Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 12 - Trường THCS Phước Thiền

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 12 - Trường THCS Phước Thiền

I.Mục tiêu bài học:

 - Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của HCM biểu hiện trong bài thơ.

 - Biết được thể thơ và chỉ ra được nét đặc sắc, nghệ thuật của 2 bài thơ.

 1.Kiến thức:

 - Sơ giản về tg.

 - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Hồ Chí Minh biểu hiện trong 2 bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".

 - Tâm hồn chiến sĩ,nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung bình tĩnh lạc quan

 - Hiểu tư tưởng, nắm được thể thơ và những nét đặc sắc nghệ thuật trong hai bài thơ.

 2.Kĩ năng:

 - Đọc-hiểu tp thơ hiện đại viết theo thể TNTT DDL.

 - Phân tích để thấy chiều sâu nội tâm người c/s CM và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của BH.

 - So sánh sự khác nhau giữa bản dịch và nguyên tác của bài Rằm tháng giêng

 

doc 26 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 12 - Trường THCS Phước Thiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Tiết
Bài dạy
12
45
46
47
48
- Cảnh khuya- Rằm tháng giêng
- Thành ngữ
- Kiểm tra Tiếng Việt 
- Trả bài tập làm văn số 2
CẢNH KHUYA
RẰM THÁNG GIÊNG
( Hồ Chí Minh )
 TIẾT 45 
Ngày soạn: 4/11/10
I.Mục tiêu bài học:
 - Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của HCM biểu hiện trong bài thơ.
 - Biết được thể thơ và chỉ ra được nét đặc sắc, nghệ thuật của 2 bài thơ.
 1.Kiến thức: 
 - Sơ giản về tg.
 - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Hồ Chí Minh biểu hiện trong 2 bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".
 - Tâm hồn chiến sĩ,nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung bình tĩnh lạc quan
 - Hiểu tư tưởng, nắm được thể thơ và những nét đặc sắc nghệ thuật trong hai bài thơ.
 2.Kĩ năng: 
 - Đọc-hiểu tp thơ hiện đại viết theo thể TNTT DDL. 
 - Phân tích để thấy chiều sâu nội tâm người c/s CM và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của BH.
 - So sánh sự khác nhau giữa bản dịch và nguyên tác của bài Rằm tháng giêng
 3.Thái độ: Gái dục tình yêu thiên nhiên, kính yêu lãnh tụ
II.Chuẩn bị:
 + HS:Chuẩn bị bài cũ – mới.
 + GV:Giáo án - tranh – ảnh 
III.Các bước lên lớp:
 1.Ổn định: Điểm diện
 2.Bài cũ: 
 Œ Đọc thuộc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
  Nhà thơ có ước vọng gì?Từ ước vọng đó cho ta thấy nhà thơ là một con người ntn?
 3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Sinh thời Bác Hồ chưa bao giờ tự nhận mình là 1 nhà thơ, song sự nghiệp thơ văn của Người để lại, lại chứng tỏ Người là 1 nhà thơ lớn của dân tộc. Hai bài thơ ta học hôm nay sẽ giúp ta hiểu được tài năng và nét đẹp tâm hồn của Người.
 b.Bài giảng:
Hoạt động Thầy và trò
Ghi bảng
²Hoạt động 1: Giới thiệu về tác giả,tác phẩm
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả HCM?
+ Hs trình bày như sgk/141.
* GV nói thêm về tên mà Bác Hồ đã dùng. Đặc biệt tên HCM.
GV: cho học sinh xem ảnh Bác Hồ làm việc và ngắm trăng ở chiến khu Việt Bắc" 
GV: Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1990 – 2/9/1969) sinh tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là cụ Hoàng Thị Loan.
 Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng.
 Tháng 2 -1941 Người trở về nước.
 Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình, Người đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
 Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, UNESCO đã ghi nhận và suy tôn Người là “Anh hùng Giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn”.
+ Hướng dẫn đọc: Giọng chậm, thanh thản và sâu lắng, nhấn mạnh điệp ngữ chưa ngủ; nhịp 3/4 - 4/3 - 2/5.
+ Gọi 2 HS đọc 2 bài thơ 
+Giải thích từ khó.
? Căn cứ vào số câu, số chữ, hãy cho biết thể loại của 2 bài thơ?
? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào?
GV: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có tâm hồn nghệ sĩ. Người đ từng viết “Ngâm thơ ta vốn không ham” Hồi đầu kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc, bận trăm công nghìn việc, tình cờ bắt gặp một cảnh đẹp, vẳng nghe một tiếng hát xa, dỏi theo một mảnh trăng”.
? Xác định PTBĐ?
? Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” được chia theo bố cục nào? 
Gv: Bài “Cảnh khuya” được làm theo thể thơ tứ tuyệt có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, 3 vần (ở các câu 1, 2. 4) giống với mô hình chung của thể thơ tứ tuyệt thất ngôn.
Về cấu trúc nội dung bài thơ cũng theo trình tự: Khai, thừa, chuyển, hợp với hai câu đầu tà cảnh, hai câu sau thể hiện tâm trạng
 Bản dịch “Rằm tháng giêng” theo sát ý từng câu, nhưng chuyển thành thơ lục bát và có thêm những tính từ miêu tả như “lồng lộng” (câu 1) và bát ngát cùng với động từ ngân(câu 4) ²Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản
+ HS Đọc bài thơ “Cảnh khuya”.
? “Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Hai câu đầu tả cảnh gì? ở đâu? Vào thời gian nào?
?Cảnh rừng Việt Bắc vào lúc đêm khuya được miêu tả thông qua những sự vật nào? 
 ( suối, trăng, cổ thụ, hoa)
? Suối được miêu tả với âm thanh gì? 
 (suối trong như tiếng hát xa)
? Khi miêu tả tiếng suối, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (hình ảnh so sánh đặc sắc: tiếng suối là âm thanh của TN với tiếng hát là âm thanh của con người) 
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? 
(Làm cho tiếng suối của rừng Việt Bắc trở nên gần gũi với con ng hơn và mang sức sống trẻ trung hơn)
? Ở câu 2, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
-Điệp từ "lồng đã Tạo vẻ đẹp lung linh huyền ảo, bóng cây lấp lánh ánh trăng, ấm áp, thân tình.
? Hai câu thơ đầu đã tạo được 1 vẻ đẹp TN như thế nào?
Hình ảnh có vẻ đẹp của một bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối.
+Gv: Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh TN vào 1 đêm rất khuya ở núi rừng Việt Bắc. Trong sự yên lặng của núi rừng, tiếng suối chảy róc rách trong đêm khuya nghe như tiếng hát từ xa vẳng lại. Một số người ví tiếng đàn như tiếng suối hoặc tiếng suối với tiếng hát. “Côn sơn suối chảy rì rầm. Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” (Nguyễn Trãi). “Tiếng hát như tiếng ngọc tuyền” (Thế Lữ). Nay Hồ Chí Minh ví tiếng suối với tiếng hát. Cách so sánh ấy làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống trẻ trung, thánh thoát hơn.Hình ảnh trăng lồng cổ thụ thật đẹp bởi ánh trăng thấp thoáng đan xen, hoà nhập trong tán lá cây đung đưa trước gió ngàn, ánh trăng tạo hình bóng đen trắng, đậm nhạt của cành lá xuống mặt đất cỏ hoa. Tất cả hoà quyện với nhau tạo nên 1 khung cảnh TN thơ mộng
