Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Chu Văn An

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Chu Văn An

TUẦN 1 - TIẾT 1 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Lê Anh Trà

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luật, tự sự, biểu cảm.

* – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua đoạn văn cụ thể.

2. Kỹ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.

 

doc 516 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 18/8/2012
 Ngày dạy: 20 /8/2012
TUẦN 1 - TIẾT 1 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 
 Lê Anh Trà
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luật, tự sự, biểu cảm.
* – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua đoạn văn cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.
3. Thái độ.
Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác. 
4.Các kĩ năng cơ bản được giáo dục:
-Xác định giá trị bản thân từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh (kết hợp tinh hoa văn hóa truyền thống và nhân loại),xác định mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập Quốc tế.
-Giao tiếp:trình bày trao đổi về nội dung phong cách Hồ Chí Minh trong văn bản.
5. Tư tưởng HCM: - Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ HCM : sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị , thanh cao và khiêm tốn.
II.CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC:
-Động não:suy nghĩ về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh,rút ra những bài học thiết thực về lối sống cho bản thân từ tấm gương Hồ Chí Minh.
-Thảo luận nhóm:trình bày 1 phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
III – CHUẨN BỊ:
-Thầy: giáo án, SGK, TLTK, tranh về Bác
-Trò: đồ dùng học tập, vở soạn, vở ghi.
IV - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1- Ổn định tổ chức:(1 phút)
2 - Kiểm tra: (4 phút)
 	- Việc soạn bài cùa học sinh
 	- Sách vở
3- Bài mới: 
3.1.Giới thiệu bài: (1 phút)
- Giới thiệu phong cảnh, nơi làm việc, nhà sàn của Bác ở phủ chủ tịch
- Khẩu hiệu: “ Sống......theo gương Bác Hồ vĩ đại” để khẳng định tầm vóc văn hoá của Bác: nhà yêu nước, nhà cách mạng, danh nhân văn hoá thế giới- đó chính là nét đẹp của phong cách HCM.
3.2.Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
TG
Hoạt động 1:
-Gv: hướng dẫn đọc: chậm rãi, bình tĩnh, khúc chiết. 
-Giáo viên đọc đoạn đầu, gọi hs đọc tiếp, sau đó nhận xét cách đọc.
*GV treo tranh nhà sàn của Bác vả giới thiệu, hs theo dõi, quan sát
? Em hiểu gì về xuất xứ văn bản này ?
+Văn bản của Lê Anh Trà trích trong “Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong HCM và văn hoá Việt Nam” năm 1990.
?bất giác có nghĩa là gì?
+Một cách ngẫu nhiên, tự nhiên, ko dự định trước.
?Đạm bạc được hiểu như thế nào?
+Sơ sài, giản dị, không cầu kì bày vẽ
Hoạt động 2:
?Xác định thể loại và PTBĐ?
+Nghị luận ,CM
?Văn bản có thể chia làm mấy phần?
+ 3 phần:
-Từ đầu đến rất hiện đại: con đường hình thành và điều kỳ lạ của phong cách văn hoá HCM
-Tiếp đến hạ tắm ao: những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác
-Còn lại: bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá HCM
? HS đọc lại đoạn 1
?Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác như thế nào? Tìm những câu văn tiêu biểu?
+It có vị lãnh tụ nào....như Bác Hồ.Khẳng định vốn tri thức sâu rộng của Bác
?Em có nhận xét gì về cách viết trên?
+So sánh
?Bằng con đường nào Bác có được vốn sống văn hoá ấy?
+Đi nhiều, có đk tiếp xúc trực tiếp với văn hoá nhiều nước,nhiều dân tộc, nhiều vùng khác nhau trên thế giới, từ Đông sang Tây
+nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Hoa, Nga. Đó là công cụ giao tíêp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hoá trên thế giới
+Có ý thức học hỏi toàn diện, sâu sắc tới mức uyên thâm, vừa tiếp thu tinh hoa, vừa phê phán cái tiêu cực của chủ nghĩa tư bản
+Học trong công việc, trong lao động ở mọi nơi, mọi lúc.
? Vậy nhờ vào đâu mà Bác có con đường đến với vốn văn hoá như vậy?
+Học tập, lao động
?Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá HCM là gì?
