Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 14

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 14

ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ

ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

A/ MỤC TIÊU BÀI DẠY: Qua tiết học, HS cần :

1. Kiến thức

 - Hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng.

- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm

- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

3. Tư tưởng.

- Giáo dục học sinh có ý thức viết văn tự sự có đối thoại và độc thoại nội tâm-> bài văn thêm sinh động hấp dẫn.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
 Thứ., ngày.tháng.năm 2012
 Ngữ văn- Bài 13 - Tiết 66 –tập làm văn: 
đối thoại, độc thoại và
độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
A/ Mục tiêu bài dạy: Qua tiết học, HS cần :
1. Kiến thức
 - Hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng.
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
3. Tư tưởng.
- Giáo dục học sinh có ý thức viết văn tự sự có đối thoại và độc thoại nội tâm-> bài văn thêm sinh động hấp dẫn.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung tiết dạy . 
 - HS: Đọc, tìm hiểu trước các yêu cầu của mục I.
C/ tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:	9AB	
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Học sinh đọc bài tập 2 - mục II - tiết tập làm văn “ luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận ”. 
3. Bài mới : GV dẫn vào bài: 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn văn và trả lời các câu hỏi mục 2 để rút ra các nhận xét về yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
* 1 HS đọc VD (mục 1).
* HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời các câu hỏi: 
a) Trong 3 câu đầu đoạn trích, ai nói với ai ? tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người ? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại ?
- GV tổ cho HS rút ra nhận xét về cách nhận diện hình thức đối thoại.
* HS rút ra nhận xét về cách nhận diện hình thức đối thoại.
 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp câu hỏi (b).
* HS thảo luận yêu cầu câu hỏi (b).
b) Câu “ - Hà , nắng gớm, về nào ... ”
 Ông Hai nói với ai ? Đây có phải là 1 câu đối thoại không ? Vì sao ? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không
 - Hãy tìm các câu đó ?
- GV cho HS rút ra nhận xét về cách nhận diện yếu tố độc thoại .
* HS rút ra nhận xét về cách nhận diện hình thức độc thoại.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp câu hỏi (c ).
c) Những câu như : “ Chúng nó cũng là ... ư ? chúng nó ... ư ? khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ... ” là những câu ai hỏi ai ? Tại sao trước những câu này k0 có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b) ?
- GV cho HS rút ra nhận xét về cách nhận diện hình thức độc thoại nội tâm.
* HS rút ra nhận xét:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp câu hỏi (d).
d) Vậy đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm có tác dụng gì ? 
* HS thảo luận và nêu tác dụng :
- GV yêu cầu HS tổng hợp kiến thức để rút ra kết luận trong phần ( ghi nhớ ).
- GV gợi dẫn bằng các câu hỏi nhỏ để HS có thể thực hiện được yêu cầu của bài tập.
- Có mấy lượt lời trao ( của bà Hai ) trong cuộc đối thoại ?
- Có mấy lượt lời đáp ( của ông Hai ) ? Có gì đặc biệt trong các lượt lời đáp này ?
- Hình thức đối thoại đó có giá trị gì ?
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 ở lớp.
Nếu không đủ thời gian giao cho HS về nhà làm
* HS nêu yêu cầu của bài tập:
* HS thực hành viết đoạn văn tại lớp. Nếu không đủ thời gian - viết ở nhà.
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự : 
1.Ví dụ:
a - Ba câu đầu đoạn trích cho thấy có ít nhất 2 người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau.
- Dấu hiệu cho ta biết là : 
 + Có 2 lượt lời đối thoại, nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện.
 + Trước mỗi lượt lời đều có xuống dòng và gạch đầu dòng.
2. Nhận xét : 
a. Đối thoại : Hình thức đối đáp trò chuyện giữa ít nhất là 2 người, được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở mỗi lượt lời.
b. Ông Hai nói với chính mình đây không phải là 1 câu đối thoại vì nội dung ông nói không hướng về một người tiếp chuyện cụ thể nào cả, cũng không liên quan đến chủ đề mà hai người đàn bà đang nói, và cũng chẳng ai đáp lại lời ông.