* Chuyển ý - Hs đọc 2 câu thơ cuối 
? Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh hay tả tâm trạng? Đó là tâm trạng gì, của ai? 
? Bác chưa ngủ là vì cảnh đẹp của TN hay là vì lí do gì khác? (Bác chưa ngủ không phải để thưởng ngoạn cảnh đẹp của TN mà là vì lo việc nước )
GV Người chưa ngủ, không ngủ được không chỉ vì say mê thưởng ngoạn tiếng suối, ánh trăng tinh khuyết mà chủ yếu “vì lo nỗi nước nhà”. Vì chưa ngủ mà gặp ánh trăng đẹp. Chưa ngủ đâu chỉ vì lo lắng việc quân đang loạn, vì lo cho dấn, nước còn bao nỗi gian lao
? Hai câu thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
Điệp từ chưa ngủ - Nhấn mạnh thêm nỗi lo nước nhà của Bác và thể hiện rõ cốt cách của nhà thơ Cách Mạng.
? Qua sự “chưa ngủ” của Bác, ta có thể hiểu thêm gì về tâm hồn và tính cách của Người?
+ HS: Suy nghĩ trả lời à gv tổng kết
+GV: Cảnh khuya vừa là bài thơ tả cảnh ngụ tình, vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào những năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Đọc bài thơ chúng ta vô cùng cảm mến và trân trọng tình yêu TN, tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với việc dân, việc nước.
* Chuyển ý – Rằm tháng giêng
+Hd đọc: Bản phiên âm đọc với nhịp: 4/3 - 2/2/3; bản dịch thơ: 2/2/2 - 2/4/2.
+ HS đọc bài thơ
+ Giai thích từ khó: Nguyên tiêu là đêm rằm tháng giêng đầu tiên của 1 năm mới.
? Bài thơ có mấy nét cảnh? Đó là những nét cảnh nào? (2 nét cảnh: Cảnh rằm tháng riêng và hình ảnh con người giữa đêm rằm tháng giêng)
+ Hs đọc 2 câu thơ đầu 
? Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh gì?
?Nguyệt chính viên có nghĩa là gì? 
 (Trăng tròn nhất).
? Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
 Sử dụng điệp từ - nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.
?Hai câu đầu gợi cho ta 1 cảnh tượng như thế nào?
Gợi tả 1 không gian cao rộng, bát ngát, tràn ngập ánh trăng sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng riêng.
+Gv Câu thơ đầu mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, nổi bật: trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy, toả sáng xuống khắp trời đất. Câu thứ 2 vẽ ra 1 không gian xa rộng, bát ngát như không có giới hạn với con sông, mặt nước tiếp liền với bầu trời. Trong nguyên văn chữ Hán, câu thơ này có 3 từ xuân được lặp lại, đã nhấn mạnh sự diễn tả vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả trời đất. 
?Cảnh xuân ấy đã gợi lên cảm xúc gì trong lòng tác giả? Gợi cảm xúc nồng nàn, tha thiết với vẻ đẹp của TN.
+ Hs đọc 2 câu kết
? Hai câu em vừa đọc tả gì? Hình ảnh con người giữa đêm rằm tháng giêng.
?Trong nguyên tác,câu thứ 3 cho người đọc biết thêm điều gì? gợi lên không khí gì?
GV : Đây là trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: "Yêu ba" là một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm cho bài thơ mang âm hưởng thơ cổ. "Đàm quân sự" Hiện đại không khí lịch sử, của thời đại.
? Em hiểu như thế nào về chi tiết: đàm quân sự? (Bàn công việc kháng chiến chống Pháp, bàn việc hệ trọng của dân tộc)
? Câu cuối vừa tả vừa b.cảm như thế nào ?
- Tả trăng rọi trên thuyền lúc về.
- Biểu cảm: Sự thanh thản, "Nguyệt mãn thuyền’’ như làm sáng lên niềm vui, lạc quan của Bác,
? Câu 4 lại ta nhớ đến câu thơ đường nào? Trong bài gì, của ai?
