Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 11 - Trường THCS Đạ Ploa

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 11 - Trường THCS Đạ Ploa

Văn bản : ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 - Thấy được những nết nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến Thức:

 - Những hiểu biết ban đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ.

 - Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.

 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.

 2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

 - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiênvà cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.

 3. Thái độ:

 - Xây dựng lòng yêu thiên nhiên ,yêu lao động ,yêu đất nước.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 11 - Trường THCS Đạ Ploa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 
TIẾT 51+52 Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
 Văn bản : ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. 
 - Thấy được những nết nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Những hiểu biết ban đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
 - Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
 - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiênvà cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
 3. Thái độ: 
 - Xây dựng lòng yêu thiên nhiên ,yêu lao động ,yêu đất nước.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ "Tiểu đội xe không kính",
 ? Hình ảnh những chiến sĩ hiện lên với những phẩm chất gì?
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Sự chuyển biến và trưởng thành của thơ Huy Cận là kết quả trực tiếp của mỗi bước đường nmgày càng ngập sâu vào cuộc đời - Hiện thân khoẻ khoắn nhất cho sự sống. Gương mặt của cuộc đời là gương mặt của nhân quần – lao động - đấu tranh – sáng tạo. Bắt đầu từ Trời mỗi ngày lại sáng, cuộc sống ùa vào thơ Huy Cận, mang lại cho thơ ông một sinh khí chưa từng thấy.HuyCận đã tìm ra mối hoà điệu của lao động, của người lao động với mạch sống đang lên từng ngày tươi da thắm thịt của đất nước. Đoàn Thuyền Đánh Cá là bài thơ tiêu biểu cho sự hoà quyện ấy.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
? Giới thiệu những nét chính về T/g?
HS: Dựa vào chú thích sao trả lời 
? Cho biết hoàn cảnh ra đời của T/p?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV giảng: 
- Quê: Vụ Quảng Hà Tĩnh
- Nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập "Lửa thiêng"
- Tham gia cách mạng từ năm 1945, sau cách mạng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền , là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam
- Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật cho ông năm 1996
* HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản, Phân tích văn bản
 GV: HD H/s đọc Vbản: To, rõ, chính xác, thể hiện sự phấn chấn, hào hứng 
- Nhịp 4/3, 2-2/3
- HS: Theo dõi gv đọc mẫu sau đó đọc bài
* Thảo luận nhóm: 
? Tìm bố cục của bài thơ, nêu ND chính của từng phần?
- Hs: Thảo luận , trình bày
- GV: Chốt ghi bảng
? Đọc toàn bài thơ, hãy nêu cảm hứng bao trùm của "Đoàn thuyền đánh cá"
- GV giảng : -> Hai cảm hứng này hoà quyện và thống nhất trong toàn bộ bài thơ
- Mạch cảm xúc trong bài thơ: Theo trình tự thời gian đoàn thuyền của Ngư dân ra khơi, đánh cá và trở về
- 1 H/s đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu
* Thảo luận nhóm:
? Cảnh hoàng hôn trên biển được T/g miêu tả qua những câu thơ nào?
? T/g sử dụng NT gì để miêu tả?
- Hs: Thảo luận trình bày
- GV: Chốt ghi bảng.
? Hai câu thơ trên, giúp em cảm nhận được cảnh hoàng hôn trên biển ntn?
? Cảnh đoàn thuyền đánh cá khởi hành có gì cần chú ý. ? ( Từ lại có ý nghĩa gì?)
? Hình ảnh " Câu hát căng buồm" có ý nghĩa như thế nào ?
- GV: Chốt ý
-1 H/s đọc 4 khổ thơ tiếp theo
? Cảnh đoàn thuyền đi trên biển được T/g miêu tả trong khung cảnh nào?
- HS :Trả lời
? Nghệ thuật nào được sử dụng?
- GV: Chốt ý
? Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển hiện lên qua những câu thơ nào? 