- Trong đoạn trích còn có câu :
 “ Chúng bay ăn ... thế này ”
-> Độc thoại : Lời của người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, có thể nói thành lời hoặc chỉ trong suy nghĩ.
c. Những câu đó là của ông Hai hỏi chính mình.
- Trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở mục (a) và (b) vì những câu hỏi này không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông thể hiện tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
* Độc thoại nội tâm: lời của người nào đó nói với chính mình hoặc 1 ai đó trong tưởng tượng không phát ra thành tiếng mà chỉ diễn ra trong suy nghĩ.
d. Tác dụng :
- Đối thoại: Tạo không khí cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với làng chợ Dầu.
- Độc thoại và độc thoại nội tâm : Tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật, khắc hoạ tâm trạng đau đớn dằn vặt của ông Hai khi nghe tin cái làng mà ông yêu mến và tự hào theo giặc.
3. Kết luận : ( ghi nhớ : SGK )
II. Luyện tập : 
 1. Bài tập 1: 
- có 3 lượt lời trao.
- có 2 lượt lời đáp:
+ Lần đáp 1: đáp lại bằng 1 câu hỏi cụt.
+ Lần đáp 2 : đáp lại bằng 1 câu cụt hơn, giọng gắt lên.
’ Tác dụng : Làm nổi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc.
2. Bài tập 2 : 
4. Củng cố : Đối thoại và độc khác nhau như thế nào ?
- Việc sử dụng cùng 1 lúc ba yếu tố : đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng gì ?
5. Hướng dẫn về nhà : - Nắm thật chắc cách nhận diện 3 hình thức : đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự qua phần (ghi nhớ ).
- Làm bài tập 2 phần luyện tập ( SGK ) và bài tập bổ sung (SBT 
- Chuẩn bị bài tập ở nhà theo yêu cầu : Lập đề cương các bài tập đã nêu ở 
 Mục I - SGK và tập nói để trình bày trước lớp tiết TLV : 
 “ Luyện nói : tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm ”.
*Nhóm 1(dãy cửa): đề 1
 * Nhóm 1( dãy giữa): đề 2
* Nhóm 3 (dãy trong): đề 3.
========================================
 Thứ., ngày.tháng.năm 2012
 Ngữ văn- Bài 13 - Tiết 67 –tập làm văn: 
luyện nói : tự sự kết hợp với nghị luận
và miêu tả nội tâm
A. Mục tiêu bài dạy: Qua tiết luyện nói, HS cần :
1. Kiến thức.
- Tự sự, nghị luận, và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
3. Tư tưởng.
- Giáo dục học sinh có ý thức viết văn tự sự có đối thoại và độc thoại nội tâm-> bài văn thêm sinh động hấp dẫn.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung tiết dạy . 
 - HS: Như phần hướng dẫn về nhà tiết 64.
C. tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:	 9AB	 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh đọc đoạn văn bài tập 2 - phần luyện tập tiết Tởp làm văn “ Đối thoại, 
độc thoại ... ” trang 179 . 
3. Bài mới : 
- GV dẫn vào bài bằng cách nêu lên vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nói và nói trước tập thể đối với mỗi người.
 - GV tổ chức cho HS chuẩn bị nội dung nói ; chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 bài tập. GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị đề cương nói chung cho cả nhóm mình.
* HS làm việc theo nhóm : trao đổi để có 1 đề cương nói thống nhất, hợp lí theo yêu cầu của bài tập được giao.
- GV tổ chức cho HS nói trên lớp theo nội dung đã được phân công : Yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện của mình lên bảng quay xuống phía các bạn và trình bày bài nói của nhóm mình . Yêu cầu cả lớp theo dõi
Và chuẩn bị nhận xét.
* Đại diện từng nhóm trình bày ( nói ) trước lớp nội dung đã chuẩn bị của nhóm mình : Diễn đạt bằng lời nói có thể kèm theo điệu bộ cử chỉ, tuyệt đối không đọc một bài đã viết sẵn .
- GV tổ chức cho HS nhận xét ưu , nhược điểm trong việc trình bày miệng của mỗi HS đại diện cho nhóm vừa nói trước lớp. 
- GV tổng kết và nhắc nhở những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể lớp : thiếu tự tin, gượng ép, thiếu mạch lạc, không theo 1 bố cục hợp lí và thiếu 1 tư thế, tác phong phù hợp.
I. Chuẩn bị : 
*Nhóm 1(dãy cửa): đề 1
 * Nhóm 1( dãy giữa): đề 2
* Nhóm 3 (dãy trong): đề 3
II. Luyện nói trên lớp : 
* Đề 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn?
a. Diễn biến sự việc:
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự việc sai trái của em.
- Sự việc gì? Mức độ “ có lỗi’ với bạn?
- Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết
b. Tâm trạng
- Tại sao em phải suy nghĩ, dằn vặt?
- Em có những suy nghĩ cụ thể như thế nào?
* Đề 2: Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt?
a. Không khí chung của buổi sinh hoạt
b. Nội dung ý kiến của em
*Đề 3: Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “ chuyện người con gái Nam Xương”, hãy đống vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ nỗi lòng ân hận?
a. Xác định ngôi kể
- Nếu đóng vai Trương Sinh thì ngôi kể là ngôi thứ nhất xưng tôi.
b. Xác định cách kể
- Phải hoá thân vào nhân vật TS để kể lại câu chuyện
- Các nhân vật và sự việc còn lại chỉ có vai trò như cái cớ để nhân vật tôi giãi bày tâm sự
4. Củng cố : Tại sao phải rèn luyện lĩ năng nói trước tập thể đông người ? Qua tiết luyện nói hôm nay em rút ra được những kinh nghiệm gì cho bản thân ?
5.Hướng dẫn về nhà: Tập nói lại trước một nhóm bạn các nội dung của tiết “ luyện nói đã thực hiện trên lớp.
- Ôn lại lí thuyết và kĩ năng làm bài văn tự sự có kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm để tuần sau viết bài TLV số 3.
- Tham khảo 4 đề ở SGK ( trang 191 ).
=============================================
Thứ.....ngày......tháng.......năm 2012
Ngữ văn - Bài 14 -Tiết 68 - Văn bản :
 lặng lẽ sa pa ( Trích)
 	- Nguyễn Thành Long –
A-mục tiêu cần đạt .
Giúp HS:
1. Kiến thức : - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ , tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
- Nghệ thuật kể chuyện , miêu tả sinh động , hấp dẫn trong truyện .
2. Kỹ năng : 
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện .
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự .
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm .
- Rèn kỹ năng đọc , kể chuyện ngắn giàu chất thơ ....
3. Thái độ : 
- Giáo dục lòng yêu mến , cảm phục những người đang cống hiến quên mình cho tổ quốc .
B-chuẩn bị.
- GV : Đọc toàn bộ tác phẩm + chân dung nhà văn Nguyễn Thành Long.
- HS : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK .
C-tiến trình hoạt động .
1- Tổ chức . Kiểm tra sĩ số:	 9AB	
2- Kiểm tra bài cũ. 
? Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Ông Hai trong văn bản “Làng”?
3- Bài mới .
- HS chú ý chú thích SGK .
? Giới thiệu những nét chính về tác giả Nguyễn Thành Long.
? Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản.
- GV hướng dẫn học sinh đọc: to, rõ, chính xác, chậm rãi, tình cảm, sâu lắng ( GV đọc mẫu – HS đọc – nhận xét ).
- HS tóm tắt lại văn bản .
-  ... .
- Nhân vật có vị trí quan trọng trong truyện:ông hoạ sĩ, vì truyện mặc dù không kể theo ngôi thứ nhất nhưng đã được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông hoạ sỹ.
*Chủ đề của truyện: Ca ngợi những con người lao động mới đang ngày đêm lặng lẽ âm thàm làm việc cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
4- Củng cố . GV hệ thống bài: Khắc sâu hệ thống nhân vật và chủ đề tác phẩm.,
 5- Hướng dẫn về nhà .
+ Kể tóm tắt văn bản + học bài và soạn phần 2 của bài.
===================================================
Thứ.....ngày......tháng.......năm 2012
Ngữ văn - Bài 14 -Tiết 69 - Văn bản :
 lặng lẽ sa pa ( Trích)
 	- Nguyễn Thành Long –
A-mục tiêu cần đạt .
1. Kiến thức : 
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ , tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
- Nghệ thuật kể chuyện , miêu tả sinh động , hấp dẫn trong truyện .
2. Kỹ năng : 
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện .
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự .
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm .
- Rèn kỹ năng đọc , kể chuyện ngắn giàu chất thơ ....
3. Thái độ : 
- Giáo dục lòng yêu mến , cảm phục những người đang cống hiến quên mình cho tổ quốc .
B-chuẩn bị.
- GV : Đọc tài liệu tham khảo.
- HS : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK .
C-tiến trình hoạt động .
1- Tổ chức . Kiểm tra sĩ số:	 9AB	
2- Kiểm tra bài cũ. Tóm tắt văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”, nêu chủ đề của truyện?
3- Bài mới .
? Nhân vật anh thanh niên có xuất hiện từ đầu văn bản không , xuất hiện trong hoàn cảnh nào ?
? Cho biết hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật anh thanh niên .
 ? Nhận xét gì về công việc của nhân vật .
? Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên 
?Anh thanh niên đã có suy nghĩ gì về công việc của mình .