" Dạ bán chuy thanh đáo khách” (Phong kiều dạ bạc, Trương Kế)
? Cảm nhận của em về hình ảnh "Nguyệt mãn thuyền"
- Hình ảnh đẹp và trữ tình 
Hình ảnh con thuyền của vi lãnh tụ lướt đi phơi phới chở đầy ánh trăn giữa không gian trời nước bao lao.
? Hai câu kết đã cho ta thấy được công việc gì của Bác? Qua đó em hiểu thêm gì về Bác?
GV:Nguyên tiêu" có đầy đủ nhiều yếu tố của bài thơ cổ: con thuyền vầng trăng, sông xuân, Trời xuân, khói sóng. Không gian tĩnh lặng. Người không có rượu và hoa để thưởng trăng không đàm đạo thơ phú mà "Đàm quân sự" Bài thơ như một đoá hoa đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức Hồ Chí Minh.
²Hoạt động 3 : Tổng kết
? Hai bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Em hãy nêu những nét đặc sắc về ND và NT của 2 bài thơ? 
-Hs đọc ghi nhớ.
 (Cảnh trăng đẹp ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu đậm của bác. Tấm lòng yêu nước của vị lãnh tụ, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người)
²Hoạt động 4 : Luyện tập
 ´Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.
Thảo luận : Hai bài thơ đầu miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài thơ có nét đẹp riêng như thế nào? 
I.Tìm hiểu chung:
 1.Tác giả: 
 Hồ Chí Minh (1890-1969)à anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn của Việt Nam.
2.Tác phẩm:
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
 Bản dịch bài “ Nguyên Tiêu”: thể lục bát 
- Sáng tác: trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống pháp tại chiến khu Việt Bắc ( 1947, 1948)
- PTBĐ: Biểu cảm + miêu tả
- Bố cục: 2 phần 
II. Đọc- hiểu văn bản 
 Cảnh khuya
1.Hai câu đầu:
- So sánh, điệp ngữ.
-Cảnh rừng Việt Bắc trong đêm khuya có tiếng suối chảy ngân xa, có ánh trăng lồng vào cây và hoa tạo nên cảnh đẹp sống động, lung linh, huyền ảo.
2.Hai câu cuối:
- Tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ
- Tình yêu thiên nhiên chan hòa với tình yêu nước.
 Rằm tháng giêng
1.Hai câu đầu:
- Miêu tả, điệp ngữ.
- Không gian bát ngát ánh sáng trăng, sức sống mùa xuân tràn ngập cả đất trời .
2.Hai câu cuối:
- Từ gợi tả
- Thể hiện tinh thần yêu nước, thương dân và phong thái ung dung,  ... , sáo mòn, giả tạo.
 @ Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
+ Đọc đề bài 1/148,
Hs đọc bài thơ Cảnh khuya.
? Để viết được cảm nghĩ về bài thơ này thì cảm nghĩ của ng viết phải bắt nguồn từ đâu, từ cái gì?
+ Định hướng đề bài - Lập dàn ý
? Phần MB em định nêu ý gì ?
 +HS tự bộc lộ ,GV nhận xét ,chốt ý.
? Ở phần thân bài em sẽ lập ý bằng cách nào ?
? Hướng giải quyết ra sao ?
 + Các em thảo luận nhóm – đại diện trả lời 
+ GV nhận xét ,chốt ý .
? Phần kết bài em sẽ trình bày cảm nghĩ gì về Bác .
I.Bài học:
1.Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học:
 Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức tác phẩm đó.
2.Cách làm bài văn biểu cảm:
* Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải có 3 phần:
 a.Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
b.Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
c.Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm
II.Luyện tập 
Bài1/148: 
Đề: PBCN về bài thơ Cảnh Khuya của HCM
+ Cảm xúc của ng viết bắt nguồn:
-Từ 1 so sánh mới mẻ, hấp dẫn (câu 1 ).
-Từ nhiều hình ảnh quấn quýt sinh động (câu 2 ).
-Từ sự hài hoà giữa cảnh và người (câu 3 ).
