NGỮ VĂN - BÀI 4-TIẾT 21 –TIẾNG VIỆT .
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
1. Kiến thức :
- Nắm được sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng .
- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ .
2. Kỹ năng :
- Rèn học sinh kỹ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng.
- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản .
- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ , hoán dụ .
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua những từ ngữ mới về môi trường .
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Soạn bài + Đọc tài liệu.
- Học sinh: + Đọc trước tiết 21 + Trả lời các câu hỏi trong SGK?
Tuần 5 Thứ.. ngày.tháng..năm 2012 Ngữ văn - Bài 4-Tiết 21 –Tiếng Việt . Sự phát triển của từ vựng A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 1. Kiến thức : - Nắm được sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng . - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ . 2. Kỹ năng : - Rèn học sinh kỹ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng. - Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản . - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ , hoán dụ . 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua những từ ngữ mới về môi trường . B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài + Đọc tài liệu. - Học sinh: + Đọc trước tiết 21 + Trả lời các câu hỏi trong SGK? C. Tiến trình hoạt động : 1- Tổ chức . 2- Kiểm tra bài cũ. ? Thế nào là lời dẫn trực tiếp? Lời dẫn gián tiếp? Cho ví dụ minh hoạ? - Làm bài tập 2 + 3 (Trang 54, 55). 3- Bài mới .Giới thiệu bài mới: * Đọc các ngữ liệu SGK. (1)- Giải nghĩa từ “Kinh tế”: - Từ “Kinh tế” với nghĩa cũ hiện nay có còn dùng nữa hay không? - Nhận xét nghĩa của từ này? - GV lấy thêm ví dụ : Môi trường , môi trường sinh thái (2)- “Chị em sắm .... xuân”: Từ “Xuân” nghĩa là gì? - “Ngày xuân ... dài”: Từ “Xuân” nghĩa là gì? - Hiện tượng chuyển nghĩa này được tiến hành theo phương thức nào? (ẩn dụ). - Từ “Giờ kim ... trao tay”: Từ “Tay” có nghĩa là gì? - “Cùng ... tay luôn ...”: Từ “Tay” nghĩa là gì? - Hiện tượng này chuyển nghĩa này theo phương thức nào? (Hoán dụ). - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - Học sinh đọc bài tập số 1? - Nêu yêu cầu? - Học sinh trả lời à Giáo viên uốn nắn? - Đọc yêu cầucủa bài tập 2? - Giải nghĩa cách dùng từ “ Trà” ? - Giải thích nghĩa chuyển , nghĩa gốc từ “Đồng hồ”? - HS đọc yêu cầu của bài tập 4 -GV hướng dẫn làm bài . - HS đọc yêu cầu của bài 5 ? - Học sinh trả lời, giáo viên uốn nắn cho học sinh . I- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ. 1- Tìm hiểu ví dụ. (1) Từ kinh tế : Kinh bang tế thế : Lo việc nước , việc đời . - Kinh tế là toàn bộ hoạt động của con người trong lao động , trao đổi , phân phối sử dụng của cải vật chất làm ra . => Nghĩa của từ không phải là bất biến .Nó thay đổi theo thời gian . Có những từ cũ bị ất đi và có những từ mới được hình thành . (2) a - Xuân (1) : Mùa xuân - Nghĩa gốc. Xuân (2) : Tuổi trẻ-Nghĩa chuyển- ẩn dụ b-Tay(1) :Bộ phận cơ thể người-Nghĩa gốc Tay(2) : Kẻ buôn người- Nghĩa chuyển-Hoán dụ . 2- Ghi nhớ: (SGK trang 56). II-Luyện tập: 1-Bài tập 1: (Trang 56). a: Nghĩa gốc: Bộ phận cơ thể. b: Hoán dụ: Vị trí trong đội tuyển. c: ẩn dụ: Vị trí tiếp xúc với đất của kiềng. d: ẩn dụ: Vị trí tiếp xúc với đất của mây. 2-Bài tập 2: (Trang 57). Giống: đã chế biến dùng để pha nước uống. Khác: Dùng để chữa bệnh. 3-Bài tập 3: (Trang 57). - Đồng hồ điện: Dùng để đếm số đơn vị điện đã tiêu thụ để tính tiền, ... 4-Bài tập 4: (Trang 57). - Hội chứng: Kính thưa ; phong bì; bằng dởm. 5-Bài tập 5: (Trang 57). - Mặt trời (1) àChỉ sự việc của hiện tượng. - Mặt trời (2)à ẩn dụ nghệ thuật . 