Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 27, 28

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 27, 28

ÔN TẬP VỀ THƠ

A.Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:- Giúp học sinh :

 - Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9.

 - Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ Văn 9 và các lớp dưới.

 - Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về đặc điểm và thành tựu của thơ VN từ sau cách mạng tháng Tám- 1945.

 1.Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích thơ.

B. Chuẩn bị.

- Giáo viên: Soạn bài

- Học sinh: Chuẩn bị bài

C- Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:

- Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kỹ thuật động não

D.Tiến trình bài dạy.

I. Tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ : Xen kẽ khi ôn tập.

III.Bài mới.

HĐ 1: Lập bảng thống kê

I . Lập bảng thống kê:

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 27, 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 131	 Ngày soạn: 3/3/212	
	ôn tập về thơ
A.Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:- Giúp học sinh : 
 - Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9.
 - Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ Văn 9 và các lớp dưới.
 - Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về đặc điểm và thành tựu của thơ VN từ sau cách mạng tháng Tám- 1945.
 1.Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích thơ.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Soạn bài
- Học sinh: Chuẩn bị bài
C- Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kỹ thuật động não
D.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ : Xen kẽ khi ôn tập.
III.Bài mới. 
HĐ 1: Lập bảng thống kê
I . Lập bảng thống kê:
STT
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể thơ
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
1
Đồng
chí
Chính
Hữu
1948
Tự do
Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu, được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
2
Bàithơ 
về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Qua hình ảnh độc đáo- những chiếc xe không kính, khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
Chất liệu hiện thực sinh động hình ảnh độc đáo; giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ.
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
7 chữ
Những bức tranh đẹp, rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền. Qua đó thể hiện cảm xúc về thiên mhiên và lao động, niềm vui trong cuộc sống mới.
Nhiều h/ảnh đẹp, rộng lớn, được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng, âm hưởng khoẻ khoắn, lạc quan.
4
 Bếp Lửa
Bằng Việt
1963
7+8
chữ
Những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Kết hợp giữa biểu cảm + miêu tả, bình luận; sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà.
5
Khúc hát ru
lưng mẹ.
Nguyễn Khoa Điềm
1971
8 chữ
Thể hiện tình yêu thương con của bà mẹ dân tộc Tà-ôi gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai.
Khai thác điệu ru ngọt ngào, trìu mến.
6
ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
5 chữ
Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung.
Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng ; giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu.
7
Con cò
Chế Lan Viên
1962
Tự do
Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống mỗi con người.
Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao.
8
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
5 chữ
Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhỉên và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung
Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần với dân ca; hình ảnh đẹp giản dị, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo.
9
Viếng lăng Bác
Viễn
Phương
1976
8 chữ
Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
Giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, cô đúc. 
10
Sang thu
Hữu Thỉnh
1977
5 chữ
Biến chuyển thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.
11
Nói với con
Y Phương
Sau
1975
Tự do
Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào quê hương và đạo lí sống của dân tộc.
Cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu xa.
 HĐ2 II. Sắp xếp các tác phẩm theo giai đoạn:
