Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 58: Ánh trăng

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 58: Ánh trăng

Ngày soạn: 11/11/2008

Ngày giảng: 15/11/2008

 TIẾT 58

Văn bản

Ánh trăng

NGUYỄN DUY

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.

 - Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.

 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ năm tiếng, cảm nhận phân tích và bình giảng hình ảnh biểu tượng trong bài thơ.

 - Biết ơn, tôn trọng và tự hào về quá khứ của dân tộc.

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: giáo án; bảng phụ; phiếu học tập; tranh ảnh chân dung nhà thơ; .

 - Học sinh: bài soạn.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Giáo viên: đàm thoại; phân tích; phát vấn; nêu vấn đề; giảng bình;.

 - Học sinh: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm; .

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 735Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 58: Ánh trăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/11/2008 
Ngày giảng: 15/11/2008 
 Tiết 58
Văn bản
ánh trăng
Nguyễn Duy
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
 - Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ năm tiếng, cảm nhận phân tích và bình giảng hình ảnh biểu tượng trong bài thơ.
 - Biết ơn, tôn trọng và tự hào về quá khứ của dân tộc.
B. chuẩn bị: 
 - Giáo viên: giáo án; bảng phụ; phiếu học tập; tranh ảnh chân dung nhà thơ;..
 - Học sinh: bài soạn.
C. phương pháp: 
 - Giáo viên: đàm thoại; phân tích; phát vấn; nêu vấn đề; giảng bình;.....
 - Học sinh: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;..
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
 - Kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Em có nhận xét gì về hình ảnh trăng qua hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận? 
 * Gợi ý: Thiên nhiên và con người hoà hợp, trăng làm bạn với con người trong chiến đấu và trong lao động sản xuất.
III. Bài mới: 
 Trăng trong thơ vốn là vẻ đẹp trong trẻo, tròn đầy đó là cái gì lãng mạn nhất trong cuộc đời, nhất là khi người ta còn thơ ấu hoặc khi người ta cần chia sẻ, giãi bày. Nhà thơ Lí Bạch đã từng có hai câu thơ rất nổi tiếng: “Cử đầu vọng minh nguyệt
 Đê đầu tư cố hương.”
 Còn nhà thơ Tố Hữu đã từng tâm sự: “Mình về thành thị xa xôi
 Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng?
 Phố đông còn nhớ bản làng,
 Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?”
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nôị dung
* HĐ1: Tìm hiểu ác giả, tác phẩm (10 phút)
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
G Sinh ra ở vùng quê nghèo Thanh Hoá Nguyễn Duy thấm thía những nỗi vất vả của bà con lao động nên những lời thơ của ông thường rất mộc mạc, giản dị nhưng giàu chất triết lí. Bài thơ ánh trăng là một ví dụ điển hình.
Ngoài ra ông có nhiều tập thơ đã được xuất bản như: Cát trắng (1973); ánh trăng (1984); Mẹ và em (1987); Quà tặng (1990); không chỉ viết thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí: tiểu thuyết Khoảng cách (1985); bút kí Nhìn ra bể rộng trời cao (1985);
? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
? Em hãy liên hệ với cuộc đời của tác giả để phát biểu chủ đề của bài thơ?
G Nguyễn Duy thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thế hệ này từng trải qua nhiều thử thách gian khổ, từng chứng kiến bao hi sinh lớn lao của nhân dân, gắn bó với thiên nhiên rừng núi. Nhưng khi đã ra khỏi thời bom đạn ác liệt, được sống trong hoà bình với những tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, không phải ai cũng nhớ những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua.