-Từ tâm hồn cao cả của Bác Hồ 
 (câu 4)
Bài 2 /148: Dàn ý bài p.biểu c.nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
a.Mở bài: 
- G.thiệu tp (Thể loại, đề tài, tác giả )
- G.thiệu ngắn gọn h.cảnh s.tác bài thơ.
- Nêu cảm nhận chung về tp: Nỗi ngạc nhiên, buồn, cô đơn của nhà thơ già sau bao nhiêu năm xa quê nay mới trở về thăm quê nhà.
b.Thân bài: 
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ do tp gợi ra.
- Tưởng tượng, suy ngẫm về 2 câu thơ đầu.
- Tưởng tượng, suy ngẫm về 2 câu thơ cuối.
c.Kết bài: 
 K.định lại tình yêu q.hg da diết của nhà thơ.
4.Củng cồ:
 ? Cách làm bài văn PBCN về tác phẩm văn học .
 ? Bố cục bài văn PBCN về tác phẩm văn học .
5.Dặn dò: Hướng dẫn về nhà
 - Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài văn, bài thơ đã học.
 - Chuẩn bị bài Điệp ngữ
IV.Rút kinh nghiệm:
 TIẾT 51 
ĐIỆP NGỮ
Ngày soạn: 10/11/10
I.Mục tiêu cần đạt:
 - Hiểu được thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
 - Biết cách vận dụng phép điệp ngữ vào thực tiển nói và viết.
 1.Kiến thức:
 - Khái niệm điệp ngữ.
 - Các loại điệp ngữ.
 - Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản.
 2.Kĩ năng:
 - Nhận biết phép điệp ngữ.
 - Phân tích tác dụng của điệp ngữ.
 - Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
 3.Thái độ:
II.Chuẩn bị:
 +GV: Giáo án –SGK – Bảng phụ
 +HS: bài soạn –bảng phụ
 III.Các bước lên lớp :
 1.Ổn định : Điểm diện sĩ số 
 2.Bài cũ : 
 ´ Thế nào là thành ngữ ? Giải thích một số thành ngữ sau:
 Ếch ngồi đáy giếng- Nồi da nấu thịt - Ăn cháo đá bát
 3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài : 
 Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại
Đã nghe hồn thời đại bay cao
Lê- Nin có nói: Học, học nữa, học mãi.
 Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học. Chúng ta thấy những từ ngữ trên được lặp lại nhằm mục đích gì. Hôm nay, vào tiết học này chúng ta sẽ hiểu rõ hơn nhé!
 b.Bài giảng: 
Hoạt động Thầy và trò
Ghi bảng
ÄHoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm điệp ngữ
+HS đọc khổ đầu và khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa “ 
? Những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại trong 2 khổ thơ này?
? Cách lặp lại ở đây là ngẫu nhiên hay cố ý ? Lặp lại như vậy để nhằm mục đích gì ?
 + Nghe (3 lần ) à nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà. =>một từ
 +Vì (4 lần)à nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của chiến sĩ. =>một từ
 +Tiếng gà trưa (4 lần )à Nó gợi ra những KN của tuổi thơ tác giả.=> một ngữ
? Nhận xét cấu tạo của các từ nghe, vì, tiếng gà trưa ? 1 từ, 1 ngữ 
+ GV đưa thêm ví dụ:
 Hồ Chí Minh muôn năm
 Hồ Chí Minh muôn năm à một câu
 Hồ Chí Minh muôn năm
 Phút giây thiêng liêng anh gọi Bác ba lần.
 (Tố Hữu)
? Xác định từ lặp lại? Cấu tạo ?
?Từ ngữ được lặp lại gọi là gì? Việc lặp lại có mục đích các từ ngữ gọi là phép gì ? Cho ví dụ?
( Từ, ngữ, câu được lặp lại gọi là điệp ngữ; cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ)
 ( HS đọc ghi nhớ 1)
+ Cho HS đọc 2 VD ( bảng phụ)
²VD a: 
 Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giư đồng lúa chín .Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!
²VDb: Thông báo !
Hôm nay không có gì để thông báo, hôm nào có thông báo sẽ thông báo sau.
? Chỉ ra từ ngữ được lặp lại ? cho biết đâu là phép điệp ngữ?
