Kĩ thuật: Động não, khăn phủ bàn.
D) Tiến trình bài dạy:
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
Sự chuẩn bị của học sinh.
3)Giới thiệu bài:
Sự cần thiết dùng thư điện trong đời sống xã hội; cần hiểu phải dùng thế nào ? để đạt được yêu cầu và thực hành việc dùng thư điện đó là mục đích của tiết học này.
Hoạt động của THày - trò
Nội dung bài học
H/S đọc mục (1) trang 202 
?Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng? Trường hợp nào cần gửi thăm hỏi?
+ a,b: Chúc mừng.
+ c,d: Thăm hỏi.
?Hãy kể thêm những trường hợp khác?
?Mục đích, tác dụng của thư điện chúc mừng và thăm hỏi khác nhau ntn? 
?Gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi trong hoàn cảnh nào? để làm gì?
?Khi có điều kiện đến tận nơi có dùng việc gửi như vậy không? Tại sao?
+H/S đọc mục (1) trang 202.
?Nội dung thư (điện) chúc mừng thăm hỏi giống, khác nhau ntn?
?NX về độ dài của những văn bản trên?
?Tình cảm được thể hiện ntn?
?Lời văn ntn? Có gì giống nhau khi gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?
+H/S đọc mục (2) trang 203 và thực hiện yêu cầu diễn đạt trong các nội dung đó? 
?Nội dung chính của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?
?Cách thức diễn đạt ntn?
(H/S thảo luận)
H đọc Ghi nhớ (Sgk)
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
-Những trường hợp cần có sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gữi đến người nhận.
- Mục đích, tác dụng của gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi khác nhau.
II. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
-Nội dung thư (điện) cần nêu được lí do, lời chúc hoặc lời thăm hỏi.
-Cần được viết ngắn gọn súc tích tình cảm chân thành. 
*Ghi nhớ (Trang 124)
IV. Củng cố (2p)
-Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?
-Mục đích, tác dụng của việc dùng đó khác nhau ntn?
-Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?
V. Dặn dò (1p)
- Học lí thuyết, lấy ví dụ cụ thể và thực hành diễn đạt thành lời những tình huống dùng thư (điện).
- Tiết sau Luyện tập.
_________________________________________________________
Ngày soạn: 26/4/2011
Ngày dạy: ..../.../2011
Tuần 35 - Tiết 174: 	
thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi (Tiếp theo)
A)Mục tiêu cần đạt:
-Tiếp tục củng cố lí thuyết đã học ở tiết 1 và thực hành viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
-Rèn kĩ năng sử dụng loại VB này.
B)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; Các tình huống dùng thư (điện) trong cuộc sống.
-H/S: Học bài ở tiết 1.
C) Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Vấn đáp, trình bày, thảo luận.
- Kĩ thuật: Động não, khăn phủ bàn.
D) Tiến trình bài dạy:
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
-Cách viết thư (điện) chúc mừng , thăm hỏi?
-Lấy VD cụ thể 1 trường hợp em đã dùng, diễn đạt thành lời văn?
3)Giới thiệu bài:
Để củng cố kiến thức ở tiết 1 và thực hành cách viết thư (điện) đó là yêu cầu ở tiết 2. 
Hoạt động của THày - trò
Nội dung bài học
BT1:
+G/V yêu cầu H/S kẻ mẫu bức điện vào vở và điền nội dung.
+Chia lớp thành 3 nhóm để làm BT1.
+Mỗi nhóm cử đại diện trình bày BT1.
BT2:
+G/V yêu cầu H/S nhắc lại các tình huống viết thư (điện) chúc mừng? Thăm hỏi?
+G/V nêu y/c của BT3
H/S tự xác định tình huống và viết theo mẫu của bưu điện .
? Y/c về nội dung, lời văn ở BT4 ntn?
? Y/c về nội dung, lời văn ở BT5 ntn?
II)Luyện tập:
Bài tập 1:
H/S kẻ mẫu bức điện trang 204 vào vở và điền nội dung vào các phần của bức điện.
Chia 3 nhóm để hoàn thành BT
(Với nội dung 3 bức điện ở mục II1 trang 202)
Bài tập 2:
a,b (Điện chúc mừng)
d,e (Thư, điện chúc mừng)
c (điện thăm hỏi)
Bài tập 3:
Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu của bưu điện (ở BT1); với tình huống tự đề xuất.
Bài tập 4:
Em hãy viết một bức thư (điện) thăm hỏi khi biết tin gia đình bạn em có việc buồn.
Bài tập 5:
Em hãy viết một bức thư (điện) chúc mừng bạn em vừa đạt giải cao trong kì thi HS giỏi vòng tỉnh ở lớp 9.
4. Củng cố 
Em hãy viết một bức thư (điện) chúc mừng bạn em vừa đạt giải cao trong kì thi HS giỏi vòng tỉnh ở lớp 9.
5. Dặn dò
-Tập viết thư điện ở các tình huống khác ngoài nội dung đã luyện tập.
Ngày soạn:	27/4/2011
Ngày giảng: . ../5 2011	 
Tuần 35 - Tiết 175: trả bài kiểm tra học kì II 
A)Mục tiêu cần đạt:
-H/S nhận được kết quả hai bài KT tổng hợp kỳ II.
-Phát hiện và sửa những lỗi đã mắc của bài KT.
-Giáo dục: ý thức, thái độ học tập.
B)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; những số liệu cụ thể cần phân tích.
-H/S: Các yêu cầu bài kiểm tra tổng hợp.
C) Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Vấn đáp, trình bày, thảo luận.
- Kĩ thuật: Động não, khăn phủ bàn.
D) Tiến trình bài dạy:
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
3)Bài mới: Sự cần thiết của việc trả bài, sửa lỗi để hoàn thiện kiến thức; xác định những kiến thức trọng tâm của môn ngữ văn ở THCS.
- Đề bài ( Đề của PGD)
- Đánh giá ưu, nhược điểm.
- Sửa lỗi.
4) Củng cố:
- Giáo viên nhận xét chung
- Thống kê chất lượng ( Kèm theo)
5) Hướng dẫn về nhà:
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị kiến thức chương trình Ngữ văn 9 ( SGK).
 ______________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of ngu vanm 9 2012.doc