Bài thơ ánh trăng ghi lại một lần “giật mình” trước cái điều vô tình dễ gặp ấy.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? Thể thơ năm chữ đã tạo ra tiết tấu về vần, nhịp điệu như thế nào?
? Giọng điệu của bài thơ này như thế nào?
G Ba khổ thơ đầu: giọng kể, nhịp thơ trôi chảy bình thường.
Khổ 4 thơ tiếp: giọng thơ đột ngột cất cao, ngỡ ngàng.
Khổ 5 và 6: giọng thơ thiết tha rồi trầm lắng cùng cảm xúc và suy tư lặng lẽ.
G Chúng ta cần đọc đúng ngữ điệu để cảm nhận tâm trạng của nhà thơ.
G Đọc mẫu 1 đoạn.
? Em hiểu buyn-đinh nghĩa là gì?
* Hoạt động 2: Phân tích văn bản (25 phút)
? Em thấy cách trình bày ở văn bản này có gì đặc biệt?
? Tác dụng của cách trình bày đó?
? Em có nhận xét gì về kết cấu của bài thơ?
? Em hãy xác định bố cục của bài thơ?
G Treo bảng phụ: bố cục.
? Bài thơ tác giả viết cho mình hay cho ai?
? Em hãy xác định đối tượng trữ tình của bài thơ?
? Nhân vật trữ tình là ai?
? Hai chủ thể đó có tách rời nhau không?
? Trong bài thơ, vầng trăng trải qua những chặng đường nào của cuộc đời tác giả?
? Đâu là bước ngoặt để nhà thơ bộc lộ cảm xúc?
? “Vầng trăng tri kỉ” ở những thời điểm nào của cuộc đời tác giả?
? Em hiểu “vầng trăng” thành “tri kỉ” là vầng trăng như thế nào?
? Vì sao khi đó “vầng trăng” thành “tri kỉ”, tình nghĩa với con người?
G Trăng khi đó là trò chơi của tuổi thơ cùng với những ước mơ trong sáng. Trăng khi đó là ánh trăng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc chiến.
? Vì sao khi đó con người có “tình nghĩa” với trăng?
? Hôm nay, vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa đó đã trở thành một quá khứ như thế nào?
G Trăng thuỷ chung tình nghĩa là vậy nhưng khi về sống ở thành phố, liệu vầng trăng có còn như xưa?
? Đọc khổ thơ 3 và 4.
? Từ ngày về thành phố con người sống trong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào?
G Sau tuổi thơ và chiến tranh là cuộc sống ở đô thị hiện đại. 
? Khi đó con người đối với vầng trăng ra sao?
? Em hiểu thế nào là “người dưng”? Thế nào là “người dưng qua đường”?
? Vậy thì trăng không quen biết người hay người xa lạ với trăng?
? Người ta nhớ tới vầng trăng trong khoảnh khắc nào?
G Lúc đó là nhu cầu của con người là tìm đến nguồn ánh sáng.
? Hành động, chi tiết nào thể hiện điều đó?
? Em có nhận xét gì về các từ trên?
? Ba động từ liên tiếp đó có tác dụng gì?
? Quan hệ giữa người và trăng lúc này ntn?
? Theo em vì sao có sự xa cách đó?
? Từ sự xa lạ giữa người và trăng ấy, tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
G “Vầng trăng đi qua ngõ
 như người dưng qua đường”.
Lời thơ ở đây pha chút chua xót. Một sự so sánh lạnh lùng nghiệt ngã làm ta nhức nhối, nhói đau bởi sự thật đã quay ngoắt 1800. Câu thơ như xoáy sâu vào tâm tưởng người đọc buộc ta phải suy nghĩ. Khi người ta thay đổi hoàn cảnh có thể dễ dàng quên đi quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn gian khổ. Trước bao vinh hoa phú quý, người ta có thể phản bội lại chính mình.
Chính điều đó đã làm cho Nguyễn Duy phải băn khoăn day dứt.
? Đọc khổ thơ 5 và 6 – giọng chậm rãi, cảm động.
? Nêu nội dung đoạn thơ trên?
? Vì sao tác giả viết: “Ngửa mặt lên nhìn mặt” mà không viết: “Ngửa mặt lên nhìn trăng”?
? Cảm xúc rưng rưng “như là đồng là bể; như là sông là rừng” cho thấy tâm hồn người đang hướng về những kỉ niệm nào?
? Cảm xúc “rưng rưng” phản ánh trạng thái ntn của tâm hồn?
? ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp đó?
G Trăng lãng du và con người lãng quên đã gặp nhau trong 1 phút tình cờ. Con người không còn trốn chạy vầng trăng trốn chạy cả bản thân mình nữa. Tư thế ở đây là tư thế đối mặt: mặt người và mặt trăng, khuôn mặt của 2 linh hồn sống: 
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng”.