+Ảnh hưởng quốc tế với văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người...rất phương Đông, rất hiện đại.
?Nghệ thuật được sử dụng ở đây là gì?
?Chỗ độc đáo nhất trong phong cách HCM là gì?
+Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, vĩ đại và bình dị, dân tộc và quốc tế.
?Tác giả dùng NT gì để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM?
*Luyện tập:
?Em hiểu thế nào là phong cách?
+ là lối sống, cung cách sinh hoạt làm việc, hoạt động ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó.
?Trái với từ truân chuyên là gi?
+nhàn nhã.
?Vậy truân chuyên là gì?
+Gian nan, vất vả, nhọc nhằn.
?Chúng ta đã được học những văn bản nào nói về cách sống giản dị của Bác?
+Đức tính giản dị của Bác Hồ.
I, Đọc và tìm hiểu chú thích:
1, Đọc
2,Tìm hiểu chú thích:
*Tác giả
Lê Anh Trà
*Tác phẩm: Phong cách HCM 1990
*Chú giải
- Bất giác
- Đạm bạc
II-Tìm hiểu văn bản:
1-Tìm hiểu chung:
a-Thể loại và phương thức biểu đạt
- Kiểu loại:nghị luận
- Lập luận chứng mimh
b-Bố cục : 3 phần
-Từ đầu đến rất hiện đại
-Tiếp đến hạ tắm ao
-Còn lại
2-Nội dung và nghệ thuật:
a-Con đường hình thành phong cách văn hoá HCM
- Vốn tri thức văn hoá của Bác rất sâu rộng
- Cách viết so sánh bao quát để khẳng định giá trị của nhận định
- Con đường:
+Bác đi nhiều nơi trên thế giới
+Nói và viết nhiều thứ tiếng
+Học hỏi toàn diện tới mức uyên thâm
+Học trong công việc
=>Vậy, phải nhờ vào sự dày công luyện tập, học hỏi suốt cuộc đời hoạt động gian truân của Bác
-Điều kì lạ trong phong cách văn hoá HCM là ảnh hưởng quốc tế-văn hoá dân tộc=> lối sống rất Việt Nam nhưng rất hiện đại.
- Nghệ thuật đối lập:cái vĩ nhân- giản dị.
-Chỗ độc đáo nhất là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại.
- NT: kể đan xen bình luận( có thể nói....HCM)
=> khắc sâu vốn tri thức văn hoá sâu rộng.
10
25
4-Củng cố: (2 phút) 
?HS đọc lại văn bản.
?HS làm bài tập TN
?Hãy chỉ ra những con đường hình thành phong cách văn hoá HCM
5- Hướng dẫn học bài ở nhà:(2 phút)
- Tìm ra vẻ đẹp phong cách HCM thể hiện trong cách sống và làm việc của Bác Hồ ( đọc kĩ đoạn 2)
- Phong cách văn hoá của Bác có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta
- Làm bài tập TN
-Đọc và soạn phần còn lại.
a&b..
 Ngày soạn: 19/8/2012
 Ngày dạy: 22/8/2012
TUẦN 1- TIẾT 2: 	PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 Lê Anh Trà
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luật, tự sự, biểu cảm.
* – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua đoạn văn cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.
3/ Thái độ.
Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác. 
4/Các kĩ năng cơ bản được giáo dục:
-Xác định giá trị bản thân từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh (kết hợp tinh hoa văn hóa truyền thống và nhân loại),xác định mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập Quốc tế.
-Giao tiếp:trình bày trao đổi về nội dung phong cách Hồ Chí Minh trong văn bản.
5. Tư tưởng HCM: - Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ HCM : sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị , thanh cao và khiêm tốn.
II.CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC:
-Động não:suy nghĩ về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh,rút ra những bài học thiết thực về lối sống cho bản thân từ tấm gương Hồ Chí Minh.
-Thảo luận nhóm:trình bày 1 phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
III – CHUẨN BỊ:
-Thầy: giáo án, SGK, TLTK, tranh về Bác
-Trò: đồ dùng học tập, vở soạn, vở ghi.
IV - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1- Ổn định tổ chức(1 phút)
2 - Kiểm tra: (4 phút)
 ? Hãy nêu và phân tích con đường hình thành phong cách văn hoá HCM?
