Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 7

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 7

TRẢ TẬP LÀM VĂN SỐ 1

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

1. Kiến thức.

- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm,sửa chữa các sai sót về các mặt: bố cục, câu, từ ngữ, chính tả.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng diễn đạt sửa lỗi.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh nghiêm túc trong học tập

B. CHUẨN BỊ:

GV: Chấm bài; bài viết của HS.

C.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG .

1- Tổ chức .

2- Kiểm tra bài cũ

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 : Thứ..., ngày....tháng....năm 2012 
 Ngữ văn - Bài 6 -Tiết 31 – tập làm văn 
Trả tập làm văn số 1
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1. Kiến thức.
- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm,sửa chữa các sai sót về các mặt: bố cục, câu, từ ngữ, chính tả.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng diễn đạt sửa lỗi.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh nghiêm túc trong học tập
B. Chuẩn bị:
GV: Chấm bài; bài viết của HS.
C.Tiến trình hoạt động .
1- Tổ chức .
2- Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 15 phút.
* Đề bài 9A
1- Cho câu thơ sau : Vân xem trang trọng khác vời . Hãy chép theo trí nhớ 3 câu thơ tiếp theo . Số phận của Thúy Vân được tác giả ngầm báo trong hai câu nào ?
2- Viết đoạn văn từ 6-8 câu nêu cảm nhận của em về nghệ thuật tả người của tác giả trong đoạn thơ trên?
* Đề bài 9B
1- Cho câu thơ sau: Kiều càng sắc sảo mặn mà. Hãy chép theo trí nhớ 3 câu thơ tiếp theo. Số phận của Thúy Kiều được tác giả ngầm báo trong hai câu nào ?
2- Viết đoạn văn từ 6-8 câu nêu cảm nhận của em về nghệ thuật tả người của tác giả trong đoạn thơ trên?
* Đáp án + Biểu điểm :
1- Chép đúng : 3 điểm .
2- Chép đúng 2 câu : 2 điểm .
- Số phận của Vân được ngầm báo trong câu : Mây  da .
- Số phận của Kiều được ngầm báo trong câu : Hoa  xanh .
3- Viết đúng yêu cầu 1 đoạn văn : 5 điểm :
- Về hình thức : Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng . Không mắc lỗi chính tả , dùng từ , đặt câu 
- Về nội dung : Làm nổi bật nghệ thuật tả người : Ước lệ tượng trưng của Nguyễn Du .
+ Với Thuý Vân : Tác giả mượn rất nhiều hình ảnh đẹp của thiên nhiên để làm nổi bật vẻ đoan trang , phúc hậu , quý phái của nàng . Từ đó dự báo số phận , cuộc đời bình lặng , êm đềm .
+ Với Thuý Kiều , tác giả đặc tả qua hai chi tiết () -> Vẻ đẹp rực rỡ , sắc sảo , mặn mà -> Dự báo cuộc đời bất hạnh 
3- Bài mới . 
I-Đề bài:
- 9A : Con vật nuôi mà em yêu thích.
- 9B: Loài cây em yêu.
II-Nhận xét :
1. Ưu điểm:
- Đa số làm đúng kiểu bài TM là cung cấp tri thức; biết kết hợp TM với sử dụng các yếu tố NT và miêu tả để bài viết khá sinh động.
- Một số bài viết tốt, bố cục tương đối rõ ràng.
- Nắm được đặc trưng phương pháp thuyết minh.
- Bố cục 3 đoạn rõ ràng.
- Nêu được các đặc điểm sinh học của cây, con vật .
- Diễn đạt có tính nghệ thuật, cảm xúc.
2. Nhược điểm:Theo sổ chấm bài .
- Một số bài viết mới chỉ dừng ở mức độ cung cấp tri thức; chưa biết kết hợp miêu tả để làm cho bài viết hấp dẫn; cá biệt có những bài nội dung còn quá sơ sài, cung cấp tri thức chưa đầy đủ: Quang, Sáng, Tuấn, Đức ( 9A); Hòa, Cường, Thu, Khiên ( 9B)
- Nhiều HS không đọc kĩ yêu cầu của đề cho nên chưa biết cách giới thiệu cho tự nhiên trong vai người hướng dẫn viên du lịch : Thu, Khiên, Hòa (9B); Sáng ( 9A)
- Hình thức: Một số bài chữ viết cẩu thả, sai chính tả nhiều, diễn đạt lủng củng không thoát ý : Khiên, Hiền , Trang(9B); T. Trung, Quang ( 9A)
- Diễn đạt còn vụng về , chưa thoát ý .
- Sai chính tả nhiều : Khiên, Hiền , Trang(9B); T. Trung, Quang ( 9A)
