Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 10 năm học 2010

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 10 năm học 2010

TUẦN 10

Tiết 46: Văn bản: ĐỒNG CHÍ

 (Chính Hữu)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, gợi cảm, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.

- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý biểu tượng.

- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực và không thiếu sức lay động.

B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 1. Ổn định tổ chức

 2 Bài cũ: ? Sau khi học xong đoan trích "Lục Vân Tiên gặp nạn”, em hãy cho biết thông qua đoạn trích đó, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?

Gợi ý trả lời

Nhà thơ muốn gửi gắm khát vọng, niềm tin, vào cái thiện, vào những người lao động bình thừơng: nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài.

 Nhà thơ cũng muốn chỉ ra cái xấu, cái ác thường lẫn khuất sau mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang và khẳng định rằng cái ác cuối cùng sẽ bị diệt vong.

 

doc 36 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 10 năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
tuần 10
tiết 46: Văn bản: Đồng chí
 	 (Chính Hữu)
a. mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, gợi cảm, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý biểu tượng.
- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực và không thiếu sức lay động.
b. tổ chức các hoạt động dạy – học
 1. ổn định tổ chức
 2 Bài cũ: ? Sau khi học xong đoan trích "Lục Vân Tiên gặp nạn”, em hãy cho biết thông qua đoạn trích đó, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
Gợi ý trả lời
Nhà thơ muốn gửi gắm khát vọng, niềm tin, vào cái thiện, vào những người lao động bình thừơng: nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài.
 Nhà thơ cũng muốn chỉ ra cái xấu, cái ác thường lẫn khuất sau mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang và khẳng định rằng cái ác cuối cùng sẽ bị diệt vong.
 3. Bài mới
 hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt
H: Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về
tác giả?
? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
I/. Vài nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:
- Sinh năm 1926- 2003, quê Can Lộc - Hà Tĩnh. Năm 1946, ông gia nhập trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. ông bắt đầu làm thơ từ 1947. Thơ ông dường như chỉ viết về người lính và chiến tranh
 - Thơ ông thường thể hịên cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 2000.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc(Thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính thời kỳ chống Pháp.
GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc chậm diễn tả tình cảm, cảm xúc được lắng lại, dồn nén: chú ý giọng đọc 3 câu cuối chậm hơn, lên giọng khắc hoạ rõ hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa biểu tượng
? Bài thơ được trình bày theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt?
? Nêu cấu trúc của bài thơ?
II.tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Cấu trúc văn bản
- Thể thơ: thể tự do
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Tuy nhiên phương thức chủ đạo là biểu cảm.
* Bố cục:
- 6 câu đầu ( Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính)
- 10 câu tiếp ( Biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội)
- 3 câu cuối( Biểu tượng của tình đồng chí)
III tìm hiểu nội dung văn bản
GV cho HS đọc 6 câu thơ đầu của bài thơ.
? Cơ sở để hình thành tình đồng chí, đồng đội của họ có chung nhau một điểm nào?
? Họ gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh nào?
? Từ những thực tế đó, em hiểu thêm gì về con người của họ?
? Qua đó, em cảm nhận được gì về ý nghĩa của tình đồng chí? 