²Vda: Phép ĐN à nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa to lớn của cây Tre trong cuộc sông lao động ,chiến đấu của người VN
²VDb: lỗi lặp từ à không làm nổi bật ý, không gây cảm xúc
? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến lỗi lặp từ?
( vốn từ nghèo nàn)
? Khi sử dụng điệp ngữ cần lưu ý điều gì?
ÄChuyển ý - Các loại điệp ngữ
+GV cho hs quan sát 3 vd ở bảng phụ 
²VDa:Cháu chiến đấu hôm nay 
 Vì lòng yêu tổ quốc
 .Bà ơi cũng vì bà
 Vì tiếng gà tuổi thơ (xuân Quỳnh)
²VDb:Anh đã tìm em rất lâu ,rất lâu
 khăn xanh ,khăn xanh phơi đầy..(PTD)
²VDc:Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy 
 Thấy xanh xanh ngàn dâu 
 Ngàn dâu xanh (ĐTĐ)
*Thảo luận : Chỉ ra các điệp ngữ ở vd a,b,c. So sánh điệp ngữ ở 3 vd đó để tìm đặc điểm của mỗi dạng? 
 VD1: vì à điệp ngữ cách quãng
 VD 2: rất lâu, khăn xanhà điệp ngữ nối tiếp
 VD 3: thấy, ngàn dâu à điệp ngữ chuyển tiếp (vòng)
? Có mấy dạng điệp ngữ ?
 +HS đọc ghi nhớ 2/sgk/152
ÄChuyển ý - Tác dụng của điệp ngữ
+ HS đọc ví dụ
a. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít 
mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập!
àNhấn mạnh quyền lợi tất yếu của dân tộc ta là phải được hưởng tự do và độc lập .
b. Người ta đi cấy lấy công,
 Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
 Trông trời, trông đất, trông mây,
 Trông mưa,trông gió,trông ngày,trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm
 Trời êm, bể lặng mới yên tấm lòng.
 ( Ca dao )
àNhấn mạnh sự lo lắng trông ngóng thời tiết được thuận lợi.
? Xác định cấu tạo của 2 ví dụ trên? 
? Xác định điệp ngữ? 
? Tác dụng của các điệp ngữ trên?
GV chốt: ĐN không chỉ dùng trong thơ ca mà còn có trong văn xuôi 
? Điệp ngữ có tác dụng ntn?
ÄHoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
? Nêu yêu cầu của btập 2?
? Tìm điệp ngữ trong câu ví dụ ?
? Nêu dạng điệp ngữ ?
? Việc lặp lại từ ngữ có tác dụng biểu cảm không
? Nếu không em cần sửa lại như thế nào ?
I.Bài học:
 1. Khái niệm
 Điệp ngữ là biện pháp lặp đi, lặp lại một từ, một ngữ hoặc một câu.
 VD: Học, học nữa, học mãi.
* Lưu ý: Cần phân biệt phép điệp ngữ với hiện tượng lặp từ do vốn từ nghèo nàn.
2.Các loại điệp ngữ:
 * Có 3 dạng điệp ngữ:
-Điệp ngữ cách quãng
-Điệp ngữ nối tiếp
-Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
3.Tác dụng:
 Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh, giúp câu văn câu thơ thêm nhịp nhàng, mạnh mẽ.
II. Luyện Tập :
ÄBai 2/153: Tìm và phân loại ĐN
- Xa nhau ..xa nhau ..
à ĐN cách quãng 
- Một giấc mơ một giấc mơ.
à ĐN nối tiếp
ÄBài 3/153
a-Các từ ngữ được lặp lại trong đv không có td biểu cảm. Có thể lược bỏ các từ ngữ trùng lặp không cần thiết.
b-Phía sau nhà em có 1 mảnh vườn, trồng rất nhiều loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế PN, em hái hoa ở vườn nhà để tặng mẹ, tặng chị em.
4.Củng cố:
 ´ Kiểu điệp ngữ nào được dùng trong đoạn thơ sau :
 Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm, 
 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông 
 Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng 
 Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
 ( Chinh phụ ngâm khúc )
Điệp ngữ cách quảng
Điệp ngữ nối tiếp
Điệp ngữ chuyển tiếp
Cả A và B
Cả A và C
 + GV khái quát bài học bằng sơ đồ (bảng phụ)