- Một số chưa có ý thức vận dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả trong bài viết: Khiên, Hiền , Trang(9B); T. Trung, Quang ( 9A)
- Một số học sinh cha biết tách đoạn văn: Ngọc, Hiền ( 9A); Khiên, Cường (9B)
III-Chữa lỗi sai : Theo sổ chấm bài .
1. Lỗi chính tả : 
Chèo cây-> trèo cây; lóc nhà-> nóc nhà; lằm ấm-> nằm ấm; chông chúng ngộ nghĩnh-> trông chúng ngộ nghĩnh.
2. Lỗi dùng từ: 
- Mát rượư-> mát rượi; dài, ngán tùi theo-> dài , ngắn tùy theo; đà lạc-> Đà Lạt; đặc truy của phương bắc-> đặc trưng của phương Bắc; 
3. Lỗi diễn đạt: 
- Tập tính sinh hoạt của mèo rất đơn giản-> tập tính sinh hoạt của mèo là:.
- Mèo đã trở thành biểu tượng vào bức tranh dân gian đông hồ-> Mèo đã trở thành con vật không thể thiếu trong bức tranh dân gian Đông Hồ” Đám cưới chuột”
- chúng ta đã biết về loài chó là động vật được nuôi rộng rãi trong các gia đình-> - -- Chó là động vật được nuôi nhiều trong các gia đình.
- Đầu chó trông giống chiếc yên xe đạp-> Đầu chó tròn, mõm dài 
- lá tre non còn dùng làm nịt cho trẻ các em nhỏ chơi-> lá tre non làm đồ chơi cho trẻ con.
- Cây đào được bạn may con người chăm sóc kĩ lưỡng chân trọng-> cây đào được mọi người chăm sóc cẩn thận. 
- Lúa là một thực vật quý giá-> lúa là cây lương thực rất quan trọng đối với con người.
IV- Đọc, bình các bài viết tốt : 
- 9A: Linh
- 9B: Thanh Phương.
V- Kết quả.
Điểm
Trên TB
Dưới TB
9A
25/28= 89,5%
3/28= 10,5%
9B
22/27= 81,4%
5/27= 18,6%
 4- Củng cố : 
? Vì sao trong bài thuyết minh cần kết hợp với các yếu tố nghệ thuật và miêu tả ? Những loại bài thuyết minh nào cần có sự kết hợp này ?
5- Hướng dẫn về nhà : 
- Tự ôn tập lại các kiến thức cơ bản về văn thuyết minh.
- Tự sửa chữa các lỗi còn lại trong bài.
- Đọc và tìm hiểu trước tiết TLV: Miêu tả trong văn bản tự sự
=================================================
Thứ..., ngày....tháng...năm 2012 
Ngữ văn - Bài 7- Tiết 32 -Văn bản: 
Kiều ở lầu Ngưng Bích
 ( " Truyện Kiều "- Nguyễn Du ) 
 A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
Qua tiết học, HS cần :
 - Thấy được qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng..
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du; diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh, ngụ tình, nghệ thuật miêu tả nhân vật.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu đem lại hiệu quả cao.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh biết thông cảm cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
B. Chuẩn bị :
- GV: Tác phẩm Truyện Kiều ; Bảng phụ . 
- HS: Đọc kĩ đoạn trích, tìm hiểu vị trí đoạn trích ; Soạn bài.
C. tiến trình hoạt động :
1. ổn định tổ chức: 	
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng, diễn cảm văn bản " cảnh ngày xuân" ?
- Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? 
3. Bài mới : - GV giới thiệu bài 
- Dựa theo diễn biến của cốt truyện, hãy xác định vị trí của đoạn trích ?
* HS dựa theo chú thích trong SGK để trả lời: 
- GV yêu cầu HS tự nêu cách đọc.
- GV định hướng cách đọc: giọng chậm buồn, nhấn mạnh các từ: bẽ bàng, buồn trông.
- GV đọc mẫu một lần.
- Yêu cầu HS nêu và giải nghĩa một số từ khó: khoá xuân, sân Lai, gốc tử 
- Dựa vào nội dung có thể chia văn bản thành mấy đoạn ? Nêu nội dung chính của từng đoạn ? 
* HS thảo luận nêu bố cục của đoạn trích
- GV giải thích một số từ khó.
VD: Ngưng Bích và nội dung cả câu thơ đầu.
- Trong cảnh ngộ ấy, Kiều đã cảm nhận phong cảnh xung quanh như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về từ ngữ và biện pháp nghệ thuật?
- Không gian được mở ra trước mắt Kiều như thế nào ?
? Tâm trạng của Thuý Kiều được gợi tả qua lời thơ nào?
? Từ ngữ đặc tả tâm trạng?
? Hình ảnh “Mây sớm đèn khuya” gợi tính chất gì của thời gian?
? Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng?
? Qua đó diễn tả tâm trạng của Kiều như thế nào?
- Đọc 8 câu tiếp?
? Trong hoàn cảnh ấy Kiều nhớ tới ai? Nhớ ai trước, ai sau? Có hợp lý không? Vì sao? 
? Những lời thơ nào hướng về kỉ niệm tình yêu?
- Em cho biết nghệ thuật?
- Nỗi nhớ đó khẳng định phẩm chất gì ở Kiều?
? Những lời thơ nào hướng về cha mẹ?
? Phân tích nghệ thuật dùng từ trong cách thể hiện nỗi nhớ của Kiều? 
?Những thành ngữ? Điển cố?
? Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên cảnh ngộ bản thân để nhớ thương, xót xa đến cha mẹ, người yêu -> Kiều là người như thế nào?
I. Giới thiệu chung : 
Đoạn trích nằm ở phần hai của tác phẩm.
II. Đọc - hiểu văn bản : 
1. Đọc, tìm hiểu chú thích:
2. Bố cục đoạn trích:
- 6 câu đầu: khung cảnh lầu Ngưng Bích
- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ những người thân của Kiều.
- 8 câu cuối: cảnh vật qua tâm trạng của Kiều.
3. Phân tích:
a. Sáu câu thơ đầu:
- Non xa - trăng gần.
- Bốn bề bát ngát.
- Cát vàng, bụi hồng.
-> Phép đối + Từ láy.
=> Không gian rộng lớn, hoang vắng, trống trải, cảnh vật trơ trọi.
 "Bẽ bàng .... lòng"
-> Từ láy.
-> “Mây sớm đèn khuya” -> sự tuần hoàn khép kín. 
=> Tâm trạng buồn bã, chán ngán, chơ vơ, lạc lõng. Nàng rơi vào cảnh cô đơn hoàn toàn, tình cảnh éo le.
b.Nỗi thương nhớ của Kiều:
b.1. Nhớ Kim Trọng:
"Tưởng....đồng.
Tấm son... phai.
-> Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
 => Nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa, khẳng định lòng chung thuỷ son sắt.
b.2 Nhớ cha mẹ:
"Xót .....ôm"
+ Thành ngữ, điển cố: “Quạt nồng ấp lạnh”, “Sân lai, gốc tử”.
-> Câu hỏi tu từ.
=> Tâm trạng xót thương cha mẹ, tấm lòng hiếu thảo của Kiều
* Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, giàu lòng vị tha.
4. Củng cố : 
Đọc diễn cảm đoạn thơ trên?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học và soạn phần 2 của bài.
===================================================
Thứ..., ngày....tháng...năm 2012 
Ngữ văn - Bài 7- Tiết 33 -Văn bản: 
Kiều ở lầu Ngưng Bích
 ( " Truyện Kiều "- Nguyễn Du ) 
 A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
Qua tiết học, HS cần :
 - Thấy được qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng..
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du; diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh, ngụ tình, nghệ thuật miêu tả nhân vật.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu đem lại hiệu quả cao.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh biết thông cảm cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
B. Chuẩn bị :
- GV: Tác phẩm Truyện Kiều ; Bảng phụ . 
 - HS: Đọc kĩ đoạn trích, tìm hiểu vị trí đoạn trích ; Soạn bài.
C. tiến trình hoạt động :
1. ổn định tổ chức: :	
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng, diễn cảm 4 câu đầu và 6 câu cuối văn bản " Cảnh ngày xuân" ?
- Vì sao nói ở 6 câu thơ cuối cảnh đã nhuốm màu tâm trạng ? 
3. Bài mới : - GV giới thiệu bài 
- Đọc đoạn cuối.
? Em hãy cho biết ở mỗi câu 6 của 4 cặp lục bát có gì đặc biệt?
? Điệp ngữ ấy có gì đặc biệt?
? Cảnh là thực hay hư?
? Mỗi cảnh vật đều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
(Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này)
(Những chặng đường đầy cạm bẫy, nhiều máu và nước mắt có “ma đưa lối, quỷ dẫn đường” với Kiều đang ở phía trước đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích như chứa đầy lệ: lệ của người con gái lưu lạc, đau khổ vì cô đơn lẻ loi, buồn thương chua xót vì mối tình đầu tan vỡ, xót xa nhớ thương cha mẹ, lo sợ cho thân phận, số phận mình; lệ của nhà thơ, một trái tim nhân đạo bao la đồng cảm, xót
thương cho người thiếu nữ tài sắc hiếu thảo mà bạc mệnh)