Rưng rưng diễn tả nỗi xúc động đến không nói được bằng lời. Ngôn ngữ bây giờ là nước mắt dưới hàng mi. Một tình cảm chừng như nén lại nhưng nó cứ trào ra đến thổn thức, đến xót xa. Trăng thì vẫn vô tư, phóng khoáng, độ lượng như bể như rừng, mà con người thì phụ tình phụ nghĩa. Trước cái nhìn xám hối của nhà thơ, vầng trăng một lần nữa gợi lên bao cái còn mà con người tưởng như đã mất. Nhịp thơ hối hả, dâng trào khi trăng trả lại cho người tất cả. Cái quý nhất mà nó trả lại là tình người một tình người dạt dào “như là đồng là bể; như là sông là rừng”.
Ngỡ ngàng đến thảng thốt rồi rưng rưng hoài niệm, cuối cùng là niềm day dứt, ân hận.
? Đọc khổ thơ cuối?
? Vầng trăng hiện lên như thếnào?
? Thảo luận: Hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh ở đây mang nhiều tầng ý nghĩa, em hãy chỉ ra điều ấy?
? “ánh trăng im phăng phắc” nói lên điều gì?
? Tâm trạng của tác giả lúc này ra sao?
G Trăng luôn trong sáng, tròn đầy, thuỷ chung thế mà người lại vô tình, lại quên trăng. 
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ở đây?
? Em hãy chỉ ra sự đối lập đó?
G Đây chính là một cuộc đối thoại không lời, một cuộc đối thoại ngẫm mà người xưa gọi là “đối diện đàm tâm” hay Nguyễn Du nói là hình thức “song song đôi mặt”. Vầng trăng “tròn vành vạnh” và “im phăng phắc” kia đã khiến nhà thơ phải giật mình.
? Cái “giật mình” của nhà thơ có ý nghĩa gì?
G Cái giật mình đó rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở mọi người không được phép lãng quên quá khứ, cần sống có trách nhiệm đối với quá khứ coi đó là điểm tựa, lấy đó để soi vào hiện tại, không những chỉ quá khứ của mỗi người mà đó là quá khứ của cả dân tộc Việt Nam. Chúng ta tự hào với một dân tộc Việt Nam nhỏ bé mà kiên cường. Ngày hôm nay chúng ta được sống trong hoà bình, ấm no, hạnh phúc phải luôn nhớ về cội nguồn dân tộc, sống sao cho xứng đáng với cha anh; tiếp bước cha anh.
? Bài thơ thể hiện đạo lí gì của người VN?
* Hoạt động 3: Tổng kết (3 phút).
G Treo bảng phụ: Tư tưởng của nhà thơ gửi gắm qua bài thơ là gì?
A. Thiên nhiên vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn còn cuộc đời con người thì hữu hạn.
B. Thiên nhiên luôn bên cạnh, là người bạn thân thiết của con người.
C. Con người có thể vô tình lãng quên tất cả nhưng thiên nhiên quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt.
D. Cuộc sống vật chất đầy đủ rồi cũng tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt.
? Lời nhắc nhở đó có ý nghĩa gì đối với mỗi chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay?
G Bài thơ luôn có ý nghĩa sâu sắc với mọi người ở mọi thời đại, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đã bước sang thiên niên kỉ thứ III, kỉ nguyên của hội nhập và phát triển đã tạo ra cho Việt Nam bao cơ hội to lớn nhưng cũng đặt ra cho chúng ta biết bao thử thách cần phải vượt qua, đặc biệt khi những giá trị tốt đẹp, những truyền thống văn hoá ngày càng mai 1, thay vào đó là lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền của không ít thanh niên hiện nay đáng báo động. Thì “ánh trăng” của Nguyễn Duy thực sự như một thứ ánh sáng cao khiết soi rọi thức tỉnh lương tri mỗi con người. Điều đó càng chứng tỏ sức mạnh kì diệu của văn học nghệ thuật: nó mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn. Yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn.
G Treo bảng phụ: Nhận xét nào đúng về nghệ thuật của bài thơ?
A. Lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng mang nhiều ý nghĩa.
B. Hình ảnh bình dị mang ý nghĩa tượng trưng.
C. Ngôn ngữ trau chuốt, mượt mà.
D. Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá.
? Ngoài ra còn có những nét nghệ thuật nào khác?
