Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Truyện Kiều của Nguyễn Du

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Truyện Kiều của Nguyễn Du

TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

A-Mục tiêu cần đạt: Giúp HS ôn, nâng cao

- Nắm được những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.

- Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật của “ Truyện Kiều” từ đó thấy được “ Truyện Kiều” là một kiệt tác của văn học dân tộc.

 B-Chuẩn bị :

 GV: Những tư liệu về cuộc đời ND, lời bình cho tác phẩm “ Truyện Kiều”

 HS : Đọc tài liệu, Soạn bài

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động

* Hoạt động 1:

1-Tổ chức:

2-Kiểm tra: Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ

3-Bài mới: Giới thiệu bài

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 939Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Truyện Kiều của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Dạy buổi: 
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
A-Mục tiêu cần đạt: Giúp HS ôn, nâng cao
- Nắm được những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
- Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật của “ Truyện Kiều” từ đó thấy được “ Truyện Kiều” là một kiệt tác của văn học dân tộc.
 B-Chuẩn bị :
 GV: Những tư liệu về cuộc đời ND, lời bình cho tác phẩm “ Truyện Kiều”
 HS : Đọc tài liệu, Soạn bài
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động 
* Hoạt động 1: 
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra: Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ
3-Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản
Hệ thống câu hỏi
- HS đọc phần giới thiệu t/ giả Nguyễn Du?
- Đoạn trích cho em biết về những vấn đề gì trong cuộc đời của t/g?
( HV: nhấn mạnh những điểm quan trọng)
( XHPKVN khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân liên tục, Tây Sơn một phen thay đổi sơn hà -> thất bại )
( Cha, anh đỗ tiến sỹ làm chức tể tướng.
“ Bao giờ Ngàn Hống..Sông Lam...quan”
( Phiêu bạt 10 năm đất Bắc, đói rét,bệnh,ở ẩn quê nghèo khổ- làm quan bất đắc dĩ...)
(“ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”
Mộng L.Đường “ Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruộtNếu không phải có con mắt thông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy” )
- Sự nghiệp VH của ND có những điểm gì đáng chú ý?
( GV giới thiệu thêm 1 số sáng tác lớn của ND)
- Thuyết trình cho HS hiểu về nguồn gốc t/p- khẳng định sự sáng tạo của ND 
( GV kể thêm sự sáng tạo ND: thêm, bớt)
Tự sự – kể chuyện bằng thơ; Nghệ thuật XD nhân vật miêu tả TN
- HS đọc phần tóm tắt?
- 1 em tóm tắt toàn bộ 
( GV có thể đan xen những câu Kiều phù hợp)
- Theo em truyện Kiều có những giá trị lớn?
- Qua phần tóm tắt t/p em hình dung XH được p/a trong truyện Kiều là XH ntn?
- Những nhân vật: MGS, HTH, BBà, BHạnh, Sở Khanh.là những kẻ ntn?
- Cảm nhận của em về c/s, thân phận của TK cũng như của người phụ nữ trong XH cũ?
- Theo em giá trị nhân đạo của 1 t/p thường được thể hiện qua những nội dung nào?
Việc khắc hoạ nhân vật MSG, HTH trong cách miêu tả nhà thơ biểu hiện thái độ ntn?
( GV: Đưa 1 số VD miêu tả về HTH, MGS)
( Gv thuyết trình 4 thành tựu lớn về nghệ thuật)
GV minh hoạ cách sử dụng ng2, tả cảnh TN..
( Đặc trưng thể loại truyện thơ )