? Quan sát câu thơ thứ 7 và nêu cách hiểu của em về cấu trúc và tác dụng của nó trong bài thơ?
? Những người lính ra đi để lại sau lưng những gì?
? Có gì đặc sắc trong việc sự dụng những hình ảnh thơ của tác giả trong những câu thơ trên?
? Bên cạnh việc sự dụng hình ảnh thơ sắc sảo, em hiểu thêm gì về cách dùng từ của tác giả trong những câu thơ đó?
?Tình đồng chí, đồng đội thể hiện cảm động nhất ở những câu thơ nào?
? Em cảm nhận được gì qua bút pháp mêu tả ở những câu thơ này?
? Cách miêu tả như vậy đã giúp em cảm nhận được về hoàn cảnh và đời sống ở giai đoạn này?
H: Khó khăn có làm họ chùn bước không? Điều gì giúp họ vượt qua những gian lao khổ ải đó?
? Cách sự dụng hình ảnh thơ trong câu: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của nhà thơ thể hiện điều gì?
? Ba câu thơ cuối cùng của bài thơ đã gợi ra một thời gian và không gian nào? Không gian và thời gian đó nói lên điều gì?
? Tác giả khắc hoạ bức chân dung của những người lính như thế nào ở 3 câu thơ cuối?
? Nhận xét cách sự dụng từ ngữ và hình ảnh thơ? Giá trị của nó mang lại là gì? 
? Hình ảnh “ đầu súng trăng treo” là một hình ảnh rất đẹp trong thơ ca kháng chiến chống Pháp, cảm nhận của em như thế nào?
1. Cơ sở để hình thành tình đồng chí, đồng đội.
- Cùng hoàn cảnh xuất thân. Đều là những người nông dân chân lấm, tay bùn, ra đi từ những miền quê lam lũ:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá
- Cùng chung chí hướng, chung nhiệm vụ:
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
- Cùng chung bầu tâm sự:
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
- Họ gặp nhau trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh:
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
 Họ đều là những người nông dân, phải trải qua những cái đói, cái nghèo cơ cực nhưng theo tiếng gọi của Tổ quốc, các anh từ mọi miền của đất nước đã lên đường mặc áo lính tham gia giải phóng dân tộc.
- Đồng chí là những người cùng chung lí tưởng cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc.
*) Câu thơ thứ 7:
 - Cấu trúc đặc biệt, chỉ có hai tiếng
- ý nghĩa: Thể hiện tên gọi của một mối quan hệ có ý nghĩa thời đại, có ý nghã thiêng liêng.
 Là sự kết tinh của mọi cảm xúc, tình cảm (tình bạn, tình người)
 Là cao trào của bài thơ, vừa kết lại một đoạn thơ, vừa như bản lề mở ra một mạch thơ mới.
2. Biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội
- Những người lính ra đi để lại:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ giáo lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
- Hình ảnh thơ gần gũi, thân quen, gắn bó thân thiết với người dân.
- Từ “ mặc kệ” vốn là từ chỉ thái độ vô trách nhiệm, nhưng ở đây tác giả sự dụng nó với một ý nghĩa hoàn toàn khác: nó chỉ thái độ ra đi một cách dứt khoát, không vướng bận những tình cảm nhỏ bé, cũng là thể hiện một sự hy sinh lớn, một trách nhiệm lớn với non sông đất nước, đồng thời từ “mặc kệ” còn thể hiện một vẻ đẹp mang chất lính.
- Những câu thơ thể hiện cảm động tình đồng chí, đồng đội.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
- Miêu tả chân thực, mộc mạc, giản dị, câu thơ như dừng lại cả một thời kì lịch sử gian khổ khốc liệt nhất của chiến tranh những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Đây là thời kì cam go khắc nghiệt nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp. Những người lính phải trải qua không ít gian truân, thiếu thốn, bệnh tật.
- Họ đã vươn lên từ tình yêu thương gắn bó của đồng đội.
 “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
 Đồng đội tạo cho họ một tinh thần, sức mạnh của những người lính cách mạng. Họ vẫn lạc quan, vẫn nở nụ cười buốt giá.
- Hình ảnh rất thực, rất đời thường, mộc mạc giản dị chứa đựng bao điều:
 + Sự chân thành, cảm thông
 + Hơi ấm đồng đội
 + Lời thề nguyền quyết tâm chiến đấu, chiến thắng
 + Sự chia sẻ, lặng lẽ, sâu lắng.
3. Biểu tượng của tính đồng chí, đồng đội.
- Không gian: rừng hoang, sương muối, rất vắng lặng.
- Thời gian: Giữa đêm khuya
 Trong cái vắng lặng của rừng hoang sương muối, cái tê buốt giá rét luồn vào da thịt, cái căng thẳng của trận đánh sắp tới, hình ảnh người lính vẫn hiện lên một vẻ đẹp độc đáo.
- Chân dung của những người lính hiện lên đẹp và cảm động:
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
- Dùng từ: tự nhiên, giản dị, và chính xác.Từ “chờ” hiện lên tư thế chủ động, sãn sàng chiến đấu.
- Hình ảnh “đầu súng trăng treo” có giá trị biểu tượng rất lớn: súng là hình ảnh của chiến tranh; “trăng” là biểu tượng của bình yên, hạnh phúc.
 Hình ảnh “đầu súng trăng treo” thể hiện xúc cảm cao nhất về vẻ đẹp của tâm hồn người lính.
 Gợi ra nhiều liên tưởng phong phú: súng và trăng vừa gần, vừa xa, vừa thực tại, vừa mơ mộng, vừa giàu chất chiến đấu mà vẫn đẫm chất trữ tình.
 Là biểu trưng giàu chất thơ, kết tinh vẻ đẹp chân dung người chiến sỹ kháng chiến.
III. tổng kết
H: Em hãy nêu những nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
1. Nghệ thuật:
- Từ ngữ, hình ảnh chân thực, gợi tả cô đọng mà giàu sức khái quát, có ý nghĩa sâu sắc.
2. Nội dung:
 - Ca ngợi tính đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó của anh bộ đội cụ Hồ trong những năm kháng chiến chống Pháp.
 * GV: Củng cố nội dung bài học.
	 * HS: Chuẩn bị bài mới.
	 * Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..
..
..
..
=============================
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
 	tiết 47 
Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 	 phạm tiến duật
a. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS: 
- Cảm nhận được nét độc đáo của những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn, hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ
- Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ trong bài thơ.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.
b. tổ chức các hoạt động dạy học
 1. ổn địn tổ chức
 2. Bài cũ: Em hãy đọc thuộc và nêu nội dung bài thơ “Đồng chí “ của nhà thơ Chính Hữu?
Gợi ý trả lời
Bài thơ thể hiện hình tượng người lính cách mạng và tình đồng chí của họ qua những chi tiết, hình ảnh ngôn ngữ giản dị, chân thưc, cô đọng , giàu sức biểu cảm. Tình đồng chí, đồng đội của người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
3. Bài mới
 hoạt động của gv và hs 	nội dung cần đạt
? Đọc chú thích ở SGK và nêu hiểu biết của em về tác giả Phạm Tiến Duật?
H: Giới thiệu sơ lược về bài thơ?
I. vài nét về tác giả, tác phẩm
1, Tác giả:
Phạm Tiến Duật sinh 1941, quê Phú Thọ. Tốt nghiệp Đại học sư phạm khoa Ngữ văn năm 1964. Tháng 8 cùng năm đó, ông vào quân ngũ hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông có một giọng điệu rất riêng: sôi nổi, hồn nhiên trẻ trung, tinh nghịch, hóm hỉnh mà sâu sắc.
 Nhân vật trong thơ Phạm Tiến Duật thường là hình tượng những người lính và những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
2. Tác phẩm:
-Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất trong cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 1969 – 1970, chùm thơ đã khẳng định giọng thơ riêng của ông. Sau này bài thơ được đưa vào “Vầng trăng, quầng lửa”. Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo- những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lái xe ở tuyến đường Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung , sôi nổi.
II/. Đọc, giải từ khó, tìm hiểu cấu trúc văn bản
GV hướng dẫn HS cách đọc: giọng đọc vui tươi, sôi nổi, thể hiện tinh thần lạc quan, tư thế ung dung tự tại; thể hiện cái ngang tàng dũng cảm của tuổi trẻ trước những khó khăn nguy hiểm.