Đáp án:	
+Đi nhiều, có đk tiếp xúc trực tiếp với văn hoá nhiều nước,nhiều dân tộc, nhiều vùng khác nhau trên thế giới, từ Đông sang Tây(2,5 đ)
+Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Hoa, Nga. Đó là công cụ giao tíêp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hoá trên thế giới(2,5 đ)
+Có ý thức học hỏi toàn diện, sâu sắc tới mức uyên thâm, vừa tiếp thu tinh hoa, vừa phê phán cái tiêu cực của chủ nghĩa tư bản(2,5 đ)
+Học trong công việc, trong lao động ở mọi nơi, mọi lúc. (2,5 đ)
3- Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài: (1 phút)
3.2.Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
TG
Hoạt động 2:
- Gọi HS đọc đoạn 2,3 trong SGK
?Phong cách sống của Bác đuợc tác giả kể và bình luận trên những mặt nào?
+nơi ở: ngôi nhà sàn độc đáo của Bác ở Hà Nội với những đồ đạc mộc mạc, đơn sơ ( trong SGK)
+Trang phục: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp.
+bữa ăn
+cuộc sống một mình....
?Em đánh giá như thế nào về cách sống giản dị, đạm bạc của Bác?
+Đây là lối sống của người có văn hoá
+Đây không phải là cách tự thần thánh hoá làm khác đời, cũng không phải là lối sống khắc khổ mà là lối sống có văn hoá đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
?Tác giả sử dụng NT gì để làm nổi bật phong cách HCM
+ Kể và bình luận, so sánh.....
?Em hiểu gì về 2 câu thơ:
“Thu ăn măng....
.........................hạ tắm ao”
+Cách ăn ở giản dị, gần gũi với cuộc sống ở làng quê 
? Đọc bài thơ hoặc kể câu chuyện nói về cách ăn ở, lối sống giản dị của Bác?
+ Tức cảnh Pác Bó
+Đức tính giản dị của Bác Hồ
?Ý nghĩa cao đẹp của phong cách HCM là gì? phong cách của Người có gì giống và khác so với các vị danh nho thời xưa?
+Phong cách của Người như một tấm gương sáng cho mỗi chúng ta học tập.
+Giống các vị danh nho: không thần thánh hoá khác đời lập dị mà là cách di dưỡng tinh thần.
+Khác: đây là cách sống của người cộng sản lão thành, 1 vị chủ tịch nước, 1linh hồn của dân tộc trong 2 cuộc kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hoạt động 3:
?Tác giả dùng nghệ thuật nào để làm nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách HCM?
+Kể ,bình
+Chọn lọc
+So sánh....
?Nêu ý nghĩa của văn bản 
+VD:Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
 Mầu quê hương bền bỉ, đậm đà
 Giọng của Người....
 Thấm từng tiếng ấm.....
 Con nghe Bác....
 Tiếng ngày ........
 (Tố Hữu)
+VD:Nơi Bác ở sàn mây, vách gió
Sáng nghe chim rừng hót sau nhà
+VD: Anh dắt em vào cõi Bác xưa
 Đường xoài hoa trắng, nắng đu đưa
 Có hồ nước lặng sôi tăm cá
 Có bưởi, cam thơm, mát bóng dừa
II.Tìm hiểu văn bản:
b-Vẻ đẹp của phong cách HCM trong cách sống và làm việc
-Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà  ... tết thật sinh động gợi cảm xúc vui sướng nhộn nhịp nơi người đọc.
? Nêu nội dung bài thơ?
 -HS đọc bài thơ.
? Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
 - Thể thơ tự do, đảo cụm từ ở câu 1 gợi cảm xúc nao nao trước bức tranh thiên nhiên mùa thu.
? Nêu nội dung bài thơ?
 - Bức tranh thiên nhiên chiều thu sinh động.
2-Bình thơ:
a-Bài thơ “Đi chợ hoa xuân”
 (Nguyễn Thăng)
 Lung linh đào thắm quất vàng
Lắng trong đôi mắt cô hàng bán hoa
 Em xinh quê ở đâu ta
Chở mùa xuân đến để mà bâng khuâng
 Nửa đi, nửa ở tần ngần
Ô hay xuân đã trào dâng khi nào
 Quê ta xuân đẹp biết bao
Long lanh ánh mắt xôn xao đất trời.