? Nhận xét cách dùng điệp ngữ, từ láy, câu hỏi tu từ, biện ... êu quanh “ghế ngồi” -> âm thanh dữ dội -> biểu tượng tai hoạ khủng khiếp sắp giáng xuống -> Kiều lo âu, sợ hãi.
-> Từ láy + ẩn dụ, tăng cấp.
-> Câu hỏi tu từ...
=> Cảnh xa - gần; màu sắc: đậm - nhạt; âm thanh: tĩnh - động
-> Nỗi lo âu, kinh sợ, bế tắc, tuyệt vọng của Kiều ngày một tăng.
-> Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
=> Đồng cảm, chia sẻ với tâm trạng của nhân vật.
4. Tổng kết: ( ghi nhớ: SGK )
III. Luyện tập
* Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Miêu tả cảnh qua cái nhìn của nhân vật -> diễn tả tâm trạng nhân vật
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
4. Củng cố : Trong các đoạn trích đã học: Chị em Thuý Kiều, Kiều ỏ lầu Ngưng Bích, Nguyễn Du đã xây dựng các nhân vật bằng những bút pháp nghệ thuật khác nhau như thế nào? 
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc ghi nhớ để nắm giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản đã học
- Làm phần luyện tập- SGK tr 96 và bài tập bổ sung SBT 
- Học thuộc lòng đoạn thơ
- Soạn VB “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
========================================== 
 Thứ..., ngày....tháng...năm 2012 
Ngữ văn - Bài 6- Tiết 34 - tập làm Văn : 
Miêu tả trong văn bản tự sự
 A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
Qua tiết học, HS cần:
 - Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn bản.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh nghiêm túc trong học tập.
B. Chuẩn bị :
 - GV: Bảng phụ . 
 - HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học. 
 Ôn lại kiểu VB tự sự có kết hợp với miêutả và biểu cảm ở lớp 8. 
C. tiến trình bài dạy :
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 9B:	
2. Kiểm tra bài cũ: 
- ở lớp 8, em đã được học, tìm hiểu về văn bản tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Hãy nêu vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự 
3. Bài mới : 
- Đoạn trích kể về trận đánh nào ? Trong trận đánh đó, Quang Trung đã làm gì ? xuất hiện như thế nào ?
* HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
- Cho HS nhận xét xem các sự việc chính bạn nêu lên đã đầy đủ chưa ?
- GV yêu cầu HS nối các sự việc ấy thành một đoạn văn và nêu vấn đề :
- Nếu chỉ kể các sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh động không ? Tại sao ?
- Cho HS so sánh các sự việc chính mà bạn đã nêu với đoạn trích để rút ra nhận xét: nhờ những yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động
- Cho HS chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích
- Các chi tiết miêu tả đó nhằm thể hiện những đối tượng nào ?
Từ việc tìm hiểu ví dụ cho HS rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự ?
- GV chỉ định 1 HS đọc chậm, rõ mục (ghi nhớ ).
- GV chia lớp thành các nhóm, giao cho từng nhóm thực hiện yêu cầu của bài tập ở 1 VB cụ thể. 
- GV nhận xét chung và nêu yêu cầu cần đạt. Lưu ý giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung của mỗi đoạn trích.
-GV cho HS thời gian chuẩn bị yêu cầu của bài tập. * HS chuẩn bị ra vở nháp. Sau đó đại diện một vài HS trình bày trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét chung và có thể động viên cho điểm nếu HS trình bày tốt.
- GV sử dụng thời gian còn lại hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 2.
* HS Nghe hướng dẫn, ghi nhớ để về nhà làm.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự : 
1. Ví dụ:(SGK)
2. Nhận xét:
- - Đoạn trích kể về trận đánh đồn Ngọc Hồi.
-> Quang Trung chỉ huy các tướng sĩ rất mưu trí, oai phong.
- Không sinh động vì chỉ đơn giản kể lại các sự việc đó là gì, chứ chưa làm rõ sự việc đó diễn ra như thế nào.
