Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 23

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 23

LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

(LUYỆN TẬP)

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức,

- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.

- Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản.

- Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.

3. Thái độ:

- Vận dụng làm bài tập

B. Chuẩn bị:

1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo

Bảng phụ ghi nội dung bài 1

2. HS: Chuẩn bị bài

C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

Nêu vấn đề, Vấn đáp tái hiện, giải thích - minh họa, giảng bỡnh, thảo luận nhúm.

D. Tiến trình các hoạt động

* ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn?

- Cách liên kết câu, đoạn văn ?

- Trình bày bài tập 2 SGK tr44?

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23
Tiết: 111
Ngày soạn: 30 / 01 /2012
liên kết câu và liên kết đoạn văn
(Luyện tập) 
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức,
- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản.
- Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.
3. Thái độ:
- Vận dụng làm bài tập
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
Bảng phụ ghi nội dung bài 1
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện, giải thớch - minh họa, giảng bỡnh, thảo luận nhúm..
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn?
- Cách liên kết câu, đoạn văn ?
- Trình bày bài tập 2 SGK tr44?
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1: Luyện tập
-HS đọc bài tập sgk.
- Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau?
( Bảng phụ )
-HS lên bảng làm bài tập 2.
- Tìm trong 2 câu dưới đây những cặp từ trái nghĩa phân biệt đặc điểm của thời gian vật lí với đặc điểm của thời gian tâm lí, giúp cho 2 câu ấy liên kết chặt chẽ với nhau.
-HS làm bài tập 3, chỉ rõ lỗi trong câu.
-Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa các lỗi ấy.
* Giáo viên nêu ví dụ mẫu. Yêu cầu học sinh viết và trình bày, học sinh khác nhận xét.
* Giáo viên đánh giá.
* Gọi học sinh đọc bài tập 4.
-HS làm bài tập 4, chỉ rõ lỗi trong đoạn.
- Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích dưới đây?
GV nhận xét
Cho điểm
1. Bài tập 1:
a. - Trường học - trường học (lặp, liên kết câu)
- ''Như thế'' thay thế cho câu cuối ở đoạn trước.
b. - Văn nghệ - văn nghệ (thế, liên kết đoạn văn). ( lặp, liên kết câu)
c. -t - t- t; con người - con người - con người (lặp, liên kết câu)
d. yếu đuối - mạnh, hiền lành - ác (trái nghĩa)
2. Bài tập 2:
+Các cặp từ trái nghĩa: (t) vật lí - (t) tâm lí, vô hình - hữu hình; giá lạnh - nóng bỏng, thẳng tắp - hình tròn, đều đặn - lúc nhanh lúc chậm.
3. Bài tập 3:
a. - Lỗi về liên kết nội dung: các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
- Chữa: thêm một số từ ngữ hoặc câu để thiết lập liên kết chủ đề giữa các câu.
VD: ''Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
b. Lỗi về liên kết nội dung: trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí.
- Chữa: thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2 để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện.
VD: Suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm quần quật...
4. Bài tập 4:
a. Lỗi dùng từ ở C2, C3 không thống nhất.
Cách sửa: thay đại từ ''nó'' bằng đại từ ''chúng''
b. Lỗi: Từ ''văn phòng'' và từ ''hội trường'' không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này.
Cách sửa: Thay từ ''hội trường'' ở câu 2 bằng từ ''văn phòng''.
Bài 5:
-HS viết đoạn văn có dùng phép liên kết câu, đoạn văn
-HS trình bày
-Nhận xét
* Củng cố:
- Nhắc lại phần ghi nhớ của bài.
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc ghi nhớ.
- Ôn lại khái niệm liên kết câu, liên kết đoạn, cách liên kết.
- Viết đoạn văn ( chủ đề tự chọn) có sử dụng liên kết câu, đoạn văn
Tuần: 23
Tiết: 112
Ngày soạn: 30 / 1 /2012
Hướng dẫn đọc thêm: Con cò
 ( Chế Lan Viên)
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức :
Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.
- Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng
3. Thái độ:
- Nghiêm túc học tập.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
- Chân dung tác giả Chế Lan Viên
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não, Vấn đỏp tỏi hiện, giải thớch - minh họa, giảng bỡnh, thảo luận nhúm..
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: -Nêu khái quát nhhững nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten?
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
?Nêu vài nét về nhà thơ Chế Lan Viên ?
-HS phát biểu
*GV bổ sung: Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong xây dựng hình ảnh thơ. Hình ảnh trong thơ ông đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng tượng, nhiều bất ngờ kì thú.
*GV giới thiệu chân dung Chế Lan Viên và sáng tác tiêu biểu của ông.
-Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm ?
I.Vài nét về tác giả,tácphẩm
1.Tác giả : Chế Lan Viên(1920-1989)
+ Là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có những đóng góp quan trọng trong thơ ca dân tộc thế kỉ XX.
+ Phong cách thơ rõ nét, độc đáo: suy tưởng, triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
2.Tác phẩm:
- Bài thơ con cò được sáng tác năm 1962 in trong tập Hoa ngày thường - chim báo bão 1967 của Chế Lan Viên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
*GV hướng dẫn đọc : Bài thơ được viết theo thể tự do, các câu thơ dài ngắn không đều, nhịp điệu biến đổi và có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với lời hát ru, khi đọc cần chú ý thể hiện đúng nhịp điệu từng câu, đoạn ; mỗi đoạn thường bắt đầu bằng những câu thơ có nhịp điệu ngắn, lặp laị về cấu trúc, sau đó là những câu thơ dài mở ra những liên tưởng xa, rộng, hoặc suy ngẫm triết lí, khi đọc cần thể hiện được những thay đổi giọng điệu, nhịp điệu.
-GV kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của học sinh
-Văn bản có bố cục như thế nào ? Hãy chỉ rõ ?
- H/s đọc đoạn thơ 1
- Khi con còn bế trên tay, trong lời ru của mẹ đã xuất hiện điều gì?
- Em thường: gặp những cánh cò ấy trong thể loại văn học nào đã học? (ca dao trong văn học dân gian VN) đ Ca dao là những bài ca dân gian thường dùng để hát ru
- Vì sao, những người mẹ VN thường ru con bằng ca dao về con cò?
- Trong bài thơ có những câu ca dao cổ nào được nhắc đến con cò?
- Nhà thơ chỉ chắt lọc hình ảnh chính trong những câu ca dao nói đến con cò nhằm mục đích gì?
- ở lời ru này những người mẹ muốn nói với con điều gì?
- Lời mẹ ru có hoà lẫn ru con. Từ đó em cảm nhận tình mẹ trong lời ru này ntn?
- Hình tượng con cò trong khổ thơ này là biểu tượng cho cái gì?
- H/s đọc đoạn thơ 2
?Sau khi nói với con về cuộc đời vất vả nhọc nhằn ngày xưa, người mẹ nói với con điều gì ở lời ru thứ 2 này?
?Cánh cò trong ca dao, qua sự liên tưởng, tượng tượng phong phú và độc đáo của tác giả, cánh cò như bay ra từ câu ca dao để tới trường ntn?
?Và khi lớn lên cánh cò trắng ntn?
?"Cánh cò" ở đây mang ý nghĩa mới ntn? (là ý chí vươn lên "cánh cò" còn là hiện thân của cái đẹp, của giá trị đích thực nghệ thuật)