? Em hãy xác định thể thơ, nhân vật trữ tình và phương thức biểu đạt của bài thơ?
? Em hiểu gì về nhân đề của bài thơ
H: Hãy nêu bố cục của bài thơ? Nội dung các phần ntn?
1. Đọc
2.Giải từ khó:
 Hs tự giải các từ khó trong SGK
3. Cấu truc văn  ... Tình cảm ấy là biểu hiện cụ thể và đẹp đẽ của tình cảm gắn bó với gia đình, với quê hương đất nước.
 Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận. Thành công ở bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, là điểm tựa khơi gợi kỉ niệm, cảm xúc và suy ngâm về bà và tình bà cháu.
3. Bài mới
Hoạt động của gv và hs
nội dung cần đạt
GV cho HS theo dõi phần chú thích để tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm.
H: Hãy nêu sự hiểu biết của mình về nhà thơ Nguyễn Duy?
H: Hãy cho biết xuất xứ của bài thơ “ánh trăng”?-
GV: Đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc
HS: Tìm hiểu một số từ khó (Chú thich – SGK)
? Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ
? Nhận xét về kết cấu, giọng điệu của bài thơ?
Cho HS đọc phần thơ thứ nhất
? Vầng trăng tuổi thơ được tác giả miêu tả như thế nào?
? Trăng và người ở đây có quan hệ đặc biết nào?
? Mối quan hệ này được nhà thơ cảm nhận trong thời gian nào?
? Những câu thơ tiếp theo cho thấy trăng và người sống với nhau như thế nào
? Cảm nhận của em về nhịp thơ ở phần thứ nhất này? 
? Cuộc sống của tác giả sau chiến tranh ở đâu và đó là cuộc sống như thế nào?
? Mối quan hệ của nhà thơ và trăng trong thời điểm này như thế nào?
? Trong hoàn cảnh nào, nhà thơ lại nhìn thấy vẻ đẹp của trăng?
? Trong hoàn cảnh như vậy thì điêù gì đã nẩy sinh từ nhân vât trữ tình?
? Vầng trăng xuất hiện trong hoàn cảnh như vậy có ý nghĩa như thế nào trong việc diễn đạt nội dung?
? Hình ảnh vầng trăng ở khổ cuối mang ý nghĩa gì?
ý nghĩa biểu tượng của nó được hiểu như thế nào?
? Nhìn vầng trang tròn vành vạnh đó, con người đã cảm thầy điều gì?
? Từ những hiểu biết trên, em hãy nêu vài nét về chủ đề của bài thơ?
HS: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: 
Nguyễn Duy sinh 1948, quê Thành phố Thanh Hoá. Nhập ngũ năm 1966, váo binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo văn nghệ giải phóng. Từ 1977, Nguyến Duy là đại diện thường trú báo văn nghệ tại Thành phố Hò Chí Minh. Ông được trao giải nhất cuộc thi báo văn nghệ năm 1972 -1973. Ông là một gương mắt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước, và vẫn bền bỉ sáng tác cho đến nay.
2. Tác phẩm :
 - Bài thơ rút trong tập cùng tên, được tác giả viết vào năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh, ba năm sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Vì vậy, bài thơ như một lời tâm sự chân tình: vầng trăng không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên đất nước mà còn gắn bó với tuổi thơ, với những ngày kháng chiến gian khổ, chúng ta đừng vô tình lãng quên những tình cảm chung thuỷ đó.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. Bố cục bài thơ gồm 3 phần:
 + Phần 1 (Hai khổ thơ đầu) : Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ
 + Phần 2 (Khổ thứ tư) : Cảm nghĩ về hình ảnh vầng trăng trong hiện tại
 + Phần 3 (Còn lại) : ánh trăng gợi lại bao nhiêu tình nghĩa và triết lí sâu sắc.
3. Kết cấu, giọng điệu.
 + Về kết cấu: Sử dụng thể thơ măm chữ, mỗi khổ bốn dòng thơ, đặc biệt chữ đầu dòng trong các câu thơ không viết hoa.
 + Về giọng điệu: Giọng thơ không hoa mĩ, mà là một lời tâm tình tự nhiên, thì thầm như trò chuyện, như giải bày tâm sự, như đang trò chuyện.
4. Phân tích.
a) Cảm nghĩ về vầng tăng trong quá khứ.
- Trăng gắn bó với tác giả, với đồng ruộng, dòng sông, với rừng,...
Hồi nhỏ sống với đồng
... Vầng trăng thành tri kỉ.
- Trăng và người đã trở thành tri kỉ, là đôi bạn rất thân thiết, rất hiểu nhau, không thể thiếu nhau chia bùi sẽ ngọt, đồng cam cộng khổ.
