Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 13, 14, 15

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 13, 14, 15

TUẦN 13

Tiết 61 - 62. Văn bản LÀNG

 (Kim Lân)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tính yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động và tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp.

- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật: Xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ.

- Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.

B. CHUẨN BỊ - Học sinh soạn bài, tóm tắt truyện.

 - Giáo viên nghiên cứu bài dạy.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Bài cũ: Đọc diễn cảm bài thơ "Khúc hát ru những em bé."

 Nêu nội dung, nghệ thuật bài thơ.

2. Bài mới:

Mỗi người dân Việt Nam đều vô cùng gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời cần lao giản dị. Sông ở làng, chết ở làng, không gì khổ bằng bỏ làng đi tha hương cầu thực, sống nơi đất khách quê người. Rồi phải nhớ quê hương da diết "anh đi anh nhớ.". Tình cảm đặc biệt, bền chặt, sâu sắc của người nông dân đã được nhà văn Kim Lâm thể hiện một các độc đáo.

 

doc 26 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 696Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 13, 14, 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
tuần 13
Tiết 61 - 62. Văn bản Làng
 (Kim Lân)
A. Mục tiêu cần đạt:
 	Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được tính yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động và tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp.
- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật: Xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ.
- Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
B. Chuẩn bị	 	- Học sinh soạn bài, tóm tắt truyện.
	- Giáo viên nghiên cứu bài dạy.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Bài cũ: Đọc diễn cảm bài thơ "Khúc hát ru những em bé..."
 Nêu nội dung, nghệ thuật bài thơ.
2. Bài mới: 
Mỗi người dân Việt Nam đều vô cùng gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời cần lao giản dị. Sông ở làng, chết ở làng, không gì khổ bằng bỏ làng đi tha hương cầu thực, sống nơi đất khách quê người. Rồi phải nhớ quê hương da diết "anh đi anh nhớ...". Tình cảm đặc biệt, bền chặt, sâu sắc của người nông dân đã được nhà văn Kim Lâm thể hiện một các độc đáo.
 Hoạt động của hs và gv nội dung cần đạt
Hoạt động I. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
HS: Đọc chú thích sao SGK
? Em hãy nêu những nét chính về tác giả Kim Lân?
? Tác phẩm sáng tác trong thời gian nào
Hoạt động II: Đọc - tóm tắt truyện - chú thích.
Hoạt động III. Tìm hiểu nội dung văn bản
H: Truyện ngắn "Làng" đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
? Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc?
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả diến biến tâm trạng của ông Hai?
? Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc?
I/. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: 
Sinh 1920 - huyện Từ Sơn - Bắc Ninh.
- Sở trường về truyện ngắn.
- Đề tài nông dân và kháng chiến.
- Viết về nhu cầu đời sống tình cảm của con người.
2. Tác phẩm: 
Sáng tác 1948 thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Xây dựng theo cốt truyện tâm lí - theo diễn biến nội tâm nhân vật chứ không qua hành động.
- Từ việc miêu tả nội tâm nhân vật để làm nổi bật
 -> Tính cách nhân vật
-> Chủ đề tác phẩm.
- Đề tài: Khai thác chân thực, sinh động tình cảm quê hương đất nước.
a) Đọc: Chú thích từ địa phương.
b) Từ khó: Ghét thậm, ghét lắm.
c) Tóm tắt cốt truyện:
- ở nơi tản cư cách quê nhà (làng chợ Dầu) vài chục cây số, sang hàng xóm ông khoe làng mình -> Phong cảnh thiên nhiên đẹp, rộng, sạch.
	 -> Có quan tổng đốc, bề thế.
	 -> Ngày khởi nghĩa dân làng sôi nổi, náo nức, khi thế cách mạng
