Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 1

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 1

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Lờ Anh Trà

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.

- ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng:

- - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

3. Thái độ:

-Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập theo gương Bác.

B. Chuẩn bị:

1. GV:Giáo án, một số mẩu chuyện, đoạn thơ về Bác Hồ.

2. HS: Đọc bài, soạn bài, nhớ lại một số khái niệm về văn bản nhật dụng và những tác phẩm của Bác

C. Phương pháp:

- Đọc diễn cảm, bình giảng, nêu vấn đề.

D. Tiến trình các hoạt động

* ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết:1
Ngày soạn:18/ 08/2011
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 Lờ Anh Trà
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.
- ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng:
- - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ:
-Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập theo gương Bác.
B. Chuẩn bị:
1. GV:Giáo án, một số mẩu chuyện, đoạn thơ về Bác Hồ.
2. HS: Đọc bài, soạn bài, nhớ lại một số khái niệm về văn bản nhật dụng và những tác phẩm của Bác 
C. Phương pháp:
- Đọc diễn cảm, bình giảng, nêu vấn đề.
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1:. Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích mà chúng ta tìm hiểu sẽ phần nào lời câu hỏi đó
HĐ 2: I.Giới thiệu chung
? Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm? 
HĐ 3 : II.Đọc hiểu văn bản
? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? 
? Văn bản này thuộc kiểu loại văn bản nào? 
? Nêu yêu cầu đọc văn bản? 
GV đọc mẫu, gọi 1, 2 học sinh đọc, nhận xét, sửa.
 ? Bài văn có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? 
? Em biết danh hiệu cao quý nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá? 
? Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? 
? Bằng sự hiểu biết của bản thân, hãy bổ sung thêm những hiểu biết của em về vốn tri thức văn hóa của Bác? 
(Nêu các tác phẩm văn học: NKTT, Bản án..., Vi hành...; chủ bút tờ báo Người cùng khổ)
? Từ hoàn cảnh nào Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy? 
(HS thảo luận 2 câu hỏi trên)
? Nêu một số ví dụ về việc học tập của Bác (khi làm phụ bếp trên tàu La –tu-sơ, Bác đã tranh thủ học khi làm việc..., khi mới học làm báo...)
? Sự tiếp nhận văn hoá ở Hồ Chí Minh có gì đặc biệt? 
GV mở rộng: đây là cái mới của Bác, trong hoàn cảnh lịch sử thời kì này không ít người đã bài xích văn hóa ngoại lai.
? Tác giả đã khái quát vẻ đẹp phong cách văn hoá Hồ Chí Minh ntn? 
? Em hiểu như thế nào về sự nhào nặn của hai nguồn văn hóa quốc tế và dân tộc ở Bác
Cái độc đáo kì lạ nhất trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa những phong cách rất khác nhau, thống nhất trong một con người: đó là truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Một mặt tinh hoa Lạc Hồng hun đúc nên Người, mặt khác tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên văn hóa của Người.
? ở phần một, để làm rõ đặc điểm phong cách văn hóa của Bác, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào ? 
? Qua đây, em hiểu gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh ? 
? Phương pháp thuyết minh mang lại hiệu quả gì cho bài viết này ? 
? Em học tập được gì ở nét đẹp văn hóa của Hồ Chí Minh ?
I.Giới thiệu chung.
1.Tác giả:
Lờ Anh Trà 1927- 1999