-Nghệ thuật: thơ lục bát, từ láy, hình ảnh sinh động..
-Nội dung:hình ảnh chợ hoa ngày tết hiện lên với màu sắc rực rỡ gợi không khí nhộn nhịp đầy sức sống mùa xuân. Từ đó nói lên niềm tự hào về quê hương Mê Linh, Hà Nội.
b- Bài “Chiều thu” của Đỗ Toản.
 Phúc yên chiều
 Mây giăng toả
 Vạt gió trườn qua đồi
 Lay tóc cỏ hanh hao
 Đường xà cừ ấy xanh tươi đến lạ
 Dáng em đi về
 Vòm lá vẫn xôn xao.
- Thể thơ tự do, đảo ngữ nhấn mạnh ấn tượng về vẻ đẹp của mảnh đất Phúc Yên.
-Nội dung: bài thơ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên chiều thu ấm áp lòng người.
D- Củng cố:
 -Cho hs đọc một số bài trong tập “Nhớ nguồn” của câu lạc bộ hưu trí Phúc Yên.
 - Nêu cảm xúc của em khi đọc bài thơ này?
E-Hướng dẫn học bài?
 -Học thuộc những bài thơ trên.
 -Sưu tầm những bài của quê mình
 - Đọc hiểu bài “Nhớ mãi tình quê”của Kim Hồng trong tập “Nhớ nguồn”và bài “Lá thư xuân”của Tạ Văn Hoạt ( Sóc Sơn).
Cho câu thơ sau: 
 “Ngày xuân con én đưa thoi”. 
1- Hãy chép chính xác 3 câu tiếp để hoàn thiện bức tranh xuân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (1 điểm).
3- Đoạn thơ trên sử dụng nghệ thuật nào đặc sắc? Hãy chỉ ra tác dụng (2.0 điểm)
4-Viết một đoạn văn tổng- phân –hợp khoảng 10-15 câu văn, triển khai theo nội dung đã tìm được ở câu 2. Trong đoạn văn, có sử dụng câu ghép đẳng lập (4 điểm).
1-Câu 1( 0,5 điểm):Chép chính xác 3 câu thơ tiếp:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
3-Câu 3: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của nó (1,5 điểm):
-Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình: xanh non của đồng cỏ, màu trắng của hoa lê, ánh sáng hồng của trời xuân.
-Nhân hóa ẩn dụ: Ngày xuân con én đưa thoi =>gợi tả thời gian đẹp, tươi sáng của mùa xuân trôi rất nhanh, đã sang tháng ba nhằm diễn tả cảm xúc tiếc nuối của nhân vật trữ tình.
-Nghệ thuật phối sắc tài tình của Nguyễn Du: màu xanh của cỏ non, màu trắng của hoa lê là hai nét vẽ chủ đạo làm nên bức tranh xuân đặc sắc, rất riêng trong thơ Nguyễn Du.
4-Câu 4: Viết được đoạn văn tổng- phân- hợp có độ dài từ 10 đến 15 câu văn, phân tích được giá trị nghệ thuật đặc sắc, có câu chủ đề, có phần kết luận đánh giá của người viết về bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du. Đoạn văn có dung một câu ghép đẳng lập, có gạch chân.
-Bốn câu thơ trên đã gợi tả khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng, nguyên khôi, tinh khiết của mùa xuân. 
-Hai câu thơ đầu vừa nói thời gian vừa gợi không gian. Hình ảnh ẩn dụ nhân hóa“con én đưa thoi” gợi tả ngày xuân thấm thoát trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân những cánh én vẫn rộn rang bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng. Hai chữ “thiều quang” chỉ ánh sáng hồng, tươi đẹp làm nổi bật bức tranh sinh động của mùa xuân.
-Hai câu cuối đã khắc họa bức tranh tuyệt đẹp: “Cỏ non..hoa”. Với bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình, Nguyễn Du vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp bằng ngôn từ hết sức đặc sắc. Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bong hoa lê trắng. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non) khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại.
-Câu ghép: Có thể nói, hai câu thơ đầu gợi tả thời gian, không gian của mùa xuân còn hai câu thơ cuối lại vẽ nên một bức họa tuyệt tác về mùa xuân. Đó chính là ngòi bút tài tình của cụ Nguyễn Du để lại cho đời.
