Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 32

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 32

TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP ( Tiếp)

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

- Hệ thống kiến thức về câu ( các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu) đã học từ lớp 6 đến 9

2.Kĩ năng:

- Tổng hợp kiến thức về câu.

- Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học

3. Thái độ:

- Tích cực học tập

B. Chuẩn bị:

1. GV:

2. HS: Chuẩn bị bài

C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

Nêu vấn đề, KT động não, Vấn đáp tái hiện

D. Tiến trình các hoạt động

* ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài

* Bài mới:

I- Ôn tập về thành phần chính và thành phần phụ

 +GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:

 Thao tác 1: Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu; nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần:

 1. Thành phần chính:

 Là những thành phần bắt buộc phải có để cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn. Các thành phần chính là:

 a) Vị ngữ: Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi: Làm gì ? Làm sao ? Như thế nào ? Là gì ?

 b) Chủ ngữ: Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái. được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai ? Con gì ? Cái gì ?

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32
Tiết: 156
Ngày soạn: 04 / 04 /2012
Tổng kết về ngữ pháp ( Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về câu ( các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu) đã học từ lớp 6 đến 9
2.Kĩ năng:
- Tổng hợp kiến thức về câu.
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học
3. Thái độ:
- Tích cực học tập
B. Chuẩn bị:
1. GV: 
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não, Vấn đỏp tỏi hiện
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
* Bài mới: 
I- Ôn tập về thành phần chính và thành phần phụ
	+GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:
	Thao tác 1: Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu; nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần:
	1. Thành phần chính:
	Là những thành phần bắt buộc phải có để cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn. Các thành phần chính là:
	a) Vị ngữ: Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi: Làm gì ? Làm sao ? Như thế nào ? Là gì ?
	b) Chủ ngữ: Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai ? Con gì ? Cái gì ?
	2. Thành phần phụ và dấu hiệu nhận biết:
	a) Trạng ngữ:
	-Vị trí: thường đứng ở đầu câu, nhưng cũng có thể đứng ở cuối câu hoặc giữa câu.
	-Tác dụng: cụ thể hoá không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích.. được diễn đạt ở nòng cốt câu.
	-Dấu hiệu hình thức đặc trưng: được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy.
	b) Khởi ngữ:
	-Vị trí: thường đứng trước chủ ngữ.
	-Tác dụng: nêu lên đề tài của câu.
	-Dấu hiệu: có thể thêm quan hệ từ về, đối với vào trước khởi ngữ
	Thao tác 2: Hớng dẫn HS phân tích thành phần của các câu sau:
	a- Đôi càng tôi mẫm bóng.	(Tô Hoài)
	b- Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp	(Thanh Tịnh)
	c- Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác ...
(Băng Sơn)
	*Trả lời:
(1) Chủ ngữ:
-Câu a: đôi càng tôi
-Câu b: mấy người học trò cũ
-Câu c: nó
(2) Vị ngữ
-Câu a: mẫm bóng
-Câu b: đến sắp hàng dưới hiên, đi vào lớp
-Câu c: vẫn là ngời bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác...
(3) Trạng ngữ: câu b: Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi.