Vậy đến đây hình ảnh "con cò" là biểu tượng cho cái gì?
- H/s đọc đoạn thơ 3
? Tìm những câu thơ có hình ảnh con cò?
- Hình ảnh con cò trong đoạn thơ có gì phát triển so với 2 đoạn trên?
(Đoạn thơ trên: cò là bạn, là anh chị của bé, còn đoạn này cò lại là cò mẹ cả đời đắm đuối vì con)
? Điệp từ có tác dụng gì?
?Tiếp theo người mẹ nói với con về 1 qui luật, 1 triết lí nhân sinh nào?
Dù khi con đã trưởng thành, đã nếm trải mọi lẽ ở đời thì bao giờ con cũng là con của mẹ. mẹ luôn che chở bao bọc con như lúc con còn ở trong nôi
- Với câu thơ trên, em cảm nghĩ gì về tình mẹ?
- Đọc câu thơ tiếp "à ơi đ hết"
- Biểu tượng cuộc đời trong cánh cò được diễn tả trong lời thơ nào?
- Từ cánh cò trong câu hát thành "cuộc đời vỗ cánh qua nôi" Liên tưởng này gợi cảm giác gì?
- Lời thơ cuối bài thể có ý nghĩa gì?
- Bài thơ "con cò" có phải là bài hát ru thực sự không? 
? Em có nhận xét gì về thể thơ, nhịp thơ, câu thơ và nghệ thuật bài thơ?
(Thể tự do, ít vần, câu dài ngắn khác nhau, điệp ngữ)
- Đọc bài thơ em cảm nhận được điều gì?
- Đọc những câu thơ hay câu hát nói về sự chăm sóc, nâng niu, che chở của người mẹ đối với mỗi con người
II.Đọc - Hiểu văn bản
1.Đọc
-HS lắng nghe hướng dãn cách đọc, sau đó 2 HS lần lượt đọc văn bản.Yêu cầu đọc diễn cảm.
-Chú thích
-Bố cục
Bài thơ chia 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu.
+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên những chặng đường đời của mỗi con người 
+ Đoạn 3: Từ những hình ảnh con cò, suy ngẫm triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ
2.Phân tích
a.Hình tượng con cò trong lời ru tuổi thơ ấu.
- Khi con còn bế trên tay trong lời ru của mẹ đã xuất hiện những cánh cò đang bay.
-Hình ảnh con cò xuất hiện trong ca dao là hình ảnh thân thuộc, gần gũi với người nông dân VN từ tấm bé. Con cò trong ca dao gợi nỗi buồn thương về những gì trong sạch và lận đận, nghèo khó vất vả của c/s nhân dân ta ngày xưa.
+ Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ
Con cò Đồng Đăng
Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ sáo măng
ị Chắt lọc hình ảnh chính nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy.
đ Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi thơ 1 cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca dao dân ca
ị Gợi lên cuộc sống của nhân dân ta ngày xưa rất vất vả, nhọc nhằn, phải lặn lội kiếm sống và thường gặp rủi ro hoạn nạn. Cụ thể hơn là người mẹ, người phụ nữ vất vả kiếm sống, còn bây giờ:
+ Ngủ yên, ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! cành có mềm, mẹ đã che chở, con chơi rồi lại ngủ.
Con chưa biết con cò, con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát 
đ Mẹ thương con cò bé dại, chưa biết gì về cuộc đời vất vả gian nan. Nên không chỉ khuyên con chớ sợ hãi mà còn gieo vào lòng con 1 niềm tin vào cuộc đời:
" Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân"
đ Điệp ngữ: Tình mẹ nhân từ rộng mở chan chứa yêu thương 
Lời ru vỗ về ngọt ngào giúp con đi vào giấc sâu nồng
Hình tượng con cò ở khổ thơ chính là biểu tượng cho những cuộc đời vất vả, nhọc nhằn lặn lội kiếm sống ngày xưa và trong lòng mẹ, đứa con bé bỏng của mình cùng là con cò đáng thương như thế.
b.Lời ru mong ước tuổi con học trò.
- Người mẹ nói với con rằng: Lời ru của mẹ thời thơ ấu như cánh cò trắng. Nó luôn theo sát cuộc đời mỗi con người trong các chặng đường từ tuổi ấu thơ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ yên
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
đ Cánh cò đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời từ thuở ấu thơ trong nôi. Cò và con đều là con của mẹ
