Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Trần Phú - Tuần 6

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Trần Phú - Tuần 6

Tập làm văn

Trả bài tập làm văn số 1

I. Mục tiêu cần đạt :

* Ôn tập , củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh .

* Đánh giá các ưu điểm , nhược điểm của một bài viết cụ thể về các mặt :

- Kiểu bài : có đúng là văn bản thuyết minh không ?

- Nội dung : các tri thức cung cấp có đầy đủ , khách quan không ?

- Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí , có hiệu quả không ?

II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :

1. Nhận xét chung về bài viết :

- Thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan về đối tượng để người đọc hiểu được bản chất và những đặc điểm của đối tượng .

- Trong bài viết này , thuyết minh phải có sự kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả .

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Trần Phú - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ... / ... / ... Ngày dạy : ... / ... / ...
Tuần 6 : Bài 6
Tiết 30
Tập làm văn
Trả bài tập làm văn số 1
I. Mục tiêu cần đạt :
* Ôn tập , củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh .
* Đánh giá các ưu điểm , nhược điểm của một bài viết cụ thể về các mặt :
- Kiểu bài : có đúng là văn bản thuyết minh không ?
- Nội dung : các tri thức cung cấp có đầy đủ , khách quan không ?
- Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí , có hiệu quả không ?
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. Nhận xét chung về bài viết :
- Thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan về đối tượng để người đọc hiểu được bản chất và những đặc điểm của đối tượng .
- Trong bài viết này , thuyết minh phải có sự kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả .
2. Nhận xét chung về bài viết :
* Về kiểu bài :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Về nội dung :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Về phương pháp :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Đánh giá kết quả :
* Số bài đạt điểm khá giỏi : 
* Số bài đạt điểm trung bình :
* Số bài điểm yếu kém :
4. Hướng dẫn học sinh đọc - bình :
- Đọc hai bài thuộc loại khá - giỏi .
- đọc một đoạn thuộc bài trung bình .
- Đọc một bài thuộc loại yếu kém .
5. Trả bài , học sinh đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm 
Ngày soạn : ... / ... / ... Ngày dạy : ... / ... / ...
Tuần 6 : Bài 6
Tiết 29
Tiếng việt
Thuật ngữ
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Nắm được khái niệm thuạt ngữ . Phân biệt được thuật ngữ với các từ ngữ thông dụng khác . 
- Rèn luyện kĩ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói , viết .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Việc tạo thêm từ ngữ mới có tác dụng gì ? Có những cách nào để tạo ra từ ngữ mới ?
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh khái niệm thuật ngữ 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
I. Thuật ngữ :
H. Quan sát hai cách giải thích nghĩa của các từ "nước" , "muối" / SGK tr 87 .
1. Ví dụ :
* Cách 1 :
- Nước là chất lỏng không màu , không mùi , có trong sông , hồ , biển .
- Muối là tinh thể trắng , vị mặn , thường được tách ra từ nước biển , dùng để ăn .
* Cách 2 : 
- Nước là hợp chất của các nguyên tố hi-đrô và ô-xi , có công thức là H2O .
- Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít .
H. Hãy cho biết cách giải thích nào không thể hiểu được nếu không có kiến thức về hoá học ?
- Cách 1 : là cách giải thích ai cũng hiểu được .