(4) Khởi ngữ: câu c: (Còn) tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc.
II- Ôn tập về thành phần biệt lập
+GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:
Thao tác 1: Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu.
(1) Thành phần tình thái: Là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói, viết đối với sự việc được nói đến trong câu.
(2) Thành phần cảm thán: Là thành phần được dùng để bộc lộc tâm lí của người nói, viết (vui, buồn, mừng, giận)
(3) Thành phần gọi-đáp: Là thành phần được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
(4) Thành phần phụ chú: Là thành phần được dùng bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
*Dấu hiệu để nhận biết các thành phần biệt lập là: chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc được nói đến trong câu
III- Ôn tập các kiểu câu
	+GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:
 Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu đơn sau:(SGK)
	*Trả lời:
a) -Chủ ngữ: nghệ sĩ
-Vị ngữ: ghi lại cái dã có rồi, muốn nói một điều gì mới mẻ
b) -Chủ ngữ: lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại
-Vị ngữ: phức tạo hơn, phong phú và sâu sắc hơn
c) -Chủ ngữ: nghệ thuật
-Vị ngữ: là tiếng nói của tình cảm
d) -Chủ ngữ: tác phẩm
-Vị ngữ: là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng
e) -Chủ ngữ: anh
-Vị ngữ: thứ sáu và cũng tên Sáu
	 Nhận diện câu đặc biệt trong các đoạn trích:
IV- Ôn tập về câu chép
	+GV ư dẫn HS thực hiện các thao tác sau:
	 Xác định câu ghép trong các đoạn trích:(SGK)
	 Xác định các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép đã tìm được ở bài tập trên:
	-Câu a: quan hệ bổ sung
	-Câu b: quan hệ nguyên nhân
	-Câu c: quan hệ bổ sung
	-Câu d: quan hệ nguyên nhân
	-Câu e: quan hệ mục đích
 Xác định quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau:
*Trả lời:
-Câu a: quan hệ tương phản
	-Câu b: quan hệ bổ sung
-Câu c: quan hệ điều kiện - giả thiết
 Tạo câu ghép theo yêu cầu.
a) Nguyên nhân - Kết quả:
-Vì quả bom tung lên và nổ trên không nên hầm của Nho bị sập.
-Quả bom tung lên và nổ trên không hầm của Nho bị sập.
b) Điều kiện - Kết quả: Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập.
c) Tương phản:
-Quả bom nổ khá gần, nhưng hầm của Nho không bị sập.
-Quả bom nổ khá gần. Hầm của Nho không bị sập.
d) Nhượng bộ: Hầm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần.
V- Ôn tập về biến đổi câu
+GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:
 Xác định các câu rút gọn trong đoạn trích:
“Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mội biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom...”
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”
(Lê Minh Khuê)
*Trả lời: Các câu rút gọn:
-Quen rồi.
-Ngày nào ít: ba lần
 Xác định hiện tượng tách câu và nêu mục đích của việc tách câu ấy:
*Trả lời: Các bộ phận của câu trước được tách ra thành câu độc lập:
a) Và làm việc có khi suốt đêm.
b) Thường xuyên.
c) Một dấu hiệu chẳng lành.
Tách như vậy để nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra.
: Biến đổi câu thành câu bị động
a) Người thợ thủ công Việt Nam làm ra đồ gốm khá sơm
-Đồ gốm được người thợ thủ công Việt Nam là ra khá sớm
b) Tại khúc sông này tỉnh ta sẽ bắc một cây cầu lớn
-Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc tại khúc sông này
c) Người ta đã dựng lên những ngôi đền ấy từ hàng trăm năm trước
-Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước
VI- Ôn tập các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau
	+GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:
 Xác định câu nghi vấn và tác dụng của nó
*Trả lời: Các câu nghi vấn dùng để hỏi:
	-Ba con, sao con không nhận ?
-Sao con biết là không phải ? 
Xác định câu cầu khiến và nêu tác dụng của chúng:
*Trả lời : a) Câu cầu khiến dùng để ra lệnh:
-ở nhà trông em nhá !
-Đừng có đi đâu đấy
b) Câu cần khiến dùng để:
+Yêu cầu: Thì má cứ kêu đi
+Mời: Vô ăn cơm !
Xác định kiểu câu và tác dụng của nó
*Trả lời:
- Câu nói của anh Sáu có hình thức của câu nghi vấn, nhưng không phải dùng để hỏi, mà là dùng để bộc lộ cảm xúc
-Ta kết luận như trên vì trước câu nói của anh Sáu, tác giả đã miêu tả “Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên”.
* Củng cố:
GV khái quát lại nội dung ôn tập
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập kiến thức đã học phần tiếng việt
- Ôn tập phần văn chuẩn bị kiểm tra 45 phút.
Tuần: 32
Tiết: 157
Ngày soạn: 04 / 04 /2012
Kiểm tra 45 phút
Phần truyện
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: - Kiểm tra ,đánh giá kết quả học tập các tác phẩm truyện hiện đại đã học
2. Kĩ năng : -Rèn luyện , đánh giá kĩ năng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
3. Thái độ- Có ý thức học tập tốt, nghiêm túc làm bài.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới: MA trận đề kiểm tra
 Mức độ
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ đề
TN
TL
TN
TL
Mức độ thấp
Mức độ cao
Những ngụi sao xa xụi
Nhận biết năm sỏng tỏc và chi tiết
Hiểu được tõm trạng nhõn vật qua lời độc thoại
 bố cục ba phần
 Phõn tớch nhõn vật Phương Định
Số cõu
2
2
 0,5
0,5
5
Số điểm
0,5
0,5
 1
4
6
Tỉ lệ
5,0%
5,0%
 10%
50%
60%
Tờn tỏc giả
Nhận biết tờn tỏc giả ứng với tỏc phẩm
Số cõu
1
1
Số điểm
2
2
Tỉ lệ
20%
20%
Bố của Xi Mụng
Trỡnh bày được ý nghĩa của văn bản.
Số cõu
1
1
Số điểm
2
2
Tỉ lệ
  20%
20%
Tổng số cõu
3
1
1,5
0,5
6
Số điểm
2,5
0,5
3
4
10
Tỉ lệ
25%
5%
30 %
40 %
100%
ĐỀ BÀI:
I / Phần trắc nghiệm ( 3đ ) : 
Cõu 1: (1đ) Hóy đọc và khoanh trũn phương ỏn trả lời em cho là đỳng nhất.
a.Trong truyện ngắn Những ngụi sao xa xụi, nhúm ba cụ gỏi Phương Định, Thao, Nho được gọi là:
Tổ liờn lạc.
Tổ phỏ bom.
Tổ trinh sỏt mặt đường.
Tổ dõn cụng.
b. Đọc đoạn văn sau: "Khụng hiểu vỡ sao mỡnh lại gắt nữa. Lại một đợt bom. Khúi vào hang. Tụi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bõy giờ thật vắng. Chỉ cú Nho và chị Thao. Và bom. Và tụi ngồi đõy. Và cao xạ đặt bờn kia quả đồi." (Những ngụi sao xa xụi) Từ "và" trong đoạn văn là quan hệ từ biểu thị quan hệ nào?
Quan hệ tương phản
Quan hệ nguyờn nhõn.
Quan hệ thời gian.
Quan hệ bổ sung
c. Đoạn độc thoại nội tõm " Thời gian bắt đầu căng lờn. Trớ nóo tụi cũng khụng thua. Những gỡ đó qua, những gỡ sắp tới... khụng đỏng kể nữa. Cú gỡ lớ thỳ đõu, nếu cỏc bạn tụi khụng quay về." (Những ngụi sao xa xụi, Lờ Minh Khuờ) cho thấy tõm trạng gỡ của nhõn vật?
Căng thẳng, hồi hộp.
Bất cần.
Lo lắng, sợ hói
Nỏo nức, mong chờ.
d. Truyện ngắn Những ngụi sao xa xụi ra đời vào năm nào?
1970.
1973
1972.
1971.
Cõu 2: Điền tờn tỏc giả phự hợp với tờn tỏc phẩm. (2đ)
Tờn tỏc phẩm ( đoạn trớch)
Tờn tỏc giả
1. Làng
2. Lặng lẽ SaPa
3. Chiếc lược ngà
4. Những ngụi sao xa xụi
II. Tự luận ( 7 đ )
 Cõu 1: Cho biết ý nghĩa văn bản Bố của Xi mụng. ( 2đ )
 Cõu 2: Phõn tớch nhõn vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngụi sao xa xụi” của Lờ Minh Khuờ. (5 đ )
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
I.Trắc nghiệm 
Cõu 1( Mỗi ý đỳng 0,25 đ ) 
a
b
c
d
Đỏp ỏn
C
D
A
D
Cõu 2: Mỗi ý đỳng 0,5 đ
1.Kim Lõn
2. Nguyễn Thành Long
3. Nguyễn Quang Sỏng
4. Lờ Minh Khuờ
II. Tự luận
Cõu 1 Học sinh nờu được: Truyện ca ngợi tỡnh yờu thương, lũng nhõn hậu của con người.
Cõu 2: 
a) Mở bài: 0,5 điểm- Dẫn dắt phù hợp 
b) Thân bài: 