4-Củng cố : - Học kỹ nội dung bài à Hệ thống nội dung cơ bản của bài- Đọc lại gh 5- Hướng dẫn về n.hà - Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở. - Đọc trước tiết 25. =============================================== Thứ.. ngày.tháng..năm 2012 Ngữ văn -Bài 5-Tiết 22 -Văn bản. Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn (Của Ngô Gia Văn Phái-do Nguyễn Đức Vân, Kiều Thu Hoạch dịch) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 1. Kiến thức : - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái , về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. - Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc, với chiến công hiển hách đại phá quân Thanh; sự thảm bại của bọn xâm lược Tôn Sỹ Nghị và số phận thê thảm, nhục nhã của bọn vua quan bán nước, hại dân. - Thấy được ý thức, quan điểm tiến bộ của tác giả, hiểu khách quan về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của thể loại tiểu thuyết lịch sử, lối kể chuyện, miêu tả rất chân thực, sinh động. 2. Kỹ năng : - Quan sát sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ . - Cảm nhận được sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc , cảm quan hiện thực nhậy bén , cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc . - Liên hệ những nhân vật , sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan . - Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích, tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết. 3. Thái độ : - Ca ngợi và biết ơn người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ . - Phê phán sự nhu nhược hèn yếu của bọn vua quan bán nước. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án + Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí; - Học sinh: Đọc kỹ văn bản à Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. C. Tiến trình hoạt động : 1- Tổ chức . 2- Kiểm tra bài cũ - Hãy tóm tắt ngắn gọn truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” - Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Vũ Nương trong truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương”? - Phân tích nhân vật Trương Sinh trong truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương”? 3- Bài mới . - GV hướng dẫn HS tìm hiểu * ? Nêu một vài nét về nhóm tác giả Ngô gia văn phái ? ? Thể loại ? Vị trí đoạn trích ? - Giáo viên đọc mẫu à Học sinh đọc. - Gọi 4-5 em học sinh đọc. - Chú ý đọc với ngữ điệu phù hợp với từng nhân vật. - Yêu cầu học sinh kể tóm tắt đoạn trích ngắn gọn, theo trình tự ... - Dùng sơ đồ để tóm tắt? - Đọc 30 từ chú thích trong sách giáo khoa? - Giải thích thêm các từ? - Đoạn trích chia làm mấy phần? Là những phần nào? Nêu nội dung chính của từng phần ? ?Bắc Bình Vương đã phản ứng như thế nào khi nghe tin quân Thanh đến Thăng Long và vua Lê thụ phong? ? Phản ứng đó cho thấy Bắc Bình Vương là người như thế nào? ? Sau đó được mọi người khuyên giải , Qung Trung có quyết định thế nào? ? Những biểu hiện đó chứng tỏ vua là người như thế nào ? ? Trước khi tến quân ra Bắc , Qung Trung còn làm việc gì khác nữa? ? Em có nhận xét gì về lời phủ dụ trên ? ? Em đọc được những tình cảm nào trong lời phủ dụ ấy? ? Qua lời phủ dụ ấy , em hiểu thêm phẩm chất gì ở vị vua này? ? Việc Quang Trung dùng Ngô Thì Nhậm ..,tha tội cho Ngô Văn Sở cho thấy năng lực nào của vua? ? Đọc đoạn “Lần này... chúng” , em thấy vua Qung Trung là người như thế nào ? ? Việc khao quân 30 tháng chạp cùng lời hứa đón năm mới ở Thăng Long vào ngày mùng 7 cho thấy Qung Trung -Nguyễn Huệ có năng lực đặc biệt nào ? I-Giới thiệu chung 1.Tác giả : Ngô gia văn phái một nhóm tác phẩm của dòng họ Ngô Thì ở làng Thanh Oai- Hà Nội - Ngô Thì Chí ( 1753- 1788) làm quan dưới triều Lê. Ngô Thì Du ( 1772- 1840) làm quan dưới triều Nguyễn. 