Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 29

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 29

N TẬP TIẾNG VIỆT

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức

- Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, cá thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần tiếng Việt.

- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc học tập.

B. Chuẩn bị:

1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo

2. HS: Chuẩn bị bài

C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

Nêu vấn đề, Vấn đáp tái hiện, thảo luận nhúm.

D. Tiến trình các hoạt động

* ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ: Chuẩn bị bài của học sinh .

* Bài mới:

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29
Tiết: 141
Ngày soạn: 14/ 03 /2012
Ôn tập tiếng việt 
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức
- Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, cá thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần tiếng Việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
 3. Thái độ:
 - Nghiêm túc học tập.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện, thảo luận nhúm..
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Chuẩn bị bài của học sinh .
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
? Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây là thành phần gì của câu. 
? Ghi kết quả vào bảng tổng kết ? 
? Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “ Bến quê”của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ, một câu chứa thành phần tình thái ? 
Giáo viên đánh giá chất lượng bài làm của học sinh .
Hoạt động 2:
? Cho biết các phép liên kết trong các đoạn trích a,b,c? 
HS thảo luận nhóm: 3 phút
? Chỉ rõ những từ ngữ thực hiện phép liên kết đó ? 
? Ghi kết quả phân tích ở bài tập trên vào bảng tổng kết theo mẫu trong sách giáo khoa?
Hoạt động 3:
? Thế nào là nghĩa tường minh ? Lấy VD? 
? Thế nào là hàm ý ? Lấy VD? 
? Cơ sở phân biệt tường minh – hàm ý ? 
? Đọc truyện cười ở bài tập 1, cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói được in đậm ở cuối truyện ? 
? Tìm hàm ý của các câu in đậm, cho biết trong mỗi trường hợp,hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào ? 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập:
 Bài tập 1:
a) “Xây cái lăng ấy “ – Khởi ngữ 
b) “Dường như “-Thành phần tình thái.
c) “Những người con gái nhìn ta như vậy “-Thành phần phụ chú 
d) “Thưa ông “-Thành phần gọi đáp.
”Vất vả quá “-Thành phần cảm thán.
*Học sinh điền vào bảng tổng kết.
Bài tập 2:
Học sinh viết đoạn văn.
Giáo viên +Học sinh kiểm tra, sửa chữa.
VD:
 Bến quê- truyện làm ta xúc động về tình cảm của con người. Có lẽ, ở độ từng trải,
 KN
 con người ta mới có được những tình cảm ấy
 TT
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn :
Bài tập 1:
a) Nhưng, nhưng rồi, và: Phép nối.
-Mưa, tôi: phép lặp.
-Mưa, mưa đá, ướt, gió:Phép liên tưởng.
b) –Cô bé.Nó: Thế.
c)-Thế: phép thế.
-Cười kháy, một người không biết đến tôi:Phép lặp.
-Bất bình, khinh bỉ, cười kháy: Liên tưởng.
 * Học sinh ghi vào bảng tổng kết.
III. Nghĩa tường minh và hàm ý:
1. Khái niệm :
-Nghĩa tường minh: Phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ.
VD: Thông báo, biên bản.
- Hàm ý:Phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp qua từ ngữ mà ta phải suy ra 
VD: ẩn dụ.
* Cơ sở phân biệt tường minh, hàm ý: Cách nhận biết phần thông báo.
2. Bài tập 1:SGK.
Học sinh đọc truyện.
-Người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý ) với người nhà giàu rằng: “Địa ngục là chỗ của các ông “.
3. Bài tập 3. SGK:
a) Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp.
->Đội bóng huyện chơi không hay.
-Tôi không muốn bình luận về việc này.
 Người nói cố gắng vi phạm phương châm quan hệ.
b) Hàm ý của câu in đậm là “tớ chưa báo cho Nam và Tuấn “.
-Người nói có ý vi phạm phương châm về lượng.
* Củng cố:
? Thế nào là nghĩa tường minh 
? Điều kiện sử dụng nghĩa tường minh và hàm và hàm ý 
* Hướng dẫn về nhà
:- Nắm nội dung bài.
– Soạn bài tiếp theo: ” Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ”.
Tuần: 29