- Nhờ có yếu tố miêu tả mà trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động, hấp dẫn
- Các chi tiết miêu tả:
+ sáu chục tấm ván...chữ nhất.
+ Nhân có gió bắc...hại mình.
+ Quân Thanh....mà chết.
+ Quân Tây Sơn....thành suối.
=> Làm nổi bật Quân Thanh và quân Tây Sơn.
- Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
3. Kết luận: ( ghi nhớ: SGK )
II. Luyện tập : 
1. Bài tập 1:
- Các yếu tố miêu tả được sử dụng nhằm tái hiện chân dung chị em Thúy Kiều. Tác giả đã dùng bút pháp ước lệ tượng trưng- một thủ pháp quen thuộc trong thơ văn cổ đồng thời tái hiện cảnh ngày xuân nên thơ và trữ tình.
2. Bài tập 3:
3. Bài tập 2:
4. Củng cố : 
- Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người 
 và sự việc trở nên sinh động cần sử dụng kết hợp với những yếu tố nào?
 A. Miêu tả C. Thuyết minh
 B. Biểu cảm D. Nghị luận
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc phần (ghi nhớ ) để nắm kiến thức cơ bản của tiết học.
- Làm bài tập 2, SGK và bài tập bổ sung trong SBT.
- Ôn lại kiểu VB tự sự có kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả để viết bài TLV số 2 tại lớp.
======================================
 Thứ..., ngày....tháng...năm 2012
Ngữ văn - Bài 6- Tiết 35 - tiếng việt : 
Trau dồi vốn từ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
 Qua tiết học, HS có thể :
- Thấy được vai trò của việc trau dồi vốn từ trong nói, viết và phát triển các năng lực tư duy, giao tiếp.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng mở rộng vốn từ và chính xác hoá vốn từ trong giao tiếp và viết văn bản.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập.
B. Chuẩn bị :
- GV: Soạn bài 
- HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học, nhất là các ý kiến ở mục I, II. 
C/ tiến trình hoạt động :
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 9B: 	
2. Kiểm tra bài cũ 
Câu 1: Nhận định nào nói đúng đặc điểm của thuật ngữ ?
 A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm
 B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm
 C. Cả A, B đều đúng
 D. Cả A, B đều sai
 Câu 2: Những từ được gạch chân ( hoặc in đậm ) sau đây có được coi là thuật ngữ 
 không ? Vì sao ?
 Em là ai, cô gái hay nàng tiên?
 Em có tuổi hay không có tuổi?
 Mái tóc em đây hay là mây là suối ?
 Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm dông ? 
3. Bài mới: 
- GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi trong SGK: Tìm hiểu ý kiến của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
? Em hiểu ý kiến của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng như thế nào qua đoạn trích đó ?
(Phạm Văn Đồng đề cập đến mấy vấn đề qua đoạn trích đó )
* HS đọc đoạn văn ở mục I. 1- SGK.
* HS trao đổi, thảo luận và trả lời; cần làm rõ hai ý:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu VD 2 ở mục I .
- GV yêu cầu HS xác định lỗi trong những câu đã cho: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một câu.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày. Sau đó nhận xét chung và sửa chữa.
- GV yêu cầu HS giải thích vì sao có những lỗi này, vì "tiếng ta nghèo " hay vì người viết "không biết dùng tiếng ta ".
? Như vậy để "biết dùng tiếng ta " thì cần phải làm gì ?
? Qua tìm hiểu 2 VD, em có rút ra nhận xét gì ?
- GV chỉ định 1 HS đọc (ghi nhớ1- SGK)
- GV cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập 1, 3- SGK phần LT.
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 bài.
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời. Sau đó nhận xét chung và nêu yêu cầu cần đạt.
* HS đọc VD mục II:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý kiến nhà văn Tô Hoài.
? Em hiểu ý kiến nhà văn Tô Hoài như thế nào ?