Quờ quỏn: xó Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngói
Dõn tộc: Kinh
Đảng viờn Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vị: Tiến sĩ
Năm được phong PGS: 1984
Năm được phong GS: 1991
2.Tác phẩm: Trích từ tập: “ Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị’’
II.Đọc hiểu văn bản
1.Đọc
-Thuyết minh
-Nhật dụng
=> rõ ràng, âm vang, tự hào, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả nét đẹp văn hóa của Bác.
-Chú thích:Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số chú thích khó.
-Bố cục: 2 phần
-Phần 1:Từ đầu đến "hiện đại":
	Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
-Phần 2: Vẻ đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
4.Phân tích:
a. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
-Hồ Chí Minh: Danh nhân văn hoá thế giới (UNEESCO:1990)
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Người:
+ Đi qua nhiều nơi
+ Tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông đến phương Tây
+ Hiểu biết sâu rộng văn hoá các nước á, Âu, Phi, Mĩ
+ Nói được nhiều ngoại ngữ
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài).
 + Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau), học hỏi ở mọi lúc, mọi nơi.
 + Có ý thức học hỏi và tìm hiểu đến mức sâu sắc, uyên thâm.
 + Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài và biết phê phán những hạn chế của CNTB.
Kết hợp:
Phương Đông + mới, hiện đại
truyền thống hiện đại
dân tộc nhân loại
=>Có sự đan xen, kết hợp, bổ sung tạo hai nguồn văn hóa nhân loại – dân tộc trong tri thức Hồ Chí Minh.
-Liệt kê, so sánh, biện luận.
-Đó là vẻ đẹp văn hóa của một con người có hiểu biết sâu rộng, uyên thâm, ham học hỏi, biết tiếp thu, chọn lọc những cái đẹp, cái tốt, kết hợp hài hòa các phong cách văn hóa.
-Đảm bảo tính khách quan, làm rõ nội dung trình bày.
-Học sinh thảo luận.
* Củng cố:
 -Qua phần 1 em rút ra bài học gì về cách tích luỹ vồn tri trức văn hoá cho bản thân mình ? 
Học sinh: + Có năng lực văn hoá 
 + Có ý thức tiếp thu chọn lọc 
 + Học ngoại ngữ...
* Hướng dẫn về nhà
-Học sinh nắm nội dung bài 
- Chuẩn bị phần tiếp theo, chú ý cắt nghĩa được:
	Lối sống của Bác: 
	+ Kết hợp giữa giản dị – thanh cao.
	+ Bình dị rất Việt Nam – vĩ đại.
	+ Truyền thống và hiện đại.
Tuần: 1
Tiết:2
Ngày soạn:18/08/ 2011
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 Lờ Anh Trà
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.
- ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng:
- - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ:
-Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập theo gương Bác.
B. Chuẩn bị:
1. GV:Giáo án, một số mẩu chuyện, đoạn thơ về Bác Hồ.
2. HS: Đọc bài, soạn bài, nhớ lại một số khái niệm về văn bản nhật dụng và những tác phẩm của Bác 
C. Phương pháp:
- Đọc diễn cảm, bình giảng, nêu vấn đề.
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam,
 rất phương đông của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
được biểu hiện như thế nào? 
Học sinh thảo luận nhóm câu hỏi trên
Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận 
Giáo viên cho học sinh quan sát các tranh ảnh.
? Hãy nhận xét về phương pháp thuyết minh ở đoạn này? 
? Từ cách thuyết minh trên em hãy nhận xét về phong cách sống của Bác? (chú ý lúc này Bác đã là chủ tịch nước)
? Qua đó gợi lên trong em tình cảm ntn khi nghĩ về Bác? - HS tự bộc lộ(cảm phục, thương mến, ngưỡng mộ...)
? Sự cảm phục thương mến đó gợi lên nhiều nhất từ chi tiết nào? -HS tự bộc lộ.