Cần tập trung làm rõ phẩm chất tốt đẹp của Phương Định qua đó thấy được hình ảnh thế hệ trẻ Việt nam trong kháng chiến chống Mĩ.
 * Về nội dung:2 điểm
- Khái quát về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái (đặc biệt là Phương Định). Mỗi người có một các tính (đặc biệt là Phương Định).
- Nêu và phân tích về đặc điểm của nhân vật Phương Định:
+ Cô còn rất trẻ, là cô gái Hà Nội, có thời học sinh hồn nhiên, vô tư
+ Vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên đó.
+ Phương Định nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát
+ Yêu mến những người đồng đội của mình, cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
+ Là cô gái kín đáo trong  ... nh cảm và tự trọng bản thân mình.
+ Có những đức tính đáng quý: có trách nhiệm với công việc, dũng cảm, bình tĩnh, tự tin
- Qua nhân vật Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã gợi cho người đọc hình dung được phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ.
- Liên hệ với thanh niên hiện nay: Đã phát huy và học tập những gì từ thế hệ trẻ.
 *Về nghệ thuật: 1 điểm
- Kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật kể là nhân vật chính, làm cho câu chuyện sinh động, giàu sức thuyết phục.
- Tác giả am hiểu và miêu tả về tâm lí nhân vật sinh động, tinh tế, đặc biệt là Phương Định.- - Ngôn ngữ và giọng điệu:
+ Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể truyện tạo cho tác phẩm có giọng điệu kể tự nhiên, nhân vật nữ tính.
+ Dùng câu ngắn, đặc biệt, nhịp nhanh, có lúc chậm.
c) Kết bài: 0,5 điểm
- Khái quát lại về đặc điểm nhân vật, cảm nghĩ của em khi đọc tác phẩm.
 * Về hình thức: 1 điểm
- Bài có bố cục chặt chẽ, mạch lạc
- Lập luận phải xác đáng, dẫn chứng chính xác
- Phải có sự liên kết giữa các đoạn và các phầm.
(Trân trọng bài viết có sáng tạo, hấp dẫn, phù hợp).
* Củng cố: 
- GV nhắc HS kiểm tra lại bài viết.
- Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.
* Hướng dẫn về nhà
- Xem và làm lại bài kiểm tra ở nhà
- Soạn bài: Con chó bấc
Tuần: 32
Tiết: 158
Ngày soạn: 04 / 04 /2012
Con chó bấc
(Trích tiểu thuyết Tiếng goi nơi hoang dã)
G. Lân-đơn
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật.
- Tình yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não,giảng bỡnh
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
+ GV gọi HS đọc chú thích dấu sao sgk. 
? Nêu hiểu biết của em về tác giả G- Lân đơn và tác phẩm “ Con chó Bấc” ?
Gv giới thiệu ảnh chân dung của tác giả.
+ GV cùng học sinh đọc, nhận xét.
? Em hãy xác định bố cục của văn bản?
? Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, hãy cho biết nhà văn muốn đề cập đến vấn đề gì?
- Phần ba dài hơn hai phần trước cộng lại => Nhấn mạnh về con chó Bấc và những tình cảm của nó đối với chủ.
? Thoóc-tơn và Bấc gặp nhau trong hoàn cảnh nào? 
- Thoóc-tơn là người cứu sống Bấc, hơn thế anh còn là một ông chủ lí tưởng.
? Những ông chủ trước đối xử với Bấc như thế nào?
- Chăm sóc chó vì nghĩa vụ (nuôi chó thì phải chăm sóc nó)
- Vì lợi ích kinh doanh (kéo xe trượt tuyết đi tìm vàng)
? Cách cư xử của Thoóc-tơn đối với Bấc được biểu hiện ở những chi tiết nào?
? Qua đó em cảm nhận tình cảm của Thooc- tơn dành cho Bấc có gì đặc biệt.
Gv: Trong ý nghĩ, tình cảm của mình, dường như anh không xem Bấc là một con chó mà là một con người, là đồng loại với anh, là bạn bè con cái anh.
- Thoóc- tơn là ông chủ lí tưởng, theo lời khẳng định của tác giả. Các ông chủ khác chăm sóc chó là nghĩa vụ, vì lợi ích kinh doanh. Còn Thoóc-tơn lại dành tình cảm đặc biệt cho nó.
? Em hiểu thế nào là một ông chủ lí tưởng.
? Từ đó chứng tỏ Thoóc-tơn là người như thế nào?