 1. Giai đoạn kháng chiến chốngPháp (1945- 1954): Bài “Đồng chí”.
 2. Giai đoạn 1954 - 1964 : Đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa; Con cò.
 3. giai đoan 1964 - 1975 : Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
 4. Giai đoạn sau 1975: ánh trăng; Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Nói với con; Sang thu.
 - Các tác phẩm trên đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kì lịch sử từ sau cách mạng tháng Tám- 1945, qua nhiều giai đoạn:
 + Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh hùng.
 + Công cuộc lao động, xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người.
 - Nhưng điều chủ yếu mà các tác phẩm thơ đã thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay sâu sắc.:
 + Tình cảm yêu nước, tình yêu quê hương.
 + Tình đồng chí, sự gắn bó với c/mạng, lòng kính yêu Bác Hồ.
 + Những tình cảm mà gần gũi và bền chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu, ytong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn.
D. Củng cố:
	? Nội dung chính của các bài thơ đã học.
	? Nét đặc sắc về nghệ thuật của các bài thơ .
E. Hướng dẫn về nhà:
	Về nhà học bài, làm tiếp các câu hỏi.
	Ôn tập tiếp
--------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 132	 Ngày soạn: 3/3/212	
	ôn tập về thơ
A.Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:- Giúp học sinh : 
 - Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9.
 - Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ Văn 9 và các lớp dưới.
 - Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về đặc điểm và thành tựu của thơ VN từ sau cách mạng tháng Tám- 1945.
 1.Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích thơ.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Soạn bài
- Học sinh: Chuẩn bị bài
C- Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kỹ thuật động não
D.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ : Xen kẽ khi ôn tập.
III.Bài mới. 
 HĐ1 III. Những điểm chung và riêng trong ba bài thơ:
1. Ba bài có điểm chung:
 - Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thám thiết.
 - Sử dụng lời hát ru, lời nói của con với mẹ.
2. Hai bài: “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” và “ Con cò” đều đề cập đến tình mẹ con, đều ca ngợi tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng. Cách thể hiện cũng có điểm gần gũi: đó là dùng điệu ru, lời ru của mẹ nhưng nội dung tình cản, cảm xúc ở mỗi bài lại mang nét riêng biệt.
c. Những điểm riêng:
 - “ Khúc hát ru những em bé” thể hiện sự thống nhất của tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu miền Tây Thừa-Thiên trong kháng chiến chống Mĩ.
 - “ Con cò” khai thác và phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru, để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru.
 - “ Mây và sóng” háo thân vào lời trò chuyện hồn nhiên ngây thơ của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thám thiết cuae trẻ thơ. Mẹ đối với em bé là vẻ đẹp, niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận, hơn tất cả những điều hấp dẫn khác trong vũ trụ.
 HĐ2 IV. Hình ảnh người lính trong ba bài thơ :
 1. “ Đồng chí” : 
 Viết về người lính ở thời kì đầu cuộc k/c chống Pháp. Những người lính trong bài thơ xuất thân từ nong dân, nơi những làng quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu. Tình đồng chí của những người đồng đội dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn và cùng lí tưởng chiến đấu. Bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính cách mạng.
 2. “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:
 Khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của người chiến sĩ lái xe- một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
 3. ánh trăng” : 
 Nói về những suy ngẫm của người lính đã đi qua chiến tranh, nay sống giữa thành phố, trong hoà bình. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm gắn bó của người lính với đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của thời chiến tranh, để từ đó nhắc nhở về đạo lí nghĩa tình, thuỷ chung.
 HĐ3 V. Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ:
 1. Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”: 
 Bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáophù hợp với cảm xúc của bài thơ và phong cách thơ Huy Cận.