? Tìm thêm VD khác về lối sống giản dị của Bác? -Tát nước với đồng bào, làm ruộng, trò chuyện...
-Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ, đậm đà
Bác ngồi đó ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông thanh thản một vùng trời
-Bác từng nói: Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc: nước nhà được độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành; còn về phần tôi chỉ một căn nhà lá đơn sơ hàng ngày làm vườn thả cá, trò chuyện với các cụ già.
? Từ những ví dụ trên, từ những lời nói của Bác em hiểu thêm gì về ý nghĩa sự giản dị của Bác ? 
? Cuối văn bản tác giả sử dụng phương pháp thuyết minh nào? 
? Phương pháp thuyết minh này mang lại hiệu quả gì cho đoạn văn? 
? Tác giả bình luận như thế nào về phong cách giản dị của Bác? 
? Em hiểu thế nào về lời bình luận đó? 
(Bác không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân, không tự đề cao mình, không đặt mình lên mọi sự thông thường. Với Bác cái đẹp là cái giản dị)
? Nêu nhận xét về nghệ thuật ở phần 2? 
GV: Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới.nhiều người đã nói,đã viết...Nhưng tác giả đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.
? Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác
? Tình cảm của em đối với Bác Hồ ? 
? Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ? 
? Em hiểu từ “ Phong cách ” trong Phong cách Hồ Chí Minh nghĩa là gì ? 
HS khoanh tròn vào phương án đúng:A
? Từ cách hiểu ở BT1 em hãy so sánh một vài điểm khác về nội dung của văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh "đối với văn bản 
"Đức tính giản dị của Bác Hồ " đã học ở lớp 
b. Vẻ đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
+Nơi ở và làm việc đơn sơ.
 Nhà sàn nhỏ,vẻn vẹn vài phòng
 Đồ đạc mộc mạc 
+ Trang phục giản dị: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp...
+ Tư trang ít ỏi: va li con, vài vật kỉ niệm..
+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc..
=>Thuyết minh: liệt kê xen bình luận
=>Phong cách sống giản dị, dân dã,trong sáng, thanh cao
+ Là lối sống thanh cao,sang trọng.
- Không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo.
-Không phải tự thần thánh hoá..
-Nơi Bác ở sàn mây vách gió
Sáng nghe chim rừng hót sau nhà
Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
-Đó là sự giản dị của một con người hết lòng vì dân vì nước.
-Phương pháp thuyết minh so sánh:
+So sánh Bác với lãnh tụ các nước khác
+So sánh Bác với các vị hiền triết xưa.
=>Nêu bật phong cách sống giản dị, thể hiện niềm cảm phục tự hào về Bác của người viết về Bác.
-Cách sống không tự thần thánh hóa, là một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống.
-Học sinh tự bộc lộ.
(Học sinh cần rèn luyện lối sống giản dị, tránh lối sống hưởng thụ hoang phí...)
*Nghệ thuật 
 +Liệt kê.
+ So sánh, đối lập.
+ Bình luận..
+..
=> Thanh cao, giản dị
* HS tự bộc lộ tình cảm đối với Bác: 
 Kính yêu, cảm phục 
3. Tổng kết 
* Ghi nhớ: SGK 
4. Luyện tập.
BT1: ''Phong cách ''
A.Lối sống, cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó.
B. Đặc điểm có tính hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại.
 C. Dạng ngôn ngữ sử dụng theo yêu cầu chức năng điển hình nào đó,khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp.
D.Cả A,B,C đều đúng.
 BT2. 
 HS tự bộc lộ.
* Củng cố:
? Từ văn bản này em học tập được gì khi viết văn bản thuyết minh ? - Nắm được nội dung bài? (khi viết có thể dùng phép liệt kê, so sánh kết hợp với bình luận)
* Hướng dẫn về nhà
-Học bài