- Cách 2 : là cách giải thích muốn hiểu được phải có kiến thức về hoá học .
Hoạt động 2 : Xác định các thuật ngữ chuyên môn
2. Xác định các thuật ngữ chuyên môn:
H. Đọc các định nghĩa SGK và cho biết từng định nghĩa này liên quan đến bộ môn nào ?
* Thạch nhũ : là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hoà tan trong nước có chứa các chất a xít các-bô-níc .
-> Bộ môn địa lí .
* Badơ : là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít .
* ẩn dụ : là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng .
-> Bộ môn Ngữ văn 
* Phân số thập phân : là phân số mẫu là luỹ thừa của 10 .
-> Bộ môn toán học 
H. Những từ ngữ này dùng trong loại văn bản nào ?
-> Những từ ngữ này thường được dùng trong loại văn bản khoa học .
 Đôi khi được dùng trong các văn bản khác : bản tin , phóng sự , bài bình luận , trên báo chí ...
G. Những từ ngữ trên được gọi là thuật ngữ .
H. Vậy thế nào là thuật ngữ ?
3. Ghi nhớ :
 Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học , công nghệ , thường được dùng trong các văn bản khoa học , công nghệ .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh xác định đặc điểm của thuật ngữ
II. Đặc điểm của thuật ngữ :
H. Các thuật ngữ thạch nhũ , ba-dơ , ẩn dụ , phân số thập phân có còn nghĩa nào khác không ?
1. Ví dụ :
* Các thuật ngữ này chỉ có một nghĩa như SGK đã giải thích , ngoài ra không còn nghĩa nào khác .
H. Trong hai trường hợp dưới đây , trường hợp nào "muối" có sắc thái biểu cảm ?
a) Muối là một hợp chất có thể hoà tan trong nước .
b) Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau .
* Từ "muối" ở trường hợp (b) có sắc thái biểu cảm , nó là một ẩn dụ chỉ những kỉ niệm về một thời hàn vi , gian khổ mà những người cùng cảnh ngộ đã gắn bó với nhau , cưu mang giúp đỡ lẫn nhau .
* Từ "muối" ở trường hợp (a) không có sắc thái biểu cảm , nghĩa là thuật ngữ không có tính biểu cảm .
H. Từ đó , em rút ra nhận xét gì về thuật ngữ ?
2. Ghi nhớ :
- Về nguyên tắc , trong một lĩnh vực khoa học , công nghệ nhất định , mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm , và ngược lại , mỗi khái niệm chỉ biểu thị bằng một thuật ngữ .
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh luyện tập 
Bài tập 1/89 : 
- Lực là tác dụng đẩy , kéo của vật này lên vật khác ( Vật lí ) .
- Xâm thực là làm huỷ hoại dần dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân : gió , sóng biển , băng hà , nước chảy ... ( Địa lí ) .
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sinh chất mới ( Hoá học ) .
- Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa ( Ngữ văn ) .
- Di chỉ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa ( Lịch sử ) .
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ ( Sinh học ) .
- Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang dòng sông ở một điểm nào đó , trong một giây đồng hồ ( Địa lí ) .
- Trọng lực là lực hút của trái đất ( Vật lí ) .
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất ( Địa lí ) .
- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học nào đó tạo nên ( Hoá học ) .
- Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha , trong đó nam có quyền hơn nữ ( Lịch sử ) .
- Đường trung trực là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn ấy ( Toán học ) .
Bài tập 2 / 90 : 
- Điểm tựa ( thuật ngữ vật lí ) : điểm cố định của một đòn bẩy , thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản .
- Điểm tựa ( trong khổ thơ của Tố Hữu ) : nơi gửi gắm niềm tin và hi vọng của nhân loại tiến bộ ( thời kì chúng ta đang chống Mĩ cứu nước rất gian khổ , ác liệt ) .
"Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa!"
Bài tập 3/90:
a) Từ "hỗn hợp" được dùng như một thuật ngữ : Nước tự nhiên ở sông , hồ , ao , biển ... là một hốn hợp .
b) Từ "hỗn hợp" được dùng như một từ thông thường . Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục .
c) Đặt câu có từ "hỗn hợp" với nghĩa thông thường :
- Thức ăn gia súc hỗn hợp .
- Lực lượng hỗn hợp của Liên hợp quốc .
Bài tập 4/90 :
a) Định nghĩa từ "cá" của sinh học : Cá là động vật có xương sống , ở dưới nước bơi bằng vây , thở bằng mang ...
b) Khi chúng ta nói cá heo , cá sấu , cá voi ... nghĩa là chúng ta gọi tên bằng "trực giác" vì thấy môi trường sống của chúng là "ở dưới nước" , còn chúng thở bằng gì không quan trọng lắm , bởi đó là công việc của các nhà sinh học .
Bài tập 5/90 :
 Hai thuật ngữ "thị trường" không vi phạm nguyên tắc "một thuật ngữ - một khái niệm" vì chúng được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt là kinh tế học và quang học .
 Có thể coi đây là một hiện tượng đồng âm do sự trùng hợp ngẫu nhiên về vỏ âm thanh của từ .
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà 
- Hoàn thành bài tập .
- Học thuộc ghi nhớ .
- Chuẩn bị bài sau : Trau dồi vốn từ .
Ngày soạn : ... / ... / ... Ngày dạy : ... / ... / ...
Tuần 6 : Bài 6
Tiết 28
Văn học
Cảnh ngày xuân
( Trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du )
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Nắm được nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du : kết hợp tả và gợi , sử dụng từ ngữ , hình ảnh giàu chất tạo hình để tả cảnh một ngày cuối xuân với những đặc điểm riêng . Qua cảnh vật nói lên phần nào tâm trạng của nhân vật .
- Rèn kĩ năng quan sát và tưởng tượng trong khi làm văn miêu tả , phân tích hình ảnh giàu chất tạo hình để tả cảnh thiên nhiên .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đọc thuộc lòng đoạn trích : Chị em Thuý Kiều" . Nêu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích .
- Vì sao khi tả Thuý Kiều , tác giả chú ý đến ánh mắt , còn khi vẽ Thuý Vân , ông lại trước hết tả khuôn mặt ?
 Vì sao nhà thơ không tả cô chị trước mà mà làm ngược lại ? Chúng ta hình dung tính cách của hai Kiều như nào qua dáng vẻ bên ngoài ?
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh xác định vị trí đoạn trích
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
H. Đoạn trích nằm ở vị trí nào của tác phẩm?
I. Vị trí đoạn trích :
 Sau khi giới thiệu gia cảnh Vương viên ngoại , miêu tả chị em Thuý Kiều. Đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh , chị em Thuý Kiều đi chơi xuân .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc , giải thích từ khó , tìm hiểu bố cục 
II. Đọc - chú thích :
G. Đọc mẫu .
H. Đọc ( 2 em ) .
1. Đọc : 
G. Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của học sinh bằng phương pháp hỏi - đáp .
2. Chú thích :
H. Đoạn trích này được kết cấu theo trình tự nào ?
3. Bố cục : Đoạn thơ kết cấu theo trình tự thời gian của cuộc du xuân .
* Bốn câu đầu : Gợi tả khung cảnh ngày xuân .
* Tám câu tiếp : Gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh .
* Sáu câu cuối : Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
III. Tìm hiểu văn bản :
H. Đọc bốn câu thơ đầu .
H. Nội dung của đoạn này ?
1. Khung cảnh ngày xuân :
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa .
H. Giải nghĩa " ... .
H. Qua việc giới thiệu của Nguyễn Du, em còn hiểu thêm được gì về đức hạnh của hai chị em ?
- Sống trong gia đình gia giáo , nề nếp gia phong .
- Hai nàng vẫn còn trong trắng như hai bông hoa còn phong nhuỵ .