Tiết: 142
Ngày soạn: 14 / 03 /2012
Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về 1 đoạn thơ, bài thơ trước tập thể.
2.Kĩ năng:
 - Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ:
 - Tích cực luyện nói
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện.
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
? Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, bài thơ gồm những yêu cầu gì ? 
? Nội dung cơ bản của từng phần trong văn bản? 
? Bài luyện nói gồm những yêu cầu nào ? 
? Xác định những ý chính trong dàn ý ? 
I. Lí thuyết:
1. Ôn lại khái niệm :
-Yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
 -Nội dung cơ bản của từng phần: MB, TB, KL.
2. Yêu cầu:
-Bài phát biểu cần bám sát nhan đề đã cho.
-Trình bày theo dàn ý, chú ý liên kết giữa các phần.
-Tìm cách nói sao cho truyền cảm, thu hút sự chú ý của người nghe, không được đọc thuộc lòng.
3. Dàn ý : 
 Bếp lửa sưởi ấm một đời - Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
-Hoàn cảnh sáng tác ? 
-Hình ảnh bếp lửa gợi lên hoàn cảnh sống thuộc thời kì nào của đất nước, gia đình,gắn với người bà tần tảo như thế nào ? 
-Hình ảnh ấy gợi lên trong lòng nhà thơ những tình cảm gì ? 
-ý nghĩa nhiều mặt của bài thơ ? 
Hoạt động 2:
-Giáo viên nêu các vấn đề cho học sinh chuẩn bị và luyện nói.
-Sau khi cho học sinh chuẩn bị, giáo viên nhận xét, bổ sung, đánh giá.Lưu ý các em phải bám sát vào đặc sắc của tác phẩm và trình bày một cách sáng tỏ, truyền cảm các ý kiến của mình.
II.Thực hành:
Học sinh chia làm 3 tổ, luyện nói trước tổ.
-Học sinh trình bày trước lớp.
-Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
* Củng cố:
- Giáo viên nhận xét chung giờ luyện nói .
* Hướng dẫn về nhà
- Hướng dẫn học sinh về nhà tiếp tục luyện tập.
- Soạn bài: ‘’Những ngôi sao xa xôi’. 
Tuần: 29
Tiết: 143
Ngày soạn: 15 / 0 3 /2012
Những ngôi sao xa xôi
 Lê minh Khuê
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
 -Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
2.Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất.
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
3. Thái độ:
 - Biết yêu quý, kính trọng những thanh niên xung phong thời chống Mĩ
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện, giảng bỡnh.
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: 
Đề bài: 
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Giới thiệu chung
? Những hiểu biết của em về tác giả Lê Minh Khuê? 
? Xuất xứ của tác phẩm ? 
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
 -Lê Minh Khuê: Sinh năm 1949.
-Quê: Tĩnh Gia – Thanh Hóa.
-Cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn.
2. Tác phẩm:
NGSXX là 1 trong số những tp đầu tay của LMK viết năm 1977, lúc cuộc KCCM của DT đang diễn ra ác liệt.
Hoạt động 3: Đọc – hiểu văn bản:
? Tóm tắt truyện ? 
Học sinh tóm tắt -> Giáo viên nhận xét, bổ sung.
? Bố cục của truyện?
? Nhận xét về ngôi kể của truyện ? 
*Ngôi kể: Ngôi thứ nhất, đặt vào nhân vật PĐ -> tạo điều kiện thuận lợi để tg tập trung miêu tả TG nội tâm của nhân vật và tạo ra 1 điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc CĐ ở 1 trọng điểm trên tuyến đường TS 
? Hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong được kể, tả qua những chi tiết nào? 
? Em có NX gì về HC sống và CĐ của 3 cô gái?
? Không gian trong hang đá là cảnh sinh hoạt thường nhật của ba cô thanh niên xung phong. Không gian ấy hiện lên qua những chi tiết nào?
Nhận xét gì về cuộc sống của họ? Có sự tương phản nào giữa hai không gian này không? Đó là một hiện thực như thế nào?
? Công việc hàng ngày của 3 cô gái là gì?
? Đó là một công việc như thế nào?
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.Đọc bài, kể tóm tắt
-Đọc với giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lời đối thoại
-Kể tóm tắt nội dung đoạn trích.
2.Tìm hiểu chú thích
3.Bố cục: 3 phần
P1: đến “ngôi sao trên mũ” :Phương Định kể về cuộc sống của bản thân và tổ trinh sát mặt đường của cô.
P2 đến “chị Thao bảo” Một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng, chăm sóc
P3:Sau phút hiểm nguy, hai chị em ngồi hát, niềm vui trước cơn mưa đá đột ngột.