- Dặn dò : Học bài. Nắm chắc nội dung, nghệ thuật truyện Kiều.
ND kiến thức cần đạt
1-Tác giả Nguyễn Du: ( 1765-1820)
+ Sinh trưởng trong 1 thời đại có nhiều biến động dữ dội ® tác động tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du ®hướng ngòi bút vào hiện thực 
+ Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học. Lúc nhỏ sống vinh hoa phú quý ® 9 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ ® Tác động lớn đến sáng tác
+ Bản thân: Học giỏi nhưng nhiều lận đận bôn ba nhiều nơi, tiếp xúc nhiêù vùng văn hoá khác nhau, nhiều cảnh đời số phận khác nhau® có ảnh hưởng nhiều đến sáng tác.
+ Là người có trái tim giàu yêu thương
2-Những sáng tác văn học.
* Chữ Hán: có 243 bài với 3 tập thơ:
“Thanh Hiên thi tập”
“ Nam trung tạp ngâm”
“ Bắc hành tạp lục”
* Chữ Nôm:
 “ Truyện Kiều” ( Đoạn trường tân thanh )
“ Văn chiêu hồn”
II- Truyện Kiều 
1. Nguồn gốc tác phẩm
- Từ 1 tác phẩm văn xuôi Trung Quốc là
"Kim Vân Kiều truyện” Nguyễn Du đã sáng tạo nên kiệt tác văn học Việt Nam
2. Tóm tắt tác phẩm : 3 phần
- Gặp gỡ và đính ước
- Gia biến và lưu lạc
- Đoàn tụ.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật.
a. Giá trị nội dung
+ Giá trị hiện thực
- Phản ánh xã hội đương thời qua những bộ mặt tà bạo của tầng lớp thống trị:
( Bọn quan lại, tay chân, buôn thịt bán người Sở Khanh, Hoạn Thư) tán ác , bỉ ổi
- P/a số phận những con người bị áp bức đau khổ đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
+ Giá trị nhân đạo
- Cảm thương sâu sắc trước những khổ đau của con người.
- Lên án, tố cáo những thế lực tà bạo 
- Trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất ® ước mơ khát vọng chân chính.
b. Giá trị nghệ thuật:(ngôn ngữ vàthể loại) 
- Ngôn ngữ : Tiếng Việt đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng biểu đạt + biểu cảm + thẩm mỹ
( Vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ: Giàu, đẹp)
- N. thuật kể chuyện : trực tiếp( lời nhân vật), gián tiếp ( lời tác giả), Nửa trực tiếp( lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật )
- Khắc hoạ nhân vật: Dáng vẻ bên ngoài, đời sống nội tâm bên trong,
- Miêu tả thiên nhiên đa dạng: Cảnh chân thực sinh động tả cảnh ngụ tình.
Luyện tập
Tóm tắt ngắn gọn truyện Kiều. 
TÓM LƯỢC NỘI DUNG "TRUYỆN KIỀU" - NGUYỄN DU
 Phần I: GẶP GỠ VÀ ĐÍNH ƯỚC
Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan là ba chị em nhà Vương Viên ngoại. Nhân tiết thanh minh, ba chị em đi chơi xuân. Thúy Kiều than khóc khi gặp nấm mộ Đạm Tiên rồi tình cờ gặp Kim Trọng.
Đạm Tiên về báo mộng "đoạn trường" cho Thúy Kiều. Kim Trọng - Thúy Kiều gặp nhau và cùng hẹn ước thề nguyền.
 Phần II: GIA BIẾN VÀ LƯU LẠC
Kim Trọng đột ngột về Liêu Dương hộ tang chú.
Gia đình Thúy Kiều gặp tai biến. Cha và em trai Vương Quan bị bắt. Nàng quyết định bán mình để lấy tiền chuộc cha.
Mã Giám Sinh đến lừa mua Kiều về làm vợ rồi bán Kiều vào lầu xanh của Tú Bà; Thúy Kiều dùng dao tự vẫn. Đạm Tiên lại hiện về báo mộng nàng phải chịu đoạn trường 15 năm. TKiều đành theo lời Tú Bà tạm ra ở lầu Ngưng Bích để "dưỡng bệnh".
Sở Khanh theo kế Tú Bà lừa dụ nàng bỏ trốn rồi bỏ rơi giữa đường. Tú Bà đuổi bắt đưa về đánh đập rất dã man. Thúy Kiều buộc phải tiếp khách.
Thúc Sinh chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh. Nhưng bị Thúc ông tố kiện, nàng phải chịu một trận đòn khủng khiếp để khỏi phải trở lại thanh lâu.