Thảo luận: có người cho rằng bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện ngụ ngôn, em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
G “ánh trăng” đơn giản nhẹ nhàng về câu chữ, tự nhiên thuần phục về kết cấu, bình dị dễ hiểu về ý thơ mà vẫn đọng lại người đọc bao suy nghĩ xót xa. Bài thơ ngắn gọn đơn sơ như dáng dấp một câu chuyện ngụ ngôn lời ít, ý nhiều. Vầng trăng thực sự như một tấm gương soi để người ta thấy được gương mặt thật của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà đôi khi chúng ta để mất.
? Qua bài thơ em hiểu thêm gì về tác giả Nguyễn Duy?
G Nguyễn Duy đã diễn tả rất thành công những biến thái tinh vi của môt tâm hồn trong quá trình ăn năn, hối hận. Để làm được điều đó không những cần khả năng văn chương mà cần phải có tấm lòng, tình cảm, tình cảm càng chân thật càng lay động tâm hồn người đọc. Chính vì điều đó thơ Nguyễn Duy ngày càng chiếm được tình cảm của đông đảo bạn đọc.
? Đọc ghi nhớ?
* Hoạt động 4: Luyện tập (3 phút):
? Đọc diễn cảm bài thơ? 
G Cho điểm học sinh.
? Có 2 bạn tranh luận với nhau về phương thức biểu đạt của bài thơ như sau:
A. Trong bài thơ, chất tự sự là chính vì nhà thơ đang kể chuyện riêng của mình.
B. Chất trữ tình mới là yếu tố cơ bản vì tác giả muốn nói đến sự vô tình của mình trước quá khứ, nhắc nhở mình và mọi người không được quên quá khứ.
- Tác phẩm được viết khi người lính Nguyễn Duy về với phố xá được 3 năm (3 năm sau ngày miền Nam giải phóng).
- Thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa và lẽ sống thuỷ chung.
- Thơ năm tiếng.
- Vần chân, giãn cách.
- Nhịp 2/3; 3/2; 2/1/2.
- Tâm tình thủ thỉ.
- Đọc tiếp.
- Những chữ đầu dòng không viết hoa.
- Nhằm tạo sự liền mạch về ý tưởng và hình ảnh trong bài thơ.
- Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, từ quá khứ đến hiện tại.
- Hai khổ đầu: Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ.
- Hai khổ giữa: Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.
- Hai khổ cuối: Suy tư của tác giả.
- Viết cho chính tác giả và cho cả bao người khác nữa.
- Vầng trăng.
- Tác giả (Con người nghĩ về vầng trăng).
- Không tách rời mà luôn gắn kết với nhau.
- Quá khứ và hiện tại.
- Hồi về thành phố.
- Hồi nhỏ ở quê biển (Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể)
- Khi là người lính (hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ)
- Tri kỉ là hiểu biết, yêu quý nhau đến độ thân thiết.
- “Vầng trăng” thành “tri kỉ” là vầng trăng bạn bè thân thiết đối với con người.
- Vì ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong thời thơ ấu tại làng quê và với những kỉ niệm không thể nào quên của cuộc chiến tranh gian khổ, ác liệt của người lính trong rừng sâu.
- Vì khi đó con người sống giản dị, chân thật trong sự hoà hợp với thiên nhiên: “trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ”.
- ánh điện, cửa gương, nhà cao tầng.
- “Vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”.
- Người dưng: người lạ, không quen biết.
- Người dưng qua đường: hoàn toàn là người xa lạ không hề quen biết với mình.
- Người xa lạ với trăng.
- Mất điện.
- Vội; bật; tung.
- Ba động từ mạnh liên tiếp.
- Ba động từ đặt liền nhau diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả của tác giả để đi tìm nguồn sáng. 
- Thờ ơ, xa lạ.
- Vì không gian cách biệt (làng quê; rừng núi; thành phố).
- Vì thời gian cách biệt (tuổi thơ; người lính; công chức).
- Điều kiện sống khác xưa (khép kín; chật hẹp; phương tiện hiện đại).
- Kỉ niệm tuổi thơ ở sông, ở đồng, rồi ở biển và hồi chiến tranh ở rừng. Lúc đó con người với trăng là tri kỉ, tình nghĩa.
- Tâm hồn đang rung động xao xuyến, gợi nhớ, gợi thương,
- Nhân hoá: mặt người và mặt trăng.