- HS: Trả lời
? Hình ảnh con thuyền đánh cá ở đây hiện lên ntn?
- Hs: Suy nghĩ trả lời
? Công việc của người đánh cá được thể hiện qua những câu thơ nào?
? Nhận xét gì về BPNT được sử dụng trong các câu thơ trên?
? Tác dụng của các biện pháp trên là gì?
? Các loài cá trên biển được tác giả miêu tả ở những câu thơ nào?
? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đây?
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này ?
- Hs : Suy nghĩ trả lời.
- Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vậy kết thúc bài thơ là hình ảnh gì?
- HS : Suy nghĩ trả lời.
? Đoàn thuyền đánh cá trở về được T/g miêu tả qua những câu thơ nào?
- HS: H/s đọc khổ thơ cuối
? Câu hát căng buồm được lặp lại mấy lần?
- HS : Được lặp lại 2 lần
* Thảo luận nhóm.
? Nhận xét về đặc sắc NT của bài thơ?
? Nêu nội dung chính của bài thơ?
- HS: Thảo luận trình bày.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- Hệ thống bài - Hướng dẫn H/s luyện tập
 - Đọc diễn cảm bài thơ 
 - Học thuộc lòng bài thơ
- Soạn tiếp “Tổng kết từ vựng” "Bếp lửa", “Nghị luận trong văn bản tự sự”
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: 
- Cù Huy Cận : ( 1919 – 2005 ) Quê : Hà Tĩnh. Nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập thơ “ Lửa Thiêng “
- Ông tham gia cách mạng trở thành nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ hiện đại Việt Nam.
- HC được nhà nước trao giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật ( 1996)
2. Tác phẩm:
- Năm 1958, ông đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh bài thơ ra đời trong thời gian ấy và in trong tập thơ "Trời mỗi ngày lại sáng"
- Thể thơ: Tự do
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 phần:
- 2 khổ đầu: Cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người
- 4 khổ tiếp theo: Cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa biển trời ban đêm
- Còn lại: cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bỡnh minh
b. Phương thức biểu đạt: Miêu tả trữ tình
c. Đại ý: 
d. Phân tích :
 - Cảm hứng bao trùm của bài thơ:
- Cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ
- Cảm hứng về lao động của tác giả
-> Hai cảm hứng này hoà quyện và thống nhất trong toàn bộ bài thơ
- Mạch cảm xúc trong bài thơ: Theo trình tự thời gian đoàn thuyền của Ngư dân ra khơi, đánh cá và trở về.
d1. Cảnh biển và cuộc hành trình của đoàn thuyền.
* "Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"
-> Nghệ thuật: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hai vần trắc "lửa - cửa" liền nhau => Vũ trụ như là một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống như một tấm cửa khổng lồ 
* Cảnh đoàn thuyền đánh cá khởi hành:
"...Lại ra khơi"
-> Công việc hàng ngày, diễn ra thường xuyên.
- Câu hát căng buồm cùng gió khơi -> Phóng đại
... đến dệt lưới ta đoàn cá ơi
=> Màn đêm buông xuống đoàn thuyền lại ra khơi với niềm say sưa ,hứng khởi.
d2. Đoàn thuyền giữa biển khơi.
- Thuyền ta lái gió với buồm trăng.... Trời sáng
-> Thủ pháp phóng đại, liên tưởng táo bạo, bất ngờ
=> Hình ảnh người lao động và công việc của họ được đặt vào không gian rộng lớn của biển trời trăng sao để làm tăng thêm kích thước và tầm vóc vị thế của con người.
* Cảnh đoàn thuyền đánh cá:
 - "Thuyền ta...
 Ra đậu dặm xa dò bụng biển
 Dàn đan thế trận lưới vây giăng"
-> Hình ảnh con thuyền kì vĩ, hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ
"Ta hát bài ca gọi cá vào....trăng cao
-> Tưởng tượng lãng mạn
- Sao mờ kéo lưới kịp trời sang.....chùm cá nặng
-> Bút pháp lãng mạn, trí tưởng tượng + Tả thực
=> Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã thành bài ca đầy niềm tin, nhịp nhàng với thiên nhiên
- Hình ảnh các loài cá trên biển: 
+ Cá thu, cá song...
+ Vẩy bạc đuôi vàng
+ Mắt cỏ huy hoàng
-> Liên tưởng, tưởng tượng bay bổng từ quan sát hiện thực, liệt kê
=> Vẻ đẹp của bức tranh sơn mài, lung linh, huyền ảo
- Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
 Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
