Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 30

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 30

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

 - Nhận ra những ưu, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.

2.Kĩ năng:

 -Khắc phục các nhược điểm ở bài tập làm văn số 6, thành thục hơn kĩ năng làm bài nghị luận văn học.

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc sửa các lỗi đã mắc

B. Chuẩn bị:

1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo

2. HS: Chuẩn bị bài

C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

Nêu vấn đề, KT động não, Vấn đáp tái hiện

D. Tiến trình các hoạt động

* ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ:

* Bài mới:

I. Đề bài 1 lớp 9C: Có ý kiến cho rằng : Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về bài thơ.

1. Phân tích đề.

* Kiểu bài: Nghị luận văn học.

2.Xây dựng dàn ý: ( Như tiết 138, 139 ).

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30
Tiết: 146
Ngày soạn: 20/ 03 /2012
trả bài tập làm văn số 7
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
 - Nhận ra những ưu, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.
2.Kĩ năng:
 -Khắc phục các nhược điểm ở bài tập làm văn số 6, thành thục hơn kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc sửa các lỗi đã mắc
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não, Vấn đỏp tỏi hiện
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới:
I. Đề bài 1 lớp 9C: Có ý kiến cho rằng : Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về bài thơ.
1. Phân tích đề.
* Kiểu bài: Nghị luận văn học.
2.Xây dựng dàn ý: ( Như tiết 138, 139 ).
3. Giáo viên nhận xét chung:
a. Ưu điểm:
- Đa số học sinh hiểu đề, đáp ứng những yêu cầu chính của đề bài.
- Hiểu được mùa xuân thiên nhiên xứ Huế và tâm nguyện của nhà thơ.
- Bố cục bài tương đối hợp lí, luận điểm đưa ra chặt chẽ, rõ ràng.
- So với bài Tập làm văn số 6, cách xác định yêu cầu của đề thể hiện trong bài viết tương đối đúng, sát hơn ; luận điểm rõ ràng hơn, dẫn chứng có chọn lọc hơn.
-Bài viết khá: Xuân, Quỳnh, Thanh, Trang, Hương
b. Nhược điểm:
- Do chưa hiểu kĩ đề-> xây dựng luận điểm ở một số bài chưa chặt chẽ, cân xứng, chưa khai thác hết ý nghĩa của hình ảnh, chi tiết, toàn bài.
- So với bài Tập làm văn số 6, bài này đầy đủ ý hơn song vẫn còn mắc lỗi diễn đạt, hệ thống kiến thức còn hạn chế.
4. Giáo viên trả bài, học sinh nhận xét, sửa lỗi.
5. Giáo viên giải đáp thắc mắc ( nếu có)
II. Đề bài 2: lớp 9A: Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
1. Phân tích đề.
* Kiểu bài: Nghị luận văn học.
2.Xây dựng dàn ý: ( Như tiết 138, 139 ).
3. Giáo viên nhận xét chung:
a. Ưu điểm:
- Đa số các em hiểu bài, biết vận dụng kiến thức.
- Khai thác được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong lúc giao mùa.
- Nhiều bài bố cục rõ ràng, luận điểm hợp lí.
- Bài khá: Thuần, Yến, Hoàn.
b. Nhược điểm:
- xây dựng luận điểm ở một số bài chưa chặt chẽ, cân xứng, chưa khai thác hết ý nghĩa của hình ảnh, chi tiết, toàn bài.
- Nhiều bài còn mắc lỗi chính tả và diễn đạt.( Huy, Duy, Hiền)
* Củng cố:
Đọc 1 số bài khá
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài. Giữ bài kiểm tra cẩn thận.
– Soạn bài tiếp theo: ” Biên bản ”.
Tuần: 30
Tiết: 147
Ngày soạn: 20/ 03 /2012
Biên bản
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng
- Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị. 
2. Thái độ:
 - Nghiêm túc học tập.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não, Vấn đỏp tỏi hiện.
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
Phần I: Trắc nghiệm ( 3 đ ): 
 Khoanh tròn vào đầu chữ cái đầu câu trả lời đúng.
1. Trình tự nào đúng với cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
A. Tìm hiểu đề, tìm ý- lập dàn ý- viết bài- đọc và sửa bài
B. Tìm hiểu đề - lập dàn ý- tìm ý - viết bài- đọc và sửa bài
C. Tìm ý- lập dàn ý- tìm hiểu đề - viết bài- đọc và sửa bài
2. Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ có bố cục:
A. Mở bài- Thân bài B. Thân bài- Kết bài C. Mở bài- Thân bài- Kết bài
3. ý nào đúng nhất với yêu cầu ở phần Thân bài của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
A. Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung của đoạn thơ, bài thơ
B. Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ
C. Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về cả nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ
4. Bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cần phải:
A. Nêu được các nhận xét, đánh giá và cảm thụ riêng của người viết.
B. Phải gắn nhận xét, đánh giá với phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung, cảm xúc.....của tác phẩm.
C. Cả A và B
5. Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
A. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ.
B. Căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn nhữ, tâm lí, hành động của nhân vật để phân tích.
C. Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu...để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả.
D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết
6. Khi viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, luận điểm của bài viết phải đạt những yêu cầu gì?
A. Phải được nêu cụ thể, có luận cứ xác đáng
B. Phải gắn với sự đánh giá cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
C. Phải chứng tỏ ngời viết có ý kiến riêng, có khả năng cảm thụ tốt
D. Cả ba phương án trên.
Phần tự luận ( 7 đ ) 
 Phân tích ba câu thơ sau:
 Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng, trăng treo
 ( Đồng chí- Chính Hữu )
*Đáp án
Phần I: Trắc nghiệm( Mỗi câu trả lời đúng đợc 0,5 đ )
1
2
3
4
5
6
A
C
C
 C
B
 D
Phần II: Tự luận ( 7 đ )
-Hình thức: trình bày thành đoạn văn có câu chủ đề, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả
-Nội dung: 
+ Ba câu thơ là sự kết hợp bút pháp hiện thực, lãng mạn
+ Trong đêm khuya giữa rừng Việt Bắc, người lính đứng gác trong thời tiết khắc nghiệt
+ Tư thế của đôi đồng chí chủ động, sẵn sàng
+ Trăng lơ lửng như treo trên đầu súng
+ Súng và trăng là biểu tượng của xa và gần, hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ
đây là hình ảnh đẹp biểu tượng cho cuộc đời, tâm hồn người lính, cho tình đồng chí gắn bó keo sơn
+ Là nhan đề tập thơ đầu tay của Chính Hữu
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Giới thệu bài
Hoạt động 2:
Học sinh đọc thầm 2 biên bản ở phần 1 sgk.
? Viết biên bản để làm gì ? 
? Biên bản ghi lại những sự việc gì ? 
? Yêu cầu của một biên bản là gì ? 
? Hãy nêu VD cụ thể về các loại biên bản đã gặp trong cuộc sống ? 
I. Đặc điểm của biên bản.
1. Ví dụ
2. Nhận xét.
* Ghi chép sự việc.
* Ghi lại: nội dung hội nghị, sự vụ
* Yêu cầu: Số liệu sự kiện phải chính xác, cụ thể, ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan, thủ tục chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, chính xác.
* Ví dụ: Biên bản về sự vụ mất xe đạp.
Hoạt động 3:
? Biên bản gồm những mục nào, chúng được sắp xếp ra sao ?
* Học sinh nêu các mục của biên bản. 
? Điểm giống và khác nhau của 2 loại biên bản ? 
? Những mục không thể thiếu trong một biên bản ? 
Gv cho học sinh rút ra nhận xét về cách thức viết biên bản qua các mục đã nêu ở phần ghi nhớ ( sgk).
II. Cách viết biên bản.
* Giống nhau về cách trình bày và một số mục cơ bản ; khác nhau về nội dung cụ thể.
* Những mục không thể thiếu:
Quốc hiệu, tiêu ngữ ( đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, những người tham dự, diễn biến và kết quả sự việc, họ tên và chữ kí của những người có trách nhiệm ( chủ tọa, thư kí hoặc đại diện cho các bên ).
* Ghi nhớ: sgk
Hoạt động 4:
? Hãy lựa chọn các tình huống viết biên bản trong các trường hợp ? 
III.Luyện tập:
BT1: Học sinh thảo luận, nhắc lại các trường hợp cần viết biên bản, mục đích của việc viết biên bản.
-> trường hợp cần viết biên bản: a, c, d.
* Củng cố:
?Đặc điểm của biên bản
