Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 05

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 05

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là

 biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc với hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ trong văn bản.

- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

3.Thái độ: Có ý thức tìm hiểu sự phát triển từ vựng Tiến Việt.

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

? Các PCHT có quan hệ ntn với tình huống giao tiếp, cho ví dụ ?

? Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp?

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 05", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 05 	Ngày soạn: 22/ 09/ 2012
Tiết 21 	Ngày dạy: 24/ 09/ 2012 
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là
 biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc với hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ trong văn bản.
- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
3.Thái độ: Có ý thức tìm hiểu sự phát triển từ vựng Tiến Việt. 
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Các PCHT có quan hệ ntn với tình huống giao tiếp, cho ví dụ ?
? Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp? 
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
HS đọc BT1 mục I SGK tr 55
 -HS đọc bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"
? Từ "kinh tế" trong câu "Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế" được hiểu như thế nào? (Ý của câu thơ là nhà chí sĩ yêu nước PBC luôn ôm ấp hoài bão cứu nước giúp đời)
? Qua hiện tượng trên,em nhận xét gì về nghĩa của từ? ( nghĩa của từ không phải là bất biến, nó có thể thay đối theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành)
HS đọc BT2 mục I
-Xác định nghĩa của từ "xuân" ở a và từ "tay" ở b? 
? Nghĩa của chúng trong trường hợp nào là nghiã gốc, trường hợp nào là nghĩa chuyển?
? Cho biết một trong các cách phát triển nghĩa của từ vựng TViệt ? phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng
? Tiếng Việt thường sử dụng các phương thức chuyển nghĩa nào? 
? Giải thích vì sao sự chuyển nghĩa ở từ “xuân” là ẩn dụ còn từ “tay” là hoán dụ? xuân – mùa đẹp nhất trong năm, tràn đầy sức sống với nghĩa “tuổi trẻ” có nét tương đồng => ẩn dụ
Tay: lấy bộ phận để chỉ toàn thể => quan hệ liên tưởng nên là hoán dụ
- Phân biệt phương thức ẩn dụ, hoán dụ với phép tu từ ẩn dụ hoán dụ(đó là nét nghĩa lâm thời => phép tu từ)
- HS đọc ghi nhớ
GV chốt: Khi nghĩa mới hình thành mà nghĩa cũ không bị mất đi thì kết cấu nghĩa của từ ngữ trở nên phong phú và xuất hiện cái gọi là từ ngữ nhiều nghĩa. Nhờ vậy mà nghĩa của từ không ngừng phát triển và có khả năng biểu đạt nhiều khái niệm hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người bản ngữ 
HS thực hiện phần luyện tập
 Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ trong VB; phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
- HS đọc BT1, tìm yêu cầu giải bằng cách xung phong trả lời
- HS đọc và tìm yêu cầu BT 2: Từ trà trong các từ trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
-HS đọc bài tập 3: -Tìm nghiã chuyển của từ "đồng hồ"qua cách dùng đồng hồ điện, đồng hồ nước
-BT 4: Tìm ví dụ để c/m các từ đã dẫn là từ nhiều nghĩa bằng cách tìm nghĩa gốc, nghiã chuyển của mỗi từ
-BT 5: Xem xét đó có phải là sự phát triển nghĩa của từ không? nghĩa của từ "mặt trời"(Bác Hồ) là nghĩa lâm thời hay cố định?
I. Sự biến đổi và phát triển của từ ngữ.
1. Ví dụ: SGKtr 55
BT1. a. Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
 (Phan Bội Châu)
Kinh tế => trị nước cứu đời
b. Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát
 triển
kinh tế => Ngày nay, từ kinh tế được hiểu như thế nào? toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra
 àsự biến đổi nghĩa của từ ngữ
BT2. a. xuân: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, được coi là mùa mở đầu của năm 
(nghĩa gốc)
Xuân: tuổi trẻ( nghĩa chuyển- ẩn dụ)
b. Tay: bộ phận phía trên của cơ thể từ vai đến các ngón (nghĩa gốc)
- Tay: chuyên, giỏi về một môn, nghề nào đó(nghĩa chuyển-hoán dụ)
=> Sự phát triển nghĩa của từ trên cơ sở
nghĩa gốc.
2. Bài học: Từ vựng không ngừng được bổ sung và phát triển, một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc với hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
II. Luyện tập
1. Xác định nghĩa chuyển, nghĩa gốc
chân : nghĩa gốc
chân : nghĩa chuyển- hoán dụ
chân: nghĩa chuyển - ẩn dụ
như c
2. - Trà: dùng theo nghĩa chuyển
Trà là sản phẩm từ thực vật,chế biến ở dạng khô,dùng pha nước uống- ẩn dụ
3. Đồng hồ điện, đồng hồ nước: dụng cụ dùng để đo,có bề ngoài giống đồng hồ => nghĩa chuyển - ẩn dụ
4. a. Hội chứng:
- Nghĩa gốc: tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh
- Nghĩa chuyển: tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một vấn đề XH, cùng xuất hiện nhiều nơi: hội chứng suy thoái kinh tế.
b. Ngân hàng: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh kinh doanh,quản lý tiền tệ,tín dụng
- Kho lưu trữ thành phần, bộ phận cơ thể người: ngân hàng máu, ngân hàng gien.
- Tập hợp các dữ liệu, lưu giữ, bảo quản: ngân hàng đề thi.
c. Sốt:tăng nhiệt độ quá mức bình thường
- Tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng khan hiếm, giá tặng nhanh: sốt đất, sốt dầu
5. Không phải là sự phát triển nghĩa của từ vì: đó là nghĩa lâm thời, tách khỏi câu thơ, bài thơ nghĩa đó không tồn tại nữa => phép tu từ ẩn dụ.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài học
- Học bài cũ và hoàn thiện các bài tập còn lại
- Soạn: HDĐT Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Tuần 05 	Ngày soạn: 22/ 09/ 2012
Tiết 22 	Ngày dạy: 24/ 09/ 2012 
Hướng dẫn đọc thêm:
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Vũ trung tùy bút)- Phạm Đình Hổ
II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tùy bút trong "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh"(về cuộc sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa quan lại dưới thời Lê - Trịnh và thái độ phê phán của tác giả).
- Nắm được sơ giản về thể loại tuỳ bút.
- Những đặc điểm NT của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh".
2. Kĩ năng: Đọc, hiểu thêm một văn bản tuỳ bút trung đại.
- Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê-Trịnh.
3. Thái độ: Lên án sự ăn chơi xa hoa, tiệc tùng tốn kém vô ích và bọn cấp dưới "đục nước béo cò".
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Tóm tắt văn bản “Chuyên người con gái Nam Xương” ?
? Phân tích nhân vật Vũ Nương?
? Nêu giái trị nghệ thuật của yếu tố truyền kì trong VB?
3. Bài mới
HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU
NỘI DUNG
- Hướng dẫn đọc: giọng rõ ràng, chính xác các lời bình
- GV đọc mẫu, HS đọc phần còn lại
- Giải nghĩa từ khó: chùa Trấn Quốc, trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, triệu bất tường
- Giới thiệu đôi nét về TG và VB?
? Văn bản phân thành mấy phần? 
+)Từ đầu...bất tường: thói xa hoa của chúa Trịnh
+) Phần còn lại: cảnh chúa và hầu cận vơ vét của dân
-Tóm tắt đoạn trích?
Đọc, hiểu thêm một văn bản tuỳ bút trung đại giúp HS cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tùy bút trong "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh".
Định hướng nội dung.
-Tìm chi tiết thể hiện sự ăn chơi của chúa Trịnh và bọn hầu cận.
? Ngoài việc vui chơi, chúa còn có hành động gì?
? Tác giả kể lại việc chúa lấy của cải trong dân chúng ntn?rất công phu, không từ thứ gì?
? NT miêu tả ở đoạn này? Tác dụng của việc dùng NT đó?
? Nhận xét của em về cuộc sống trong phủ chúa? 
? Câu văn nào không chỉ là kể mà còn xen yếu tố miêu tả? (mỗi khi đêm thanh cảnh vắng.....triệu bất tường)
? Câu văn này còn có yếu tố gì? (lời bình của tác giả )
? Em hiểu ý đoạn văn đó ntn? 
- HS quan sát đoạn văn còn lại.
? Em hiểu thành ngữ “Nhờ gió bẻ măng” là gì?
? Bọn quan lại hầu cạn trong phủ chúa đã dùng những thủ đoạn nào, kế gì đối với dân để vơ vét của cải của họ? 
? Bọn hoạn quan có những thủ đoạn gì?
? Quan lại, chúa Trịnh đối với dân ntn?
? Tìm các chi tiết thể hiện thái độ của tác giả?
? Việc tác giả kể cụ thể sự việc nhà mình cho chặt một cây lê và hai cây lựu nhằm mục đích gì?
Cho HS tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
? Thể loại tuỳ bút ở tác phẩm này có gì khác với các tác phẩm cũng thể tuỳ bút của Vũ Bằng, Minh Hương đã học ở lớp 7?
? Thể tuỳ bút trong bài này có gì khác với các thể truyện, chẳng hạn như "Chuyện người con gái Nam Xương" ? HS thảo luận, trả lời
HS đọc ghi nhớ
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giảTác phẩm: SGK tr 
2. "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" là một những áng văn xuôi, giàu chất hiện thực trong "Vũ trung tùy bút", miêu tả cuộc sống xa hoa ăn chơi xa xỉ,bóc lột nhân dân của vua chúa quan lại PK thời Thịnh vương Trịnh Sâm.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Định hướng nội dung:
a. Cuộc sống hưởng thụ của chúa Trịnh Sâm:
- Xây nhiều cung điện, mỗi tháng ba bốn lần ngự giá ngắm cảnh.
- Thói chơi đèn đuốc, bày đặt nghi lễ với những trò lố lăng, kéo theo nội thần,binh lính hầu hạ rất đông.
- Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh,...
+Để thỏa mãn thú chơi, chúa cho thu lấy sản vật quý từ khắp kinh thành đưa vào trong phủ.
+Lấy cả cổ thụ chở qua sông, khiêng về => rất công phu
*Kể sự việc cụ thể, chân thực, khách quan, có liệt kê, có khi tả tỉ mỉ nhằm khắc hoạ cuộc sống xa hoa, hưởng lạc trên xương máu nhân dân.
b. Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại: 
-Thủ đoạn: thừa gió bẻ măng, vu khống
- Hành động: dọa dẫm, cướp, tống tiền,...
+ Có chậu hoa cây cảnh, chim tốt thì biên ngay “phụng thủ”
+ Đem lính đến lấy rồi buộc cho tội giấu vật để doạ lấy tiền => vừa ăn cướp vừa la làng
+Hòn đá, cây to phá tường để đem ra
=>Tác oai tác quái, ỷ thế mặc sức hoành hành
c. Thái độ của tác giả:
- Bất bình kín đáo
- Dự báo về tai hoạ sẽ xảy ra
- Chán nản trước thời thế nhiễu nhương
*Thể hiện qua một số giong điệu, qua một số từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại.
2. Nghệ thuật:
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp
- Đưa ra các sự việc tiêu biểu, cụ thể khách quan có ý nghĩa phản ánh sự việc, con người.
- Miêu tả sinh động.
- Ngôn ngữ khách quan (Không xen lời bình luận của tác giả mà để sự việc tự nói lên ý nghĩa của chúng) .
3. Ý nghĩa:Thể hiện hiện thực lịch sử và thái độ của "kẻ thức giả" trước những vấn đề của đời sống xã hội.
(phê phán thói ăn chơi xa xỉ của bọn vua chúa và sự nhũng nhiễu nhân dân của lũ quan lại trong XHPK)
*Ghi nhớ SGK
III. Luyện tập:
4. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài học
- Học bài và soạn bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí.
Tuần 05 	Ngày soạn: 25/09/ 2012
Tiết 23, 24 	Ngày dạy: 27/ 09/ 2012
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
(Hồi thứ 18) Ngô Gia Văn Phái
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm hại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
- Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm được viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
2. Kĩ năng: Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.
- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm qua hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những ... kéo quân xâm lược nước ta với danh nghĩa “phù Lê diệt Tây Sơn”. Số phận chúng ra sao, chúng ta theo dõi tiếp hồi 14
- GV đọc mẫu, HS đọc đến hết
? Thể loại văn học?
? Bố cục? Nội dung từng phần?
? Đại ý? ở phần giới thiệu vào bài
? Nguyễn Huệ lên ngôi vào thời gian 
nào?Vì sao ông lại lên ngôi hoàng đế?.
? Việc làm đầu tiên sau khi lên ngôi của vua Quang Trung là gì?
Đọc lại đoạn “Vua Quang Trung mừng lắm...tuân theo mà làm”
? Hãy kể lại những việc làm của Vua Quang Trung? 
? Nhận xét, đánh giá của em về mỗi việc làm đó?
-GV giới thiệu bản đồ, học sinh quan sát
Em biết gì về cuộc hành quân thần tốc có một không hai này do vua QT chỉ huy?
? Em có nhận xét gì về kế hoạch này của vua QT?Có tài dụng binh như thần.
? Kể tóm tắt trận đánh thắng quân Thanh do vua Qt chỉ huy? Câu văn tả vua QT ra trận ?
? Hình ảnh vua Qt hiện lên trong trận đánh như thế nào?
? Cảm nhận của em về hình tượng vua Quang Trung qua cách kể, tả của tác giả?
Đặc điểm này khẳng định rõ tính chất thể loại tiểu thuyết lịch sử của văn bản.
*Thảo luận: nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi khắc hoạ hình tượng vua Quang Trung?
- Các tác giả họ Ngô Thì đã từng ăn lộc của vua Lê, vốn có cảm tình với vua Lê, nhưng họ đã đứng trên lập trường dân tộc để phản ánh hiện thực:vua Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà, còn vua Quang Trung là niềm tự hào của dân tộc. Họ đã viết nên những trang văn đẹp nhất, dựng nên tượng đài kì vĩ về vua Quang Trung - Nguyễn Huệ
? Lúc vua QT đang tiến quân ra Thăng Long thì Tôn Nghĩ Sị và vua Lê đang làm gì?
? Khi quân Tây Sơn đánh tới nơi thì tình hình quân tướng nhà Thanh như thế nào?
? Số phận của quân xâm lược Thanh ntn?
? Bọn vua tôi phản quốc được tác giả thể hiện qua những chi tiết nào?
? Số phận của bọn chúng ntn?HS trả lời
* GV chốt:Vua Lê Chiêu Thống và bề tôi vì mưu cầu lợi ích riêng của dòng họ đã đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược.Bọn chúng phải chịu số phận của kẻ vong quốc. Khi sang TQ, Lê Chiêu Thống phải cạo đầu tết tóc, ăn mặc như người Mãn Thanh Cuối cùng, gởi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
1. So sánh ngòi bút của hai cuộc tháo chạy: một của quân Thanh, một của vua tôi Lê Chiêu Thống thấy có gì khác nhau?
? Vì sao có sự miêu tả khác biệt như vậy? Đều tả thực cụ thể nhưng âm hưởng rất khác nhau. Đoạn văn tả cuộc tháo chạy của quân Thanh nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả, hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng của người thắng trận. Đoạn văn nói về vua tôi nhà Lê nhịp điệu chậm, tả tỉ mỉ những giọt nước mắt tủi hổ của vua tôi, mang âm hưởng ngậm ngùi, xót xa.Là cựu thần triều Lê, tác giả không khỏi mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình tôn thờ.
2. Nhận xét nghệ thuật kể chuyện của tác giả?
- Nêu ý nghĩa văn bản? 
GVcho HS ghi nhớ
-HS thực hiện phần LT
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: 
- Ngô Gia Văn Phái gồm những tác giả thuộc dòng họ Ngô – Thì – dòng họ nổi tiếng về văn học lúc bấy giờ. Ở làng Thanh Oai - Hà Nội
2.Tác phẩm: 
- Là quyển tiểu thuyết lịch sử có quy mô lớn, phản ánh những biến động lịch sử ở nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu XIX.
- Đoạn trích nằm ở hồi thứ 14
- Thể loại : - Là tiểu thuyết lịch sử, chương hồi viết bằng chữ Hán à Chịu ảnh hưởng của Tam Quốc Chí.
II. Phân tích
1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ và sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm:
* Khi nghe tin quân Thanh đến Thăng Long:
- Được tin quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, Ng. Huệ giận lắm, định thân chinh cầm quân đi ngay.
- Nghe lời tướng sĩ , ngày 20,22,24/ 11/1788 ông lên ngôi Hoàng đế, rồi hạ lệnh xuất quân ra Bắc.
=> Ng Huệ ngay thẳng, mạnh mẽ, căm thù giặc, biết nghe lẽ phải, có tài quyết đoán.
- Hỏi ý kiến của Nguyễn Thiếp...
- Tuyển mộ quân lính, duyệt binh
- Phủ dụ tướng sĩ ở Tam điệp.
- Trách mắng nhưng tha thứ khi tướng sĩ phạm tội.
- Tính sẵn phương lược tiến đánh, kế hoạch ngoại giao sau mười năm.
=> Một vị vua yêu nước có tài cầm quân, giàu lòng vị tha, sáng suốt trong việc dùng người, có tầm nhìn xa trông rộng.
 HẾT T 23 à T 24
*Diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh:
 Bảng phụ .
* Trận 1 : Trận Phú Xuyên :
- Thấy bóng của quân Tây Sơn , quân địch chạy hết-> vua Q Trung thúc quân đuổi theo bắt sống toàn bộ.
* Trận 2 : Trận Hà Hồi : 
- Quân Tây Sơn lặng lẽ vây kín làng Hà Hồi- bắc loa truyền thanh gọi , quân lính thay phiên nhau ra xem à quân Thanh sợ hãi, vua ra hàng, lương thực bị quân Nam lấy hết.
* Trận Ngọc Hồi :
Quân Tây Sơn xông thẳng lên -> quân địch bỏ chạy, giày xéo lên nhau chết...Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn.
à Lựa chọn trình tự kể, tả theo diễn biến sự kiện à Trận đánh cụ thể, sinh động.
* Người anh hùng áo vải Ng Huệ oai phong lẫm liệt, tài trí tuyệt vời; tính cách quả cảm, mạnh mẽ,quyết đoán, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tự tin, dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại. Ông là nhà chỉ huy quân sự cực kỳ sắc sảo - nhà chính trị tài ba.
 * Đây là vị anh hùng thể hiện sức mạnh dân tộc, trí dũng song toàn. 
 2. Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước:
a. Hình ảnh bọn giặc xâm lược:
-Tôn Sĩ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch.
- Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, không kịp mặc áo giáp nhằm thẳng hướng Bắc chạy.
- Quân sĩ hoảng hốt , tan tác bỏ chạy xô nhau rơi xuống sông chết ...-> nước sông tắc nghẽn.
=> Sử dụng từ gợi cảm, NT phóng đại, khắc họa nhân vật, kể tả chân thực, sinh động. Tô đậm sự thất bại thảm hại và nhục nhã của quân địch.
b. Kẻ bán nước: vua Lê Chiêu Thống.
- Bỏ cung điện, đưa thái hậu bỏ trốn, chạy theo giặc.
=>Đớn hèn, nhục nhã, số phận gắn chặt với bọn xâm lược
-> Những kẻ bán nước cầu vinh ắt sẽ phải trả giá.
=> Đoạn văn kể, tả chân thực, tác giả vẫn gửi vào đó tình cảm ngậm ngùi, thương cảm.
III. Tổng kết: 
 1.Nghệ thuật:
- Lựa chon trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Khắc hoạ nhân vật lịch sử ( Người anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống ) với ngôn ngữ kể, tả, chân thật, sinh động.
- Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước.
2. Ý nghĩa văn bản: Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu(1789)
IV. Luyện tập:HS thực hiện phần LT.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gv hệ thống nội dung bài học
- Đọc lại VB học thuộc phần phân tích
- Soạn: Sự phát triển của từ vựng tt
..
Tuần 05 	Ngày soạn: 26/ 09/ 2012
Tiết 25 	Ngày dạy: 28/ 09/ 2012
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (TT)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:Nắm được thêm hai cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài. 
- Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu sự phát triển từ vựng TV.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu các phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ? Cho ví dụ?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
GV giới thiệu bảng phụ có ghi các từ, HS lên chép từ tạo ra từ mới
? Trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ: điện thoại, di động, kinh tế, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ? 
- Giải nghĩa các từ ngữ trên? ĐTDD: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao
? Hãy tìm những từ cấu tạo theo mô hình x+tặc?
-Tìm các từ được cấu tạo theo mô hình x+ đạo? 
- Cho biết một trong những cách phát triển số lượng từ TViệt? tạo từ mới, làm cho số lượng không ngừng tăng
 -HS đọc ghi nhớ tr73
? Để tạo từ mới, từ ngữ TViệt phát triển theo các phương phức nào? ghép và láy, ghép là chủ yếu
GV giảng: Trong TViệt, từ ngữ mới được hình thành chủ yếu theo cách dùng yếu tố đã có sẵn ghép lại với nhau .Vd: sách + vở = sách vở ; nhà + vừơn = nhà vườn
GV giới thiệu bảng phụ có chép đoạn Kiều –HS đọc
-Tìm từ Hán Việt có trong đoạn trích ? thanh minh, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, tài tử, giai nhân, bộ hành...
- HS đọc đoạn trích trong “Chuyện người con gái Nam Xương” 
-Tìm từ Hán Việt? bạc mệnh,duyên phận,thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc...
? Các từ trên được vay mượn của tiếng nước nào? tiếng Hán –TQ
- TV dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau:AIDS,ma-két –tinh (marketing)
? Những từ này có nguồn gốc từ đâu? ngôn ngữ Châu Âu, cụ thể là tiếng Anh
? Nêu một số từ vay mượn của tiếng nước ngoài như Anh, Pháp mà em biết? 
*HS đọc ghi nhớ
HD thực hiện LT
- HS đọc BT 1, HS tìm mô hình, chỉ ra các từ ngữ mới thuộc mô hình đó
- HS đọc và giải BT 2
- Gợi ý: Cần tìm ở từng lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, thông tin..
- HS đọc và giải BT 3 theo cá nhân.
- HS tìm hiểu yêu cầu của BT 4, thảo luận nhóm, trả lời.
1.Tạo từ ngữ mới:
+ Kinh tế tri thức: KT chủ yếu dựa vào việc sản xuất lưu thông, phân phối sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
+ Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, có chính sách ưu đãi
+ Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại được luật pháp bảo hộ: quyền tác giả, quyền sáng tác
2. Từ ngữ được cấu tạo theo mô hình
* x + tặc = > lâm tặc, không tặc, hải tặc...
* x + đạo => đạo nhạc, đạo chích, đạo văn..
*Từ ngữ mới được hình thành theo cách dùng yếu tố đã có sẳn ghép lại với nhau hoặc láy lại 
*Ghi nhớ: SGKtr73
2.Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
BT1. Thanh minh, tảo mộ, tài tử giai nhân... từ Hán Việt
BT2. HIV, ra đi ô... mượn của tiếng Anh
3.xà phòng, gac ba ga, áo ba đờ xuy... mượn của tiếng Pháp
* Đó là sự phát triển về số lựơng của từ ngữ TV
*Ghi nhớ: SGK
3. Luyện tập:
1. Tìm mô hình tạo ra từ mới
+ x+ trường: chiến trường công trường, nông trường, ngư trường, thương trường
+ x= hoá: lão hoá, cơ giới hoá, hiện đại hoá,, thương mại hoá...
2. Tìm 5 từ mới được dùng phổ biến hiện nay, giải nghĩa
- Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại 
- Cầu truyền hình: truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu qua hệ thống ca me ra giữa các điểm cách xa nhau
- Đường cao tốc: đường dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao
3. Mượn của tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sỹ, nô lệ
4. Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi bởi thế giới tự nhiên và XH quanh ta không ngừng vận động và phát triển. Nhận thức của con người vì thế cũng không ngừng vận động, phát triển theo. Nhu cầu giao tiếp của con người cũng sẽ biến đổi. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi, không phát triển thì sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và nhận thức của người bản ngữ
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV hệ thống nội dung bài học
- Học bài và hoàn thiện các bài tập còn lại
- Soạn: Truyện Kiều - Nguyễn Du

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 9 tuan 05 CKTKN.doc