Lòng nhân từ của Thoóc-tơn đã khơi dậy trong lòng Bấc một tình yêu thương sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến cuồng nhiệt, tôn thờ..
? Theo em đối với thế giới loài vật, chúng ta cần có cách đối xử ntn?
- Con người cần phải yêu thương, chăm sóc loài vật.
I – Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- G - Lân đơn (1876-1916) là nhà văn Mĩ. Có cuộc sống lúc nhỏ vất vả. Sau lớn lên, sớm tiếp cận với tư tưởng CNXH G- Lân đơn là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng.
2. Tác phẩm : 
- Con chó Bấc trích từ tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” Chương 6. (Bộ tiểu thuyết gồm 7 chương). 
II - Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc:
- Chú thích
2. Bố cục 
a. Đoạn1: Mở đầu.
b. Đoạn 2: Tình cảm của Thoóc -tơn đối với Bấc.
c. Ba đoạn cuối: Tình cảm của Bấc đối với chủ.
3. Phân tích:
a.Tình cảm của Thoóc - tơn đối với Bấc:
- Anh đối xử với Bấc "như thể chúng là con cái của anh vậy".
- chào hỏi thân mật, nói lời vui vẻ.
- Túm chặt lấy đầu Bấc, dựa vào đầu mình, rồi đẩy tới đẩy lui.
- Trời đất! Đằng ấy như biết nói đấy.
=> yêu quý, trân trọng, gần gũi. 
aCó lòng nhân ái, yêu thương loài vật
* Củng cố
	? So sánh với “ Bài học đường đời đầu tiên” và “ Chó sói và Cừu non” của La- phông - ten để thấy được nghệ thuật nhân hoá của G. Lân - đơn?
	? Nêu nhận xét của em về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này?
* Hướng dẫn về nhà
-Tìm hiểu tình cảm của ông chủ đốivới Bấc
-Chuẩn bị phần còn lại
Tuần: 32
Tiết: 159
Ngày soạn: 29/ 03 /2011
Con chó bấc
(Trích tiểu thuyết Tiếng goi nơi hoang dã)
 G. Lân-đơn
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật.
- Tình yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não, giảng bỡnh
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trũ
 Nội dung
? Trước kia khi còn ở tại nhà thẩm phán Milơ, mối quan hệ giữa Bấc với gia đình này như thế nào?
- Với những cậu con trai (trong những buổi đi săn)
=> Chuyện làm ăn cùng hội cùng phường.
- Với những đứa cháu nhỏ: Trách nhiệm ra oai, hộ vệ.
- Với ông Thẩm phán: Thứ tình bạn trịnh trọng, đường hoàng.
=> Trách nhiệm, bổn phận của con vật nuôi đối với chủ nhà.
? Với Thoóc-tơn, Bấc biểu hiện tình cảm như thế nào?
? Nhà văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả tình cảm của Bấc đối với Thooc- tơn.
? Qua đó, em cảm nhận tình cảm của Bấc đối với Thooc- tơn ntn?
- Trước khi đến với Thoóc-tơn với Bấc đó là những ngày sống an nhàn chẳng có gì đặc biệt.
- Với Thoóc-tơn thì khác hẳn : Tình yêu thương thực sự nồng nàn, sôi nổi, nồng cháy, tôn thờ và cuồng nhiệt.
? Cách quan sát, miêu tả của nhà văn có gì đáng chú ý?
- Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy..., "nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực".
- Bấc không chỉ biết vui mừng mà còn biết lo sợ: "Việc thay đổi chủ xoành xoạch...làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ...", "nó sợ Thoóc-tơn rồi cũng biến khỏi cuộc đời nó"...
- Nỗi sợ hãi thường trực, day dứt trong cả giấc ngủ: "Ngay cả ban đêm, trong giấc mơ nó cũng bị nỗi lo sợ ám ảnh".
=> Lân-đơn dường như thấu hiểu thế gới tâm hồn phong phú của nó. Điều đó nói lên trí tưởng tượng tuyệt vời, vừa nói lên lòng yêu thương loài vật của nhà văn.
? Hãy nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản này?
? Nội dung chính của văn bản này?
+ GV gọi HS đọc ghi nhớ.
b. Tình cảm của con chó Bấc đối với Thoóc - tơn:
- Há miệng cắn lấy bàn tay Thoóc - tơn.
- thường nằm ở xa một quãng, hoặc nằm phục dưới chân Thoóc-tơn hàng giờ
- mắt háo hức, tỉnh táo nhìn anh, theo dõi từng cử động trên nét mặt, thân thể anh.