- Khi nghe tin giặc Tây đánh vào quê ông "cả làng chúng nó Việt gian theo Tây" ông đau xót, nhục nhã.
- Khi nghe tin làng cải chính, làng kháng chiến, ông vui sướng, tự hào về làng trước đây. Và ông tiếp tục kể chuyện về làng Cầm cự, rành rọt, tỉ mỉ như chính ông vừa dự trận ấy trở về.
II/. Tìm hiểu nội dung văn bản
1. Tình yêu làng của ông Hai.
- Tình huống: Nghe tin làng ông theo giặc -> gây cấn, éo le, đột ngột.
* Tâm trạng: 
- Sững sờ " Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân... lặng đi tưởng như không thở được".
-> Chấn động thể xác, tâm hồn day dứt, bàng hoàng, ám ảnh trong tâm trí ông.
- Nghe tin chửi "Việt gian" ông cúi gầm mặt xuống mà đi, về nhà nằm vật ra giường "biểu cảm trực tiếp", nhìn con -> tủi thân "nước mắt ông lão cứ giàn ra" chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?
- Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn trong nhà nghe ngóng tin tức bên ngoài. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như ngươi ta đang để ý, bàn tán đến chuyện ấy, cứ nghe tiếng Tây, Việt gian là ông lủi ra một góc nhà nín thít => phản ứng mạnh mẽ.
Tác giả diễn tả rất cụ thể, sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật: Nỗi ám ảnh nặng nề
 -> sợ hãi -> đau xót -> dằn vặt, tủi nhục.
- Vì trước kia vốn dĩ ông rất hay khoe làng mình, tự hào về quê hương mình, nơi chôn rau cắt rốn gắn bó máu thịt, phải tản cư tự nguyện theo kháng chiến -> nhớ quê. Làng giàu đẹp, nông dân tham gia kháng chiến sôi nổi, quê hương được giải phóng yêu làng.
? Tâm trạng của nhân vật được biểu hiện như thế nào?
GV: Tuy không thể từ bỏ tình cảm với làng quê cho nên ông đau xót, tủi hổ tưởng chừng như bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi vì không muốn chưa chấp dân của làng "Việt gian" nhưng về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây"
H: Trong con người ông có mâu thuẫn ntn?
GV: Nhưng làng là máu thịt, là quê hương bản quán, nơi chôn rau cắt rốn của ông. Nếu không có kháng chiến, cách mạng tháng 8 thì cuộc đời của những người như ông Hai sẽ là nô lệ nên kháng chiến là vị cứu tinh của ông, vẫn đón đợi một điều gì tốt đẹp.
? Hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đưa con út..., vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đưa con nhỏ?
? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì trong tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến?
? Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?
GV: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước của ông Hai có quan hệ bền chặt gắn bó mất thiết với nhau đó là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng yêu làng, là yêu nước và ngược lại yêu nước là tự nguyên tham gia kháng chiến -> mà tham gia cách mạng cũng là để quê hương được giải phóng => đó là niềm vui, niềm tin của ông: Tình yêu làng được mở rộng trong tình yêu nước.
? Tâm lí nhân vật được thể hiện quả những phương diện?
GV: (Lúc đầu ông Hai yêu làng trong tình cảm tự nhiên, có phần chủ quân, kiêu ngạo, khoe làng mình -> sau só ông nghe tin làng theo giặc thì ông căm thù làng quê trong nỗi đau).
2. Tinh thần yêu nước của ông Hai:
Yêu làng tha thiết, gắn bó với làng sâu sắc nhưng vì nghe tin làng theo giặc đã đẩy ông vào tình huống lựa chọn: Quê hương hay Tổ quốc -> giằng xé, xung đột nội tâm sâu sắc: Quay về làng hay theo kháng chiến. Sao đó ông chọn cách của mình:
"Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù, -> dứt khoát tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm tình cảm quê hương, nếu trở về làng lại đi ngược lại lợi ích dân tộc.
-> Mâu thuẫn nội tâm sâu sắc
- "Nhà ta ở làng chợ Dậu" -> nỗi lòng trong ông Hai, nhắc nhở con không quên cội nguồn quê hương của mình.
"ủng hộ cụ Hồ Chí Minh" tự nhắc mình nước mắt ông Hai giàn ra ròng ròng, giọng nghẹn lại.
=> Trò chuyện như vậy là để nhắc con nhớ gắn bó tình yêu quê và lòng yêu nước dù ở nơi đâu, xa quê nhưng bao giờ cũng phải nhớ về cội nguồn, quê hương.
"Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người".
=> Trong tâm trạng bế tắc, gần như tuyệt vọng, ông Hai chỉ biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đưa con nhỏ ngây thơ. Lời tâm sự với con thực chất là lời tự nhủ với mình, tự giải bãy nồi lòng mình. đây là đoạn văn cảm động nhất.
Trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy không phút nào nguôi nỗi nhớ quê, tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dậu của ông luôn đeo đẳng.
- Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến với cách mạng.
=> Tình cảm ấy sâu nặng, bền chặt và thiêng liêng biết bao.
3. Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ.
- Hành động, ngôn ngữ độc thoại và đối thoại.
- Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
Miêu tả rất vụ thể, gợi cảm, diến biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ... đặc biệt là sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.
GV: Bị xúc phạm, tuyệt vọng (dáng hình nhân vật như co rúm lại thảm hại -> đến cuối truyện thái độ, lời nói, ý nghĩ của ông Hai mạnh mẽ hơn chan chứa niềm vui, miền tự hào về làng cải chính, làng kháng chiến. Kể lại chiến đấu mà như kể chuyện chính mình vừa tham gia dự trận chiến trở về).
Nhà văn am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ.
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của truyện?
? Tác phẩm đã sử dụng thành công những bút pháp nghệ thuật gì?
? Qua đó giúp em hiểu được điều gì về chủ đề, nội dung tác phẩm?
* Ngôn ngữ đặc sắc.
- Mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của nông dân (chúng bây ăn cơm... mồm mà đu làm... nhục nhã thế này là thì yêu thật... phải thì).
- Lời trần thuật và lời nhân vậy có sự thống nhất và sắc thái, giọng điệu.
- Ngôn ngữ vừa có nét chung của người công dân vừa đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động (vợ ông Hai), mụ chủ nhà.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Miêu tả diến biến tâm lí nhân vật: Nội tâm.
- Sáng tạo tình huống căng thẳng, éo le.
- Ngô ngữ sinh động giàu tính khấu ngữ và thể hiện tính cánh của từng nhân vật.
- Cách trầm thuật linh hoạt, tự nhiên, chân thành mộc mạc.
2. Nội dung: 
Truyện làng của nhà văn Kim Lân đã thể hiện chân thưc, sâu sắc và cảm động về một tình cảm bền chặt, sâu nặng là tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến qua tâm trạng của nhân vật ông Hai. Một người nông dân phải rời làng đi tản cư.
 IV. Luyện tập:
1. Học sinh đọc đoạn văn: Tả ông Hai nghe tin làng mình theo giặc -> miêu tả nét mặt, 
thái độ -> đạt xót, tủi hổ.
Hoặc đoạn: ông Hai trò chuyện với thằng con út -> cảm động về tình yêu làng, lòng 
yêu sâu sắc của ông Hai.
2. Những bài ca dao nói về tình cảm quâ hương: Anh đi anh nhớ quê nhà...
	Bài thơ: Quê hương của Tế Hanh .
	Hồi hương ngẫu như - lớp 7
	Tình dạ tứ (Lí Bạch) Lớp 7.
Nét riêng của tác phẩm Quê hương trong chuyện làng:
+ Tình yêu làng ở ông Hai trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quê khoe làng mình.
+ Tình yêu làng phải đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước đang bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến (lòng yêu nước - I lia Êrem Bua).
+ Dặn dò: 	- Học sinh học thuộc ghi nhớ (SGK).
	- Soạn bài mới.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
=========================
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết 63: Chương trình địa phương - phần tiếng Việt.
A. Mục tiêu cần đạt.
	Giúp học sinh: 
-Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng, miền đất nước.
B. Chuẩn bị: Học sinh soạn bài - tìm hiểu từ địa phương.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Bài cũ: Kết hợp phát vần trong giờ học.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
GV: Phương ngữ là những từ ngữ địa phương chỉ sự vật hiện tượng, hành động, tráng thái, đặc điểm, tính chất, thời gian, không gian.