-> NT: Ẩn dụ, hoán dụ - hình ảnh lãng mạn, tình tứ
=> Những con người lao động khẩn trương, nặng nhọc nhưng vui vẻ hồ hởi.
d3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
- Mở đầu: Đoàn thuyền ra đi đánh cá khi đêm xuống.
- Kết thúc: Đoàn thuyền trở về khi bình minh lên.
- "Câu hát căng buồm" - Lặp lại gần như toàn bộ câu thơ ở khổ thơ 1 
-> Niềm vui thắng lợi sau một chuyến ra khơi may mắn, tôm cá đầy khoang
- " Đoàn thuyền...mặt trời" -> Hào hứng, chạy đua tốc độ với thời gian
- Hai câu cuối "Mặt trời đội biển...Mắt cá..."
-> Tưởng tượng sáng tạo
=> Sự tuần hoàn của thời gian: Ánh sáng nhô lên, mặt trời ló mặt., kết thúc một đêm. Một lần nữa câu hát được lặp lại đó là khúc ca khải hoàn, khúc ca ca ngợi những con người lao động	
3.Tổng kết, ghi nhớ (SGK/142)
a. Nghệ thuật:
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hoá, phóng đại. Khắc hoạ những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá. Miêu tả hài hoà giữa thiên nhiên và con người.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng.
b. Nội dung: 
- Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
TUẦN 11 
TIẾT 5 3 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Tiếng Việt :TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
 (Từ tượng thanh, tượng hình,một số phép tu từ từ vựng 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về từ vựngvà một số phép tu từ từ vựng.
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học khi giao tiếp , đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá , nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
 - Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
 2. Kĩ năng: 
- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
 - Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá , nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
 3. Thái độ: 
 - Nắm chắc kiến thức học tập tiến bộ.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kết hợp trong tiết học.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Để củng cố các kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về từ vựng , từ đó các em có thể nhận diện và vận dụng khái niệm , hiện tượng một cách tốt hơn, chúng ta cùng vào tìm hiểu giờ học hôm n ...  c
* Thảo luận nhóm.
? Nhận xét số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên?
? Tìm những chữ có chức năng gieo vần?
? Nhận xét về cách gieo vần?
? Cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ?
? Cách gieo vần, ngắt nhịp ở đoạn thơ này?
? Qua các đoạn thơ vừa được tìm hiểu trên đây, hãy rút ra đặc điểm của thể thơ 8 chữ?
- HS: Rút ra kết luận
- Đặc điểm của thể thơ 8 chữ:
+ Mỗi dũng cú 8 chữ
+ Cách ngắt nhịp đa dạng
+ Có thể gồm nhiều đoạn dài (không hạn định số câu)
 + Có thể chia thành các khổ (4 câu 1 khổ)
 + Phổ biến là cách gieo vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián tiếp)
*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn hs luyện tập 
* Bài tập 1: 
- HS: Đọc yêu cầu bài tập. Điền từ thích hợp, thảo luận nhóm trình bày
- GV: Chốt sửa sai.
* Bài tập 2:
- Hs: Thảo luận, trình bày.
 - Gv: Chốt, ghi bảng.
* Bài tập 3: 
Gợi ý: - Từ điền vào chỗ trống ở câu 3: Phải là thanh B
- Ở câu thứ 4 phải có khuân âm ương hoặc a để hiệp với chữ xa ở cuối dũng thứ 2 và mang thanh B
- GV hướng dẫn H/s các bước thực hiện
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- 1 H/s nhắc lại đặc điểm thể thơ 8 chữ
- Hoàn thành bài thơ 
 - Sưu tầm những bài thơ 8 chữ
 - Soạn "Khúc hát ru..." 
 - Bài tập: Làm một bài thơ 8 chữ với nội dung tự chọn
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Nhận diện thể thơ tám chữ:
- Số chữ trong mỗi dũng thơ: 8 chữ
- Những chữ có chức năng gieo vần
a. Đoạn thơ a
Tan - ngần, mới - gội, bừng - rừng, gắt - mật
- Cách ngắt nhịp:
1: 2 / 3 / 3
2: 3 / 2 / 3
3: 3 / 2 / 3
4: 3 / 3 / 2
b. Đoạn thơ b
Về - nghe, học - nhọc, bà - xa
-> Gieo vần chân liên tiếp theo từng cặp
- Cách ngắt nhịp:
1. 3 / 3 / 2
2. 4 / 2 / 2
3. 4 / 4
4. 3 / 3 / 2
c. Đoạn c