Hoạt động 3 : Tổng kết
III. Tổng kết :
H. Hãy khái quát lại giá trị nghệ thuật của đoạn trích ?
1. Nghệ thuật :
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật : khắc hoạ hình ảnh nhân bằng bút pháp ước lệ tượng trưng .
- Từ ngữ gợi tả , gợi cảm .
2. Nội dung :
- Đoạn trích vẽ lên chân dung chị em Thuý Kiều đẹp mỗi người một vẻ nhưng nàng Kiều đẹp cả tài lẫn sắc , xứng đáng là một trang tuyệt thế giai nhân .
- Ca ngợi vẻ đẹp , tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Học thuộc lòng đoạn trích .
- Soạn bài : Cảnh ngày xuân .
Ngày soạn : ... / ... / ... Ngày dạy : ... / ... / ...
Tuần 6 : Bài 6
Tiết 26
Văn học
"Truyện Kiều" của Nguyễn Du
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời , con người và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du ; nắm được cốt truyện , giá trị cơ bản của "Truyện Kiều" . Từ đó thấy rõ vai trò , vị trí của Nguyễn Du và kiệt tác "Truyện Kiều" trong lịch sử văn học và đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam . Chuẩn bị cơ sở để học sinh học tốt các đoạn trích "Truyện Kiều" .
- Rèn kĩ năng khái quát và trình bày nội dung dựa vào SGK , kể tóm tắt "Truyện Kiều" .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Hãy phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ để thấy được đây là một con người hành động quyết đoán , trí tuệ sáng suốt , có tầm nhìn xa trông rộng và có tài dụng binh như thần .
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiêu tác giả Nguyễn Du
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
H. Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Du ( năm sinh , năm mất , quê , tên chữ , tên hiệu ) ?
I. Tác giả : Nguyễn Du
- Sinh năm 1765 - mất năm 1820 .
- Tên chữ : Tố Như .
- Tên hiệu : Thanh Hiên .
- Quê : Tiên Điền , Nghi Xuân , Hà Tĩnh .
H. Ông sinh trưởng trong một gia đình như thế nào ?
1. Gia đình :
- Cha là Nguyễn Nghiễm , đỗ tiến sĩ , từng giữ chức Tể tướng , có tiếng là giỏi văn chương .
- Mẹ là Trần Thị Tần , một người đẹp nổi tiếng ở Kinh Bắc ( Bắc Ninh - đất quan họ ) .
- Các anh đều học giỏi , đỗ đạt , làm quan to , trong đó có Nguyễn Khản (cùng cha khác mẹ ) làm quan Thượng thư dưới triều Lê Trịnh , giỏi thơ phú .
- Gia đình đại quí tộc , nhiều đời làm quan , có truyền thống văn chương .
H. Điều đó ảnh hưởng gì đến sự nghiệp (sáng tác thơ văn) của ông ?
* ảnh hưởng của gia đình :
Ông thừa hưởng sự giàu sang phú quí , có điều kiện học hành - đặc biệt thừa hưởng truyền thống văn chương .
H. Ông sinh ra và sống trong thời đại như thế nào ?
2. Thời đại :
Cuối thế kỉ XVIII , đầu thế kỉ XIX , đây là thời kì lịch sử có những biến động dữ dội .
- Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng , gia cấp thống trị thối nát, tham lam , tàn bạo , các tập đoàn phong kiến ( Lê - Trịnh , Trịnh - Nguyễn ) chém giết lẫn nhau.
- Nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi , đỉnh cao là phong trào Tây Sơn .
H. Thời đại đó có tác động gì đến Nguyễn Du và tác phẩm "Truyện Kiều" ?
* Tác động của thời đại tới tình cảm , nhận thức của tác giả ông hướng ngòi bút vào hiện thực :
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng .
H. Cuộc đời của gian truân , gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử . Hãy nêu tiểu sử của Nguyễn Du ?
3. Cuộc đời :
* Lúc nhỏ : 9 tuổi mất cha , 12 tuổi mất mẹ , ở với anh là Nguyễn Khản .
* Trưởng thành :
- Khi thành Thăng Long bị đốt , tư dinh của Nguyễn Khản bị cháy , Nguyễn Du đã phải lưu lạc nơi đất Bắc ( quê vợ ở Thái Bình ) nhờ anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn mười năm trời (1786 - 1796) .