 + HS lên diền các thông tin vào sơ đồ.
ĐIỆP NGỮ
KHÁI NIỆM
 PHÂN LOẠI
TÁC DỤNG
Lặp lại 
một từ, 
một ngữ, 
câu
Điệp ngữ 
cách 
quãng 
Điệp ngữ
nối
niếp
Điệp ngữ
chuyển
tiếp
Nổi bật ý,
gây cảm 
Xúc mạnh
5.Dặn dò: Hướng dẫn về nhà 
 - Học bài ,làm bt 4 .
 - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ.
 - Soạn: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
IV.Rút kinh nghiệm:
 TIẾT 52 
Ngày soạn:11 /11/ 10
LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I.Mục tiêu cần đạt:
 - Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học .
 - Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể.bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn học .
1.Kiến thức:
 - Khái niệm điệp ngữ.
 - Các loại điệp ngữ.
 - Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản.
 2.Kĩ năng:
 - Nhận biết phép điệp ngữ.
 - Phân tích tác dụng của điệp ngữ.
 - Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
 3.Thái độ:
II.Chuẩn bị:
 +GV: Giáo án –SGK – Bảng phụ
 +HS: bài soạn –bảng phụ
III.Các bước lên lớp:
 1.Ổn định: Điểm diện (1P)
 2.Bài cũ: 
 ´ Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học?
 ´ Nêu các bước làm bài văn PBCN?
 3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài : Từ mục đích, hiệu quả việc nói à luyện nói à nói theo chủ đề 
 b. Bài giảng:
Hoạt động Thầy và trò
Ghi bảng
@ Hoạt động 1 : Ghi đề
 + Đề: Phát biểu cảm nghĩ về một trong 2 bài thơ của Hồ Chí Minh : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
@ Hoạt động 2 : Định hướng đề
 + GV gọi hs đọc đề bài ,xác định đề mà mình sẽ luyện nói hôm nay .
-Đề yêu cầu viết về cái gì ? viết như thế nào viết để làm gì?
@ Hoạt động 3 : Lập dàn ý
-HS trình bày dàn ý mà mình đã chuẩn bị trước ở nhà 
-Gọi hsinh nhận xét ,bổ sung ? GV chốt ý .
@ Hoạt động 4: Nêu yêu cầu của tiết luyện nói và gọi HS trình bày trước lớp
+ GV nêu yêu cầu của tiết luyện nói : Biết phát biểu cảm tưởng ,đánh giá đối với tác phẩm văn học .Tập PBCT trước nhóm ,lớp trên cơ sơ chuẩn bị trước lập ý và lập dàn ý ở nhà .
+ Hình thức :-Nói to ,rõ ràng ,mạch lạc ,thay đổi ngữ điệu khi cần .
- Tư thế tự nhiên ,tự tin ,biết quan sát lớp khi nói .
+ Nội dung: Nói đúng yêu cầu .
- GV hướng dẫn ,hs tự luyện nói à trình bày trước nhóm (7’ )
- Cử đại diện thực hành nói trước lớp (14’)
- GV nhận xét ,sửa chữa ,cho điểm .Chú ý các em văn nói khác văn viết .
I.Đề:
 Phát biểu cảm nghĩ về một trong 2 bài thơ của Hồ Chí Minh : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
II.Định hướng đề:
-Viết về hai tác phẩm : Cảnh khuya ,Rằm tháng giêng.
-Viết theo thể văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
-Viết để thấy tâm hồn người nghệ sĩ,chiến sĩ cách mạng trong Hồ Chí Minh 
àCảm phục ,kính yêu, biết ơn
III. Lập dàn Ý:
 1.Mở bài : Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em.
2.Thân bài :Cảm nghĩ chung tưởng tượng về hình tượng trong tác phẩm .
-Cảm nghĩ về từng chi tiết (theo thứ tự trước sau,,)
-Cảm nghĩ về tác giả .
3.Kết bài: Tình cảm của em đối với bài thơ, tác giả
IV. Yêu cầu của tiết luyện nói :
1 Hình thức : 5 điểm 
2. Nội dung : 5 điểm 
4.Củng cố:
5. Dặn dò: Hướng dẫn về nhà 
 - Tập nói nhiều (mọi người ,bạn ,trước gương)à rèn kỹ năng nói.
 - Chuẩn bị bài :Tiếng gà trưa
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 tuan 12 co anh KTKN.doc