 2. Bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: 
 Sử dụng bút pháp hiện thực, miêu tả rất cụ thể, chi tiết từ hình dáng chiếc xe không kính đến cảm giác và sinh hoạt của người lái xe.
 3. Bài thơ “ ánh trăng”: 
 Có nhiều h/ảnh và chi tiết thực, rất bình dị, nhưng chủ yếu dùng bút pháp gợi tả, không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh.
D. Củng cố:
	? Nội dung chính của các bài thơ đã học.
	? Nét đặc sắc về nghệ thuật của các bài thơ .
E. Hướng dẫn về nhà:
	Về nhà học bài, làm tiếp các câu hỏi.
	Soạn bài tiếp theo: Tổng kết văn bản nhật dụng
---------------------------------------------------------------- 
 Tiết 133	 Ngày soạn: 3/3/212	
	nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp)
A.Mục tiêu cần đạt :
 1. Kiến thức :- Giúp học sinh nhận biết hai điều kiện sử dụng hàm ý:
 - Người nói - người viết , có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
 - Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý.
 2. Kỹ năng:- Rèn kĩ năng sử dụng và giải mã hàm ý trong giao tiếp.	
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Soạn bài
- Học sinh: Chuẩn bị bài
C- Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kỹ thuật động não
D.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ : Xen kẽ trong giờ học.
III.Bài mới. Hđ1
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hđ2: Điều kiện sử dụng hàm ý:
+ GV gọi Học sinh đọc ngữ liệu sgk.(Bảng phụ)
? Nêu hàm ý của những câu in đậm ? 
? Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý? 
? Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?
? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
- Chi tiết : Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh ngoài tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc, rồi van xin mẹ.
? Vì sao cái Tí có thể hiểu hàm ý ấy?
- Cái Tí hiểu nhờ câu nói của mẹ, vì trước đó đã biết bố mẹ định bán nó cho Nghị Quế và vì phần nào đã hiểu cảnh ... uận điểm khi nghị luận, sức thuyết phục cao.
 - Trình bày sạch sẽ, khoa học, không mắc lỗi chính tả.
 2. Điểm khá: 7-8:
 - Đảm bảo các nội dung ở phần thân bài. Văn viết rõ ràng, mạch lạc.
 - Viết đúng thể loại văn nghị luận về một đoạn thơ.
 - Lí lẽ và dẫn chứng chính xác, chọn lọc làm rõ từng luận điểm khi nghị luận.
 - Trình bày sạch sẽ, khoa học, mắc ít lỗi chính tả.
 3. Điểm trung bình: 5- 6:
 - Đảm bảo các nội dung ở phần thân bài.
 - Viết đúng thể loại văn nghị luận về một đoạn thơ.
 - Luận cứ sử dụng đủ để làm rõ từng luận điểm khi nghị luận.
 - Trình bày sạch sẽ, mắc một số lỗi diễn đạt và chính tả.
 4. Điểm yếu: 3- 4:
 - Chưa đáp ứng đủ các nội dung ở phần thân bài .
 - Viết chưa thật đúng thể loại văn nghị luận về một đoạn thơ.
 - Luận cứ sử dụng chưa thuyết phục, chưa làm rõ từng luận điểm khi nghị luận.
 - Trình bày cẩu thả, mắc lỗi diễn đạt, chính tả nhiều.
 5. Điểm kém: 1-2:
 - Văn viết sơ sài, không đúng thể loại.
 - Mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
 D. Củng cố:
	- Thu bài, kiểm bài, nhận xét giờ làm bài.
E. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà ôn kĩ lại lí thuyết về kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ .
	- Chuẩn bị bài: Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ bài thơ .
	- Tiết sau học bài : Bến quê.
Tuần 28 - Tiết 140	 Ngày soạn: 6/3/2012	
 Hướng dẫn đọc thêm : bến quê
 - Nguyễn Minh Châu -
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : 
 1. Kiến thức: - Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.
 - Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
 2. Kỹ năng:- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí.
3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ trân trọng những vẻ đẹp trong cuộc sống ở gần xung quanh mình. đó là gia đình, quê hương, đất nước.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: chân dung Nguyễn Minh Châu
- Học sinh: Chuẩn bị bài
C- Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kỹ thuật động não
D.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ.
 ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh.	
 ? Phân tích ngắn gọn những cảm nhận tinh tế của tác giả trong bài.
	? Hai câu thơ cuối bài tác giả muốn nói điều gì? Phân tích?
III.Bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
+ GV gọi HS đọc chú thích dấu sao sgk. 
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Minh Châu?
GT chân dung Nguyễn Minh Châu
? Hiểu biết của em về văn bản này?
? Tác phẩm được viết theo thể loại nào?
? Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt của tác phẩm? 
?Nêu cảm nhận ban đầu của em về tên truyện Bến quê?
- Văn bản trong sgk là đoạn trích từ truyện ngắn. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và tóm tắt cốt truyện.
* Đọc : Thể hiện giọng trầm tĩnh, suy tư xúc động và đượm buồn .Chú ý giọng trữ tình, xúc cảm ở một số đoạn tả cảnh.
*Kể tóm tắt:
? Theo em văn bản này nên chia bố cục ntn cho phù hợp?
Gv hướng dẫn học sinh hoạt động theo bàn dựa vào hệ thống câu hỏi sau:
? Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết tình huống truyện là gì?
? Chúng ta đã học một số tác phẩm truyện (NV 9) mà ở đó tác giả đã đặt nhân vật vào một tình huống hết sức gay cấn. Đó là những tác phẩm nào? Tình huống đó có tác dụng gì trong câu chuyện.
Thời gian thảo luận: 2’
Hs trả lời. Hs nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS hoạt động nhóm
Nhóm 1 :
? Vậy trong truyện ngắn Bên quê, nhân vật Nhĩ đã được đặt trong tình huống như thế nào?
Hs tìm ra những chi tiết nói về hoàn cảnh của Nhĩ. 
Nhóm 2
? Trong những ngày nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã phát hiện ra điều gì?
? Trước đây Nhĩ có nhận ra điều đó không? 
? Vì sao đến bây giờ Nhĩ mới nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông?
 Nhóm 3
? Khi phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên sông, Nhĩ đã làm gì?
? Khao khát đó của anh có được thực hiện không? 
Các nhóm tìm chi tiết, báo cáo kết quả.
Gv chốt lại.
? Vậy em có nhận xét gì về hoàn cảnh của Nhĩ.
?Tại sao đó lại là một tình huống trớ trêu, nghịch lí?
? Theo em từ tình huống truyện, tác giả muốn khái quát lên một quy luật, triết lí nào về cuộc đời con người?
Thảo luận nhóm cho câu hỏi trên.
Thời gian thảo luận: 2’.
Gv tiếp tục cho học sinh tìm hiểu theo cặp.
Hs đọc lại đoạn 1.
? Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ở cảnh ngộ bị buộc chặt vào giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ nhà mình?
? Em có nhận xét gì về màu sắc của cảnh vật?
? Cảnh vật được miêu tả theo trình tự nào?
? Qua đó đã gợi ra một không gian ntn?
- Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng: những bông bằng lăng cuối mùa, con sông Hồng màu nước đỏ nhạt lúc vào thu, vòm trời, bãi bồi bên kia sông. Cảnh vật thiên nhiên trong buổi sáng đầu thu qua cái nhìn của Nhĩ hiện ra với vẻ đẹp riêng mà chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế. Không gian và những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc, gần gũi, nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
? Sau khi nhìn khung cảnh thiên nhiên, Nhĩ đã hỏi và nói với Liên những gì?
? Thái độ và lời nói của Liên như thế nào?
? Trước sự im lặng của Liên, dường như Nhĩ đã nhận ra điều gì về bản thân?
- Khi thấy vợ không trả lời, Nhĩ nhận ra bằng trực giác, thời gian đời mình chẳng còn sống được bao nhiêu nữa. Anh đang phải đối mặt với hoàn cảnh bi đát không còn lối thoát.
? Em suy nghĩ gì về người phụ nữ này? - Người phụ nữ tần tảo, chịu đựng hi sinh, chung thuỷ.
 ?Tình cảm của Nhĩ đối với vợ?
? Em hãy nhắc lại, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ khát khao điều gì.
? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều ấy có ý nghĩa gì?
? Nhĩ nhờ con sang sông để làm gì?
? Ước vọng đó của Nhĩ có thành công không? Vì sao?
? Từ đây, Nhĩ đã rút ra được một quy luật gì trong cuộc đời con người?
? Anh có trách con mình không? 
? Từ đây, Nhĩ rút ra thêm một điều gì nữa?
? Hành động của Nhĩ ở đoạn cuối cùng là gì? 
?Theo em, Nhĩ muốn nói điều gì qua hành động đó?
? Qua đó, Nhĩ muốn thức tỉnh mọi người điều gì?
Thức tỉnh mọi người: hãy sống có íchvà hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất gần gũi, giản dị và bền vững.
? Theo em, truyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
? Nêu những nét đặc sắc về nội dung của truyện?
+ GV gọi HS đọc ghi nhớ
I . Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả:
- Nguyễn Minh Châu (1930-1989) quê Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tham gia quân đội 1950.
- Là nhà văn quân đội, là cây bút xuất sắc của văn học VN hiện đại.