? Cách viết biên bản?
* Hướng dẫn về nhà
- Gv hướng dẫn học sinh làm BT 2 ở nhà, chuẩn bị trước cho giờ luyện tập tiếp theo.
- Nắm nội dung bài.
– Soạn bài tiếp theo: ” Rôbinxơn ngoài đảo hoang ”.
Tuần: 30
Tiết: 148
Ngày soạn: 21 / 03 /2012
Rôbinxơn ngoài đảo hoang
Đi-phô
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Nghị lực, tinh thần lạc quan của 1 con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
2.Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.
- Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
3. Thái độ:
 - Biết yêu quý, trân trọng những người có tính kiên trì, lạc quan.....
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, chân dung Đ. Đi- phô
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện, giảng bỡnh
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu chung.
Hoạt động 2:
? Những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm ?
Giáo viên tóm tắt toàn truyện.
I. Giới thiệu bài:
1. Tác giả:
- Đi phô: 1660 – 1731, nhà văn Anh.
- Đến với tiểu thuyết khi gần 60 tuổi.
2. Tác phẩm:
- Viết năm 1719, là tiểu thuyết đầu tay và nổi tiếng nhất của tác giả.
Hoạt động 3:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài, tìm hiểu các chú thích.
? Xác định bố cục của văn bản? 
Nội dung của từng phần ? 
? Có gì đặc biệt trong cách kể về diện mạo của Rôbinxơn ? 
? Dụng ý của cách kể đó ? 
Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận.
? Đằng sau bức chân dung, em cảm nhận được điều gì về cuộc sống của Rôbinxơn ? 
? Nhận xét chung về cuộc sống của Rôbinxơn ? 
? Qua diện mạo, trang phục,và cuộc sống của Rôbinxơn, em thấy tinh thần của chàng như thế nào ? 
? Có phải ai rơi vào hoàn cảnh của Rô bin xơn cũng có tinh thần ấy không?
? Bài học mà em rút ra từ câu chuyện của Rô bin xơn?
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.Đọc, chú thích:
2.Bố cục:- 4 phần:
+ Phần 1: Mở đầu ( Đoạn 1 ).
+ Phần 2: Trang phục, trang bị của Rôbinxơn ( tiếp -> bên khẩu súng của tôi ).
+ Phần 3: Diện mạo của Rôbinxơn: Còn lại.
3. Phân tích:
a. Trang phục, diện mạo của Rôbinxơn.
 - Rôbinxơn trước hết kể về trang phục ( mũ, quần áo, giày dép ) theo trật tự từ trên xuống dưới, sau đó đến trang bị, cuối cùng mới là diện mạo của chàng.
- Trang phục, trang bị -- như một vị chúa tể.
- Giọng kể hài hước 
- Trên bộ mặt, ngoài một câu nói thoáng qua về nước da, Rôbinxơn đặc tả về bộ ria mép của chàng.
-> Rôbinxơn muốn giới thiệu với độc giả cách ăn mặc kì khôi và những đồ lề lỉnh kỉnh mang theo người của chàng là chính.
+ Thể hiện cách kể theo ngôi thứ nhất, Rôbinxơn chỉ kể những gì chàng nhìn thấy được.
b. Cuộc sống gian nan sau bức chân dung.
- Thời tiết mưa nắng khắc nghiệt trên đảo.
- Thời gian và thời tiết khắc nghiệt đã làm cho giày, mũ, quần áo trước kia rách tan hết không còn dùng được nữa.
-Trang phục toàn bằng da dê -> cuộc sống săn bắn, nhờ mấy hạt lúa mì -> trồng trọt.
-Trang bị -> không có kẻ thù chống chọi nhưng các công cụ lao động rất cần thiết.
-> tinh thần lạc quan, niềm tin tưởng vào ngày mai đã giúp Rô bin xơn sống tốt những ngày trên đảo
* Bài học: Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, người khác có lẽ đã chán nản, tuyệt vọng nhưng Rôbinxơn đã khuất phục được thiên nhiên, sống ngày một tốt hơn.-> Cần phải có niềm tin trong cuộc sống
4. Tổng kết ( ghi nhớ - SGK)
* Củng cố:
-Đọc một đoạn trong văn bản mà em thích?
-Đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài.
-Ôn tập các tác phẩm văn học VN
– Soạn bài tiếp theo: ” Tổng kết ngữ pháp ”.
Tuần: 30
Tiết: 149
Ngày soạn: 15 / 0 3 /2011
tổng kết về ngữ pháp
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
 -Hệ thống hóa kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về:
+ Từ loại.
+ Cụm từ.
+Thành phần câu.
+ Các kiểu câu.
2. Kĩ năng:
- Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ.
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học.
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc học tập.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, bảng phụ