-Soạn bài: “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” – 2 tiết
- C ... ừa từ -> không đúng phương châm về lượng => rườm rà không khoa học. 
II. Phương châm về chất.
 1. Ví dụ.
-Quả bí to bằng cái nhà.
-Cái nồi đồng to bằng đình làng.
=> nói sai sự thật, khoác lác.
-Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thực.
-Trong giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
+Nếu nói điều mình phỏng đoán thì phải báo cho người nghe biết rằng tính xác thực của điều đó chưa được kiểm chứng ( thêm từ ngữ: hình như, em nghĩ là...)
3. Kết luận: (Ghi nhớ SGK tr 9)
 - Khi giao tiếp, đừng nói những điều:
+Mình không tin là đúng.
+ Không có bằng chứng xác thực.
III. Luyện tập 
 BT2 
a.Nói có sách, mách có chứng.
b.Nói dối.
c. Nói mò.
d.Nói nhăng, nói cuội.
e.Nói trạng 
* Phương châm về chất.
-Tuân thủ: a
-Không tuân thủ: b,c,d,e.
BT3.
* Với các câu hỏi "Rồi có nuôi được không "? người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng ( hỏi một điều rất thừa vì nếu không nuôi được thì sao còn bố để sinh ra người con đang giao tiếp ấy)
BT4.
a => đây là những cụm từ đan xen trong giao tiếp khi người nói chưa chắc chắn về vấn đề mình nói ( phương châm về chất) => thể hiện sự lịch sự, ôn tồn, hòa nhã.
b. => đây là những cụm từ dùng đan xen khi người nói, người viết không muốn trình bày lại vấn đề đã nói và viết để tránh trùng lặp ( phương châm về lượng). Giáo viên liên hệ khi viết văn
*Bài tập sáng tạo : Viết một đoạn hội thoại có lỗi về phương châm hội thoại ? Chỉ ra lỗi về phương châm hội thoại nào ?
* Củng cố:
- Nhấn mạnh nội dung bài học.
* Hướng dẫn về nhà
-Hoàn thiện bài tập.
-Chuẩn bị bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Tuần: 1
Tiết:4
Ngày soạn: 18/08/ 2011
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- VB thuyết minh và các PP thuyết minh thường dùng.
- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong van bản thuyết minh.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
3. Thái độ:
- Tích cực sửn dụng nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 
B. Chuẩn bị:
1. GV: Giáo án, bảng phụ
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: 
- Văn bản thuyết minh là gì, mục đích của chúng ? 
- Cho biết các phương pháp thuyết minh thường dùng ? 
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1:? Văn bản thuyết minh là gì? 
- Bảng phụ ghi khái niệm văn bản thuyết minh
? Văn bản thuyết minh viết ra nhằm mục đích gì? 
? Hãy kể một số phương pháp thuyết minh thường dùng đã học? 
? Đọc văn bản trong SGK 
? Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào ? 
? Sự kì lạ của Hạ Long, theo tác giả thể hiện nhiều ở điểm nào? 
? Vấn đề này có dễ thuyết minh không ? 
? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không ? 
? Văn bản đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu? 
? Chỉ rõ tác giả đã liệt kê những gì? 
? Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê đã nêu được "sự kì lạ" của Hạ Long chưa? 
? Ngoài ra tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong khi thuyết minh? Chỉ rõ những biện pháp nghệ thuật ấy? 
? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy? 
 Như vậy, ngoài sử dụng các biện pháp thuyết minh đã học, khi viết văn bản thuyết minh ta còn có thể sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? 
? Có phải mọi văn bản đều có thể sử dụng kết hợp với các biện pháp nghệ thuật không? 
HĐ 2: Luyện tập
? Đọc văn bản " Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh " 