- Gieo vần: Các từ: Ngát - hát; non - son;
 đứng - dựng; tiên - nhiên hiệp vần với nhau -> Vần chân gián cách
- Ngắt nhịp:
1. 3 / 3 / 2
2. 3 / 2 / 3
3. 3 / 3 / 2
4. 3 / 2 / 3
*Ghi nhớ: (SGK/150)
II. LUYỆN TẬP:
1. Luyện tập nhận diện thể thơ 8 chữ:
a. Bài 1: Điền từ thích hợp
1. Ca hát 3. Bát ngát
2. Ngày qua 4. muôn hoa
b. Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
1. Cũng mất 2. đất trời 3. Tuần hoàn
c. Bài 3: Đoạn thơ trong bài "Tựu trường" - Huy Cận
- Sai ở câu thơ thứ 3
- Vỡ: Lẽ ra âm tiết cuối của câu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với từ gương ở cuối câu thơ trên
- Chép đúng: cuối câu thứ 3 là từ: vào trường
d. Bài 4: Trình bày bài thơ, đoạn thơ tự làm
2. Thực hành làm thơ tám chữ:
a. Bài tập 1: Tìm những từ đúng thanh đúng vần để điền vào chỗ trống trong khổ thơ sau:
- Khổ thơ này được chép chính xác là:
Trời trong biếc không qua mây gợn trắng
Gió nồm Nam lộng thổi cánh diều xa
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đóng lướt bay qua
b. Bài tập 2: Làm thêm một câu thơ cho phù hợp với ND cảm xúc và đúng vần của các câu thơ trước
- Gợi ý: Câu thơ này phải có 8 chữ và chữ cuối phải có khuôn âm ương hoặc a, mang thanh bằng
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
*************************************************
TUẦN 11 
TIẾT 5 4 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Tập Làm Văn+ Văn : TRẢ BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 BÀI KIỂM TRA VĂN A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này, nắm vững hơn các kiến thức văn học trung đại
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này, nắm vững hơn các kiến thức văn học trung đại
 2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt
 3. Thái độ: 
 - Nhận rừ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.
C. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành.
 - GV: Bài viết của H/s + các lỗi trong bài + cách chữa
 - H/s: Lập dàn ý chi tiết đề văn đó viết ở bài TLV số 2,các câu ở bài văn.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Chúng ta đã cùng nhau viết bài TLV số 2: Đó là kiểu bài yêu cầu kể chuyện kết hợp với miêu tả. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm: được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này.
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài tập làm văn
? Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)
* HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài làm. Nhận xét ưu, nhược điểm
? Hãy lập dàn ý cho đề văn
- H/s khác theo dõi bổ sung
? Sử dụng yếu tố miêu tả vào các ý nào thì phù hợp?
-> Sử dụng yếu tố miêu tả vào các ý: 2, 4, 5 trong phần thân bài (cần linh hoạt)
GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm
- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/s
a. Ưu điểm: 
- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)
- 1số bài vận dụng yếu tố miêu tả khá linh hoạt
- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của H/s: Hậu, Ru Lai, Jiêm..
 - Trình bày sạch đẹp.
b.. Tồn tại:
- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn. 
- Sử dụng yếu tố miêu tả chưa linh hoạt, chưa nhiều
 - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:
- còn sai chính tả
- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.
- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao
- GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa
- GV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt
- Trả bài cho H/s
I. ĐỀ BÀI: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó
II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM
1. Nội dung: 
- Kiểu văn bản: Tự sự
- Vận dụng các kĩ năng: Kể chuyện + tưởng tượng + miêu tả.
- Các nội dung cần nêu ra trong bài làm.
 + Vị trí của người kể chuyện: đó trưởng thành, có một công việc, một vị trí nào đó trong xã hội, mong trở lại thăm ngôi trường cũ.
 + Lí do trở lại thăm trường (đi công tác qua, hè về quê tới thăm trường)
 + Đến thăm trường vào buổi nào?
 + Đến thăm trường đi với ai?
 + Đến trường gặp ai?