- Từ một cậu ấm cao sang , thế gia vọng tộc, từ một viên quan nhỏ đầy lòng hăng hái phải rơi vào tình cảnh sống nhờ . Mười năm ấy , tâm trạng Nguyễn Du vừa ngơ ngác vừa buồn chán , hoang mang , bi phẫn .
- Khi Tây Sơn tấn công ra Bắc (1786) , ông phò Lê chống lại Tây Sơn nhưng không thành .
- Năm 1796 , ông định vào Nam theo Nguyễn ánh chống lại Tây Sơn nhưng bị bắt giam ba tháng rồi thả .
- Từ năm 1796 đến năm 1802 , ông ở ẩn tại quê nhà .
- Năm 1802 , Nguyễn ánh lên ngôi . Trọng Nguyễn Du có tài , Nguyễn ánh mời ông ra làm quan . Từ chối không được , bất đắc dĩ ông ra làm quan cho triều Nguyễn .
Năm 1802 : làm quan tri huyện Bắc Hà .
Năm 1805 - 1808 : làm quan ở Kinh đô Huế .
Năm 1809 : làm cai bạ tỉnh Quảng Bình .
Năm 1813 : thăng chức Hữu tham tri bộ Lễ , đứng đầu một phái đoàn đi sứ sang Trung Quốc lần thứ nhất (1813-1814) .
Năm 1820 : chuẩn bị đi sứ sang Trung Quốc lần thứ hai thì ông nhiễm dịch bệnh ốm rồi mất tại Huế (16-9-1820) . An táng tại cánh đồng Bàu Đá ( Thừa Thiên - Huế ) .
Năm 1824 , con trai ông là Nguyễn Ngũ xin nhà vua cho mang thi hài của ông về an táng tại quê nhà .
H. Cuộc đời của ông ảnh hưởng gì đến sáng tác "Truyện Kiều" ?
- Cuộc đời của ông chìm nổi , gian truân , đi nhiều nơi , tiếp xúc nhiều hạng người . Cuộc đời từng trải , vốn sống phong phú , có nhận thức sâu rộng , được coi là một trong năm người giỏi nhất nước Nam .
- Là người hiểu biết sâu rộng cuộc sóng con người , có trái tim giàu lòng yêu thương , cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ , với những đau khổ của nhân dân "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" .
- Tác giả Mộng Liên Đường trong lời tựa "Truyện Kiều" đã viết : "Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm tờ giấy , khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía , ngậm ngùi ,
đau đớn đến đứt ruột . Tố Như tử dụng tâm đã khổ , tự sự đã khéo , tả cảnh đã hệt , đàm tình đã thiết . Nếu không phải con mắt trông thấu cả sáu cõi , tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy." .
H. Kể tên những tác phẩm của ông mà em biết ?
4. Các tác phẩm chính :
* Tác phẩm chữ Hán :
- Thanh Hiên thi tập (1787-1801) .
- Nam Trung tạp ngâm (1805-1812) .
- Bắc hành tạp lục (1813-1814) .
* Tác phẩm chữ Nôm:
- Truyện Kiều .
- Văn chiêu hồn .
...
Kết luận : Từ gia đình , thời đại , cuộc đời đã kết tinh ở Nguyễn Du một thiên tài kiệt xuất . Với sự nghiệp văn học có giá trị lớn , ông là Đại thi hào của dân tộc Việt Nam , là danh nhân văn hoá thế giới , có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Nguyễn Du là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt , là ngôi sao chói lọi nhất trong nền văn học cổ Việt Nam .
Hoạt động 2 : Giới thiệu "Truyện Kiều"
II. Giới thiêu "Truyện Kiều" :
H. Nêu nguồn gốc "Truyện Kiều" ? Thời điểm sáng tác ?
1. Nguồn gốc :
- Dựa theo cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn .
- Lúc đầu có tên là "Đoạn trường Tân Thanh" , sau đổi thành "Truyện Kiều".
- Là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Nôm , gồm 3254 câu lục bát.
- So với "Kim , Vân , Kiều truyện" :
+ Tước bỏ yếu tố dung tục , giữ lại cốt truyện và nhân vật .
+ Sáng tạo về nghệ thuật : nghệ thuật tự sự , kể truyện bằng thơ .
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc .
+ Tả cảnh thiên nhiên .
- Thời điểm sáng tác : Viết vào đầu thế kỉ XIX .
- Đại ý : "Truyện Kiều" là một bức tranh hiện thực về một xã hội bất công , tàn bạo ; là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người , tiếng nói lên án những thế lực xấu xa và khẳng định tài năng , phẩm chất , thể hiện khát vọng chân chính của con người .