- Từ láy: rưng rưng.
- So sánh, điệp ngữ.
- “Trăng cứ tròn vành vạnh
 ánh trăng im phăng phắc”.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 1 phút -> trả lời bằng miệng.
- Nghĩa thực: Hình dáng vầng trăng tròn vành vạnh - thiên nhiên đẹp đẽ trong trẻo.
- Nghĩa tượng trưng: thiên nhiên quá khứ luôn tròn đầy, thuỷ chung bất diệt.
- Trăng rất độ lượng, vẫn tình nghĩa như xưa.
- “vô tình”, “giật mình”.
- Dùng từ láy.
- Đối thoại ngầm.
- Đối lập.
- Tự vấn lương tâm, đồng thời thức tỉnh mọi người.
- Đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.
- 1 học sinh lên bảng làm.
- Đáp án: C.
- 1 học sinh lên bảng làm.
- Đáp án: A, B, D.
- Thể thơ năm chữ được sử dụng hợp lí giúp cho nhịp kể và nhịp cảm xúc tuôn chảy tự nhiên.
- Thủ pháp đối lập: thuở nhỏ, khi ở rừng (trăng là tri kỉ) > < người (giật mình suy ngẫm).
- chữ cái đầu dòng thơ không viết hoa.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 1 phút -> trả lời bằng miệng.
- Yêu quý trân trọng những vẻ đẹp thiên nhiên trong sáng.
- Coi trọng đời sống tình cảm của con người.
- Tôn trọng, đề cao những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Là người thuỷ chung tình nghĩa.
- Tài làm thơ chân thật, mang âm hưởng ca dao, dân ca.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 1 phút -> trả lời bằng miệng.
- Bài thơ có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình. Tuy nhiên, tự sự là bề nổi, chiều sâu và sứ nặng của bài thơ nằm ở chất trữ tình và triết lí về lẽ sống.
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm: 
1. Tác giả:
- Nguyễn Duy Nhuệ sinh ngày: 7/12/1948.
- Quê: Quảng Xá - Đông Vệ – Thanh Hoá.
2. Tác phẩm:
- Viết năm 1978, in trong tập “ánh trăng”.
3. Đọc – Chú thích:
a. Đọc:
b. Chú thích:
II. Phân tích văn bản:
1. Kết cấu, bố cục:
- Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện.
- 3 phần.
2. Phân tích:
a. Trăng và người trong quá khứ:
- Vầng trăng đẹp, thuỷ chung, tình nghĩa.
b. Trăng và người lúc hiện tại:
- Cuộc sống hiện đại khến người ta dễ dàng quên đi những giá trị trong quá khứ. 
c. Cảm xúc, suy tư của CN:
- Nghệ thuật nhân hoá; so sánh; sử dụng từ láy.
- Đối thoại ngầm; đối lập.
=> Con người cần tôn trọng, biết ơn quá khứ và sống có tình nghĩa, thuỷ chung.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Bài học về đạo lí làm người.
2. Nghệ thuật:
3. Ghi nhớ:
IV. Luyện tập:
IV. Củng cố: 
 ? Bài thơ như một câu chuyện nhỏ ghi lại diễn biến cảm xúc của tác giả, vậy em hãy tóm tắt câu chuyện đó?
 - Từ thời thơ ấu đến quãng thời gian đi bộ đội sống và chiến đấu nơi rừng núi, anh luôn sống gần gũi thân thiết với vầng trăng, đi đâu làm gì cũng có nhau và có lẽ không bao giờ uên được người bạn tri kỉ ấy. Thế mà khi chuyển về sống ở thành phố với ánh điện cửa gương sáng loà thì tự nhiên lại dửng dưng với vầng trăng. Nhưng rồi một đêm, bỗng nhiên mất điện, trong căn phòng cao ốc tối om, anh vội bật tung cửa sổ thì thấy đột ngột vầng trăng tròn vành vạnh. Anh ngửa mặt lên nhìn trăng nhớ lại những năm tháng đã qua. Trăng im phăng phắc khiến nhà thơ giật mình và tự vấn lương tâm.
 ? Đọc một bài thơ hoặc hát một bài nói về trăng mà em thích nhất.
V. Hướng dẫn: 
 - Học thuộc lòng bài thơ và xem bài phân tích.
 - Hoàn thành phần luyện tập.
 - Tập sáng tác một bài thơ tám chữ nói về trăng.
 - Chứng minh rằng “ánh trăng” của Nguyễn Duy thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
 - Soạn bài “Làng”: + Tóm tắt truyện.
 + Tìm hiểu tư tưởng, chủ đề của văn bản.
 + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở phần đọc – hiểu văn bản (chú ý về tình yêu làng của nhân vật ông Hai).
E. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doc58-ANH TRANG.doc