- GV yêu cầu HS so sánh hình thức trau dồi vốn từ đã được nêu trong phần I và hình thức trau dồi vốn từ của Nguyễn Du qua đoạn văn phân tích của Tô Hoài để rút ra nhận xét.
* HS thảo luận, so sánh:
- GV chỉ định một HS đọc mục (ghi nhớ 2- SGK )
- GV hệ thống hoá kiến thức cả bài và chuyển sang hướng dẫn HS làm các bài tập ở mục III.
- GV phân nhóm cho HS thảo luận nhóm yêu cầu của bài tập 2: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm thực hiện yêu cầu của bài tập ở một số từ ở phiếu học tập.
- GV nhận xét chung kết quả thảo luận, làm bài tập và nêu đáp án chính xác.
- GV cho HS thảo luận chung yêu cầu của bài tập.
* 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và giải thích yêu cầu "bình luận".
" Bình luận'': bày tỏ, khẳng định ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó.
* HS thảo luận, trả lời:
- GV có thể gợi ý: ý kiến của Chế Lan Viên nói về vấn đề gì ?
- GV chia nhóm (3 nhóm), mỗi nhóm thực hiện một bài tập.
- GV nhận xét chung và nêu yêu cầu cần đạt
- GV chia lớp thành các nhóm: 3 nhóm lên thi, 1 nhóm làm giám khảo; trong thời gian 3 phút, nhóm nào tìm ra được nhiều từ nhất sẽ thắng.
- GV cùng ban giám khảo chấm điểm từng nhóm: khen ngợi các nhóm làm tốt
* HS thi theo nhóm, lần lượt từng người trong nhóm lên viết ra bảng các từ ghép, láy tìm được trong vòng 3 phút.
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ : 
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
- Muốn phát huy tốt khả năng của TV
mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình.
- Cần làm rõ: cả 3 câu đều mắc lỗi dùng từ
a) Thừa từ " đẹp" vì "thắng cảnh " đã có nghĩa là cảnh đẹp.
b) Sai từ "dự đoán " vì "dự đoán " có nghĩa là "đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai ". Từ dùng đúng là "phỏng đoán " hoặc "ước tính ".
c) Sai từ "đẩy mạnh " vì "đẩy mạnh " có nghĩa là "thúc đẩy cho phát triển nhanh lên ". Từ có thể dùng thay thế là "mở rộng ".
- nguyên nhân là do người viết không biết dùng tiếng ta.
- Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
* Cần trau dồi vốn từ của mình bằng cách rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ.
3. Kết luận : (ghi nhớ 1 )
Bài 1- Nhóm 1:
 " Hậu quả " là (b )
 " Đoạt " là ( a )
 " Tinh tú " là ( b )
Bài 3- nhóm 2:
a. Sai từ "im lặng " ’ "yên tĩnh "
b. Sai từ "thành lập " ’ "thiết lập "
c. Sai từ "cảm xúc " ’ "cảm động "
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ :
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn, tiếng nói của nhân dân.
- Phần I: Trau dồi vốn từ thông qua quá trình rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ (đã biết nhưng có thể chưa biết rõ)
Việc trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến được thực hiện theo hình thức học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết
3. Kết luận : (ghi nhớ 2: SGK - )
III. Luyện tập : 
1. Bài tập 2:
- Tuyệt: dứt, không còn gì
+ Tuyệt chủng: mất hẳn giống nòi
+ tuyệt giao: Chấm dứt quan hệ
+ Tuyệt tự: Không có người nối dõi
2. Bài tập 4:
Chế Lan Viên muốn nói: TV của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện qua ngôn ngữ của người nông dân. Muốn giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc thì phải học tập lời ăn, tiếng nói của họ.
3. Bài tập 5, 6, 7:
4. Bài tập 8:
4. Củng cố : Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải làm gì ?
5. Hướng dẫn về nhà :Học thuộc hai (ghi nhớ ) để nắm kiến thức cơ bản của tiết học.
 - Làm các bài tập trong SGK và bài tập bổ sung SBT vào vở.
- Chuẩn bị kĩ nội dung tiết Tiếng Việt: Tổng kết về từ vựng (các mục I, II, III, IV ) theo yêu cầu của SGK ra vở.
=============================================
Hết tuần 7.
Ngày 29 tháng 09 năm 2012 
 Phó hiệu trưởng. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7 van 9.doc