=> Mối quan hệ này bắt đầu khi nhà thơ ở rừng
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ.
- Trăng và người gần gũi đến “trần trụi”, hồn nhiện vô tư “như cây cỏ”, là tình nghĩa, thuỷ chung đầy ân tình
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
- Nhịp thơ nhanh, linh hoạt ở khổ thơ thứ nhất thể hiện được sự vận động của không gian và thời gian. Giúp ta cảm nhận được niềm hạnh phúc của tuổi thơ được gắn bó với vầng trăng thân thương. Nhịp chậm lại ở khổ hai giúp ta cảm nhận sự vận động của không gian và thời gian như dừng lại trong sự ân nghĩa thuỷ chung
b) Cảm nghĩ về hình ảnh vầng trăng trong hiện tại
- Sau chiến tranh, nhà thơ ở thành phố, với cuộc sống hiện đại, sung sướng.
- Vầng trăng bị con người quên lãng, dửng dưng đến đau lòng. Hoàn cảnh thay đổi, lòng người thay đổi.
Vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đương
- Trong khoảng khắc “Phong byun-đinh tói om” vầng trăng xuất hiện bất ngờ khiến t/g bàng hoàng trước vẻ đẹp kì vĩ của vầng trăng
- Gợi bao kỉ nệm ngày xưa ùa về với nhà thơ làm rưng rưng
Ngửa mặt lên nhìn mặt
...như là đồng là bể
Như là sông là rừng.
=> Trăng nhắc nhở con người những năm tháng gian khổ, tình bạn tri kỉ, tình đồng chí, đồng độ cùng chia ngọt sẻ bùi.
c) ánh trăng gợi bao nhiêu tình nghĩa về triết lí sâu sắc.
- Trăng mang ý nghĩa biểu tượng. Biểu tượng quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, biểu tượng sự bao dung độ lượng của tình nghĩa thuỷ chung son sắc, trong sáng mà không hề đòi hỏi đền đáp
Trăng cứ tròn vành vạnh
...Đủ cho ta giật mình
=> Nhìn trăng tròn, trăng im lặng, người vô tình thấy khuyết điểm của mình nên phải “giật mình”
- Bài thơ là sự suy ngẫm triết lí về thái độ sống với quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
5. tổng kết
- Nghệ thuật:
 Bài thơ có giọng điệu tâm tình, nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga tha thiết, có khi lại trầm lắng suy tư. Kêt hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình. Ngôn ngữ thơ giàu cảm xúc. Đặc biệt bài thơ sự dụng hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc
- Nội dung: 
	- Bài thơ là sự suy ngẫm triết lí về thái độ sống với quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Nó có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố cho con người thái độ sống ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ. Đó cũng là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
	* Dăn dò: HS: học bài và soạn bài mới.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ....
..
..
..
========================
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết 59 : Tổng kết từ vựng
 ( luyện tập tổng hợp )
A. mục tiêu cần đạt
 	Giúp HS:
- Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiấp, nhất là trong văn chương.
B. chuẩn bị:
	GV: Giáo án, bảng phụ
	HS: Soạn bài ở nhà.
C. tổ chức các hoạt động dạy – học.
 1. ổn định tổ chức 
 2. Bài mới:
 Hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt
GV hướng dẫn Hs so sánh hai dị bản của câu ca dao.
HS thực hiện và chú ý phân tích sắc thái nghĩa giữa từ “gật đầu và gật gù”
Cho HS tìm hiểu bài tập 2. GV yêu cầu HS tìm 5 VD
HS: thực hiện theo nhóm
Hs trình bày
GV nhận xét, chữa bài cho HS
Bài tập 1 ( SGK tr, 158)
So sánh hai dị bản của câu ca dao: “Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon” và “Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”.
- Gật gù: Gật nhẹ, nhiều lần biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng
- Gật đầu: động tác cúi đầu xuông rồi ngẩng đầu lên ngay thường dùng để chào hỏi thể hiện sự đồng ý