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
1-Đề bài: Kể về một cuộc gặp gỡ với anh bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12). Trong buổi gặp gỡ đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
2-Đáp án- thang điểm.
a-Mở bài: (1,5 đ)
-Giới thiệu tình huống truyện: Nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, trường tôi có tổ chức mít tinh chào mừng, ca ngợi tôn vinh những người lính Cụ Hồ qua cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Trong buổi lễ, chúng tôi được gặp gỡ và nghe ông cựu chiến binh nói về tình yêu quê hương đất nước của người lính năm xưa đã trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 
-Lời phát biểu của em: Thật vinh dự và tự hào nói lời tri ân về người lính, em đại diện cho gần bốn trăm bạn học sinh trong trường phát biểu cảm nghĩ của mình về truyền thống yêu nước của cha ông ta ngày trước đã một thời máu lửa xông pha. Và đã làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.
b-Thân bài (7 đ):
- Trình bày diễn biến cuộc gặp gỡ đó với anh bộ đội Cụ Hồ và phát biểu những suy nghĩ của thế hệ trẻ về thế hệ cha anh hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
*Diễn biến:
-Buổi sáng hôm ấy, chúng tôi đến trường từ rất sớm. Cô tổng đội tập hợp học sinh thành những hàng dài thẳng tắp, nghiêm trang chào cờ. Trong không khí trang nghiêm, dường như tâm trạng của ai cũng hồi hộp, xúc động chuẩn bị được đón nhận những tình cảm của người lính năm xưa. Mở đầu buổi gặp gỡ, thầy hiệu trưởng giới thiệu ông cựu chiến binh về dự, cả trường hưởng ứng nhiệt liệt. Sau đó, chúng tôi được nghe người lính năm xưa –người đã một thời trực tiếp cầm súng chiến đấu -ôn lại những chiến công lững lẫy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Giọng ông kể rành mạch, dõng dạc về trận đánh ở núi rừng Trường Sơn trong một đêm mưa rừng tầm tã. Khi kể đến đây, tôi thấy ông xúc động, lặng im một hồi lâu, rồi đưa tay vào túi lấy chiếc mùi soa lau nước mắt. Khuôn mặt đã từng phải nếm trải cái nắng, cái gió của núi rừng Tây nguyên và súng đạn của quân thù bây giờ đang hiện lên những nếp nhăn xô lại, trông rất đáng thương. Thì ra, trong trận ấy, biết bao đồng đội của ông đã nằm lại chiến trường. Trong số ấy, có người để lại mẹ già không nơi nương tựa, và có người còn lại vợ trẻ, con thơTôi quay lại phía sau thấy tất cả đều im lặng, xúc động, còn tôi, trên khuôn mặt đọng lại giọt nước mắt trên khóe mi. Giá như chúng ta được sống trong hòa bình? Giá như cha ông ta không bị tổn thương mất mát hi sinh? Và dân tộc ta không phải chịu cảnh chia li tang tóc đau thương? Hàng loạt câu hỏi trong đầu tôi nén lại cảm xúc trong lòng.
+ Tiếp theo, ông kể về những binh đoàn vận tải Trường Sơn tiếp viện tiền tuyến về lương thực, thực phẩm, thuốc men, quân trang, súng đạnđã băng qua suối sâu, vực thẳm, đèo cao. Và đặc biệt là họ phải qua những mưa bom bão đạn của quân thù. Ấy thế mà họ không hề chùn bước. Thậm chí còn băng qua tất cả để làm nên chiến thắng. Kể đến đây, tôi thấy khuôn mặt ông rạng rỡ hẳn lên, nụ cười trên môi người lính thật đáng tự hào biết bao. Đến đây, em hiểu đã có lần bà em kể cho nghe về những cô gái thanh niên xung phong vừa phá bom vừa cất cao tiếng hát. Đó là tiếng hát át tiếng bom. Tinh thần ấy của những người lính được thể hiện qua lời kể của ông cựu chiến binh làm cho chúng em xúc động, ngưỡng mộ, rất đáng tự hào. Phải chẳng, lúc ấy, với họ, tiếng hát vang động núi rừng xua đi những không khí bàng hoàng của bom đạn, máu lửa, hiểm nguy.
