Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Từ vựng Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Từ vựng Tiếng Việt

Từ-vựng tiếng Việt

Chương 1: Các đơn-vị từ-vựng tiếng Việt xét về mặt cấu-tạo

I. CÁC KHÁI NIỆM KHÁC NHAU VỀ ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT

 ( Xem bảng tổng kết các quan niệm khác nhau về hình vị tiếng Việt.)

 Tựu trung, có thể thấy có hai xu hướng xác định hình vị đối lập:

 1 Hình vị trùng âm tiết.

 Tiêu biểu gồm các tác giả như M.B.Emeneau, Nguyễn Tài Cẩn, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Văn Tu Tuy nhiên, cách gọi tên không giống nhau. M.B.Emeneau, Lưu Vân Lăng dùng thuật ngữ morphem, Nguyễn Tài Cẩn dùng khái niệm tiếng, Nguyễn văn Tu dùng từ tố, Lê Văn Lý dùng ngữ vị.

 2 Hình vị không hoàn toàn trùng âm tiết.

 ở khuynh hướng này, nội hàm và ngoại diên của hình vị cũng được nhìn nhận khác nhau.

 – Theo Ðỗ Hữu Châu: Hình vị là những đơn vị được tạo ra từ các âm vị, tự thân có nghĩa nhưng không được dùng trực tiếp để giao tiếp, tức không trực tiếp được dùng để kết hợp với nhau tạo thành câu Hình vị (hay yếu tố cấu tạo từ) tiếng Việt là những hình thức ngữ âm cố định, bất biến, nhỏ nhất với dạng chuẩn tối thiểu là 1 âm tiết, tự thân có nghĩa (từ vựng hay ngữ pháp), có thể chịu tác động của phương thức cấu tạo để cấu tạo từ cho tiếng Việt. [ 5, 5 ]

 

doc 68 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Từ vựng Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ-vựng tiếng Việt
Chương 1: Các đơn-vị từ-vựng tiếng Việt xét về mặt cấu-tạo
I.  CÁC KHÁI NIỆM KHÁC NHAU  VỀ ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
           ( Xem bảng tổng kết các quan niệm khác nhau về hình vị tiếng Việt.)
          Tựu trung, có thể thấy có hai xu hướng xác định hình vị đối lập:
           1 Hình vị trùng âm tiết.
              Tiêu biểu gồm các tác giả như M.B.Emeneau, Nguyễn Tài Cẩn, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Văn Tu Tuy nhiên, cách gọi tên không giống nhau. M.B.Emeneau, Lưu Vân Lăng  dùng thuật ngữ morphem, Nguyễn Tài Cẩn dùng khái niệm tiếng, Nguyễn văn Tu dùng từ tố, Lê Văn Lý dùng ngữ vị.
            2 Hình vị không hoàn toàn trùng âm tiết.
                ở khuynh hướng này, nội hàm và ngoại diên của hình vị cũng được nhìn nhận khác nhau.
                   – Theo Ðỗ Hữu Châu: Hình vị là những đơn vị được tạo ra từ các âm vị, tự thân có nghĩa nhưng không được dùng trực tiếp để giao tiếp, tức không trực tiếp được dùng để kết hợp với nhau tạo thành câu Hình vị (hay yếu tố cấu tạo từ) tiếng Việt là những hình thức ngữ âm cố định, bất biến, nhỏ nhất với dạng chuẩn tối thiểu là 1 âm tiết, tự thân có nghĩa (từ vựng hay ngữ pháp), có thể chịu tác động của phương thức cấu tạo để cấu tạo từ cho tiếng Việt. [ 5, 5 ]
                   – Theo Hồ Lê: Nguyên vị là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa ngữ ngôn. Từ nguyên vị, không thể tách ra một đơn vị ngữ ngôn nào nhỏ hơn. Nói cách khác, nguyên vị không thể là kết quả của sự kết hợp của hai (hoặc nhiều) đơn vị  ngôn ngữ. Từ nguyên vị chỉ có thể tìm thấy một đơn vị ngữ âm và chỉ một mà thôi, và đơn vị ngữ âm ấy chính là bản thân nguyên vị. Trong tiếng Việt, nguyên vị thường có hình thức một âm tiết. Ví dụ: nhà, đi, đẹp, đẽ( trong đẹp đẽ), núc(trong bếp núc), ngoại, giao Nhưng bên cạnh đó, cũng có nguyên vị có hình thức cấu tạo nhiều âm tiết. Ví dụ: ô tô, cà phê, ròng rọc, amiđan, axêtilen [ 19, 75 ]
          – Ðái Xuân Ninh cho rằng: Hình vị tiếng Việt là yếu tố nhỏ nhất về mặt tổ chức mà có ý nghĩa: ý nghĩa từ vựng hay ý nghĩa ngữ pháp. [ 22, 7 ]. Ðứng về mặt âm tiết, có thể chia hình vị tiếng Việt ra hai loại: loại đơn âm tiết ( ăn, uống, con, cái ), loại đa âm tiết ( cà phê, rađiô,  thằn lằn, cà cuống,) [ 22, 21 ]
II.  CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ TỪ TIẾNG VIỆT
          ( Xem bảng tổng kết các quan niệm khác nhau về từ tiếng Việt )
                   Nhìn chung có hai khuynh hướng :
           1. Từ tiếng Việt trùng với âm tiết ( hay tiếng).
             Tiêu biểu cho khuynh hướng này là M.B.Emenneu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp.
            – Emeneau định nghĩa: Từ bao giờ cũng tự do về mặt âm vị học, nghĩa là có thể miêu tả bằng những danh từ của sự phân phối các âm vị và bằng những thanh điệu. [ 8, 17]
            – Cao Xuân Hạo: Chúng ta hiểu tính đa dạng về tên gọi mà các tác giả khác nhau đã đề nghị cho đơn vị khác thường đó của các ngôn ngữ đơn lập là: tiết vị (syllabophoneme), hình tiết (morphosyllabeme), từ tiết (wordsyllabe), đơn tiết (monosyllabe) hoặc đơn giản là từ (word). Thực ra, nó chính là âm, hình vị hoặc từ và tất cả là đồng thời. Nếu chúng ta so sánh với các ngôn ngữ Châu Âu về cơ cấu xoay quanh ba trục được tạo thành bởi các đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị và từ, thì cơ cấu của tiếng Việt hầu như là sự kết hợp ba trục đó thành một trục duy nhất, âm tiết. [ 8, 18]
            – Nguyễn Thiện Giáp: Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền . [ 8, 168 ]
          2. Từ tiếng Việt không hoàn toàn trùng âm tiết:
            – Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê: Từ là âm có nghĩa, dùng trong ngôn ngữ để diễn đạt một ý đơn giản nhất, nghĩa là ý không thể phân tích ra được. [ 8, 18 ]
          Thí dụ: bàn, ghế,  thợ thuyền,  gia đình , .
            – Nguyễn Văn Tu:  Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có hình thức vật chất (vỏ âm thanh là hình thức) và có nghĩa, có tính chất biện chứng và lịch sử. [8, 20]
            – Nguyễn Kim Thản: Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có thể tách khỏi đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp.[ 8, 20 và 21 ]
            – Hồ Lê:  Từ là đơn vị ngữ ngôn có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa. [ 19, 104 ]
            – Ðái Xuân Ninh:  Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở giữa hình vị và cụm từ. Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở hàng ngay sau nó tức là hình vị và lập thành một khối hoàn chỉnh. [ 22, 24]
            – Lưu Vân Lăng:   Những đơn vị dùng tách biệt nhỏ nhất mới là từ. Có thể nói từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất. Nói cách khác, từ là ngữ đoạn (tĩnh) nhỏ nhất . [ 18, 213]. Từ có thể gồm nhiều tiếng không tự do hoặc chỉ một tiếng tự do hay nhiều tiếng tự do kết hợp lại không theo quan hệ thuần cú pháp tiếng Việt. [18, 214].
            – Ðỗ Hữu Châu: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cấu tạo) nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu.[ 4, 14 ]
          Kết hợp các quan niệm về hình vị và từ có thể chia ra làm 3 nhóm ý kiến:
1 
2 
3 
Từ 
Trùng âm tiết 
Không hoàn toàn trùng âm tiết 
Không hoàn toàn trùng âm tiết 
Hình vị 
Trùng âm tiết 
Trùng âm tiết 
Không hoàn toàn trùng âm tiết 
-         Nhóm 2: Lê Văn Lý, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Văn Tu
-         Nhóm 3: Nguyễn Kim Thản, Hoàng Tuệ, Ðỗ Hữu Châu, Ðái Xuân Nhóm 1: M.B.Emeneau, Nguyễn Thiện Giáp, Cao Xuân Hạo
-         Ninh, Hồ Lê
          Tóm lại, do đứng từ các góc độ nghiên cứu đồng đại hay lịch đại khác nhau, do cách hiểu về khái niệm hình vị của Baudouin de Courtenay Ivan trong ngôn ngữ học đại cương khác nhau, dẫn đến cách chọn đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt của các tác giả khác nhau, và theo đó, quan niệm về từ và cách xác định các kiểu cấu tạo từ cũng khác nhau.Phần tổng kết trên đã phần nào khái quát lên được tính phức tạp của tình hình nghiên cứu về từ trong tiếng Việt. Với tư cách là một giáo trình từ vựng tiếng Việt ở đại học – trang bị cho sinh viên ngành sư phạm Văn một kiến thức vững về vấn đề từ tiếng Việt phù hợp với những kiến thức được phân phối ở trường phổ thông – giáo trình này buộc phải chọn một trong các hướng giải quyết trên. Cho đến nay quan niệm có tính chất dung hòa nhất, phổ biến nhất, được nhiều người tán đồng, đặc biệt là phù hợp với chương trình giảng dạy ở phổ thông là ý kiến của các tác giả thuộc nhóm 2.
III.  TỪ TIẾNG VIÊT VÀ ĐĂC ĐIỂM CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
          Trong phần mở đầu chúng ta đã bàn đến những đặc điểm chung của từ là có nghĩa hoàn chỉnh, mang tính cố định, sẵn có, bắt buộc, và là đơn vị nhỏ nhất tạo câu. Khảo sát tiếng Việt, có thể thấy từ tiếng Việt có những đặc điểm sau đây:
          -Từ tiếng Việt có thể đơn tiết hoặc đa tiết.
          Những tiếng như quốc, gia, sơn, thủydàng, dãi ,xà, phê, xítdầu có những đơn vị có một nghĩa nào đó (nghĩa từ vựng hoặc nghĩa bổ sung) nhưng không có khả năng tồn tại độc lập trong câu mà phải kết hợp với một yếu tố khác, chẳng hạn như gia, hà, triều, dễ, phòng, cà, a,trong những từ quốc gia, sơn hà, dễ dàng, dễ dãi, xà phòng, cà phê, a xít, Dù trong nguyên ngữ, sơn, thủy, quốc, gia,được sử dụng như từ, nhưng với tinh thần độc lập dân tộc, với sự sáng tạo của người Việt, chúng chỉ được sử dụng như đơn vị cấu tạo từ. Dù là sự lặp lại của dễ, nhưng dàng, dãi đã bị biến dạng, mất nghĩa và trở thành một yếu tố bổ sung, do đó dàng, dãi cũng không thể dược sử dụng độc lập như từ. Còn những yếu tố phê trong cà phê, xít trong a xít, ngay trong nguyên ngữ chúng cũng không phải là từ huống chi là trong tiếng Việt. Như vậy, bên cạnh những từ nhà, xe, tập, nói, trong tiếng Việt còn có những từ dễ dãi, dễ dàng, quốc gia, tổ quốc, a xít, xà phòng, cà phê,, tức những từ đơn âm tiết hoặc đa âm tiết.
          – Từ tiếng Việt có thể có biến thể ngữ âm hoặc ngữ nghĩa nhưng không có biến thể hình thái học. Trong các ngôn ngữ ấu – Âu, từ có biến thể về mặt hình thái. Thí dụ: to go  có thể có các biến thể goes, going, gone, went theo các quan hệ ngữ pháp khác nhau trong câu. Nhưng trong tiếng Việt không có biến thể hình thái học. Ði, học, nóibất biến trong mọi quan hệ quan hệ ngữ pháp và chức năng ngữ pháp trong câu. Người miền Nam có thể nói trăng, trời uốn lưỡi, trong khi người miền Bắc nói giăng, giời, nhưng đấy không phải là biến thể hình thái học mà chỉ là sự biến âm do thói quen phát âm của địa phương.
          -ý nghĩa ngữ pháp của từ không được biểu hiện trong nội bộ từ, mà được biểu hiện trong quan hệ giữa các từ trong câu. Trong các ngôn ngữ biến hình, nhìn vào hình thái của từ, người ta có thể xác định được ý nghĩa ngữ pháp của chúng ( Thí dụ: danh từ, dựa vào các hậu tố như -ion, -er, -or, -ment; tính từ dựa vào -ive,- ful, -al,).Trong tiếng Việt, từ không có những dấu hiệu hình thức giúp xác định ý nghĩa ngữ pháp mà phải dưa vào các loại từ hay phó từ như con, cái, chiếc ( đối với danh từ), đã, đang, đang, sẽ, rất, hơi, khá( đối với động từ và tính từ).
          -ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp có quan hệ chặt chẽ. Chẳng hạn, ý nghĩa từ vựng của từ võng khác nhau trong những câu sau đây:
a.    Võng anh đi trước, võng nàng theo sau. 
b.    Người ta võng anh ấy đến bệnh viện.
c.     Tấm ván võng xuống.
          Phải dựa vào chức năng ngữ pháp cụ thể ta mới xác định được ý nghĩa từ vựng của từng trường hợp.
IV.   CÁC PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIÊT
                   1/. Xác định đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
           ở bài giảng này, chúng tôi chọn (tiếng( làm đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt. Về mặt phát âm, mỗi tếng được tạo ra do một luồng hơi phát ra tự nhiên, kèm theo một thanh điệu nhất định. Về mặt văn tự, mỗi tiếng đồng nhất với một chữ. Thí dụ: ăn học, nhà, cao, cửa, rộng, thiên, địa, đại, tiểu, vô, hữuCó thể chọn tiếng làm đơn vị cơ sở cấu tạo từ trong tiếng Việt bởi các lí do sau:
          – Tiếng là đơn vị dễ nhận diện, quen thuộc đối với người Việt. Nói theo Nguyễn Thiện Giáp, đấy là  đơn vị tâm lí ngôn ngữ học. Ðối với người Việt, việc xác định số lượng âm tiết hay tiếng trong một câu văn, câu thơ không phải là một việc làm khó khăn.Thí dụ, trước câu thơ:
                             Trong đầm gì đẹp bằng sen,
                   Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng. 
          Chúng ta dễ dàng xác định được ngay 14 tiếng bằng cách dựa vào số lần luồng hơi đi ra, hay dựa vào số lượng thanh điệu .
          -Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, đơn âm tiết tính.Về hình thức, hầu hết những đơn vị nhỏ nhất có nghĩa trong tiếng Việt (tương đương một hình vị trong các ngôn ngữ ấn- Âu) đều trùng với âm tiết. Thí dụ: nhà x ...               Bloc  >  lốc  ; cyclo  > xích lô  ; complet  > com lê.
                   + Giảm hẳn một âm tiết trong nguyên ngữ. Thí dụ:
                   equipe  >  kip  ; course  > cua  ; caisse  > két.
                   c/- Thêm âm: có thể thêm âm bằng cách âm tiết hoá các phụ âm đôI hay lặp lại một phụ âm nhằm tạo ra những tù mà âm cuối của âm tiết này trùng với âm đầu của âm tiết đứng sau đó. Thí dụ:
                   Crem  > cà rem ; gram > gờ ram ; scandale  >  xì căng đan.      
                   Super  > súp pe ; roquette  > rốc két ; sacoche  > xắc cốt.
                   d/- Thêm âm: dưới các hình thức cụ thể sau:
                   + Vần mở thường mang thanh ngang hoặc thanh huyền.Thí dụ:
                   Chaland  > sà lan ; brancard  > băng ca ; depart  > đề pa.
                   ( Những trường hợp kiểu  kí lô ít khi xảy ra.)
                   + Các vần khép tận cùng bằng phụ âm tắc / p/, / t / , / k / dược chuyển sang thanh sắc hoặc thanh nặng. Thí dụ:
                   Lít , xúc xích , mốt , rờ móc , rờ moọc , cạc ( các ) tông.
          Cần chú ý là những hình thức biến âm trên không biệt lập mà nhiều khi được kết hợp với nhau làm thay đổi hình thức ngữ âm của cùng một từ.
          4.2.2. Vay mượn gián tiếp: Vay mượn gián tiếp dưới hai hình thức: dịch nghĩa và vay mượn thông qua một ngôn ngữ khác.
                   – Dịch nghĩa hay suy phỏng. Thí dụ:
                   Gardeboue  > chắn bùn ; ultrason > siêu âm ; sofware > phần mềm. 
                   – Vay mượn từ của một ngôn ngữ khác thông qua tiếng Hán . Thí dụ, các trường hợp vay mượn ở các từ: câu lạc bộ , Anh, Pháp, Mĩ, Mạnh Ðức Tư Cưu , Kha Luân Bố. 
                   Vay mượn trong ngôn ngữ là một hiện tượng tất yếu . Ðồng thời với việc làm giàu cho ngôn ngữ, chúng có tác dụng mở rộng nhận thức về thế giới khách quan của dân tộc trong đà phát triển văn minh chung của xã hội loài người. Vay mượn là cần thiết, tuy nhiên lạm dụng từ vay mượn là điều đáng phê phán.
III.  CÁC LỚP TỪ TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT TẦN SỐ SỬ DỤNG
          Tất cả các từ đều cần thiết và có khả năng tham gia vào hoạt động giao tiếp, tuy nhiên phải thừa nhận rằng mức độ sử dụng của các từ không ngang nhau trong hoạt động giao tiếp của xã hội ở những giai đoạn lịch sử khác nhau. Căn cứ vào tần số sử dụng, có thể chia vốn từ của một ngôn ngữ thành hai loại : lớp từ tích cực và lớp từ tiêu cực.
       1. Lớp từ tích cực:
          Lớp từ tích cực bao gồm tất cả những từ được dùng hằng ngày, bất cứ ở đâu trong xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Như vậy lớp từ tích cực bao gồm những từ được toàn dân dùng,những từ nghề nghiệp, thuật ngữ, từ địa phương. Cần phân biệt vốn từ tích cực của toàn dân với vốn từ tích cực của cá nhân. Một người không thể biết hết các thuật ngữ, từ nghề nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau, nhưng không phải vì thế mà chúng không thuộc lớp từ tích cực.
          Dựa vào mức độ bền vững có thể phân lớp từ tích cực ra làm hai nhóm khác nhau:
          – Nhóm 1: Gồm những từ rất bền vững, hầu như không thay đổi trong trường kì lịch sử. Ðó là những từ cơ bản chỉ các bộ phận cơ thể, chỉ số đếm, chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình, xã hội, chỉ các hiện tượng nhiên thiên, chỉ trạng thái, tính chất, hành động gắn liền với sinh hoạt hằng ngày.
          – Nhóm 2: Gồm những từ chỉ có tần số sử dụng cao trong một thời đoạn lịch sử nhất định. Chúng không có tính bền vững cao, thường không còn được sử dụng nhiều khi lịch sử bước sang một thời kì khác. Thí dụ: tố khổ, ba cùng, ba mũi giáp công, ba vùng chiến lược, vùng da báo, cán gáo,
        2. Lớp từ tiêu cực: Là những từ ít hay không còn được sử dụng trong cuộc sống đương đại. Thuộc lớp từ tiêu cực có hai loại khác nhau: những từ cũ ít hoặc không được dùng trong cuộc sống đương đại và những từ mới chưa được sử dụng rộng rãi. Trong những từ cũ có thể phân biệt hai loại nhỏ:
          – Từ cổ: là những từ biểu thị những đối tượng, sự vật còn tồn tại trong thực tế đương đại, tuy nhiên đã trở nên lỗi thời do sự xuất hiện và phổ biến của một từ đồng nghĩa với nó. Có hai loại từ cổ sau:
                   + Những từ cổ đã hoàn tách khỏi ngôn ngữ văn học hiện đại, chúng chỉ được gặp trong các văn bản cổ. Muốn xác định được nghĩa của chúng, phải dựa vào tư liệu ngôn ngữ học lịch sử.  Ví dụ:
Từ ngữ cổ 
Nghĩa 
Ngữ cảnh 
1 
2 
3 
am 
nhà nhỏ của người ở ẩn 
QÂTT: Am quê về ở dưỡng thân nhàn 
ầm 
Nhiều 
TNNL : Nhân tông từ ấy mừng ầm 
âu 
có lẽ 
TNNL: Mạnh âu như sói, mạnh âu như hầm. 
áy 
Héo 
LTKN : Cỏ áy hoa nhàu phận hẩm hưu. 
bát 
Gang 
QÂTT: Bảy tám mươi bằng một gang tay. 
bui 
duy, riêng 
QÂTT: Bui có một niềm chăng nỡ trễ. 
chác 
Mua 
QÂTT : Túi đã không tiền khôn chác rượu. 
cóc 
Biết 
QÂTT: Thế gian ai có thì cóc 
dã 
Hỏi 
TNNL: Nghĩa thầy tớ cũ cùng ngồi dã nhau 
dái 
Sợ 
TNNL: Triệu Ðà chẳng chút dái vì 
he 
hãi 
TNNL: Minh nhân bại trận dái he. 
khôn 
khó, không thể 
QÂTT: Khôn biết lòng người vắn dài 
khởi 
Khỉ 
TNNL: Mặt nhăn như khởi mình gầy như ve 
khứng 
muốn, chịụ 
QÂTT: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ. 
lọ 
huống chi 
QÂTT: ẩn cả lọ chi thành thị nữa 
mảng 
mải 
QÂTT: Quân tủ ai chẳng mải danh. 
min 
tôi, tao 
TNNL: Sớm ngày min đI chợ trưa. 
mỡ 
chẳng 
TNNL: Mỡ lo rằng sự nguy nàn làm chi. 
mựa 
chớ, đừng 
QÂTT: Làm người mựa cậy khi quyền thế. 
phen 
sánh 
QÂTT: Bằng rồng nọ ai phen kịp. 
tải 
đời 
TNNL: Hai mươi tá tải dân càng xót xa. 
thác 
Vén 
TNNL: Tay thác rèm châu rén rén ngồi. 
tộ 
phù hộ 
TNNL: Thấy trời còn tộ nước rày muôn năm. 
xoa 
Hẩm 
QÂTT: Bát cơm xoa nhờ ơn xã tắc. 
nhẫn 
Tới 
QÂTT: Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay. 
lăm 
rắp tâm 
QÂTT: Quân tủ hãy lăm bền chí cũ. 
chốc mòng,
nhặt 
mong nhớ
luôn luôn 
QÂTT: Cảnh cũ non quê nhặt chốc mòng. 
duồng 
Bỏ 
QÂTT: Lành người đến dữ người duồng. 
nghỉ, nghĩ 
nó, va 
Kiều: Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung. 
dái 
Nể 
TN: Khôn cho người ta dái, dại chongười ta thương. 
vâm 
Voi 
Th.N: Khoẻ như vâm 
đọi 
bát 
Th N: Ăn không nên đọi, nói không nên lời 
đăm chiêu 
phải trái 
Th.N: Chân đăm đá chân chiêu. 
cái 
Mẹ 
Th.N: Con dại cái mang. 
tày 
bằng, ngang với 
TN: Học thầy không tày học bạn.
Th.N: Tội tày trời ; tội tày đình 
vóc 
Nhiều 
Th.N: Ăn vóc học hay. 
                   + Những từ cổ còn để lại dấu vết trong tiếng Việt hiện đại nhưng ý nghĩa đã bị lu mờ vì chúng không được dùng độc lập nữa.Ví dụ:
   từ cổ 
         Dấu tích 
           ngữ cảnh 
bỏng 
bé bỏng 
TNNL: Trẻ thơ bỏng dại thiếu người lo toan. 
dấu 
yêu dấu 
TNNL: Loan nâng phượng dắt trăm chiều dấu. 
dẻ 
khinh dẻ 
TNNL: Thúc Loan dả thằng bé con. 
dông 
dông dài 
TNNL: Hoàn rằng già lẫn nói dông. 
đỉnh 
đủng đỉnh 
TNNL: Ðỉnh ngoài đường đắp chơi bời ngâm thi. 
đon 
đon đả 
PT: Tối than trăng chị ngày đon gió dì. 
giã 
từ giã 
TNNL: Giã con giã vợ một khi. 
gìn 
giữ gìn 
TNNL: Gìn lòng sự cả vẹn bề. 
han 
hỏi han 
QÂTT: Khó ở kinh thành thiếu kẻ han 
hổ 
xấu hổ 
TNNL: Hai người hổ nước thẹn vua vẫn mình. 
kham 
kham khổ 
TNNL: Kham loạn lấy vũ trị dùng lấy văn. 
lăm 
lăm le 
TNNL: Những lăm ra chí phục thù. 
le 
song le 
TNNL: Muốn ai le chẳngcó rằng ai hay. 
lệ 
e lệ 
TNNL: Cờ ai nấy phất lệ chi. 
mài 
miệt mài 
TNNL: Hoàng hậu cầm giáo đâm mài. 
nề 
nề hà 
PT: Chớ nề dưa muối am mây. 
nệ 
câu nệ 
PT: Rút dây chẳng nệ động rừng. 
ngặt 
nghèo ngặt 
QÂTT: Chẳng âu ngặt, chẳng âu già. 
ngõ 
ngõ hầu 
TNNL: Dấu tìm ngõ dược một nhà gặp nhau. 
ngơi 
nghỉ ngơi 
TNNL: Ơn vua cáo lão nhàn ngơi. 
pha 
xông pha 
TNNL: Quân ân phải lối ngựa pha. 
rỡ 
rực rỡ 
Kiều: Rỡ mình lạ vẻ cân đai. 
ruồng 
ruồng rẫy 
QÂTT: Lành người đến dữ người ruồng. 
tác 
tuổi tác 
TNNL: Thái công trí độ tác nhiều. 
thốt 
thưa thốt 
TNNL: Mụ già thấy thốt mỉm cười. 
toan 
lo toan 
TNNL: Ðược thì toan cho kịp thì. 
trốc 
trốc đầu 
QÂTT: Hổ xanh xanh ở trốc đầu. 
vạnh 
vành vạnh 
TNNL: Mổt son vạnh tựa Hằng Nga. 
vầy 
vui vầy 
QÂTT: A³ng cúc thông quen vầy bầu bạn. 
vì 
vì nể 
PT: Chẳng yêu chẳng ghét chẳng vì.võ 
võ 
võ vàng 
PT: Xem hoa dường võ xem đào đường phai. 
xôn 
xôn xao 
TNNL: Dân ngoài An Quảng sợ xôn. 
đam 
đam mê 
QÂTT: Sắc là giặc đam làm chi. 
lác 
lác đác 
QÂTT; Khách đến vườn còn hoa lác. 
          – Từ lịch sử: Là những từ ít dược dùng do sự biến mất của đối tượng được gọi tên hay do các quy định xã hội. Ví dụ:
                   + Tên gọi những chức tước phẩm hàm thời xưa: án sát, bát phẩm, chánh hội, chánh tổng, cung, phi, cửu phẩm, công sứ, hoàng hậu, lãnh binh, lí trưởng, phó lí, ngự sử, tham tri, thái thú, thư lại, thượng thư, tiên chị, tuần phủ, tri huyện,
                   + Tên gọi những hiện tượng thi cử thời xưa: cử nhân, đình nguyên, hoàng giáp, hội nguyên, phó bảng, trạng nguyên,
                   + Tên gọi các thứ thuế thời xưa: thuế đình, thuế thân, thuế điền, .
          Khác với từ cổ, từ lịch sử không có từ ngữ đồng nghĩa trong tiếng Việt hiện đại. Chúng ít dược sử dụng trong các phong cách ngôn ngữ hiện đại, trừ khi cần diễn đạt những khái niệm có tính chất lịch sử. Trong các văn bản lịch sử, văn học về các thời kì cổ đại và cận đại, từ ngữ lịch sử được sử dụng khá nhiều.
          Những từ ngữ mới chưa được dùng rộng rãi cũng có thể được xếp vào lớp từ tiêu cực. Tuy nhiên cần chú ý là chỉ nên xem là những từ tiêu cực những từ ngữ vừa mới xuất hiện, tính chất mới mẻ của nó vẫn còn được mọi người thừa nhận.Nếu đối tượng mà chúng biểu thị đi vào đời sống thì những từ ngữ ấy nhanh chóng hòa nhập vào nhóm từ tích cực.
          Phần lớn những từ ngữ mới là những từ ngữ biểu thị các khái niệm thuộc các ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Chúng có thể định danh thuần túy cho đối tượng. Ví dụ: bộ nhớ ngoài, bộ nhớ trong. bộ vi xử lí, chuyển giao công nghệ, cổ đông, cổ phần, công nghệ thông tin, doanh nghiệp, đĩa từ, hội đồng quản trị,Hay định danh tu từ cho các đối tượng ( tức là ngoài nội dung trí tuệ, chúng còn mang giá trị biểu cảm ).Ví dụ: ăng ten rổ rá, đề bạt chui, phụ nữ lang thang chuyên nghiệp, phụ nữ lang thang thời vụ, văn hoá thịt chó,Trong đó loại đầu là chủ yếu.
                   Tóm lại, vốn từ của một ngôn ngữ là vô cùng phong phú. Vốn từ ấy không đứng yên mà luôn vận động và phát triển. Ðồng thời với sự hình thành những từ mới, một số từ ít được sử dụng sẽ dần đi vào lịch sử và biến mất , tuy nhiên xu hướng phát triển vẫn là chủ yếu. Vốn từ tiếng Việt hiện đại là kết quả của hàng ngàn năm tích lũy, kế thừa và sáng tạo của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng và với sự đóng góp tích cực của những nhà nghiên cứu, vốn từ ấy sẽ không ngừng được củng cố, phát triển để phục vụ nhu cầu biểu đạt ngày càng cao của xã hội.

Tài liệu đính kèm:

  • doctu vung tieng viet.doc