* Đến tuổi tới trường
+ Mai khôn lớn, con theo cò đi học 
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân 
* Khi trưởng thành: con sẽ làm thi sĩ 
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn
- Hình ảnh con cò đã mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự chở che bao dung, dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng, bền bỉ của mẹ hiền.
- Cánh cò và tuổi thơ, cánh cò và cuộc đời con người, c ... ởng, đạo lí
 “ uống nước nhớ nguồn” là gì? 
? Dàn bài chung của bài nghị luận là gì?
? Em hãy xây dựng dàn ý cho đề bài này trên cơ sở đã tìm ý?
? Phần mở bài em sẽ làm gì?
? Trong phần thân bài có mấy ý lớn?
 G/v giới thiệu dàn bài chung.
 G/v giới thiệu phần viết bài sgk. Học sinh hình dung được viết bài có nhiều cách diễn đạt và dẫn dắt khác nhau.
?Kết bài cần làm gì?
- G/v cho học sinh viết bài theo từng đoạn.
- Học sinh viết bài, đọc, sửa.
- G/v sửa lỗi khi cần thiết: lỗi về bố cục, liên kết, từ, chính tả-> học sinh rút kinh nghiệm.
? Yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là gì?
? Dàn bài chung của bài nghị luận này ntn?
? Các bước khi làm một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ntn?
- Hai học sinh đọc to ghi nhớ sgk
II- cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
1.Ví dụ:
Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí : “ uống nước nhớ nguồn”.
2.Nhận xét
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
a. Tìm hiểu đề:
- Kiểu đề: nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Nội dung: Nêu suy nghĩ của bản thân về câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”.
- Tri thức cần có:
 + Gián tiếp: Hiểu biết về tục ngữ VN.
 + Trực tiếp: Vận dụng các tri thức về đời sống.
b. Tìm ý:
b1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
- Nghĩa đen: (giải thích một cách ngắn gọn).
+ Nước: là sự vật tự nhiên. lỏng, mềm, mát, cơ động linh hoạt trong mọi địa hình; có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống.
+ Nguồn: nơi bắt đầu của mọi dòng chảy.
- Nghĩa bóng: (Quan trọng).
+ Uống nước: là hưởng mọi thành quả từ các giá trị của đời sống v/chất như cơm ăn, áo mặc.cho đến các giá trị tinh thần
+ Nguồn: là những người làm ra thành quả, là lịch sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. Nguồn là tổ tiên, xã hội, dân tộc, gia đình.
b.2 Nhận định, đánh giá vấn đề:
- Đạo lí “ UNNN” là đạo lí của người hưởng thụ thành quả đối với nguồn của thành quả.
- Nhớ nguồn là lương tâm trách nhiệm đối với nguồn; là sự biết ơn, gĩư gìn, nối tiếp sáng tạo; là không vong ơn bội nghĩa; là học nguồn để sáng tạo những thành quả mới.
- UNNN là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị vật chất và giá trị tinh thần của dân tộc; là một nguyên tắc làm người của người Việt Nam.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí: đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội.
b. Thân bài:
b.1, Giải thích câu tục ngữ:
- Nước ở đây là gì? Cụ thể hoá các ý nghĩa cảu nước.
- Uống nước có nghĩa gì?
- Nguồn ở đây là gì? cụ thể hoá những nội dung nhớ nguồn.
b.2, Nhận định, đánh giá vấn đề:
- Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc, một nền tảng tự duy trì và phát triển xã hội.
- Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.
- Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc.
c. Kết bài:
- Câu tục ngữ thể hiện 1 nét đẹp của truyền thống và con người VN ta.
3. Viết bài:
a. Mở bài: Có nhiều cách dẫn vào bài, tuỳ theo cách nhìn nhận của người viết.
b. Thân bài: viết theo dàn ý đã lập.
