Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 30

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 30

Tiết 141 – 142/ Đọc văn: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

 Lê Minh Khuê

A . Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức

- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.

- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “ tôi”.

- Cảm nhận, vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.

3. Thái độ

- Ý thức cảm thụ tác phẩm.

B . Chuẩn bị :

Gv: Đọc các tài liệu có liên quan .

Hs: soạn bài theo yêu cầu sgk.

 

docx 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 30
Tiết
141
142
Những ngôi sao xa xôi
Tiết
143
Chương trình địa phương (tập làm văn)
Tiết
144
Biên bản
Tiết
145
Trả bài viết số 7
Ngày soạn: 31/3/2012
Tiết 141 – 142/ Đọc văn: 	NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI 
 	Lê Minh Khuê 
A . Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện. 
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “ tôi”.
- Cảm nhận, vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
3. Thái độ
- Ý thức cảm thụ tác phẩm.
B . Chuẩn bị : 
Gv: Đọc các tài liệu có liên quan .
Hs: soạn bài theo yêu cầu sgk.
C . Tiến trình bài dạy : 
1. Ổn định – Kiểm tra sĩ số
2. Bài cũ. 
- Nêu chủ đề của truyện ngắn " Bến quê " .
3. Bài mới
Cuộc kháng chiến chống Mỹ vẻ vang, oanh liệt và đầy gian khổ của nhân dân ta là một đề tài quen thuộc trong làng văn học Việt Nam hiện đại. Tuy cùng một đề tài nhưng mỗi tác giả lại khai thác, khám phá những khía cạnh khác nhau của cuộc kháng chiến anh dũng đó. Truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi " của Lê Minh Khê đưa người đọc đến với cuộc sống chiến đấu của 3 cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn. Họ chính là những đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Vậy truyện ngắn này có những đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản . 
- Trình bày vài nét cơ bản về nhà văn Lê Minh Khuê ?
- Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản ? 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc : chú ý thể hiện giọng điệu, ngôn ngữ .
Giáo viên đọc mẫu một đoạn .
 Học sinh đọc tiếp + giải nghĩa từ khó 
( Đọc đoạn đầu + đoạn miêu tả cảnh phá bom ......... Đoạn hồi tưởng của nhân vật " tôi " -> Giáo viên dẫn chuyện ) . 
- Em hãy tóm tắt truyện .
- Học sinh kể - Học sinh khác nhận xét, bổ sung .
- Giáo viên kết luận cho học sinh ghi những ý cơ bản ( SGV ) .
- Văn bản này được viết theo thể loại nào 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích văn bản .
- Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào ? ( xác định ngôi kể của văn bản ?) 
- Việc chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện ? 
- Đọc truyện em có suy nghĩ gì về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện ?
Giáo viên : Nhân vật được tác giả thể hiện chân thực sinh động, tự nhiên . Các nhân vật vừa có nét chung vừa có nét riêng .
- Truyện kể về những nhân vật nào ? 
Giáo viên : Có ý kiến cho rằng : " Tác giả đã thể hiện chân thực, sinh động, tự nhiên tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ. Họ vừa có những nét chung lại vừa có những nét riêng " . 
Ý kiến của em thế nào ? 
- Ở họ có những nét gì chung khiến họ gắn bó với nhau thành một khối thống nhất và những nét riêng ở mỗi người ?
- Vai trò của nhân vật Phương Định trong truyện ? 
- Học sinh đọc đoạn tự thuật - hồi tưởng của nhân vật Phương Định .
- Hãy phân tích nhân vật này để thấy rõ nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả 
(Học sinh trao đổi nhóm bàn)
- Nhân vật tự quan sát, đánh giá về mình như thế nào ở phần đầu truyện ?
- Hồi tưởng của cô về tuổi thiếu niên ở Hà Nội .
- Tâm trạng của cô ra sao ở lần phá bom ở cuối truyện .
Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét .
Giáo viên kết luận .
- Tìm dẫn chứng minh hoạ cho đặc điểm tính cách của Phương Định .
- Nêu cảm nhận của em về nhân vật này ? Về các cô gái thanh niên xung phong trong truyện .
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật cuat tác giả ?
- Qua truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ . 
Giáo viên bình liên hệ với những tác phẩm cùng viết về đề tài người lính trong kháng chiến chống Mỹ .
Học sinh tự bộc lộ .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết - luyện tập .
- Nêu nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi " .
Học sinh đọc to ghi nhớ .