? Cách tổ chức ,sắp xếp công việc của anh thanh niên ra sao ?
? Trong cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên với các nhân vật khác , em thấy nhân vật này còn bộc lộ những nét tính cách và phẩm chất gì nữa .
? Nhận xét chung về nhân vật anh thanh niên ?
? Ông họa sĩ già được giới thiệu qua chi tiết nào ?
? Tâm trạng của ông hoạ sĩ khi gặp anh thanh niên...?
? Tại sao khi gặp anh ông hoạ sĩ thấy mình " nhọc quá " ?
? Vai trò của nhân vật ông hoạ sĩ trong tác phẩm .
? Cô kĩ sư trẻ qua lời giới thiệu ..?
? Sau khi gặp anh thanh niên cô có tâm trạng như thế nào ? 
? Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của văn bản .
? Nêu nội dung chính của truyện .
II-Đọc hiểu văn bản (tiếp).
b -Nhân vật anh thanh niên.
- Không xuất hiện từ đầu truyện.
- Hiện ra trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật khác với anh khi xe của họ dừng để nghỉ.
- Hiện ra trong chốc lát, đủ đế các nhân vật khác ghi nhận một ấn tượng, một “ký hoạ chân dung” về anh rồi dường như lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa hiện lên qua sự nhìn nhận , suy nghĩ , đánh giá của các nhân vật khác .
*Hoàn cảnh sống và làm việc:
- Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi SaPa.
- Công việc: “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”đòi hỏi phải tỉ mỉ , chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao.
-> Hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt : vắng vẻ, cô đơn... 
*Những suy nghĩ của nhân vật về công việc.
- ý thức được công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là rất có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người “ khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được... cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”
- Còn có sách làm bạn -> cuộc sống không cô đơn, buồn tẻ.
- Tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động: trồng hoa , nuôi gà , tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.
* Những nét tính cách và phẩm chất đáng mến: cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người, khiêm tốn, thành thực.
=> Yêu công việc, hết mình vì công việc, chân thành cởi mở, mến khách, khiêm tốn. 
c-Nhân vật ông hoạ sĩ và các nhân vật khác
*Nhân vật ông hoạ sĩ
-Hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ để quan sát,miêu tả cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của chuyện - anh thanh niên .
 -Ngay từ phút đầu gặp anh thanh niên , bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng nghệ thuật , ông đã xúc động bối rối : “ Vì hoạ sĩ bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết , ôi , một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn , khơi gợi một ý sáng tác , một nét đủ là giá trị một chuyến đi dài .”
-Ông hoạ sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí hoạ , “người con trai ấy đáng yêu thật , nhưng làm cho ông nhọc quá . Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh.Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển , cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người .”
-Ông còn có những xúc cảm về anh thanh niên và những điều khác nữa được khơi gợi từ câu chuyện của anh thanh niên làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp .
* Các nhân vật khác 
Nhân vật cô kĩ sư :cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên khiến cô thấy “bàng hoàng”, “ cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên ,về cái thế giới những con người như anh mà anh kể , và về con đường cô đang đi tới”.
 Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao , cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống , từ tâm hồn người khác Nhân vật bác lái xe:
- Qua lời kể của nhân vật này , ông hoạ sĩ , cô gái , người đọc được kích thích sự chú ý , đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên , cũng qua đó ta còn biết được những nét sơ lược về nhân vật người thanh niên .
-Ngoài ra trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu qua lời của nhân vật khác nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm : Ông kĩ sư ở vườn rau , anh cán bộ nghiên cứu sét 
4. Ghi nhớ (SGK189 )
a-Nghệ thuật
- Câu chuyện đậm chất trữ tình 
-Tình huống hợp lý 
- Cách kể chuyện tự nhiên , kết hợp giữa tự sự ,trữ tình với bình luận . 
- Nghệ thuật quy chiếu tầng bậc .