VB
GV: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 3 câu hỏi a,b,c trong SGK.
GV+HS nhận xét, bổ sung.
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 1. Ôn tập văn bản thuyết minh.
-Khái niệm: Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
-Mục đích: nhằm cung cấp tri thức (hiểu biết) khách quan về những sự vật, hiện tượng, vấn đề...được chọn làm đối tượng để thuyết minh.
-Một số phương pháp: định nghĩa, ví dụ, liệt kê, dùng số liệu, phân loại, so sánh...
 2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
a. Ví dụ: Văn bản “ Hạ Long đá và nước” tr 12.
b. Nhận xét:
 - Văn bản thuyết minh về “Sự kì lạ của Hạ Long "
-Đá và nước 
-> Vấn đề khó: + Đối tượng trừu tượng 
 + Ngoài việc thuyết minh còn phải truyền được cảm xúc và sự thích thú đến người đọc.
 -Văn bản đã cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng.
- Phương pháp thuyết minh: liệt kê.
 Hạ Long có nhiều nước.
 Nhiều đảo 
 Nhiều hang động.
-Các biện pháp nghệ thuật:
	+So sánh: thuyền mỏng như lá tre...
	+NT miêu tả: dùng nhiều từ ngữ, hình ảnh sinh động.
	+Nhân hóa: Thập loại chúng sinh đá...
	+ ẩn dụ: Thiên nhiên vô tri-> con người triết lí " trên thế gian này, chẳng có gì là vô tri cả.Cho đến cả đá "
	+ Liên tưởng, tưởng tượng 
-Các biện pháp nghệ thuật sử dụng thích hợp góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
Tác dụng :Bài văn thuyết minh rõ về đặc điểm đối tượng, sinh động hấp dẫn,
 3. Kết luận (Ghi nhớ)
- Một số biện pháp nghệ thuật.
- Tác dụng...
*Lưu ý : Không phải văn bản thuyết minh nào cũng có thể tùy tiện sử dụng các yếu tố nghệ thuật. Ví dụ : Như SGK, các mục trong từ điển
-Có thể vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào những bài thuyết minh có tính chất phổ cập kiến thức, tính chất văn học. Ví dụ : thuyết minh đồ dùng, loài vật, cây cối
-Biện pháp nghệ thuật chỉ có tác dụng phụ trợ làm cho văn bản thuyết minh dễ nhớ, hấp dẫn nhưng không thay thế được bản thân sự thuyết minh.
II. Luyện tập.
BT1: Văn bản:" Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh"
a.- trên có tính chất thuyết minh => là một văn bản thuyết minh.
-Tính chất ấy thể hiện ở chỗ :đã cung cấp tri thức khách quan về họ nhà ruồi : tính chất chung về họ, giống, loài ; các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể ; thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh.
- Phương pháp thuyết minh.
+ Định nghĩa: Thuộc họ côn trùng.
+ Phân loại: Các loài ruồi.
+Số liệu: Số vi khuẩn...
+Liệt kê: Mắt lưới,chân tiết ra chất dính....
b.Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng :
-Nghệ thuật hư cấu : kể chuyện
-Nghệ thuật nhân hóa : xưng hô
-Có tình tiết diễn biến lôgic hợp lí.
+Điểm đặc biệt :
- Hình thức: Tường thuật một phiên toà.
- Nội dung: Truyện kể về loài ruồi.
Yếu tố thuyết minh và nghệ thuật kết hợp chặt chẽ.
+ Biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá, có tình tiết,kể chuyện,miêu tả, ẩn dụ...
c.Tác dụng: gây hứng thú cho người đọc, tuyên truyền kiến thức mà không khô khan. Các biện pháp nghệ thuật không gây ảnh hưởng đến việc tiếp nhận nội dung văn bản thuyết minh.
* Củng cố:
-Đọc lại ghi nhớ
* Hướng dẫn về nhà
Học SGK
	-Làm bài tập 2, chuẩn bị luyện tập.
Tuần: 1
Tiết:5
Ngày soạn: 18/08/ 2011
Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản thuyết minh.
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu của dề bài thuyết minh một đồ dùng cụ thể.
- Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh có sd biện pháp nghệ thuật về một đồ dùng.