- Năm 2000, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
2.Tác phẩm : 
- Bến quê là một truyện ngắn đặc sắc được in trong tập truyện ngắn cùng tên của NMC-1985.
 *Thể loại: truyện ngắn, kết hợp kể, tả, trữ tình và triết lí một cách giản di, nhỏ nhẹ mà thấm thía.
-Tên truyện gợi những hình ảnh quen thuộc về làng quê và gợi tình thân thương.
II - Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản:
1.Đọc và tóm tắt:
2. Bố cục:Theo cốt truyện: 2 phần
-Cuộc trò chuyện của Nhĩ với Liên ( Từ đầu...bậc gỗ mòn lõm)
-Nhĩ nhờ con trai sang bên kia sông, lại nhờ bọn trẻ giúp anh ngồi sát cửa sổ để ngắm cảnh và nghĩ ngợi.(Còn lại)
3. Hướng dẫn phân tích
a.Tình huống truyện - tình huống của nhân vật Nhĩ
* GV chốt lại.
* Tình huống truyện:
- Là hoàn cảnh xảy ra và làm điều kiện cho câu chuyện phát triển.
- Là hoàn cảnh sống và hoạt động của các nhân vật chính góp phần thể hiện tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.
* Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Làng - Kim Lân. Tác dụng : bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và tình yêu kháng chiến của ông Hai.
- Chiếc lược ngà- nguyễn Quang Sáng.
Gv: Một trong những thành công của truyện là tác giả đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo để qua đó bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
- Hơn một năm trước: đi rất nhiều nơi trên khắp thế giới.
- Hiện tại: 
+ Mắc bệnh hiểm nghèo gần như bại liệt toàn thân.
+ Tất cả mọi sinh hoạt thông thường đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác mà chủ yếu là Liên- vợ của Nhĩ.
+ Đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời.
+ Phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bỗi bên kia sông, muốn sang nhưng không thể được dù chỉ một lần.
- Vì: Lúc trẻ, Nhĩ còn mải mê với cuộc sống bên ngoài mà quên đi mất vẻ đẹp ngay ở bên mình. Chỉ đến khi nằm trên giường bệnh Nhĩ mới nhìn ngắm, suy nghĩa và cảm nhận vẻ đẹp của quê hương.
+ Nhờ con trai sang sông nhưng không thực hiện được..
 " Trớ trêu như một nghịch lí .
- Một người đã đi rất nhiều nơi trên trái Đất vậy mà giờ lại bị cột chặt bên giường bệnh. Muốn nhờ con thực hiện một khao khát nhỏ bé nhưng không được.
Những điều bình thường, giản dị quanh ta không phải lúc nào cũng sớm nhận ra mà phải trải qua bao trải nghiệm, có khi phải đến cuối đời, trong những hoàn cảnh trớ trêu ta mới nhạn ra.
=>Đó cũng là chủ đề và đặc sắc của câu chuyện.
3. Hướng dẫn phân tích
b. Những cảm xúc của nhân vật Nhĩ:
*Khung cảnh thiên nhiên
- Màu hoa bằng lăng: thưa thớt, đậm sắc hơn.
- Dòng sông đỏ nhạt như rộng thêm. 
- Vòm trời như cao hơn. 
- Bờ bãi màu vàng thau xen màu xanh non.
" Miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa.
a Không gian có chiều sâu, rộng, vừa quen thuộc, gần gũi lại vừa rất mới mẻ.
* Cảm nhận về Liên
Nhĩ:
Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không?
Hôm nay là ngày mấy?...
Suốt đời anh chỉ làm em khổ.
Liên:
im lặng.
Anh cứ yên tâm.
Có hề sao đâu, miễn là anh sống...
"Nhĩ thấu hiểu vợ, biết ơn vợ sâu sắc.
*khao khát và suy ngẫm của Nhĩ.
- Khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.
- Nhờ con trai đi thay mình, cảm nhận thay mình.
- Đứa con không hiểu, bị cuốn hút vào trò chơi phá cờ thế, để lỡ đò.
-con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùnh chình.
-Sự cách biệt, khác nhau giữa các thế hệ: già- trẻ, cha- con. Họ là những người thân yêu, ruột thịt của nhau, nhưng lại không hiểu nhau.
- Thu hết tàn lực đu mình, nhô người ra ngoài.
-> Hành động có vẻ kì quái, nhưng là để giục con cho kịp chuyến đò.
=> Thức tỉnh mọi người về giá trị đích thực của cuộc sống.
4. Hướng dẫn tổng kết
- Nghệ thuật
- Hệ thống hình ảnh biểu tượng nhiều ý nghĩa tạo nên chiều sâu khái quát, triết lí của truyện.
- Tình huống truyện giản dị mà bất ngờ và nghịch lí.
- Giọng kể chuyện giàu ngẫm nghĩ, triết lí mà vẫn cảm xúc trữ tình.
- Nội dung
*Ghi nhớ (sgk)
D.Củng cố 
 -Tóm tắt nội dung đoạn trích.
	- Phân tích những thành công về tình huống truyện của truyện ngắn Bến quê.
	E. Hướng dẫn về nhà
	- Tìm hiểu lại tình huống truyện.
	- Tóm tắt đoạn trích.
	- Nêu cảm nghĩ của em về tình huống của nhân vật Nhĩ.
	- Soạn : Những ngôi sao xa xôi
 Ngày..tháng..năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_27,_28.doc