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não, thảo luận nhúm
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:
? Xác định DT,ĐT, TT trong những VD ? 
? Hãy thêm các từ cho sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng trong ba cột bên dưới.
? Cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc từ loại nào ? 
? Cho biết DT, ĐT,TT đứng sau những từ nào trong số những từ đã nêu ? 
Từ các kết quả ở các bài tập trước, gv hướng dẫn học sinh điền từ vào bảng tổng kết theo mẫu. 
 Bảng phụ ghi mẫu 
? Trong những đoạn trích sau đây, các từ in đậm vốn thuộc từ loại nào, ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào ?
A. Từ loại:
*Hệ thống hóa về danh từ, động từ, tính từ.
 BT 1: 
-DT: Lần, lặng, làng.
-ĐT: đọc, nghỉ ngơi, phục dịch, đập.
-TT: hay, đột ngột, phải, sung sướng.
 BT 2:
(c) hay (a) cái (lăng)
(b)đọc (b) phục dịch
(a) lần (a) làng
(b) nghĩ ngợi (b) đập
 (c) đột ngột
 (a) ông (giáo)
 (c) phải
 (c) sung sướng
+ Từ nào đứng sau (a) được sẽ là DT (hoặc loại từ).
+ Từ nào đứng sau (b) được sẽ là ĐT.
+ Từ nào đứng sau (c) được sẽ là TT.
BT 3:
-DT có thể đứng sau:những, các, một.
-ĐT có thể đứng sau: hãy, đã, vừa.
-TT có thể đứng sau: rất, hơi,quá.
BT4:
Học sinh điền từ vào bảng tổng kết theo mẫu.
BT 5:
a, Tròn là TT, ở đây được dùng như ĐT.
b. lí tưởng là DT, ở đây được dùng như TT.
c. băn khoăn là TT, ở đây được dùng như DT.
* Củng cố:
? Nêu khái niệm về: DT, Đt, TT?
? Nêu đặc điểm và chức năng ngữ pháp của các từ loại trên?
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài.
– Soạn tiếp phần bài còn lại.
-Ôn tập toàn bộphần TV
Tuần: 30
Tiết: 150
Ngày soạn: 21 / 03 /2012
tổng kết về ngữ pháp
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
 -Hệ thống hóa kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về:
+ Các từ loại khác.
+ Hệ thống ôn tập về cụm từ.
2. Kĩ năng:
- Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ.
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học.
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng từ loại đúng lúc 
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, bảng phụ
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não, thảo luận nhúm
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:
 Bảng phụ
? Xếp các từ in đậm trong những câu sau đây vào cột thích hợp 
Giáo viên cho học sinh thi đua làm theo nhóm.
? Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc từ loại nào ? 
? Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm DT ? 
? Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm ĐT ? 
? Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó ? 
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
Quan hệ từ
Trợ từ
Tình thái từ
Thán từ
ba
năm
tôi
Bao nhiêu
Bao giờ
Bấy giờ
những
ấy 
đâu
đã
mới
đã
đang
ở
của
nhưng
như
chỉ cả
ngay
chỉ
hả
Trời ơi
 BT2 – mục II
Từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn là à, ư, hử, hở, hả
Chúng thuộc loại tình thái từ.
B. Cụm từ
BT1:
a, ảnh hưởng, nhân cách, lối sống là phần trung tâm của các cụm DT in đậm.
-Các dấu hiệu là những lượng từ đứng trước: những, một, một.
b, ngày ( khởi nghĩa).
-Dấu hiệu là những.
c. tiếng ( cười nói). 
-Dấu hiệu là có thể thêm những vào trước.
BT2:
a. Đến, chạy, ôm
-Dấu hiệu là đã, sẽ, sẽ.
b. lên ( cải chính).
-Dấu hiệu là vừa.
BT3:
a. Việt Nam, bình dị, Việt Nam, phương Đông, mới, hiện đại là phần trung tâm của các cụm từ in đậm.
-Dấu hiệu là rất.
ở đây, các từ Việt,Nam, phương Đông được dùng làm tính từ.
b. êm ả.
-Dấu hiệu là có thể thêm rất vào phía trước.
c. phức tạp, phong phú, sâu sắc.
-dấu hiệu là có thể thêm rất vào phía trước.
* Củng cố:
? Khái niệm và đặc điểm của cụmĐT,TT,Dt
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài.	
– Soạn bài tiếp theo: "Luyện tập viết biên bản ".
-Ôn tập tốt Tiếng Việt
 Ngày..tháng..năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 30.doc