3. Thái độ
- Tích cực luyện tập.
B. Chuẩn bị:
1. GV:Giáo án
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp:
Nêu vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
? Để bài văn thuyết minh thêm hấp dẫn người viết cần làm như thế nào ?
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1:
? Nhắc lại các bước tạo lập văn bản? 
? Theo yêu cầu đề, ta cần làm theo thể loại nào? 
? Đối tượng thuyết minh là gì? 
? Nội dung cần thuyết minh? 
? Khi thuyết minh có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào
Giáo viên chia lớp làm hai nhóm:
+Nhóm 1: TM cái quạt
+Nhóm 2: TM cái nón
GV điều hành các công việc của lớp.
Gv hướng HS khai thác được các ý.
? Nêu các biện pháp nghệ thuật thông thường có thể sử dụng cho bài văn ? 
? Các ý cần thiết phải có ? 
GV nhận xét chung.
GV hướng dẫn HS lập dàn ý.
Bảng phụ ghi dàn ý bài văn
GV gọi 2 học sinh đọc đoạn mở bài.
HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, góp ý.
Đề bài: Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.
*Tìm hiểu đề:
-Thể loại: TM
-Đối tượng: một trong bốn đồ vật (quạt, bút,...)
*Tìm ý:
-Nội dung:
+Lịch sử, nguồn gốc đồ vật
+Đặc điểm cấu tạo, chủng loại, hình dáng...
+Giá trị công dụng.
+Cách bảo quản.
-Nghệ thuật: sử dụng nghệ thuật nhân hóa, kể chuyện, tự thuật, dẫn thơ văn...
*Lập dàn ý: Dựa trên cơ sở phần tìm ý lập dàn ý 3 phần: MB – TB – KB
*Viết bài:
1. Thuyết minh về cái quạt
- HS trong nhóm đã chuẩn bị đề bài này trình bày dàn ý,dự kiến cách sử dụng biện pháp nghệ thuật.
 -Một số HS đọc đoạn mở bài.
 + Sự vật tự thuật về mình.
-Sáng tạo một câu chuyện nào đó.
- Phỏng vấn các loại quạt.
- Thăm một nhà sưu tập các loại quạt.
- Định nghĩa quạt là một dụng cụ như thế nào.
 -Họ nhà quạt đông đúc và có nhiều loại quạt như thế nào.
-Mỗi loại có công dụng và cấu tạo như thế nào,cách bảo quản ra sao.
-Gặp người biết bảo quản hoặc ở công sở thì số phận quạt như thế nào.
-Quạt thóc ở nông thôn như thế nào.
-Quạt có vẽ tranh,đề thơ lên để làm kỉ niệm như thế nào.
2. Thuyết minh chiếc nón.
 Dàn ý: ( HS thảo luận, xây dựng )
a.MB: Giới thiệu chung về chiếc nón.
b.Thân bài:
-Lịch sử chiếc nón.
- Cấu tạo chiếc nón.
- Quy trình làm ra chiếc nón.
-Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón.
c. Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón thời hiện đại.
 +HS trình bày đoạn mở bài 
VD1: Là người Việt Nam, ai chẳng biết chiếc nón trắng quen thuộc.Mẹ đội chiếc nón ra đồng nhổ mạ, cấy lúa...Chị đội nón trắng đi chợ, chèo đò...Em đi học cũng luôn mang theo che mưa, che nắng...Chiếc nón quen thuộc là thế. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: Nó ra đời từ bao giờ, được làm như thế nào, giá trị của nó ra sao? ....
VD2: Chiếc nón trắng Việt Nam không chỉ để che mưa, che nắng, nó là một nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam " Qua đình ngả nón trông đình, đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu".Vì sao chiếc nón được yêu quí và trân trọng như vậy, xin hãy cùng tôi tìm hiểu về nó ...
* Củng cố:
Bài Thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đòi hỏi người làm phải có kiến thức và có sáng kiến tìm cách thuyết minh cho sinh động, dí dỏm.
* Hướng dẫn về nhà
-Về nhà: Tổ 1+2 tự hoàn thiện một đoạn thân bài " thuyết minh cái bỳt bi "
 Tổ 3+4 tự hoàn thiện một đoạn thân bài " thuyết minh cái kéo "
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình 
 Ngày 22 tháng 08 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 1.doc