2. Tác phẩm : + Là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi, gồm 17 hồi. + Thể loại : tiểu thuyết chương hồi . + Đoạn trích nằm ở hồi thứ mười bốn + TP có tính chất chỉ ghi chép lại sự kiện lịch sử XH có thực, nhân vật thực, địa điểm thực. II- Đọc – hiểu văn bản. 1-Đọc-Tóm tắt: Quân Thanh kéo vào thành Thăng Long, tướng Tây Sơn là ngô văn Sở lui quân về núi rừng Tam Điệp. Quang Trung lên ngôi vua ở Phú Xuân tự đốc suất đại binh nhằm 25 tháng chạp năm 1788 tiến ra Bắc diệt Thanh. Dọc đường vua Quang Trung cho kén thêm lính, mở duyệt binh lớn, chia quân thành các đạo, chỉ dụ tướng lĩnh, mở tiệc khao quân vào 30 tháng chạp, hẹn đến ngày mồng 7 tết thắng giặc mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long. Đội quân của Quang Trung đánh đến đâu thắng đến đấy, khiến quân Thanh đại bại. Ngày mồng 3 tết Quang Trung đã tiến quân vào thành Thăng Long. Tướng Thanh là Tôn Sĩ Nghị vội vã tháo chạy về nước, vua Lê Chiêu Thống cùng gia quyến chạy trốn theo. 2.Tìm hiểu chú thích: - Đốc suất đại binh: Chỉ huy, cổ vũ đoàn quân lớn. 3.Bố cục đoạn trích: - Đoạn 1: Từ đầu....lên đường ra bắc -> Quang Trung chuẩn bị tiến công ra Bắc - Đoạn 2: Tiếp....kéo vào thành” -> Cuộc tiến quân thần tốc và chiến thắng oanh liệt của ta. - Đoạn 3: Còn lại -> Sự thất bại của quân Thanh và số phận của vua, tôi Lê Chiêu Thống. 3-Phân tích: a- Hình ảnh Nguyễn Huệ: a1- Quang Trung chuẩn bị tiến công ra Bắc. - Bắc Bình Vương .. ..giận lắm.. ->Ngay thẳng , cương trực, căm thù quân cướp nước, bán nước. - Nghe lời cộng sự , lên ngôi Hoàng Đế , tế cáo trời đất..., tự mình đốc xuất đại binh , tuyển mộ quân lính... -> Biết nghe lẽ phải , mạnh mẽ , quyết đoán , có ý chí quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược. - Phủ dụ quân lính: -> Ngắn gọn , dễ hiểu mà hào hùng. + Có ý thức cao về chủ quyền đất nước. + Tự hào về công lao đánh đuổi ngoại xâm của ông cha. + Tin tưởng ở chính nghĩa. => Có tài khích lệ quân sĩ chiến đấu vì nghĩa lớn. -> Sáng suốt và nhạy bén trong việc dùng người , khen chê , bình công luận tội rõ ràng. - > Nhìn xa trông rộng , ưa chuộng hoà bình. -> Năng lực tiên đoán chính xác của một nhà quân sự đại tài. 4-Củng cố: - GVyêu cầu HS tóm tắt lại đoạn trích. 5-Hướng dẫn về nhà : Học bài cũ + Tìm hiểu hình ảnh Quang Trung và bọn tay sai bán nước và cướp nước. ================================= Thứ.. ngày.tháng..năm 2012 Ngữ văn-Bài 5-Tiết 23 -Văn bản . Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn - Ngô Gia Văn Phái - A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 1. Kiến thức : - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái , về phong tràoTây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ . - Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc với chiến công đại phá quân Thanh . Sự thảm bại của bọn tôn Sĩ Nghị . - Thấy được ý thức quan điểm tiến bộ của tác giả hiểu khách quan về thể loại và đánh giá giá trị của nghệ thuật của thể loại tiểu thuyết lịch sử , lối kể chuyện ,miêu tả sinh động . 2. Kỹ năng : - Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ . - Cảm nhận được sự trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc , cảm quan hiện thực nhạy bén , cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc . - Liên hệ những nhân vật , sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan - Rèn kỹ năng đọc , phân tích nhân vật tiểu thuyết . 3. Thái độ : - Ca ngợi và biết ơn người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ . - Phê phán sự nhu nhược của bọn vua quan bán nước . B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án + Đọc tài liệu. - Học sinh: Đọc văn bản chuẩn bị bài. C. Tiến trình hoạt động : 1- Tổ chức . 2- Kiểm tra bài cũ. Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích Hoàng lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái . 3- Bài mới . ? Theo dõi phần đầu văn bản , cho biết ? Tìm những chi tiết chứng minh tài điều binh khiển tướng của vua Quang Trung? ? Em có nhận xét gì về cái tài này? ? Với tài ấy Quang Trung đã đánh thắng ở Phú Xuân và Hạ Hồi như thế nào ? ?Hình ảnh vua Quang Trung trong chiến trận được miêu tả như thế nào? ? Em hãy tả lại cách đánh của vua trong trận Ngọc Hồi? ? Qua đó em hình dung ra khí thế và hình ảnh vua Qung Trung như thế nào ? ? Một lần ... o ? ? Em hãy chỉ ra những chi tiết và phân tích những chi tiết kể, tả bọn cướp nước và bán nước? ? Em có nhận xét như thế nào về những chi tiết này? ? Những chi tiết ấy nói lên điều gì ? ? Thái độ của tác giả ? ? Nguyên nhân thất bại? ? Vua tôi Lê Chiêu Thống có hành động gì khi nghe tin Ngọc Hồi thất thủ? ? Số phận của họ trong những ngày chạy trốn.? ?Nhận xét của em về cách tả của tác giả trong đoạn văn trên ...? ? Nhận xét của em về số phận của bọn bán nước ? ? Thái độ của tác giả ? ? So sánh thái độ của tác giả trong hai cuộc tháo chạy ? Vì sao có sự khác biệt này? - Đọc ghi nhớ sách giáo khoa trang 72. - GV hướng dẫn HS làm bài. a2- Quang Trung đại phá quân Thanh. - Hành quân thần tốc mà vẫn đảm bảo an toàn, bí mật. - Vượt kế hoạch hai ngày. => Tài dụng binh như thần. - Trận Phú Xuân : Quân Thanh tan vỡ , chạy -> bắt sống hết. - Trận Hạ Hồi : Nửa đêm , vây kín làng , bắc loa truyền gọi -> Sợ hãi xin hàng. - Cưỡi voi , đầu đội khăn vàng chỉ huy ba quân trong khói đạn mù trời , tiếng vang dậy đất... -> Khí thế như chẻ tre , như sét đánh bên tai, bất ngờ như từ trên trời rơi xuống , từ dưới đất chui lên. => Hình ảnh thật oai phong lẫm liệt. - Quân giặc rụng rời , sợ hãi xin hàng. => Phương lược chiến đấu sáng suốt. - Giọng văn hào hứng. - Đó là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến trực tiếp, là những người trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng, nên các ông không thể không tôn trọng lịch sử. - Mặt khác, các ông cũng thấy rõ sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của vua, chúa thời Lê - Trịnh. b- Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước: b1 - Hình ảnh bọn cướp nước. *Tổng đốc Tôn Sỹ Nghị: - Mưu cầu lợi riêng, bất tài, không biết mình, biết địch, kiêu căng, chủ quan, tự mãn, mất cảnh giác. - Chỉ chăm chú vào việc vui chơi , tiệc tùng... ... " Tôn Sĩ Nghị ...chạy " -> Chi tiết hài hước. =>Hèn yếu , ích kỉ... ..." Quân sĩ ...nữa" -> Chi tiết bi thảm. => Thất bại thảm hại , nhục nhã của bọn xâm lược. b2-Hình ảnh bọn bán nước: - Vội vã rời bỏ cung điện chạy trốn. + Chạy gấp rút , cướp thuyền dân để chạy. + Mấy ngày không ăn , ai nấy đều mệt lử. +Cùng chạy với quân Thanh. + Sau khi sang Tàu : Cắt tóc cạo đầu , ăn mặc giống người Mãn Thanh, cuối cùng gửi gắm thân tàn nơi đất khách quê người. => Đoạn văn tả chân thực, tác giả vẫn gửi vào đó tình cảm ngậm ngùi, thương cảm. 4- Ghi nhớ. III-Luyện tập: - Vẽ lại chân dung vua Quang Trung trong trận Ngọc Hồi, ... 4- Củng cố: ? Nếu vẽ minh hoạ cho hồi thứ 14 thì bức tranh em vẽ sẽ như thế nào? 5-Hướng dẫn về nhà : - Học kỹ nội dung bài. - Soạn bài: “Truyện Kiều của Nguyễn Du”. - Tìm đọc thêm: Kể chuyện Quang Trung của Nguyễn Huy Tưởng. ================================================== Thứ.. ngày.tháng..năm 2012 Ngữ văn - Bài 5-Tiết 24-Tiếng Việt. Sự phát triển của từ vựng ( tiếp ) A- Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức : - Giúp HS nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ : a, Tạo thêm từ ngữ mới. b, Từ mượn của Tiếng nước ngoài. 2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng : Sử dụng từ ngữ , mở rộng vốn từ , giải thích ý nghĩa của từ ngữ mới. 3. Thái độ : Góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua một số từ ngữ B- Chuẩn bị : GV: Từ điển tiếng Việt , từ điển Hán Nôm HS : Đọc trước, tìm VD về từ ngữ mới C- Tiến trình hoạt động : 1- Tổ chức . 