- Qua tìm hiểu hai truyện ngắn " Bến quê " và " Những ngôi sao xa xôi " em có thể rút ra bài học gì trong phân tích tác phẩm truyện . 
- Theo em nhan đề của truyện có liên quan trực tiếp đến nội dung được đề cập trong truyện không ? 
- Hình ảnh " Những ngôi sao xa xôi " mang ý nghĩa biểu tượng gì ? Được cảm nhận qua suy nghĩ của nhân vật nào ? Thể hiện ở phần nào của truyện .
I . Tìm hiểu chung . 
1 . Tác giả : 
- Lê Minh Khuê Sinh năm 1949 . Quê : Tĩnh Gia - Thanh Hoá .
- Là nhà văn nữ có sở trường về truyện ngắn, với ngòi bút miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế, đặc biệt là tâm lí nhân vật nữ.
 2 . Tác phẩm .
Truyện được sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt.
3. Đọc văn bản 
- Thể loại : Truyện ngắn .
II . Đọc - Hiểu văn bản .
1 . Ngôi kể : 
- Truyện được trần thuật theo ngôi 1 - người k/c cũng là nhân vật chính .
-> Thuận lợi cho việc biểu hiện thế giới nội tâm những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật .
+ Phù hợp để ( điểm nhìn ) miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở tuyến đường Trường Sơn . 
2 . Giọng điệu , ngôn ngữ : 
- Phù hợp với nhân vật kể chuyện : tự nhiên, gần gũi khẩu ngữ, trẻ chung nữ tính . 
- Lời kể thường dùng câu ngắn, nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường .
- Những đoạn hồi tưởng nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỉ niệm của tuổi niên thiếu .
3 . Nhân vật : 
a, Hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong .
* Những nét chung : 
- Cùng hoàn cảnh sống, chiến đấu, cùng công việc : nguy hiểm ác liệt .
- Đều có những phẩm chất tốt đẹp của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường : dũng cảm, trách nhiệm, gắn bó với đồng đội, dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng ...
* Những nét riêng : 
- Chị Thao : từng trải hơn, bình tĩnh, táo bạo, sợ máu, chăm chép bài hát. 
- Chị Nho : Vẻ ngoài đáng yêu, thích thêu thùa.
- Định : thích ngắm nhìn, mơ mộng, thích hát . 
=> Tâm hồn trong sáng, dũng cảm, hồn nhiên, lạc quan .
b, Nhân vật trung tâm : Phương Định : 
- Là cô gái khá đẹp, được nhiều người để ý .
- Là cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát . 
- Yêu những người đồng đội. 
- Dũng cảm, tự trọng, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc . 
=> Là con người mới, tiêu biểu cho lớp trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ .
-> Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế ( đặc biệt là nhân vật phụ nữ ) .
III . Tổng kết - luyện tập .
. Ghi nhớ : SGK . 
4. Hướng dẫn học ở nhà .
- Tóm tắt truyện.
- Viết đoạn văn phân tích nhân vật trong truyện.
- Chuẩn bị : Chương trình địa phương ( phần tập làm văn).
E/Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 141 - 142
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 31/3/2012
Tiết 143/	CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN TẬP LÀM VĂN ) 
A . Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức.
- Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.
- Những sự việc, hiện tượng trong thực tế đáng chú ý ở địa phương.
2. Kĩ năng
- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.
- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó và suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
3. Thái độ
- Có ý thức sưu tầm một số hienj tượng thực tế ở địa phương.
B . Chuẩn bị : 
Gv: Tìm các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.
Hs: soạn bài.
C. Tiến trình bài dạy : 
1. Ổn định
2. Bài cũ. 
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh về chương trình địa phương (viết về những vấn đề, hiện tượng xã hội) . 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 : 
Giáo viên cho học sinh trình bày dàn ý.
Lớp nhận xét , giáo viên bổ sung .
Hoạt động 2 : 
Học sinh luyện nói theo dàn ý .
Yêu cầu : 
- Rành mạch, rõ ràng từng ý, từng nội
 dung.
- Sử dụng vốn từ ngữ, kiểu câu và ngữ điệu phù hợp .
Giáo viên giao cho mỗi tổ chuẩn bị một phần dàn bài .
Học sinh tự suy nghĩ cách diễn đạt sau đó tổ cử đại diện tổ trình bày. Lớp nhận xét. Giáo viên bổ sung, khái quát lại yêu cầu văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội . 
I . Lập dàn ý :
* Đề bài : Vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em .
1 . Mở bài : 
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường .
- Thực trạng môi trường ở địa phương em.
2 . Thân bài : 
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường . 