=> Kết luận : Như vậy dùng từ “gật gù” thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt. Tuy món ăn đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn ngon miệng vì họ biết chia sẽ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
2. Bài tập 2 ( SGK)
- Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói chỉ có một chân sút. Cách nói này có nghĩa là cả đội chỉ có một người sút bóng tốt.
GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ
HS trả lời
GV yêu cầu HS làm bài tập
HS làm vào vở, trình bày
GV chữa bài tập cho HS:
GV gợi ý để HS thực hiện bài tập 5.
3.Bài tập 3
- Những từ được dùng theo nghĩa gốc : Miệng, chân, tay
- Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: đầu (chuyển theo phương thức ẩn dụ); vai (chuyển theo phương thức hoán dụ)
4. Bài tập 4. ( SGK tr 159)
 Các từ: (áo) đỏ , (cây) (xanh, ( ánh) hồng, lửa cháy, tro, tạo thành hai trường từ vựng
 + Chỉ màu sắc
 + Chỉ lửa và hiện tượng liên quan đến lửa.
- Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ với nhau. Màu đỏ của cô gái thắp lên trong chàng trai (và bao cô gái khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngây ngất (đến mức đọ có thể cháy thành tro) và lan toả cả không gian, làm không gian cũng biến sắc (cây xanh cũng ánh theo hồng)
5. Bài tập 5 ( SGK) 
*) Tên : rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kêngBa Khía
- Sự vật hiện tượng được gọi tên theo cách dùng từ ngữ sẵn có với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gợi tên.
6. Bài tập 6
- Vợ : Bác sỹ. Chồng : đốc tờ
Hiện tượng đồng nghĩa
=> Phê phán những người sính dùng từ nước ngoài.
GV: Củng cố nội dung bài học.
HS: Học bài và soạn bài mới.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ....
..
..
..
========================
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
	a. mục tiêu cần đạt
 	 Giúp HS: 
	- Biết cách đưa yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí.
	b. tổ chức các hoạt động dạy - học
	 1. ổn định tổ chức 
	 2. Bài cũ: 
	Nêu vai trò, tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự? Trong văn tự sự, nghị luận thường xuất hiện ở đâu?
Gợi ý trả lời
	- Làm tăng thêm sức thuyết phục đối với người đọc, người nghe. Nghị luận thường xuất hiện trong những lời nói đối thoại hoặc độc thoại, khi nhân vật muốn bày tỏ một quan điểm, phán đoán, lí lẽ nào đó nhằm thuyết phục người 	đọc, người nghe.
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV và hs
Nội dung cần đạt
GV cho HS đọc đoạn văn: “lỗi lầm và biết ơn”
? Trong đoạn văn đó, em hãy tìm xem yếu tố nghị luận nằm ở những câu văn nào? 
? Những yếu tố nghị luận đó có vai trò như thế nào trong đoạn văn?
? Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?
GV: Cho một số em trình bày.
HS: khác nhận xét, bổ sung
GV: Đanh giá, sửa chữa.
I. thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn tự sự
1. Tìm hiểu đoạn văn : “Lỗi lầm và biết ơn”
- Các câu nghị luận : Hôm nay người bạn tốt của tôi đã làm khác những gì tôi 	nghĩ.
	Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi
	Những điều viết trên cát sẽ ... trong lòng người. Vậy mỗi chúng ta ... những ân 	nghĩa lên đá.
Những yếu tố nghị luậ đó làm cho đoạn văn thêm sâu sắc, giàu tính triết li và có ý thức giáo dục cao.
- Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi ân nghĩa, an tình.
II, Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt.
Gợi ý viết bài
	- Buổi SH diễn ra như thế nào? (Thời gian, không gian, địa điểm, người điều hành, không khí buổi sinh hoạt).
	- Nội dung buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu vấn đề gì? Tại sao lại phát 	biểu.	- Em đã thuyết phục cả lớp như thế nào để bảo vệ Nam (lí lẽ, lời phân tích...)
* Củng cố: GV kháI quát nội dung bài học
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..
======================

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 10-12.doc