b-Nội dung 
Hình ảnh những con người lao động bình thường , tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên núi cao . Qua đó , truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng . 
4- Củng cố. GV hệ thống bài : Chủ đề của VB
-Hướng dẫn HS làm bài tập :Bài tập SGK (190 ) + 5 bài tập trong SBT (86)
5-Hướng dẫn về nhà .
+ Học bài và làm các bài tập .
+ Chuẩn bị tốt cho giờ viết bài tập làm văn số 3 .
======================================
Thứ.....ngày......tháng.......năm 2012
Ngữ văn - Bài 14 -Tiết 70 - tập làm Văn 
Tự học có hướng dẫn
người kể chuyện trong văn bản tự sự .
A-Mục tiêu cần đạt :Giúp HS :
1. Kiến thức : 
-Hiểu và nhận diện được thế nào là kể chuyện , vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự . 
- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự .
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
2. Kỹ năng : 
-Rèn luyện kĩ năng nhận diện và kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn cũng như khi viết văn . 
B-Chuẩn bị
-GV : bài soạn + các đoạn văn mẫu . 
-HS :chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
C-Tiến trình hoạt động 
 1- Tổ chức . Kiểm tra sĩ số:	 9AB	
 2-Kiểm tra.
? Trong văn bản tự sự có những ngôi kể nào ? Vai trò của những ngôi kể đó ?
3-Bài mới :
*Đoạn trích SGK/192
 -1 HS đọc .
? Cho biết đoạn trích trên kể về ai, về sự việc gì ? 
? Ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên ?
? Những dấu hiệu nào cho biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện ? 
? Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, ...nhìn ta như vậy”...là nhận xét của người nào , về ai ?
? Nếu câu nói này là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì ý nghĩa , tính khái quát của câu nói có sự thay đổi không .
? Vì sao có thể nói : Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc , mọi hành động , tâm tư , tình cảm của các nhân vật .
? Qua ngữ liệu trên , hãy cho biết trong văn bản tự sự ta có thể kể theo những ngôi nào , tác dụng của từng ngôi.
? Người kể chuyện trong văn bản tự sự có vai trò gì .
- HS đọc yêu cầu BT
- Hướng dẫn HS làm bài tập
- HS trình bày miệng trước lớp .
- HS khác nhận xét , bổ sung .
 - GV đánh giá
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
I-Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
1- Tìm hiểu ví dụ :
a - Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già , cô kĩ sư và anh thanh niên .
b- Người kể là vô nhân xưng , không xuất hiện trong câu chuyện.
- Các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan . Mặt khác, ngôi kể và lời văn không có sự thay đổi (không xưng tôi hoặc xưng tên một trong ba nhân vật đó )
c- Lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta .
- Câu “những người con gái...như vậy”, người kể chuyện như nhập vai vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta , nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện . Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó 
d- Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện , đối tượng được miêu tả , ngôi kể, điểm nhìn và lời văn , ta có thể nhận xét như trên.
2. Ghi nhớ (SGK/193) .
II- Luyện tập .
1-Bài tập 1 ( SGK/193)
Cách kể ở đoạn trích này là nhân vật “ tôi”(ngôi thứ nhất)- chú bé – trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách .
-Ưu điểm và hạn chế của ngôi kể này:
+ Ưu: Giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư , tình cảm miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi , phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”.
+Hạn chế: trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan sinh động , khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều ,do đó đễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật .
2-Bài tập 1b :(SGK/194) 
 Chọn một trong ba nhân vật là người kể chuyện , sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn văn khác , sao cho nhân vật , sự kiện , lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất . 
4- Củng cố .GV hệ thống bài : Ngôi kể , người kể chuyện trong văn bản tự sự .
5 - Hướng dẫn về nhà : Học bài và Hoàn thành các bài tập .
+Soạn VB: “Chiếc lược ngà”. 
============================================
Hết tuần 14
Ngày 17 tháng 11 năm 2012 
 Phó hiệu trưởng 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14 van 9.doc