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
4. Đọc và sửa bài:
3.Kết luận -Ghi nhớ: sgk tr 54
* Củng cố:
- Nhắc lại cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm vững kiến thức cơ bản của bài viết
-Chuẩn bị tiếp tục phần luyện tập .
Tuần: 23
Tiết: 114
Ngày soạn: 30 / 01 /2012
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức :
- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí.
3. Thái độ:
- Tích cực học tập
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não, Vấn đỏp tỏi hiện, giải thớch - minh họa, thảo luận nhúm..
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
- Nêu cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1: Luyện tập
*GV hướng dẫn HS làm dàn ý cho đề 7, gợi mở cho HS biết giải thích, phân tích để tìm ý
-Nêu tính chất của đề?
-Nội dung đề như thế nào?
-Học là gì?
-Tự học là như thế nào?
-Nêu biểu hiện của hình thức tự học? 
-Tự học có tác dụng gì?
+Tự học giúp con người có ý thức chủ động
+Tự học giúp con người tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn
+Tự học giúp con người tăng khả năng thực hành
+Nêu gương tự học: Mac-xim Gor-ki ( đại văn hào Nga); Mạc Đĩnh Chi( thần đồng với đèn đom đóm); Nguyễn Hiền
( trang nguyên nhỏ tuổi);
+Suy nghĩ và bài học liên hệ.
-Cần phát huy tinh thần tự học ra sao?
*GV cho HS lập dàn ý chi tiết, sau đó viết bài văn hoàn chỉnh.
iii.Luyện tập
1. Tìm hiểu đề:
	a. Tính chất của đề: (kiểu đề) Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Tinh thần tự học.
	b. Nội dung: Cách hiểu, đánh giá của các cá nhân về tư tưởng, đạo lí: tự học. Bài học rút ra từ câu đó 1 cách có sức thuyết phục.
	c. Tư liệu cần có:
	- Vốn hiểu biết của bản thân. Các tấm gương tự học trong thực tế, sách báo.
2. Tìm ý: 
a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
a.1, Học là gì? Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của 1 người nào đó. Hoạt động học có thể diễn ra dưới nhiều hình thức.
a.2, Tự học là việc con người học tập bằng chính sức lực và khả năng của chính mình.
b. Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách mỗi con người.
- Tự học là 1 ý thức, ý thức ấy dần dần trở thành nhu cầu thường trực đối với chủ thể học tập. Bởi vì, ai học người ấy có kiến thức, không có chuyện ai học hộ ai được mà phải tự học để có kiến thức.
- Là có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tự học một cách có hiệu quả.
- Là có phương pháp tự học phù hợp với trình độ của bản thân, hoàn cảnh sống cụ thể, các điều kiện vật chất cụ thể.
- Là luôn khiêm tốn học hỏi ở bạn bè và những người khác.
-> Bởi vậy chỉ có nêu cao tinh thần tự học mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người trong việc phát triển nhân cách mỗi con người.
c. ý nghĩa của việc tự học, tinh thần tự học đối với bản thân.
3.Lập dàn ý
4.Viết bài
-HS đọc và tìm hiểu đề: 
 “Tinh thần tự học”
* Củng cố:
- Nhắc lại cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm vững kiến thức cơ bản của bài 
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 1,2sbt(24,25)
- Chuẩn bị: Nghị luận về một tác phẩm truyện.
Tuần: 23
Tiết: 115
Ngày soạn: 30 / 01 /2012
trả bài tập làm văn số 5
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai xót chính về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.
- Củng cố kiến thức về văn bản nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện, giải thớch - minh họa, giảng bỡnh, thảo luận nhúm..
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội ?
- Nêu cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội?
* Bài mới: 
I. Đề bài: 