Kiều bị Hoạn Thư- vợ Thúc Sinh đánh ghen, bị biến thành con ở tại nhà Hoạn Thư.
Kiều ra ở Quan Âm các rồi bỏ trốn, đến nương nhờ cửa chùa của sư Giác Duyên. Sư Giác Duyên gửi Kiều vào nhà Bạc Bà. Bạc Bà ép gả Kiều cho cháu là Bạc Hạnh. Bạc Hạnh đẩy Kiều vào lầu xanh lần thứ hai.
Từ Hải xuất hiện, chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh và giúp nàng báo ân báo oán.
Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến, uất hận"chết đứng" giữa trận tiền.
Kiều bị ép hầu rượu cho Hồ Tôn Hiến, rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn.
Được sư Giác Duyên cứu thoát. Nàng về tu trong một ngôi chùa.
 Phần III. ĐOÀN TỤ
Kim Trọng trở lại tìm Kiều, theo lời Kiều dặn lại, Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng.
Vương, Kim thi đỗ làm quan, cùng ra sức tìm Thúy Kiều. Khi hay tin nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường, hai người lập đàn để giải oan...Gặp sư Giác Duyên đi qua. nhờ vậy mà gia đình lại sum vầy đoàn tụ. Trong bữa tiệc đoàn viên, Kim Trọng muốn nối lại tình xưa, nhưng Thúy Kiều xin được "đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì".
 -------------------------
Ngày soạn: 
Dạy buổi: 
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
(Tiếp theo) 
A-Mục tiêu cần đạt: Giúp HS củng cố:
- Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật của “ Truyện Kiều” từ đó thấy được “ Truyện Kiều” là một kiệt tác của văn học dân tộc.
 B-Chuẩn bị :
 GV: Những tư liệu phân tích về tác phẩm “ Truyện Kiều”
 HS : Đọc tài liệu, Soạn bài
C- Lên lớp: 
1-Tổ chức:
2-Bài mới: Giới thiệu bài
 I. Phân tích đoạn trích: "Chị em Thuý Kiều" 
Đây là đoạn trích ở phần mở đầu Truyện Kiều, gồm 24 câu thơ nói về chị em Thuý Kiều, Thuý Vân - hai "ả tố nga" trong gia đình Vương viên ngoại.
* Đoạn thơ gồm 3 phần :
+ 4 câu đầu : giới thiệu chung về hai chị em Thuý Kiều
+ 4 câu tiếp : gợi tả vẻ đẹp thuý Vân
+ 16 câu còn lại : gợi tả vẻ đẹp Thuý Kiều
Kết cấu như thế là chặt chẽ, thể hiện cách miêu tả nhân vật tinh tế của Nguyễn Du: từ ấn tượng chung về vẻ đẹp hai chị em, nhà thơ gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân làm nền để cực tả vẻ đẹp của Thuý Kiều.
* Hướng tiếp cận văn bản:
Đoan trích “Chị em Thuý Kiều” trong Truyện Kiều đã gợi tả được vẻ dẹp đặc sắc của hai cô con gái nhà họ Vương. Vẻ đẹp chung của chị em Thuý Kiều cũng như vẻ đẹp của từng người được Nguyễn Du khắc học một cách rõ nét bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
Trước hết Nguyễn Du giới thiệu vẻ dẹp chung về hai chị em trong gia đình:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân.
Tiếp đến, tác giả giới thiệu một cách khái quát nét đẹp chung và riêng của hai chị em:
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một một vẻ mười phân vẹn mười.
Bằng bút pháp so sánh ước lệ, vẻ đẹp về hình dáng (Mai cốt cách) và vẻ đẹp về tâm hồn( tuyết tinh thần) của hai chị em được tôn lên đến độ hoàn mĩ. Cả hai đều đẹp mười phân vẹn mười. Trong cái đẹp chung ấy có cái dẹp riêng của từng người – Mỗi người một vẻ. Trừ câu đầu, cả ba câu sau mỗi câu được chia làm hai vế gợi cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của mỗi người. Bốn câu thơ đầu là bức tranh nền để từ đó tác giả dẫn người đọc lần lượt chiêm ngưỡng sắc đẹp của từng người.
Bốn câu tiếp theo tác giả đặc tả nhan sắc Thuý Vân – Một con người phúc hậu, đoan trang. Nàng có vẻ đẹp cao sang quý phái trang trọng khác vời. Vốn là bút pháp nghệ thuật ước lệ truyền thống nhưng vẻ đẹp của Thuý vân lại hiện lên một cách cụ thể : Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang – Hoa cười ngọc thốt đoan trang – Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Từ khuôn măt, nét ngài, tiếng cười, giọng nói, mái tóc, làn da đều được so sánh với trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết. Vẻ đẹp của Thuý Vân cứ dần được bộc lộ theo thủ pháp ẩn dụ, nhân hoá tài tình của tác giả. Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
Nếu như Thuý Vân được mô tả với vẻ đẹp hoàn hảo thì vẻ đẹp của Thuý Kiều còn vượt lên trên cái hoàn hảo ấy. Kiều càng sắc sảo mặn mà. Đây là một thủ pháp nghệ thuật của văn chương cổ. Từ cái đẹp của Thuý Vân, Nguyễn Du chỉ cần giới thiệu một câu : Kiều càng sắc sảo mặn mà, thế là vẻ đẹp của Thuý Kiều đã vượt lên trên vẻ đẹp của Thuý Vân (sắc sảo) và tâm hồn (mặn mà). Tả Vân trước, tả Kiều sau đó là cách tác giả mượn Vân để tả Kiều. Qua vẻ đẹp của Vân mà người đọc hình dung ra vẻ đẹp của Kiều.
 Ở Vân tác giả không hề tả đôi mắt, còn ở Kiều tác giả lại đặc tả đôi mắt. Vẫn là nghệ thuật ước lệ tượng trưng, đôi mắt của Kiều được so sánh với : Làn thu thuỷ, nét xuân sơn. Cái sắc sảo mặn mà của đôi mắt chính là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn. Với vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, thiên nhiên sẵn sàng thua và nhường, còn vẻ đẹp của Kiều làm cho thiên nhiên đố kị, ghen ghét. Đó là điều dự báo sau này cuộc đời Kiều sẽ lắm tai ương, đau khổ.
II. Phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
 trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
 * Giới thiệu:
Nguyễn Du là một bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể coi như là chuẩn mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển:
- Dưới trăng, quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
- Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng...
 Với những câu thơ này, Nguyễn Du đã làm đẹp, làm giàu có thêm rất nhiều cho ngôn ngữ dân tộc. Từng có ý kiến cho rằng, so với tiếng Hán vốn có ... iền với nhau, bổ sung cho nhau. Ví dụ, trong hai câu thơ tả cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
 Cảnh rất đẹp và thanh, ứng với tâm hồn hai chị em đang nhẹ nhàng thư thái. Ngược lại, khi người buồn thì cảnh cũng buồn theo. Trong một đoạn thơ khác thuộc Truyện Kiều, ông viết:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Hai câu thơ này thể hiện rất rõ quan niệm của Nguyễn Du về mối quan hệ giữa tâm trạng của con người và cảnh vật. Cảnh vật đẹp hay không đẹp, nhẹ nhàng, thanh thoát hay nặng nề, u ám phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng của con người trước cảnh đó.
 *Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là sự kết hợp, giao hoà của hai yếu tố cảnh vật và tâm trạng. Về cảnh vật có lầu cao, có non xanh nước biếc, sơn thuỷ hữu tình. Nếu Thuý Kiều ở vào một hoàn cảnh khác, trong tâm trạng khác thì hẳn cảnh đó sẽ rất đẹp. Tuy nhiên, tâm trạng Kiều lại đang rất u ám, sầu não: bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều da diết nhớ cha mẹ, nhớ người yêu, đồng thời lại rất đau xót cho thân phận mình. Cảnh vật, do đó, nhuốm màu tâm trạng:
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
 Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.
Kiều ngắm cảnh hay Kiều đối cảnh? Thật khó có thể nói là "ngắm" theo nghĩa thông thường của từ này. Bởi "ngắm" có nghĩa là chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn. Kiều đang trong tâm trạng như thế sao có thể thưởng ngoạn cho được? Bởi vậy, dù có cả "vẻ non xa" lẫn "tấm trăng gần" nhưng cảnh vật ấy chẳng thể nào gợi lên một chút tươi vui hay ấm áp. Nhà thơ đã dùng hai chữ "ở chung" thật khéo. Kiều trông thấy tất cả những thứ đó nhưng với nàng, chúng chẳng khác gì nhau và càng không có gì đặc biệt. Hai yếu tố trái ngược (non xa, trăng gần) tưởng như phi lí nhưng thực ra đã diễn tả rất chính xác sự trống trải của cảnh vật qua con mắt của Kiều. Khung cảnh "bốn bề bát ngát" chỉ càng khiến cho lòng người thêm gợi nhớ:
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
 Có thể hình dung rất rõ một không gian mênh mang đang trải rộng ra trước mắt Kiều. Một người bình thường đứng trước không gian ấy cũng khó ngăn được nỗi buồn. Với Kiều, không gian rộng rãi, trống trải ấy chỉ càng khiến nàng suy nghĩ về cuộc đời mình:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
 Bởi trong những câu thơ tả cảnh trên đã thấm đẫm cái "tình" (tâm trạng) của Kiều nên đến những câu thơ này, Nguyễn Du đã bắt vào mạch tả tâm trạng một cách hết sức tự nhiên. ý thơ chuyển đổi rất linh hoạt: tả cảnh gắn với không gian. Không gian cao rộng (non xa, trăng gần) càng khiến cho cảnh mênh mang, dàn trải. Tả tâm trạng lại gắn với thời gian. Thời gian dằng dặc (mây sớm, đèn khuya) càng cho thấy tâm trạng chán nản, buồn tủi của Kiều. "Nửa tình nửa cảnh" - trước mắt là tình hay là cảnh, dường như cũng không còn phân biệt được nữa.
 Theo dòng tâm trạng của Kiều câu thơ bắt vào nỗi nhớ:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
 Tin sương luống những rày trông mai chờ.
 Bên trời góc bể bơ vơ
 Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
 Nhớ nhà, trước hết Kiều nhớ đến Kim Trọng, nhớ đến chén rượu thề nguyền dưới trăng. Đối với một người luôn đa sầu đa cảm, nặng tình nặng nghĩa như Thuý Kiều, cảm xúc ấy thật xa xót. Càng nhớ đến Kim Trọng thì Kiều lại càng đau đớn cho thân phận mình. Việc Kiều thương Kim Trọng đang chờ mong tin mình một cách vô vọng đã cho thấy một vẻ đẹp khác trong tâm hồn nàng: Kiều luôn nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến bản thân mình. Tấm lòng ấy thật cao đẹp và đáng quý biết bao!
 Tiếp theo là Kiều nhớ đến cha mẹ. Có ý kiến cho rằng, Kiều đã nhớ đến người yêu trước rồi mới nhớ đến cha mẹ, phải chăng là nàng đã đặt chữ "tình" lên trên chữ "hiếu"? Thực ra, việc Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng trước rồi mới miều tả nỗi nhớ cha mẹ là hoàn toàn hợp lí. Kiều không hề đặt chữ "hiếu" sau chữ "tình". Khi gia đình gặp tai biến, trước câu hỏi "Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?", Kiều đã dứt khoát lựa chọn chữ "hiếu" bằng hành động bán mình chuộc cha. Giờ đây, khi cha và em nàng đã được cứu, người mà nàng cảm thấy mình có lỗi chính là Kim Trọng. Nhưng không vì thế mà nỗi nhớ cha mẹ kém phần daydứt:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
 Những thành ngữ, điển tích, điển cố (tựa cửa hôm mai, quạt nồng ấp lạnh, Sân Lai, gốc tử) liên tục được sử dụng đã thể hiện rất rõ tình cảm nhớ nhung sâu nặng cũng như những băn khoăn trăn trở của Thuý Kiều khi nghĩ đến cha mẹ, nghĩ đến bổn phận làm con của mình. Trong hoàn cảnh thực tế, những suy nghĩ, tâm trạng đó càng chứng tỏ nàng là một người con rất mực hiếu thảo.
 Tám câu thơ cuối cũng nằm trong số những câu thơ tả cảnh hay nhất của Truyện Kiều. Chúng thể hiện rất rõ nét nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" của Nguyễn Du:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh...
 Nếu tách riêng các yếu tố ngoại cảnh ra mà xét thì có thể thấy đó là một khung cảnh thật thơ mộng và lãng mạn: có cánh buồm thấp thoáng, có man mác hoa trôi, có nội cỏ chân mây mặt đất một màu... Thế nhưng khi đọc lên, những câu thơ này chỉ khiến cho lòng người thêm sầu muộn, ảo não. Nguyên nhân là bởi trước mỗi cảnh vật kia, sừng sững án ngữ cụm từ "buồn trông". Không phải là "xa trông" như người ta vẫn nói, cũng không phải là "ghé mắt trông" như Xuân Hương đã từng tinh nghịch mà điền trước đền thờ Sầm Nghi Đống, ở đây, nhân vật trữ tình chỉ có một tâm thế duy nhất: "buồn trông". Tâm trạng nàng đang ngổn ngang trăm mối: nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, cảm giác mình là người có lỗi,... và nhất là đang hết sức đau xót cho thân phận mình. Bởi vậy, cảnh vật ấy cần được cảm nhận theo con mắt của Thuý Kiều: cánh buồm thấp thoáng nổi trôi vô định, hoa trôi man mác càng gợi nỗi phân li, nội cỏ không mơn mởn xanh mà "dàu dàu" trong sắc màu tàn úa... Nổi bật lên trong cảnh vật đó là những âm thanh mê hoặc:
Buồn trông sóng cuốn mặt duềnh
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
 Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã nhiều lần miêu tả âm thanh. Có thể nói lần nào ông cũng thành công. Có khi chỉ qua một vài từ, ông đã diễn tả rất chính xác cảnh huyên náo trong nhà Thuý Kiều khi bọn vô lại kéo đến nhà:
 Nguyễn Du đặc biệt thành công khi ông tả tiếng đàn của Kiều. Tuỳ theo tâm trạng, mỗi lần tiếng đàn của Kiều cất lên là một lần người nghe phải chảy nước mắt khóc cho số phận oan nghiệt của nàng.
 Trong đoạn thơ này, Nguyễn Du không tả tiếng đàn mà tả tiếng sóng. Trong khung cảnh bát ngát, mênh mang, tiếng sóng vỗ "ầm ầm" (lưu ý: nhà thơ đã đảo ngữ để cho ấn tượng đó càng rõ ràng hơn) quả là một thứ âm thanh hết sức bất thường. Dường như nó muốn phá vỡ khung cảnh nặng nề nhưng yên tĩnh, nó bắt Kiều ra khỏi dòng suy tư về gia đình, người thân mà trả nàng về với thực tại nghiệt ngã. Ngoài ra, dường như đó còn là những dự cảm về quãng đời đầy những khổ đau, tủi nhục ê chề mà Kiều sắp phải trải qua.
 III. Nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du.
Có thể nói trong văn học trung đại, không có một tác giả thứ hai nào thành công trong việc miêu tả nhân vật như Nguyễn Du (theo Giáo sư Nguyễn Lộc).
II/ Dàn bài chi tiết:
A- Mở bài:
- Sức hấp dẫn mạnh mẽ của Truyện Kiều chính là bởi nội dung sâu sắc tình đời được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật đạt đến trình độ mẫu mực của văn chương cổ điển.
- Một trong những thành công xuất sắc của Nguyễn Du là nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật.
B- Thân bài :
1. Miêu tả ngoại hình rất độc đáo
Nguyễn Du khắc hoạ ngoại hình mỗi nhân vật hết sức cô đọng mà vẫn in dấu nét mặt, bộ dạng của từng nhân vật, không ai giống ai.
- Thuý Vân, Thuý Kiều đều đẹp, nhưng Vân thì:
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Còn Kiều thì :
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
- Cũng là trang nam nhi, Từ Hải là anh hùng cho nên chàng hiện ra oai phong lẫm liệt:
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.
- Kim Trọng là văn nhân, hiện ra thật nho nhã, hào hoa:
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
- Cùng là những kẻ xấu xa, bỉ ổi, nhưng Mã Giám Sinh thì : Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao ; còn Sở Khanh thì : Hình dung chải chuốt áo khăn dịu dàng.
Nhìn chung, Nguyễn Du miêu tả nhân vật chính diện theo bút pháp ước lệ nhưng có sự sáng tạo nên vẫn sinh động ; tả nhân vật phản diện bằng bút pháp hiện thực như ngôn ngữ đời thường cũng rất sinh động.
2. Miêu tả nội tâm tinh tế và sâu sắc
- Nguyễn Du thường đặt nhân vật vào những cảnh ngộ có kịch tính để nhân vật bộc lộ tâm trạng : Bị đẩy vào lầu xanh, định thoát chết để thoát nhục lại không chết ; bị giam lỏng ở Lầu Ngưng Bích, chưa biết tương lai lành dữ ra sao.
- Ông đặc biệt thành công trong miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ tự sự của tác giả, qua độc thoại nội tâm và qua tả cảnh ngụ tình :
+ Tâm trạng của Kim Trọng và Thuý Kiều lần đầu tiên gặp nhau được miêu tả qua lời kể của tác giả :
Người quốc sắc kẻ thiên tài,
Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,
Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.
+ Tâm trạng nhớ người yêu của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích được bộc lộ qua tiếng nói nội tâm của nàng.
+ Tâm trạng cô đơn, lo lắng của Kiều khi một mình ở lầu Ngưng Bích được miêu tả qua cảnh thiên nhiên.
3. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật sắc sảo
a) Khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ
- Thuý Vân: Với vẻ khuôn trăng đầy đặn, hoa cười ngọc thốt cho thấy tính cách đoan trang, phúc hậu.
- Thuý Kiều : với đôi mắt như làn thu thuỷ, nét xuân sơn toát lên tính cách thông minh, đa cảm,
- Mã Giám Sinh : vẻ mặt mày râu nhẵn nhụi, trang phục quần áo bảnh bao, cử chỉ ngồi tót sỗ sàng, cho thấy đó là kẻ trai lơ, thô lỗ.
- Hồ Tôn Hiến : với cái vẻ mặt sắt cũng ngây vì tình tố cáo bản chất độc ác và dâm ô của viên “trọng thần”.
b) Khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại
- Lời lẽ Từ Hải thường có tính khẳng định thể hiện rõ tích cách khẳng khái, tự tin:
Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau
- Thuý Kiều nói với Thúc Sinh : nghĩa nặng nghìn non, Tại ai há dám phụ lòng cố nhân, tỏ rõ nàng là con người trọng ân nghĩa.
- Hoạn Thư liệu điều kêu xin : chút phận đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường tình, thì đây quả là con người khôn ngoan, giảo hoạt,
C- Kết bài :
- Về phương diện xây dựng nhân vật, Nguyễn Du đạt những thành công mà chưa tác giả đương thời nào theo kịp. Nhà thơ thường miêu tả rất súc tích, chỉ cần một vài câu thơ ông đã có thể khắc hoạ rõ nét ngoại hình và tính cách nhân vật. Nhưng tuyệt diệu nhất là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
- Truyện Kiều sống mãi với thời gian phần lớn cũng là do những thành tựu nghệ thuật này.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAI LIEU DAY THEM TRUYEN KIEU.doc