4. Phân tích.
a.Hoàn cảnh sống, chiến đấu và tính cách của tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường
*Cuộc sống :
- ở trong một cái hang ngay dưới chân cao điểm, giữa 1 vùng trọng điểm trên tuyến đường TS, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm ác liệt
- Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ trắng lẫn lộn
- Hai bên đường không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy...
- Sau mỗi đợt bom đạn của kẻ thù trút xuống, vắng lặng đến phát sợ, cây còn lại xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm. Một không khí chết chóc bao trùm lên cảnh vật
-> H/c sống gian khổ, ác liệt, hiểm nguy.
-Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột, nằm dài trên nền ẩm, có thể suy nghĩ lung tung.
-Tôi dựa vào thành đá, khe khẽ hát, bịa ra mà hát
-Nho: vừa tắm ở dưới suối lên, cứ quần áo ướt, đòi ăn kẹo... chống tay về phía sau, trông nó nhẹ nhàng như một que kem trắng
-Đón mưa đá, vui thích cuống cuồng...
=>Cuộc sống êm dịu, bình yên, tươi trẻ.
+Đối lập với khốc liệt, căng thẳng
+Hiện thực cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt của quân dân ta thời đánh Mĩ.
*Công việc:
- Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom
- Mỗi ngày phá bom đến 5 lần. Ngày nào ít 3 lần.
- Bị bom vùi luôn
- Từ cao điểm trở về chỉ thấy 2 con mắt lấp lánh, hàm răng lóa lên khi cười, khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “ Những con quỷ mắt đen”
- Chạy trên cao điểm cả ban ngày, khi bom đạn của kẻ thù đang bắn phá ác liệt
-Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ì ầm, thần kinh căng như chão, tim đập bất chập cả nhịp điệu “Thần chết là một tay không thích đùa”
=>Đó là một công việc căng thẳng, nguy hiểm thường xuyên phải đối mặt với cái chết, đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh , khôn ngoan, khéo léo, sẵn sàng hi sinh
* Củng cố:
? Tóm tắt truyện: Những ngôi sao xa xôi
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài.
– Soạn phần tiếp theo của truyện.
Tuần: 29
Tiết: 144
Ngày soạn: 15 / 03 /2012
Những ngôi sao xa xôi
 Lê Minh Khuê
A. Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến tức
 - Củng cố kiến thức đã học ở tiết trước.
 - Phân tích nhân vật, chủ yếu là Phương Định.
 - Tổng kết giá trị của truyện.
2.Kĩ năng:
 - Phân tích truyện. 
3. Thái độ:
 - Tôn trọng, cảm phục thế hệ thanh niên thời chống Mỹ.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não, giảng bỡnh.
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: - Tóm tắt truyện “ Những ngôi sao xa xôi” ?
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
Qua lời kể, tự nhận xét của Phương Định về bản thân và hai đồng đội, em hãy tìm ra những nét tính cách, phẩm chất chung của họ?
?Nhận xét về những phẩm chất ấy của họ-So sánh với hình ảnh những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe ...
? Hãy tìm những nét cá tính riêng của mỗi người?
? Cách tả, kể như vậy có tác dụng gì? 
?Bên cạnh những phẩm chất chung như hai đồng đội, em thấy Phương Định có những nét riêng gì về tâm hồn, tính cách? Hãy phân tích
Diễn biến tâm lí một lần phá bom của Phương Định được tả như thế nào? Điều đó thể hiện rõ nét phẩm chất gì ở cô?
Hãy nêu nhận xét khái quát về nghệ thuật và nội dung đoạn trích vừa học? 
4. Phân tích:
b.Những phẩm chất chung của ba cô gái thanh niên xung phong:
*Họ là những cô gái còn rất trẻ, có cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng đều có những phẩm chất chung:
-Tinh thần trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công.
-Có lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản khó khăn, gian khổ, hiểm nguy.
-Có tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó.
-Hay xúc động, nhiều mộng mơ, dễ vui, dễ buồn, thíc làm đệp cho cuộc sống của mình dù trong cuộc sống khó khăn ác liệt: Thích thêu thùa, thích hát, thích chép bài hát, thích nhớ về những người thân và quê hương.
=>Đó là những phẩm chất vừa cao đẹp, vừa bình dị, hồn nhiên, lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ.
*Tuy nhiên, mỗi người lại có một cá tính riêng: 
-Phương Định nhạy cảm và lãng mạn