-Cuối cùng, ông kể về tình đoàn kết gắn bó keo sơn của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Có những đêm phải vượt qua chuông, qua suối hết sức nguy hiểm mà trên lưng họ là cả những bao đạn, thuốc men..
-Cảm xúc của em qua bài phát biểu: Sau lời kể của ông cựu chiến binh là lời phát biểu cảm nghĩ của em về thế hệ cha anh. Em vô cùng xúc động và cảm kích một thế hệ đã từng hi sinh cho Tổ quốc.
c-Kết luận: Ấn tượng của em qua buổi được dự mít tinh ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam: Cuối cùng thầy hiệu trưởng nói lời cảm ơn về buổi nói chuyện hôm nay của ông cựu chiến binh. Buổi gặp gỡ ấy làm cho em càng khâm phục tự hào về thế hệ cha anh.
D-Củng cố:
-GV nhận xét giờ kiểm tra.
-Thu bài
E-Hướng dẫn học bài:
-Ôn lại kiểu bài tự sự có đan xen yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận.
HoẠT động của thầy và trò
Nội dung
TG
?Hãy tìm phương ngữ em đang sử dụng hoặc một phương ngữ mà em biết những từ ngữ?
 -Bắc
 -Trung
 -Nam....
 ?Tìm những từ đồng nghĩa nhưng khác âm với các phương ngữ khác?
 -Hs kẻ bảng.
VD: bố -ba,,
?Tìm từ ngữ theo mẫu?
?Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
 -Do điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng quê.
 -Các từ ngữ địa phương “độc nhất vô nhị”
?Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào ở trường hợp b và cách hiểu nào ở trường hợp c được coi là ngôn ngữ toàn dân?
 -Không có từ ngữ nào.
?Chỉ ra những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ? Cho biết đó là từ địa phương nào?
 -Nam bộ.
1-Bài tập 1:
 *Mẫu b:phương ngữ đang sử dụng.
Bắc
Trung
Nam
- Cá quả
-Lợn
-Ngã
-Cá tràu
-Heo
-Bổ
-Cá lóc
-Heo
-Té
*Mẫu c:đồng nghĩa nhưng khác âm với các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
Bắc
Trung
Nam
-Bố
-Mẹ
-Giả vờ
-Vào
-Đi đâu
-Bát
-Ba(Bọ)
-Mạ
-Giã –tò
-mô
-Đi mô
-Tô
-Ba(tía)
-Má
-Giã đò
-vô
-Đi vô
-chén.
*Mẫu d:đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
Bắc
Trung
Nam
-Hòm (đựng đồ)
-Trái (tay trái)
Hòm(quan tài)
-Trái 
( quả)
Hòm (quan tài)
-Trái
(quả)
2-Bài 2:
a-Do điều kiện tự nhiên, địa lí,khí hậu,thổ nhưỡng ở mỗi địa phương trên đất nước ta là rất khác biệt nhau.Do đó có những sự vật hiện tượng có ở địa phương này nhưng không có ở địa phương khác.Vì vậy có những từ ngữ gọi tên sự vật, hiện tượng chỉ có ở một địa phương nhất định.
b-Các từ ngữ địa phương “độc nhất vô nhị” ấy chứng tỏ tính đa dạng phong phú về tự nhiên và xã hội trên đất nước ta.
3-Bài 3:
-Không có từ ngữ nào trong hai mục trên được coi là thuộc về ngôn ngữ của toàn dân đã có những từ ngữ có nghĩa tương đương.
4-Bài 4:
-Rứa, nờ, chi, tui, cớ răng, nói cứ,mụ..=> Nam bộ.
4 -Củng cố: (2 phút)
 -GV khái quát toàn bài.
 -Tìm một số từ mà em biết ở các miền nước ta.
VD:
Bắc
Trung
Nam
-Lạc
-Vừng
-Trứng
-Đậu phộng
-Mè
-Hột
-Đậu phộng
-Mè
-Hột...
5-Hướng dẫn học bài: (2 phút)
 -Sưu tầm một số từ địa phương mà em biết ở các vùng miền nước ta.
 -Ôn tập phần Tiếng Việt chuẩn bị kiểm tra h

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 9Thoi Sopai Kbang.doc