G. Cho đến nay , "Truyện Kiều" đã được xuất bản 23 lần bằng chữ Nôm , gần 80 lần bằng chữ quốc ngữ .
Bản Nôm đầu tiên do Phạm Quí Thích khắc trên ván , in ở Hà Nội .
Dịch ra 20 thứ tiếng , xuất bản ở 19 nước trên toàn thế giới ...
H. Em hãy kể tóm tắt , ngắn gọn "Truyện Kiều" ?
2. Tóm tắt tác phẩm : 3 phần
* Phần 1 : Gặp gỡ và đính ước
- Gia thế , tài sản .
- Gặp gỡ Kim Trọng .
- Đính ước thề nguyền .
* Phần 2 : Gia biến và lưu lạc
- Gia biến .
- Bán mình cứu cha .
- Vào tay họ Mã .
- Mắc mưu Sở Khanh , vào lầu xanh lần thứ nhất .
- Gặp gỡ và làm vợ Thúc Sinh , bị Hoạn Thư đầy đoạ .
- Vào lầu xanh lần thứ hai , gặp gỡ Từ Hải .
- Mắc lừa Hồ Tôn Hiến .
- Nương nhờ cửa Phật .
* Phần 3 : Đoàn tụ với gia đình , gặp lại người xưa .
Hoạt động 3 : Tổng kết
III. Tổng kết :
H. Qua việc tóm tắt tác phẩm, em thấy "Truyện Kiều" có những giá trị gì về nội dung ?
1. Giá trị nội dung :
a) Giá trị nhân đạo :
"Truyện Kiều" là một bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo :
- Bọn quan lại bất nhân .
- Bọn lưu manh lấy nghề "buôn thịt bán người" làm kế sinh nhai .
- Đồng tiền tác oai tác quái , cơ hồ trở thành một thế lực vạn năng .
H. Gía trị nhân đạo của "Truyện Kiều" là gì?
b) Giá trị nhân đạo :
- "Truyện Kiều" là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người .
- Lên án tố cáo những thế lực xấu xa .
- Tiếng nói đề cao tài năng , nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người .
H."Truyện Kiều" có những giá trị về nghệ thuật ?
2. Giá trị về nghệ thuật :
"Truyện Kiều" là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên tất cả các phương diện :
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật :
- Những yếu tố ước lệ , công thức của bút pháp phong kiến được Nguyễn Du sử dụng trong miêu tả ngoại hình nhân vật chính diện.
- Bút pháp hiện thực sử dụng trong miêu tả các nhân vật phản diện .
- Xây dựng được những nhân vật diển hình ( xây dựng nhân vật : ngoại hình và nội tâm ) .
* Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình :
- Với "Truyện Kiều", ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ .
- Ngôn ngữ "Truyện Kiều" có cái đẹp của sự sâu sắc , tế nhị , tinh vi của thơ Đường ; có cái đẹp giản dị , chấtphác , dễ hiểu của ca dao ; "Truyện Kiều" có nhiều điển cố nhưng điển cố lại được biến thành những lời nói thông thường , gần gũi .
(VD : Thôi Hộ viết "Đào hoa y cựu tiếu đông phong" -> Nguyễn Du viết "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" ) .
- Ngôn ngữ trong "Truyện Kiều" có cả nhạc lẫn hoa .
* Với "Truyện Kiều" , nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc , từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên , con người .
H. Với nội dung bài học này , chúng ta hiểu gì về Nguyễn Du và "Truyện Kiều" ?
* Ghi nhớ :
- Nguyễn Du là thiên tài văn học , danh nhân văn hoá thế giới , nhà nhân đạo chủ nghĩa , có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam .
- "Truyện Kiều" là kiệt tác văn học , kết tinh giá trị hiện thực , giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.
Hoạt động 4 : Luyện tập
- Xem trước các đoạn trích "Truyện Kiều" .
- Chọn một số câu thơ tiêu biểu để làm sáng tỏ tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch và tiếng nói khẳng định đề cao vẻ đẹp con người trong "Truyện Kiều" .
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Làm hoàn chỉnh phần luyện tập .
- Chuẩn bị bài sau : "Chị em Thuý Kiều" .

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI6.doc