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
II. Tìm hiểu đề:
1. Kiểu bài: Nghị luận xã hội.
2. Nội dung: Hiện tượng thiếu ý thức của con người: tiện tay vứt rác bừa bãi
III. Dàn bài:
1. Mở bài:
- Giới thiệu, nêu sự việc hiện tượng cần bình luận ở đề bài này là: Rác thải, nguy cơ ô nhiễm môi trường.
	- Học sinh có thể đặt những tiêu đề khác nhau để viết bài. Nhưng cần phải đảm bảo được: sự vật, hiện tượng cần bình luận.
2. Thân bài:
	- Nêu các biểu hiện của hiện tượng thiếu ý thức của con người: tiện tay vứt rác bừa bãimột cách vô tình không ngần ngại.kể cả những nơi du lịch, những danh lam thắng cảnhngười ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
	- Nêu tác hại của hiện tượng vứt rác bừa bãi là vô cùng to lớncản trở đường đi, tắc đường đi, tắc cống, ô nhiễm đồng ruộng.ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, bệnh tật, ô nhiễm không khí.
	- Nêu nguyên nhân sâu sa của hiện tượng này suy cho cùng là do chính con người thiếu ý thức, thiếu hiểu biết, cuộc sống ngày càng hiện đại, công nghệ phát triển, nhu cầu cuộc sống cao
	- Bày tỏ thái độ: khen, chê đối với sự việc; người có ý thức, người vô ý thức.
	- Biện pháp khắc phục: Con người phải giác ngộ, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mìnhThanh niên học sinh hãy thi đua.bảo vệ môi trường: xanh, sạch ,đẹp.Tuyên truyền phát động mọi người hãy vì ngôi nhà chung của chúng ta.
3. Kết bài:	
- Nêu ý kiến khái quát nhất đối với sự việc, hiện tượng. 
IV.Biểu điểm:
1. Yêu cầu về nội dung:
- Nêu được các biểu hiện của h/tượng thiếu ý thức của con người: tiện tay vứt rác bừa bãi.
- Nêu được nguyên nhân của hiện tượng
- Nêu được tác hại của hiện tượng..
- Đưa ra biện pháp khắc phục.
- Nêu được ý kiến cá nhân của bản thân học sinh .
2. Yêu cầu về hình thức: - Bài viết phải có tiêu đề rõ ràng.
 - Có bố cục ba phần: Mở, Thân, Kết.
 - Văn viết mạch lạc, lô gic, đúng thể loại nghị luận.
3. Thang điểm:
- Điểm 9-10: Đảm bảo hai nội dung trên, văn viết tốt, đúng thể loại. Trình bày sạch sẽ, khoa học, không mắc lỗi chính tả.
- Điểm 7- 8: Đảm bảo hai nội dung trên, văn viết đúng thể loại. Trình bày sạch sẽ, khoa học, mắc ít lỗi chính tả.
- Điểm 5 - 6: Đảm bảo hai nội dung trên, văn viết đúng thể loại. Trình bày sạch sẽ, mắc ít lỗi chính tả và một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 3- 4: Chưa đáp ứng đầy đủ hai nội dung trên, văn viết còn mắc nhiều lỗi chính tả một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 1- 2: Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
V. Nhận xét:
1.Ưu điểm:
- Đa số học sinh nắm vững thể loại văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội. 
- Biết cách lập luận, sử dụng luận cứ phù hợp nội dung yêu cầu bài. Các suy nghĩ rút ra khá sâu sắc, thuyết phục. 
 2. Nhược điểm:
-Một số em chưa nắm được yêu cầu của đề baì cần nghị luận.
- Một số em đặt tiêu đề chưa thích hợp cho bài viết của mình.
-Một số bài chỉ thiên về kể chuyện đời thường, không nắm bắt đúng yêu cầu nghị luận.Nội dung nghị luận sơ sài, hời hợt, không trọng tâm.Cách lập luận chưa rõ nét
-Năng lực diễn đạt còn yếu: dùng từ, đặt câu,.. 
- Viết cẩu thả: chữ xấu, bẩn. 
- Mắc nhiều lỗi chính tả. 
VI. Đọc và sửa bài 
-Trả bài cho học sinh
-Sửa lỗi sai
- Đọc một số bài tốt, kém.
* Củng cố:
- Nhắc lại cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội 
* Hướng dẫn về nhà
 - Ôn lại thể loại nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội.và nghị luận về tư tưởng đạo lí
- Chuẩn bị bài: Mùa xuân nho nhỏ
 Ngày..tháng..năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 23.doc