2- Kiểm tra bài cũ. Tìm 3 từ có sự phát triển nghĩa? Đặt câu minh hoạ? 3- Bài mới . - Gọi HS đọc mục một trong SGK . ? Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau : điện thoại , kinh tế , di động , sở hữu , tri thức , đặc khu , trí tuệ . ? Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó ? - GV hướng dẫn HS tạo từ theo mẫu -sgk. ? Trong đó Tiếng việt có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình: “X + tặc” Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện theo mô hình đó? -Kẻ đi phá rừng cướp tài nguyên? - Kẻ ăn cắp thông tin trên máy tính? đ Phát triển từ ngữ bằng cách nào? và mục đích việc phát triển từ ngữ? ? Cho ví dụ về 1 số từ ngữ mới? - HS đọc ghi nhớ - sgk. - HS đọc đoạn Kiều và đoạn văn? ? Chỉ ra những từ Hán Việt trong các ví dụ đó? -HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn trả lời . - Hai loại tiếng Hán và tiếng nước ngoài loại nào mượn nhiều hơn? ( Hán) - Hãy tìm các từ mượn tiếng nước ngoài trong Tiếng Việt. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK? - GV hướng dẫn HS làm theo nhóm tại chỗ đ báo kết quả đ sửa chữa kết luận.- GV chia 3 nhóm, mỗi nhóm tìm 2 từ, thi nhanh, trong 3 phút lên bảng? - GV khuyến khích các nhóm tìm những từ ngữ liên quan đến môi trường , mượn các từ ngữ nước ngoài về môi trường . - GV sửa chữa , động viên , khích lệ . - GV chia 2 cột cho HS lên điền vào cột. I-Tạo từ ngữ mới: 1- Tìm hiểu ví dụ . (1) Các từ ngữ mới được cấu tạo trên cơ sở các từ : Điện thoại , kinh tế , đặc khu , sở hữu . - Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ. - Kinh tế tri thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất , lưu thông, phân phối sản phẩm có hàm lượng tri thức cao - Đặc khu kinh tế: Khu vực dành thu hút vốn, công nghệ nước ngoài. - Sở hưũ trí tuệ: Quyền sở hữu những sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại.... (2) - Những từ mới xuất hiện có cấu tạo X+ tặc. - Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng - Tin tặc: kẻ dùng kỹ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác => Tạo thêm từ ngữ mới làm vốn từ tăng lên là 1 hình thức phát triển của từ vựng. 2- Ghi nhớ 1-sgk-tr73. II- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 1-Tìm hiểu ví dụ: (1)- Tìm từ Hán Việt. a-Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, Đạm Thanh, hội, yến anh, bộ hành, xuân, tài nữ, giai nhân, b-Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc. (2) Các từ đó là : a-AIDS Mượn tiếng Anh b-Marketting đMượn tiếng nước ngoài để phát triển tiếng việt 2- Ghi nhớ 2- sgk-tr74. III- Luyện tập 1-Bài 1: “ X+ trường”: chiến trường, công trường, nông trường, ngư trường, thương trường. “ X+ hoá”: Ôxi hoá , lão hoá , cơ giới hoá , điện khí hoá , CN hoá , hiện đại hoá ... “ X+ điện tử”: Thư điện tử , thương mại điện tử , GD điện tử , chính phủ điện tử ... 2-Bài 2: - Bàn tay vàng - Đa dạng sinh học - Cơm bụi - Đường cao tốc - Công nghệ cao - Đường vành đai. - Công viên nước - Hiệp định khung - Thương hiệu. - Môi trường ST. 3-Bài 3 : Mãng xà. tô thuế Xà phòng, ô- tô Biên phòng, phê phán Ra- đi -ô , ô-xi Tham ô, phê bình Cà phê Nô lệ, ca sỹ Ca nô. 4- Củng cố . GV gọi một HS đọc phần đọc thêm . 5- Hướng dẫn về nhà . - Học bài, hoàn thành các bài tập vào vở, làm bài tập 4 -Tìm 5 từ Hán Việt có liên quan đến môi trường’’ - Nắm vững đặc điểm phát triển từ vựng tiếng Việt - Chuẩn bị bài: “ Truyện Kiều của Nguyễn Du". ================================================= Thứ.. ngày.tháng..năm 2012 Ngữ văn - Bài 6 -Tiết 25 – văn bản . Truyện kiều của nguyễn du A-Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : 1. Kiến thức- Nắm được những nét chủ yêu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. - Nắm được cốt truyện, những gia trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật của “ Truyện Kiều” từ đó thấy được “ Truyện Kiều” là một kiệt tác của vă học dân tộc. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng tóm tắt , trình bày ... 3. Thái độ Giúp học sinh biết yêu lẽ phải B-Chuẩn bị : - GV: Tập truyện Kiều . Những tư liệu về cuộc đời Nguyễn Du, lời bình cho tác phẩm “ Truyện Kiều” - HS : Soạn bài. C- Tiến trình họat động : 1- Tổ chức . 2- Kiểm tra bài cũ. ? Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ trong hồi thứ 14 - HLNTC . 3-Bài mới . - GV yêu cầu HS giới thiệu những nét cơ bản: năm sinh, năm mất, tên chữ, tên hiệu của Nguyễn Du. ộ GV cho HS quan sát ảnh chân dung ND, bổ sung và chốt lại. ? Ông sinh trưởng trong một gia đình như thế nào ? ộ GV bổ sung thêm thông tin về người mẹ và chốt lại. ? Điều đó có ảnh hưởng gì tới sự nghiệp của ông ? ( Sự nghiệp sáng tác thơ văn) ? ? Ông sinh ra và sống trong thời đại có gì đặc biệt ? Thời đại đó có tác động gì tới Nguyễn Du và tác phẩm “ truyện Kiều ” ? * HS nêu những nét chính về hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. - GV nêu yêu cầu tiếp theo: - Cuộc đời Nguyễn Du gặp nhiều gian truân , gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử. ? Hãy trình bày những nét chính về cuộc đời của ông ? - GV bổ sung thêm ( Sách giới thiệu giáo án Ngữ văn). ? Cuộc đời của ông ảnh hưởng gì tới việc sáng tác “ truyện Kiều ” ? * HS nêu những nét chính về cuộc đời N/Du dựa vào những thông tin cuối mục 1- SGK. - GV rút ra kết luận về tác giả Nguyễn Du và kể tên những tác phẩm chính bằng chữ Hán và chữ Nôm của ông. - GV bổ sung thêm thông tin, dẫn lời tác giả Mộng Liên Đường nhận định về Nguyễn Du. - GVnhấn mạnh. Mộng L.Đường : “ Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột...Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy” - GV thuyết trình cho HS hiểu về nguồn gốc tác phẩm, khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Du. I. Tác giả Nguyễn Du : - Nguyễn Du ( 1765- 1820) tên chữ là Tố Như hiệu là Thanh Hiên. Quê Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh 1- Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương. - Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức tể tướng. - Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng từng làm quan to. - Ông thừa hưởng sự giàu sang, phú quý, có điều kiện học hành và được thừa hưởng truyền thống văn chương. 2- Thời đại: Nguyễn Du sống ở một thời dại có nhiều biến động dữ dội tác động tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du khiến ông hướng ngòi bút vào hiện thực. Chế độ PKVN khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên ở khắp nơi.. Tác động tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du, ông hướng ngòi bút vào hiện thực. 3- Cuộc đời: Cuộc đời của Nguyễn Du chìm nổi gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người, vốn sống phong phú. - Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. 4-Sự nghiệp văn học a- Chữ Hán: 243 bài với 3 tập thơ “Thanh Hiên Thi tập” “ Nam trung tạp ngâm” “ Bắc hành tạp lục” b- Chữ nôm: - “ Truyện Kiều” ( Đoạn trường tân thanh) - “ Văn chiêu hồn” II- Truyện Kiều : 1- Nguồn gốc tác phẩm : -Từ một tác phẩm văn học Trung Quốc Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn Du đã sáng tạo nên kiệt tác văn học Việt Nam. 4- Củng cố: HS khái quát về Nguyễn Du bằng hai câu trong mục ghi nhớ 5- Hướng dẫn về nhà: Nắm chắc những thông tin chính về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm " Truyện Kiều Soạn tiếp phần 2 của bài. ================================================ Hết tuần 5. Ngày 15 tháng 09năm 2012 Phó hiệu trưởng.
Tài liệu đính kèm: