Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 09

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 09

Tuần :09 . Tiết 41

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển loại của từ).

 2. Kĩ năng: Hệ thống hóa kiến thức, vận dụng.

 3. Thái độ: Biết cách vận dụng những kiến thức trên vào hoạt động giao tiếp.

B. CHUẨN BỊ.

GV: SGK, SGV, Soạn giáo án.

HS: SGK ,soạn bài.

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

 1. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Vì sao cần phải trau dồi vốn từ? Cách trau dồi vốn từ?

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 09", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :04/10/2011
 Ngày dạy: 
Tuần :09 . Tiết 41
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển loại của từ).
 2. Kĩ năng:	Hệ thống hóa kiến thức, vận dụng.
 3. Thái độ: Biết cách vận dụng những kiến thức trên vào hoạt động giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ.
GV: SGK, SGV, Soạn giáo án.
HS: SGK ,soạn bài.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Vì sao cần phải trau dồi vốn từ? Cách trau dồi vốn từ?
Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
- GV đưa ngữ liệu yêu cầu HS xác định từ đơn và từ phức - phân biệt các từ ghép và từ láy.
- Thế nào là từ đơn?
? TN là từ phức? Có mấy loại từ phức?
? Phân loại các từ trong mục 2. I SGK- 122
- GV yêu cầu HS đọc mục 3.I
? Từ láy nào giảm nghĩa và từ nào tăng nghĩa so với tiếng gốc?
- GV chia nhóm cho HS tìm các từ láy và so sánh nghĩa của chúng với tiếng gốc.
? Khi sử dụng từ láy, ta cần chú ý điều gì?
Hoạt động 2:
? Thành ngữ là gì?
? Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ?
? Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó?
? Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật?
 Hoạt động 3:
? Nghĩa của từ là gì? 
? Có mấy cách giải nghĩa của từ?
? Từ có thể có những nghĩa nào?
? Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu trên?
? Cách giải thích nào trong 2 cách giải thích sau là đúng? Vì sao?
Hoạt động 4:
? Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
? Hãy phân biệt nghĩa gốc với nghĩa chuyển?
? Trong hai câu thơ trên, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Hoạt động 5:
? Từ đồng âm là từ như thế nào?
- Cho HS đọc BT2, nêu yêu cầu BT2.
- GV hướng dẫn cả lớp cùng chưa bài.
- HS xác định và phân loại từ đơn, từ phức - phân biệt các từ ghép và từ láy.
- HS nhắc lại khái niệm về từ đơn, từ phức, từ ghép và từ láy.
- HS phân loại và ghi vào bảng ôn tập.
- HS trình bày khái niệm về thành ngữ và nêu đặc điểm của thành ngữ.
- 2 HS lên bảng t.bày.
- Nhận xét, bổ xung.
- chọn phương án đúng, giải thích.
- HS độc lập làm bài.
- 2 HS đứng tại chỗ trình bày.
- Nhận xét, bổ xung.
- Nhắc lại kiến thức.
- 2 HS lên bảng t.bày.
- Nhận xét, bổ xung.
- chọn phương án đúng, giải thích.
- Nhắc lại kiến thức.
- So sánh, phân biệt, rút kiến thức
- 2 HS lên bảng t.bày.
- Nhận xét, bổ xung.
- Nhắc lại kiến thức.
- Thảo luân cặp đôi.
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
I. Từ đơn và từ phức:
1. Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng.
- VD: Nhà, cây,...
2. Từ phức: Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng là từ phức.
- VD: Quần áo, nhà cửa, đẹp đẽ, sạch sành sanh, đẹp đẽ,
* Từ ghép gồm 2 loại: Từ ghép, từ phức.
a.Từ ghép: Xe đạp, bàn ghế,
b.Từ láy: Trăng trắng: giảm so với tiếng gốc.
- Sạch sành sanh: tăng ...
II. Thành ngữ:
1- Thành ngữ là: 1 cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2- Bài tập 2/123: 
a) Tục ngữ: h/c, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức con người.
b) Thành ngữ: Làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dỡ, thiếu trách nhiệm.
c) Tục ngữ: muốn giữ gìn thức ăn với chó phải treo, với mèo phải đậy. 
d) Thành ngữ: tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn. 
e) Thành ngữ: Sự thông cảm thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
3- Bài tập 3/123:
- Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
+ đầu voi đuôi chuột
+ vuốt râu hùm.
- Thành ngữ có yếu tố chỉ Thực vật:
+ bèo dạt mây trôi
+ cắn rơm cắn cỏ.
III. Nghĩa của từ:
1- Khái niệm: nghĩa của từ là nội dung (sự vât, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị.
- Có 2 cách giải nghĩa của từ:
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
2- Bài tập 2/123:
- Chọn cách hiểu: (a) vì 
(b) chưa đầy đủ; 
(c): nghĩa chuyển; 
(d): nghĩa chưa chuẩn.
3- Bài tập 3/124
- Chọn b: rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
Vì cách giải nghĩa (a) là sai, đã vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ (dùng một cụm từ có nghĩa thực thể để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm tính chất)
IV.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
1- Lý thuyết:
- Từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa có: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
2- Bài tập 2:
- Từ hoa trong “thềm hoa”, “lệ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển của từ hoa chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, chưa làm thay đổi nghĩa của từ.
V. Từ đồng âm:
1- Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan gì với nhau.
2- Bài tập 2:
- Trường hợp (a) là hiện tượng từ nhiều nghĩa.
+ ở đoạn thơ lá là nghĩa gốc.
+ trong đoạn văn lá là nghĩa chuyển.
- Trường hợp (b) là hiện tượng Từ đồng âm nghĩa của hai từ khác xa nhau, không có mối liên hệ nào cả..
4. Củng cố.
- GV thống kê lại bài.
5. Hướng dẫn về nhà.
- HS bổ sung vào bảng hệ thống hoá về từ vựng và hoàn chỉnh các bài tập.
- Tiếp tục lập bảng hệ thống hoá về từ vựng.
- Ôn tập và tìm thêm các ví dụ minh hoạ cho nội dung của bài.
IV,RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy :
Ngày dạy: 
TIẾT 42
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng).
2. Kĩ năng:	Hệ thống hóa kiến thức, vận dụng.
3. Thái độ: Biết cách vận dụng những kiến thức trên vào hoạt động giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ.
GV: SGV_ SGK- Soạn giáo án
HS: SGK- Lập bảng ôn tập từ vựng.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: GV đưa ngữ liệu yêu cầu HS xác định các đơn vị kiến thức trong tiết 41- nhắc lại khái niệm...
 GV kiểm tra bảng ôn tập của HS.
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
 Hoạt động 6:
? Từ đồng nghĩa là những từ như thế nào?
Có mấy loại từ đồng nghĩa?
? Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu trên?
? Dựa trên cơ sở nào mà từ xuân có thể thay thế từ tuổi?
? Việc thay thế có tác dụng gì?
 Hoạt động 7 :
? Thế nào là từ trái nghĩa?
? Trong các cặp từ trên cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa?
? Bài tâp 3*/125?
Hoạt động 8:
? Nêu hiểu biết của em về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn yêu cầu.
- Cho HS xp lên điền vào ô trống.
Hoạt động 9
Trường từ vựng là gì?
Yêu cầu 2.IX/126
- Nhắc lại kiến thức.
- Chọn ý hiểu đúng.
- Chuyển nghĩa hoán dụ.
- Phát biểu ý kiến.
- Nhắc lại kiến thức.
- chọn cặp có quan hệ trái nghĩa.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhắc lại kiến thức.
- HS thảo luận nhóm.
- cử đại diện nhóm lên hoàn thành bảng.
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- Nhắc lại kiến thức.
- Suy nghĩ, phát biểu.
VI. Từ đồng nghĩa
1- Từ đồng nghĩa: là những từ ngữ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, 1 từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Có 2 loại từ đồng nghĩa:
+ Đồng nghĩa hoàn toàn.
+ Đồng nghĩa không hoàn toàn
2- Bài tập 2:
- Chọn cách hiểu (d) vì các từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau tuy nhiên không phảI trường hợp nào cũng được.
3- Bài tập 3:
- Xuân là từ chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với 1 tuổi. Hình thức chuyển nghĩa hoán dụ.
- Từ xuân thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. Dùng từ xuân để tránh lặp từ tuổi tác.
VII. Từ trái nghĩa:
1- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
2- Bài tập 2:
- Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa:
 xấu- đẹp; xa - gần; rộng - hẹp.
3- Bài tập 3:
- Cùng nhóm với sống - chết có: 
 Chẵn - lẽ; chiến tranh - hoà bình.
- Cùng nhóm với già - trẻ có: yêu - ghét; cao - thấp; nông - sâu; giàu - nghèo.
VIII- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
1- Khái niệm: Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
- Từ ngữ nghĩa rộng.
- Từ ngữ nghĩa hẹp.
2- Điền từ ngữ thích hợp vào ô trống:
IX. Trường từ vựng:
1- Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
2- Bài tập 2: 
- 2 từ cùng trường từ vựng: là tắm và bể.
- Góp phần làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
4. Củng cố.
 - GV hệ thống lại bài dạy
5. Hướng dẫn về nhà.
- Dựa vào bảng hệ thống về từ vựng, học thuộc các khái niệm thuộc nội dung bài ôn tập.
- Chuẩn bị tiết: Chương trình địa phương phần văn
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :04/10/2011
 	 	 Ngày dạy :	
Tiết 43
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương mình.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương.
3. Thái độ: Hình thành thói quen quan tâm và yêu mến đối với VH địa phương. 
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:Tham khảo các tg, tp của hội vh nt tỉnh Bạc Liêu.
Học sinh: Đọc và soạn bài.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1.Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: 
GV nêu nội dung, yêu cầu chung.
+ Lập bảng thống kê tên TG – TP ở địa phương. ...  hoặc 1 ) TP tiêu biểu.
* Thống kê tên TG – TP văn học ở địa phương em: ( Hoạt động nhóm ).
I. Bảng thống kê tên TG – TP văn học ở địa phương.
STT
Họ và tên
( Bút danh)
Quê quán
Những tác phẩm chính
1
Đoàn Giỏi
1925-1989
Tiền Giang
Đất rừng phương Nam.
2
Sơn Nam
1926
Kiên Giang
Biển cỏ miền Tây.
Hương rừng Cà Mau.
Cá tính miền Nam.
3
Nguyễn Ngọc Tư
1976
Đầm Dơi- Cà Mau
Cánh đồng bất tận.(2005)
Ngọn đèn không tắt (2000)
Biển người mênh mông (2003)
Nước chảy mây trôi (2004)
Giao thừa (2003)
Ông ngoại (2001)
4
Duy Hoàng
Cà Mau
Hiu hiu gió bấc: - Đâu rồi câu ca vọng cổ.
- Bây giờ gia đình công tử.
- Ôi, chất thải.
- Nông thôn còn lắm chuyện buồn.
- Hào phóng Gành Hào.
5
Trương Thanh Tân.
1976
Bạc Liêu
Nỗi lòng của người mẹ.
6
Lê Vĩnh Hòa
1932-1967
Cần Thơ
Chiếc áo thiên thanh.
Mai Thanh Thế.
Người tị nạn.
Qua vườn măng.
.
II. Giới thiệu TG – TP văn học địa phương.
	- GV giới thiệu: tg Duy Hoàng,tp của ông.
	-Tgiả Sơn Nam,tp của ông.
	- Tác giả Nguyễn Ngọc Tư.
4. Củng cố: 
- Kể tên các nhà văn, nhà thơ Bạc Liêu mà em biết?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục sưu tầm các nhà văn Bạc Liêu cùng với các tác phẩm viết về Bạc Liêu.
- Chuẩn bị bài: Đồng chí.
IV,RÚT KINH NGHIỆM.
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ngày soạn :05/10/2011
 Ngày dạy : 
 Tiết 44,45 
ĐỒNG CHÍ
	 ( Chính Hữu )
I. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đep hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ trong bài thơ - những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. 
- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này. 
 2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
- Bao quát toàn bộ TP, Thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ. Cảm thụ và phân tích các chi tiết NT, hình ảnh trong tp thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
 3. Thái độ: GD tính nhân văn cao cả trong tình đồng chí, bạn bè.
II. Chuẩn bị.
GV: Soạn bài, tư liệu về tác giả. 
HS: Bài soạn.
III. Các bước lên lớp
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Đọc thuộc lòng đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
 Khái quát phẩm chất của 2 nhân vật: LVT,KNN?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động1:
? Nêu những nét chính về tác giả?
? Bài thơ được sáng tác vào thời điểm nào?
? Nhịp thơ chậm, diễn tả tình cảm, cảm xúc, lắng lại, dồn nén. Chú ý giọng đọc ở 3 câu cuối nhịp châm hơn, lên giọng để khắc hoạ rõ hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa biểu tượng
- Gọi 2 Hs đọc-> HS khác nhận xét.
- GV nhận xét
- Giải thích một số từ khó
 ? Xác định bố cục của vb.
Hoạt động2:
? Theo em cảm hứng của bài thơ là gì? Cảm hứng nào là chủ yếu?
? Đọc 6 câu thơ đầu? Theo nhà thơ, tình đồng chí, đồng đội giữa tôi và anh bắt nguồn từ những cơ sở nào?
? Những hình ảnh” Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân của anh và tôi?
? Hãy nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
->Như 1 lời tâm tình, Sử dụng thành ngữ: nước mặn...” gợi tả hình ảnh dải đồng bằng Hà Nam, Thái Bình, Nam Định quanh năm chiêm khê mùa thối, sống ngâm da chết ngâm xương; Còn lang tôi là làng trung du, đất bạc màu hoặc khô cằn sỏi đá. Họ từ nhiều làng quê tập hợp lai thành đội quân cách mạng.
? Tác giả viết tôi.... anh đôi người xa lạ” Theo em nhà thơ muốn thể hiện cảm nghĩ gì trong câu đó?
? Các chi tiết “Súng bên súng ......thành đôi tri kỉ”Gợi ra 1 cách hiểu ntn về tình đ/chí?
? Dòng thứ 7 của đoạn thơ có gì đặc biệt?
? Em hãy chỉ ra vẻ đẹp của câu thơ ấy?
...Câu thơ vang lên giản dị, mộc mạc rất đỗi thiêng liêng, cảm động, khẳng định ca ngợi 1 t/cảm CM mới mẻ bắt nguồn từ những t/cảm truyền thống: tình bạn tình đồng đội.
? Chú ý những lời thơ tiếp theo, họ tự biết gì về hoản cảnh của nhau? Đó là cách hiểu ntn?
? Em nhận xét gì về những hình ảnh mà tác giả sử dụng?
? Thế mà họ lại ”Mặc kệ”.em hiểu đó là thái độ ntn?
- Từ “mặc kệ” Là bỏ tất cả, để lại không quan tâm. Chàng trai cày vốn gắn bó máu thịt với mảnh ruộng... thế mà nay dứt áo ra đi đến những phương trời xa lạ... Tình cảm lớn đã chiến thắng tình cảm nhỏ. Ngoài ra từ Mặc kệ có phần gợi ra chất vui tếu táo hóm hỉnh, tình cảm lac quan..
? Câu hỏi thảo luận: Tình đồng chí đồng đội còn được thể hiện 1 cách cụ thể nửa.Hình ảnh nào làm em xúc động. CM?
- Khắc hoạ điều này nhà thơ Quang Dũng có viết: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc....oai hùm” 
 Mỗi nhà thơ có cách thể hiện khác nhau nhưng đều thể hiện cái khó khăn, gian khổ thiếu thốn của các anh bộ đội cụ Hồ trong những năm đầu k/c chống Pháp.
? Bài thơ khép lại bằng hình ảnh nào?
? 3 dòng thơ cuối cùng gợi 1 cảnh tượng ntn?
- Hiện thực vì có (t), không gian và tình huống cụ thể
? Cảnh tượng đó phản ánh hiện thực nào của người lính trong chiến tranh?
? Câu thơ “đầu súng...”gợi cho người đọc nhiều liên tưởng. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó?
- T/g khẳng định ý nghĩa cao cả của cuộc chiến đấu: họ cầm súng là để bảo vệ sự bình yên cho đất nước, b/vệ cho vầng trăng hoà bình.
Hoạt động 3:
? Qua bài thơ, em cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kì kháng chiến chống Pháp?
? Nêu nội dung tư tưởng của bài thơ? Ca ngợi tình đồng chí.....
? Trình bày những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- Đọc phần ghi nhớ?
- Từ người lính trung đoàn thủ đô trở thành nhà thơ quân đội. Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và 2 cuộc kháng chiến đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính.
- Chiến dịch VB thu đông 1947, Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu, hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn, khó khăn, nhờ có tình đồng chí đã giúp họ vượt qua khó khăn.
 Lúc đầu được đăng trên tờ báo đại đội, sau đó đăng trên báo sự thật. 1948 tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh
- HS đọc
- HS nhận xét cách đọc cuả bạn.
- HS giải nghĩa 1 số từ khó SGK/130.
- Chia làm 3 phần.
+ 7câu đầu: Cơ sở của tình đồng chí.
+ 10câu tiếp: Biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí.
+ 3 câu cuối: Biểu tượng của tình đồng chí.
Cảm hứng về tình đồng chí,đồng đội của những người lính trong cuộc k/c chống Pháp 
-Hình ảnh anh bộ đội cách mạng
 “Quê hương anh nước mặn đồng chua
.....đất cày lên sỏi đá 
- Hoàn cảnh xuất thân: đều là những ng nông dân lao động nghèo khổ .
- Thành ngữ “nước mặn đồng chua”
Tình đồng chí là 1 tình cảm mới mẻ, có sức liên kết tự nhiên, rộng rãi mọi người cung chung chí hướng. Tình đ/chí gắn kết con ng thành 1 sức mạnh to lớn trong đấu tranh; Là sự chia sẻ niềm vui, xoá đi mọi khoảng cách. Họ trở thành đồng đội đồng chí của nhau.
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ ”
- Chỉ có 2 tiếng và dấu chấm cảm. Là câu thơ quan trọng được lấy làm nhan đề của bài, nó biểu hiện chủ đề, linh hồn, như bản lề nối 2 đoạn thơ, khép mở 2 ý cơ bản: Những cơ sở của tình đồng chí và những biểu hiên của tình đ/chí.
"Ruộng nương....nhớ người ra lính. "
Trước hết là sự cảm thông sâu xa nỗi lòng của nhau, cụ thể là nỗi nhớ nhà, là tình cảm lúc lên đường tòng quân đánh giặc. Hiểu thấu đáo tường tận, hiểu bằng lòng cảm thông bè bạn.
- Hình ảnh gần gũi... , đ/với ng nông dân thì ruộng nương, mái nhà là những gì quí giá nhất..họ không dễ gì từ bỏ.
"Anh với tôi biết....tay nắm lấy bàn tay"
HS thảo luận 5”
Bệnh sốt rét...áo rách vai, quần vá, chân đất..
Câu thơ như dựng lại 1 thời kì lịch sử gian khổ, khốc liệt nhất của chiến tranh-năm đầu của cuộc k/c chống P. Vũ khí, trang bị thiếu thốn. 1 loạt h/ảnh thơ thật mộc mạc, bình dị được sắp xếp thành từng cặp sóng đôi, đối xứng nhau đã thể hiện 1 cách xúc động những nét đẹp trong tình đồng đội. Đặc biệt làchi tiết” Miệng cười buốt ...bàn tay”. Nụ cười ngời sáng trong gian lao, khó khăn; cái nắm tay ấm áp tình đồng chí.
- HS đọc 3 câu thơ cuối.
“Đêm nay rừng đầu súng trăng treo”
- Đêm lạnh nơi rừng già. Hai ng lính bồng súng đợi giặc dưới chiến hào. Từ đó nhìn lên,thấy trăng treo đầu ngọn súng...bởi có thể chỉ chốc lát nữa thôi, quân thù xuất hiện, súng sẽ nổ và biết đâu trong số họ có ng sẽ ngã xuống
- Đó là sự hoà quyện tuyệt vời giữa chất thực và chất LM. Thực bởi theo t/g..suốt đêm, vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, Vầng trăng đối với chúng tôi như 1 người bạn. Còn lãng mạn bởi vẻ đẹp tâm hồn của ng lính: Khẩu súng in tay và ánh trăng trên trời cao - 1 bên là biểu tượng cho chiến tranh khốc liệt, 1 bên là biểu tượng cho sự yên ả, thanh bình.
- HS tự bộc lộ
Phác hoạ h/ảnh những anh bộ đội từ...vẫn ung dung tự tin.Vẻ đẹp tình cảm của họ.
Cô đọng, hàm súc,chắt lọc,hình ảnh ẩn dụ tượng trưng
I.Tim hiểu chung.
 * Tác giả :
- Tên khai sinh Trần Đình Đắc (1926 – 2007) quê Can Lộc, Hà tĩnh
* Tác phẩm:
- Ra đời 1948 trong tập 
“ Đầu súng trăng treo ” 1968.
 - Bài thơ được đồng chí Minh Quốc phổ nhạc.
- Bố cục: 3 phần.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Những cơ sở của tình đồng chí 
=> Đều có nguồn gốc xuất thân từ những người nông dân nghèo.
=> Tạo sức mạnh, thân thương gắn bó như tình cảm bạn bè chân thật.
2. Biểu hiện của tình đồng chí.
=> Là h/a nhân hoá, hoán dụ chỉ quê hương, ng thân nhớ về các anh. Sự cảm thông sâu xa, đồng cảm.
=> Bút pháp miêu tả chân thực. Cảm nhận và chia sẻ những đau đớn thể xác, sự gắn bó và đồng cảm sâu sắc
3. Biểu tượng đẹp của tình đồng chí.
=> Khung cảnh kết hợp hài hoà giữa chất hiện thực và chất lãng mạn. Gợi lên sự khốc liệt, nghiệt ngã của ch/tranh.
4,Nghệ thuật :
-Sử dụng ngôn ngữ bình dị,thám đượm chất dân gian.
-Sử dụng bút pháp tả thực, kết hợp với lãng mạn 1 cách hài hòa tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.
5,Ý nghĩa văn bản.
Bài thơ ca ngợi tình cảm đ/c cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu k/c chống thực dân Phápgian khổ.
*Ghi nhớ: SGK/131
4. Củng cố.
- GV Khắc sâu kiến thức bài học.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Sưu tầm những bài thơ, câu thơ viết về tình đồng chí
- Soạn bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
IV. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ký duyệt : 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9 in.doc