 + Quang cảnh trường như thế nào? (có gì thay đổi, có gì còn nguyên vẹn? )
 + Hồi tưởng lại cảnh trường ngày xưa mình học ( Những gì gợi lại kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào? )
2. Đáp án chấm:
a. Mở bài: (1 điểm)
 + Lí do viết thư của bạn.
b. Thân bài: (7 điểm)
Nội dung bức thư
 + Lời thăm hỏi bạn.
 + Kể cho (nghe) biết về buổi thăm trường đầy xúc động:
 . Lí do trở lại thăm trường
 . Thời gian đến thăm trường
 . Đến thăm trường với ai?
 . Quang cảnh trường ntn?
 . Suy nghĩ của bản thân
c. Kết bài: (1 điểm)
- Lời chúc, lời chào, lời hứa hẹn.
3. Nhận xét ưu, nhược điểm
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài văn 
Đọc lại đề bài
Nêu đáp án
* HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài làm. Nhận xét ưu, nhược điểm
Câu2 : (5đ) Học sinh phải trả lời đầy đủ các yêu cầu sau :
 - Hình thức : trình bày rõ bố cục theo 3 phần của đề phân tích : Chép đúng và chính xác 4 câu thơ rõ ràng, sạch sẽ ( 1.5đ)
 - Nội dung :
+ Phân tích hai câu thơ đầu chú ý hình ảnh : Con én đưa thoi -> Ẩn dụ nhân hoá , 
 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.-> Thời gian ngày xuân, ngày vui trôi rất nhanh -> Mới đó mà mà đã sang tháng thứ ba của mùa xuân đã được hơn 60 ngày của mùa xuân. Dùng hình ảnh chim én bay đi bay lại trong bầu trời xuân, rất nhanh như chiếc thoi đưa chạy đi chạy lại trên khung dệt vải và có cẩm giác nối tiếc thời gian ngày xuân.( 1.5đ) 
 + Hai câu cuối của khổ 1 :
 Cỏ non xanh tận chân trời.
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
 -> Bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân, sinh động có hồn. Thảm cỏ non trải rông tới chân trời làm gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền cỏ non ấy lại điểm xuyến một vài bông hoa lê trắng, màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu-> Vẻ đẹp của mùa xuân : Mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống., khoáng đạt , trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết. ‘Điểm’-> động từ là cho làm cho cảnh đẹp trở nên có hồn,sinh động, không tĩnh lặng ( 2đ) 
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- Hệ thống bài - Nhận xét ý thức học tập trong giờ
 - Xem lại bài + bổ sung ND còn thiếu trong bài làm
 - Soạn VB Bếp lửa.
I. ĐỀ BÀI: 
II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM :
1. Nội dung: 
2. Đáp án chấm:
* Phần trắc nghiệm : Mỗi câu đúng được ( 0.5đ)
 1- d ( 0.5đ) ; 2- b ( 0.5đ); 3- c ( 0.5đ); 4- c( 0.5đ) ; 5 - d( 0.5đ) ; 6 – b ( 0.5đ)
*Phần tự luận :
 Câu1 : Học sinh phải trả lời đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệm của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
- Cuộc đời : 
 + Nguyễn Đình Chiểu ( 1822- 1888) tên thường gọi là Đồ Chiểu
 + Sinh tại quê mẹ ở Gia Định - TP Hồ Chí Minh. Quê cha ở Phong Điền , tỉnh Thừa Thiên Huế.
 + Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi, 6 năm sau ông bị mù .
 + Không đầu hàng số phận ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
 + Khi TD Pháp xâm lược ông tích cực tham gia kháng chiến, Khi cả Nam Kì rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri ( Bến Tre) và không ra làm quan cho giặc Pháp.
- Sự nghiệp : Là nhà thơ lớn của dân tộc, để lại nhiều tác phẩm văn chương có giá trị :
 + Truyền bá đạo lí làm người: Truyện Lục Vân Tiên ( Truyện thơ Nôm) , Dương Tử - Hà Mậu.
 + Ý chí cứu nước : Chạy giặc ; Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc, Thơ điêú Trương Định .........
3. Nhận xét ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm:
- Xác định đúng yêu cầu của đề bài
- Phần trắc nghiệm làm rất tốt
- Phần tự luận: Nêu được những ý cơ bản
- Một số bài viết tốt đạt kết quả cao:
- Một số bài trình bày sạch sẽ, khoa học:
b. Tồn tại: 
- Phần tự luận hiểu song viết chưa sâu
- Hầu hết mới nêu suy nghĩ chưa có dẫn chứng từ tác phẩm -> Chưa thuyết phục
- Còn mắc nhiều lỗi dựng từ, diễn đạt, câu chính tả:
- Một số bài kết quả thấp
 III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 suu tam.doc