- Những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường .
3 . Kết bài : 
Bản thân em làm gì với môi trường . 
II . Luyện nói trước lớp : 
4. Hướng dẫn học ở nhà .
- Dựa vào dàn bài, hoàn thành bài viết nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống với dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không quá 1500 chữ. 
- Chuẩn bị bài : Biên bản . 
E/Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 143
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 01/4/2012
Tiết 144/	BIÊN BẢN 
A . Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức
Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng.
Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
3. Thái độ
Ý thức sưu tầm các dạng biên bản.
B . Chuẩn bị :
Gv: giáo án.
Hs: chuẩn bị theo yêu cầu sgk.
C . Tiến trình bài dạy : 
1. Ổn định
2. Bài cũ. Kiểm tra bài soạn của học sinh
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm của biên bản .
Học sinh đọc 2 biên bản .
- Hai biên bản trên ghi lại sự việc gì ?
 ( Mục đích ) . 
- Cụ thể mỗi biên bản ghi chép sự việc gì ? 
- Vậy biên bản cần đạt những yêu cầu gì về nội dung, hình thức ? 
Học sinh đọc ghi nhớ 1, 2 .
- Em hãy kể tên một số loại biên bản thường gặp trong thực tế ( Biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao công tác ....... ) .
Hoạt động 2 : 
Hướng dẫn cách viết biên bản .
Đọc thầm lại hai biên bản SGK . 
- Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì ? 
- Phần nội dung của biên bản gồm những mục gì ? Cách ghi những nội dung này trong biên bản như thế nào ? Tính chính xác cụ thể biên bản có giá trị như thế nào ? 
- Phần kết thúc của biên bản gồm có những mục gì ? 
- Lời văn ghi biên bản phải như thế nào ( ngắn gọn, chính xác )
Học sinh đọc to ghi nhớ .
- Khi trình bày một biên bản cần lưu ý điều gì ?
( tên quốc hiệu, tên biên bản cần trình bày ra sao? khoảng cách giữa các mục được trình bày như thế nào ?...)
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai biên bản trên .
Giáo viên khái quát lại toàn bộ kiến thức bài học .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1, đứng tại chỗ trả lời?
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên sửa kết luận .
- Học sinh viết ra nháp.
- Gọi 3 em lên bảng trình bày .
- Học sinh khác theo dõi, nhận xét .
- Giáo viên sửa cho điểm. 
I . Đặc điểm của biên bản .
1 . Ví dụ : 
a, Văn bản 1 : -> Văn bản hội nghị .
- Ghi lại diễn biến một buổi sinh hoạt chi đội, tuần 6 đang điễn ra .
b, Văn bản 2 : -> văn bản sự vụ .
- Ghi lại một sự việc trao trả giấy tờ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu . 
c, Yêu cầu : 
* Nội dung : Sự việc phải được ghi lại một cách trung thực, chính xác, đầy đủ, tuân theo thủ tục chặt chẽ. 
* Hình thức : lời văn ngắn gọn, chính xác 
2 . Ghi nhớ : mục 1 , 2 .
II . Cách viết văn bản . 
a, Phần mở đầu : Tên quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, địa điểm thời gian, thành phần tham gia và chức trách của họ 
- Tên biên bản thường được viết bằng chữ in hoa .
b, Phần nội dung : 
- Diễn biến, kết quả của sự việc .
- Ghi tóm tắt những việc đã diễn ra theo trình tự thời gian -> những nội dung cơ bản tiêu biểu của sự việc đang diễn ra .
c, Phần kết thúc : 
- Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên các thành viên có trách nhiệm tham gia ......
* Ghi nhớ : SGK .
III . Luyện tập :
Bài 1 : Lựa chọn tình huống viết biên bản 
- Ghi lại diễn biến và kết quả của Đại hội Chi Đội.
- Chú công an ghi lại một vụ tai nạn giao thông.
- Nghiệm thu phòng thí nghiệm.
Bài 2 : Tập viết biên bản. 
4. Hướng dẫn học bài ở nhà .
- Viết một biên bản hoàn chỉnh, đúng quy cách..
- Chuẩn bị bài : Dàn bài tập làm văn số 7.
E/Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 144
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 01/4/2012
Tiết 145/	TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 
A. Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức
- Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình . 
- Thấy được phương thức khắc phục, sửa chữa các lỗi trong bài . 
- Ôn tập lại kiến thức về lí thuyết và kĩ năng làm bài bình luận tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng
- Sửa lỗi trong bài.
3. Thái độ
- Nghiêm túc nhận ra và sửa chữa lỗi.
B . Chuẩn bị : 
Gv: Hoàn thành công việc chấm bài, thống kê lỗi trong bài làm của học sinh, bài văn mẫu ( nếu có ) 
Hs: lập dàn bài.
C . Tiến trình bài dạy : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu đề và lập dàn ý.
Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương.
a) Mở bài : Giới thiệu tác giả - tác phẩm - nhận xét khái quát.
	- Giới thiệu tác giả : Viễn Phương là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam. Thơ Viễn Phương nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất thơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt 
	- Giới thiệu bài thơ : Bài thơ được viết năm 1976 khi Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành
	- Nêu khái quát nội dung, cảm xúc : niềm xúc đông thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
b) Thân bài : Nêu cảm nhận, suy nghĩ về bài thơ, phân tích:
* Khổ thơ đầu: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng 
- Câu thơ đầu như một lời thông báo, cách xưng "con" -> Thể hiện tình cảmvừa gần gũi, vừa thân thương, vừa trân trọng, vừa thành kính.
- Hình ảnh đầu tiên và là ấn tượng nổi bật là hình ảnh hàng tre: Tác giả dùng biện pháp nhân hoá, ẩn dụ, liên tưởng -> cây tre mang ý nghĩa tượng trưng dân tộc Việt Nam.-> Bác thật gần gũi, thân thương và tình cảm thiết tha thành kính, thiêng liêng của nhà thơ đối với Bác.
* Khổ thơ thứ hai: Cảm xúc về hìng ảnh Bác và dòng người vào lăng viếng Bác:
- Tạo nên từ 2 cặp câu với những hình ảnh tả thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: Mặt trời trong Lăng - Mặt trời trên Lăng; dòng người thương nhớ - kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân. Điệp từ ngày ngày
- Hai câu thơ “Ngày ngày mặt trời..rất đỏ”, Bác được tác giả ví như mặt trời, Bác vĩ đại như mặt trời. Câu thơ vừa thể hiện sự vĩ đại của Bác, vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác 
- Hai câu “ngày ... xuân”: Dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như những tràng hoa đẹp dài mãi không dứt –> một liên tưởng thật tinh tế và sâu sắc. 
- Từ ngày ngày được điệp lại 2 lần, gợi cảm giác một thời gian vô tận vĩnh viễn không bao giờ ngừng, như tấm lòng thành kính của nhân dân ta không bao giờ nguôi nhớ Bác. Đó là cảm xúc bao trùm khổ thơ.
* Khổ thơ 3: cảm xúc khi vào trong lăng:
- Hai câu thơ giản dị: “Bác nằm ... dịu hiền”: diễn tả sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo -> cảm nhận Bác đang ngủ. Thể hiện tấm lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác.
	- Hình ảnh ẩn dụ: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Nhà thơ ví Bác như trời xanh, -> Bác đã trở thành bất tử.
	- Nhà thơ đau xót vì sự ra đi của Người. Nỗi đau xót được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể trực tiếp: "Mà sao tim” 
* Khổ thơ cuối: Tình cảm lưu luyến nhớ thương và ước nguyện muốn được ở mãi bên Người.
	- Nghĩ đến ngày mai phải trở về miền Nam , nhà thơ vô cùng đau xót - cảm xúc trào dâng mãnh liệt, trực tiếp “thương trào nước mắt”
	- Điệp ngữ “Muốn làm” được lặp lại ở đầu mỗi câu thơ diễn tả tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa Bác và thể hiện ước nguyện: muốn hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác, để được ở mãi bên Người 
	- Ước muốn đó thể hiện tình cảm thành kính, thiêng liêng của tác giả một con người Nam bộ đối với Bác của tất cả dân tộc Việt Nam đối với Bác. Đó cũng chính là lời hứa nguyện suốt đời trung thành, phấn đấu theo lí tưởng của Đảng và Bác.
c) Kết bài :
	Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ: h/ ảnh thơ có nhiều sáng tạo, nhiều h/ ảnh ẩn dụ - biểu tượng đặc sắc - lời thơ giản dị, cô đúc, giàu cảm xúc.
Bài thơ thể hiện được những niềm xúc đọng tràn đầy và lớn lao. Tình cảm thành kính, sâu sắc của nhà thơ và của Dtộc VN đối với Bác.
Hoạt động 2 : Trả bài - Học sinh tự nhận xét .
- Giáo viên trả bài cho học sinh .
- Học sinh đọc bài làm của mình, đối chiếu với đáp án của giáo viên . 
- Học sinh tự nhận xét bài làm của mình, gọi học sinh đọc phần tự nhận xét.
Hoạt động 3 : Chữa lỗi 
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng tự ghi lỗi trong bài của mình - học sinh tự chữa ( Lỗi về từ, câu, diễn đạ , chính tả ...... ) .
- Học sinh khác nhận xét bổ sung . 
- Giáo viên sửa . 
Hoạt động 4 : Nhận xét chung, tổng kết .
- Giáo viên nhận xét chung : 
- Giáo viên đọc một số bài khá cho học sinh nghe .
4. Hướng dẫn học ở nhà .
- Giáo viên nhắc nhở một số lỗi cơ bản phải khắc phục ngay .
- Về xem lại, nắm chắc cách làm bài nghị luận về một tác phẩm văn học .
- Chuẩn bị : Ôn luyện biên bản.
E/Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 145
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxT30.docx