- Thường theo sát, không rời anh nửa bước...
- Lân - đơn đã dùng cách so sánh, nhớ lại để làm nổi bật tình cảm hiện tại của Bấc đối với Thoóc-tơn.
- Tình thương yêu của Bấc: Sự tôn thờ biểu hiện qua đôi mắt. Sợ mất chủ.
a Yêu thương thực sự nồng nàn, sôi nổi, nồng cháy, tôn thờ và cuồng nhiệt
- Miêu tả về Bấc, nhà văn không nhân cách hóa theo kiểu La Phông Ten mà họng nó chỉ: "rung lên những âm thanh không thốt nên lời"..., nó chỉ "hầu như biết nói ấy".
4. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
 Đoạn trích thể hiện những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn khi viết về con chó Bấc.
b. Nội dung: ( Sgk tr 154)
* Củng cố
	Nội dung, ý nghĩa của truyện
 * Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài, nắm chắc nội dung, nghệ thuật truyện
 - Tiết sau kiểm traTV
Tuần: 32
Tiết: 160
Ngày soạn: 05 / 04 /2012
Kiểm tra Tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức tiếng Việt đã học
- Kiểm tra kĩ năng sử dụng kiến thức tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp xã hội.
- Tích hợp với kiến thức về Văn và vốn sống trực tiếp của lứa tuổi học sinh lớp 9.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não.
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới: 
Ma trận: 
Mức độ
Tờn chủ 
đề
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Các thành phần biệt lập
Đặc điểm. Tìm tp biệt lập trong câu
 Tác dung của tp biệt lập trong câu
Số cõu
Số điểm Tỉ lệ %
1,5
2
20 %
0,5
1
10 %
Số cõu 2
3 điểm = 30 %
Khởi ngữ
 Tìm tp kn trong câu 
Biến đổi câu không có khởi ngữ
Số cõu
Số điểm Tỉ lệ %
 0,5
 1
 10 %
0,5
1
10 %
1
2
20 %
Liên kết câu và đoạn văn
ĐV đúng chủ đề
Liên kết câu và đoạn văn
Số cõu
Số điểm Tỉ lệ %
0,5
3
30 %
0,5
2
20 %
1
5
50 %
Tổng số cõu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
3
30 %
1
2
20 %
0,5
3
30 %
0,5
2
20 %
4
10
100 %
Đề bài: 
Câu 1 ( 1 điểm): Hãy nối cột A với cột B sao phù hợp 
A
Nối
B
1. Thành phần tình thái
a. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu 
2. Thành phần cảm thán 
b. Dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui buồn, mừng giận ) 
3. Thành phần gọi đáp 
c. Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việcđược nói đến trong câu
4. Thành phần phụ chú 
d. Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ của giao tiếp .
Câu 2 : ( 2 điểm ) 
 Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau và nêu tác dụng của nó .
a - Người đồng mình thương lắm con ơi!
b - Hình như đã thu về 
c - Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.
d - Dạ, con cũng thấy như hôm qua.
Câu 3: (2 điểm ) 
Tìm khởi ngữ trong ví dụ sau và biến đổi thành câu không có khởi ngữ .
Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm “
Câu4 : (5 điểm )
Viết 1 đoạn văn ( Chủ đề mùa hè ) dùng phép lặp, phép thế để liên kết các câu trong đoạn văn. 
Đáp án- biểu điểm
Câu 1 ( 1điểm) Mỗi ý đúng được (0.25 điểm)
1 – c 2- b 3- d 4 – a 
Câu 2 (2 diểm)
a- con ơi (0,25 diểm) b- Hình như (0,25 diểm) 
 	c- Chao ôi. (0,25 diểm) d- Dạ.(0,25 diểm)
 	- nêu được tác dụng đúng mỗi câu được 0,25 điểm.
Câu 3 ( 2 điểm)
Tìm được khởi ngữ. 1 điểm
Biến đổi được câu 1 điểm
Câu 4 ( 5 điểm)
Viết đoạn văn đúng chủ đề ( 2 điểm)
sử dụng đúng phép thế ( 1 điểm)
Sử dụng đúng phép lặp ( 1 điểm)
Đoạn văn logíc, các câu văn liên kết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. ( 1 điểm)
D - Củng cố
	- Thu bài, kiểm bài.
	- Nhận xét giờ kiểm tra.
 E. Hướng dẫn:
	- Học bài, ôn bài.
	- Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập.
 	 Ngày.......tháng.......năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 32.doc