-Chị Thao nhiều tuổi hơn chín chắn hơn, trong công việc rất bình tĩnh, quyết liệt nhưng lại rất sợ nhìn thấy máu chảy
-Nho: lúc bướng bỉnh, lúc lầm lì, thích thêu hoa loè loẹt.
=> Cách tả, kể về mỗi nhân vật làm cho câu chuyện khá sinh động và chân thật.
c. Nhân vật Phương Định:
-Là cô gái Hà Nội có một thời học sinh êm đềm.
-Vào chiến trường đã ba năm, vượt qua bao thử thách hiểm nghèo, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở cô không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những mơ ước về tương lai.
-Là cô gái giàu cảm xúc, nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát, thích làm điệu một chút trước những chàng lính trẻ.
-Cô yêu mến, gắn bó với đồng đội, cảm phục những chiến sĩ mà cô đã gặp trên đường ra trận
-Nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình: bím tóc dày, cổ cao, đôi mắt nhìn xa xăm..Nhạy cảm nhưng kín đáo giữa đám đông tưởng như kiêu kì.
*Một lần phá bom:
-Không đi khom..
-Dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom..Tôi rùng mình... cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống, châm ngòi.Nép vào bức tường đất, tim đập không rõ ...
=> tâm lí nhân vật được tả rất tỉ mỉ: hồi hộp lo lắng, căng thẳng , đó là diễn biến tâm lí rất thực phải là người trong cuộc mới có thể tả được như thế.
*Nhận xét:
Tâm hồn Phương Định thật phong phú trong sáng nhưng không phức tạp.
5.Tổng kết:
-Nghệ thuật:kể chuyện ở ngôi thứ nhất, miêu tả tâm lí nhân vật, xen kẽ đoạn hồi ức, giọng điệu ngôn ngữ tự nhiên..
-Nội dung:Ghi nhớ
* Củng cố:
-Tóm tắt truyện?
-Cảm nghĩ của em về Phương Định
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài.
-Phân tích nhân vật Phương Định
– Soạn bài tiếp theo: ” Chương trình địa phương phần tập làm văn ”.
Tuần: 29
Tiết: 145
Ngày soạn: 15/ 03 /2012
Chương trình địa phương 
(Phần Tập làm văn)
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.
- Những sự việc hiện tượng đáng chú ý ở địa phương.
2. Kĩ năng
- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, 1 sự việc thực tế ở địa phương.
- Làm 1 bài văn trình bày 1 vấn đề nmang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc học tập.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện.
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:
Gv yêu cầu học sinh báo cáo kết quả thực hiện Chương trình địa phương.
? Số lượng bài ? 
? Các đề tài ? 
? Những bài xuất sắc nhất ? 
I.Học sinh báo cáo kết quả thực hiện chương trình địa phương:
-Đại diện các tổ trưởng báo cáo kết quả:
+ Số lượng bài.
+Các đề tài:
. Thành tựu mới trong xây dựng.
. Những biểu hiện về sự quan tâm đối với quyền trẻ em.
. Vấn đề giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
. Những người có hoàn cảnh khó khăn.
. Vấn đề tệ nạn xã hội.
+ Đọc 3 bài xuất sắc nhất tổ.
Hoạt động 3:
Gv yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của các bạn theo yêu cầu:
? ý nghĩa của các sự việc, hiện tượng trong bài viết ? 
? Nhận xét về dẫn chứng ? 
? Nhận xét về mức độ nhận định vấn đề và thái độ của người viết? 
? Nhận xét về bố cục và dung lượng của bài ? 
Gv và học sinh nhận xét, sửa chữa.
II. Nhận xét, đánh giá chất lượng bài làm.
Học sinh nhận xét bài làm của bạn theo các ý sau:
+ Đó là sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương chưa? 
+ Đối với sự việc, hiện tượng được chọn đã có dẫn chứng như là một sự việc, hiện tượng của xã hội nói chung cần được quan tâm chưa ? 
+ Đã nhận định được chỗ đúng, chỗ bất cập, khách quan: không nói quá, không giảm nhẹ ? 
+ Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối, xuất phát từ lập trường tiến bộ xã hội hay lợi ích cá nhân ? 
+ Bố cục và dung lượng bài đã phù hợp chưa? 
( Bố cục: Bài văn nghị luận.
 Dung lượng: Khoảng 1500 chữ trở lại.)
+ Đảm bảo tính mạch lạc và liên kết trong văn bản chưa.
-Sau khi nghe nhận xét, học sinh nhận lại bài, tự sửa chữa. 
* Củng cố:
- Giáo viên nhận xét chung chất lượng bài làm của học sinh
* Hướng dẫn về nhà
- Nhắc nhở học sinh tiếp tục tìm hiểu những vấn đề về địa phương.
- Nắm nội dung bài.
– Soạn bài tiếp theo: ” Biên bản ”.	
 Ngày..tháng..năm 2012 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 29.doc