H: Tìm phương ngữ mà em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác mà em biết?
H: Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân?
1. Tìm phương ngữ mà em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác mà em biết.
a) Chỉ các SVHT... không có tên gọi trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ to ... ải thích về vết sẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu được giải toả. Lúc này Thu thực sự xót xa, ân hận, hối tiếc về lỗi lầm của mình. 
=> Khi nhận ra ba mình, tình cảm của Thu dành cho ba là một tình cảm ruột thịt nồng nàn, thắm thiết, đầy xúc động, mạnh mẽ, quấn quýt. Tình cảm của Thu thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thuật dứt khoát, rạch rõi. ở Thu có cá tính cứng cỏi nhưng vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ như những em bé khác.
Từ giờ phút thức tỉnh đó, cùng với tình yêu cha sẵn sàng có trong trái tim cô lại cảm nhận được một vẻ đẹp nữa về cha. Vì bom đạn quân thù cha mang vết sẹo trên mặt. Cha cô thật gian khổi và anh hùng -> cô càng yêu cha, thương cha và tự hào về cha. Tình cảm ấy đã trở thành sức mạnh, thôi thúc rèn giũa để Thu trở thành một cô giao liên gan dạ, thông minh sau này.
=> Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ thơ diễn tả tâm lí rất hợp lí, diễn tả rất sinh động chính xác với tấm lòng yêu mến trân trọng của trẻ thơ.
2. Tình cảm sâu nặng của người cha đối với con:
?Tình cảm của ông Sáu đối với con được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào?
- Vì cuộc chiến đấu chung của dân tộc, ông Sáu đã mang vết sẹo trên mặt, đã hi sinh vẻ đẹp của một thời trai trẻ. Đấy là nỗi đau thể xác. Ngoài ra còn có nỗi đau tinh thần, ở nơi xa ông rất nhớ thương con.
Khi được về phép ông khao khát nhanh chóng được gặp con: Không chờ xuồng cấp bến anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc thuyền vôi vàng bước dài, dừng chân lại kêu to: "Thu! Con" khom người dang tay đón chờ con.
Giọng lắp bắp run run:
"Ba đây con"! -> xúc động dông trào.
Họ đã gác lại tình cảm riêng tư của gia đình để dấn thân vào sự nghiệp gian khổ. Người cộng sản là người nặng tình hơn ai hết.
+ Ông day dứt, ân hận khi đánh con.
+ Mang theo lời hẹn ước của con gái, ông miệt mài, say sưa, vui sướng khi kiếm được khúc ngà, ông giành hết tâm trí công sức vào việc làm cây lược.
Những lúc rỗi anh cạo từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ như một nghệ nhân khắc hàng chữ nhỏ.
"Yêu nhớ tặng -Thu con của ba".
GV: Bình giảng: Chiếc lược ngà đã trở thành một vật quý giá thiêng liêng, nó như gỡ rối được phần nào trong tâm trạng, an ủi, nuôi dưỡng ông trong tình cha con và sức mạnh chiến đấu.
Chiếc lược ngà nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha với đứa con xa cách.
Là kỉ vật nhỏ bé mà thân thương mỗi ngày mỗi đẹp lên, trắng ngà, toả sáng lung linh. Đó là biểu tượng trong trắng, quí giá bất diệt của tình cha con ông Sáu và bé Thu.
Nhưng rồi tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu: ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao tận tay đứa con gái chiếc lược ngà, nhưng ông đã nhờ người bạn như một cử chỉ chuyền giao sự sống,, một ước nguyện giữ gìn tình cảm cho con ruột thịt muôn đời bất diệt, như lời ông Ba đã nói "chỉ có tình cha con là không thể chết được".
? Điều đó đã được bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy?
=> Truyện hiện đại nhưng âm vang như truyện cổ tích. Câu chuyện chiến lược ngà không chỉ ngợi ca tình cha con thắm thiết, sâu nặng mãi mãi bất diệt của cha con ông Sáu mà còn gợi cho người đọc thấm thía những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao con người, bao gia đình.
Đối với người cán bộ cách mạng ấy có một vẻ đẹp tuyệt với yêu quê hương, đất nước, họ sẵn sàng bỏ lại những gì gắn bó gẫn gũi, tình cảm riêng tư để dấn thân vào sự nghiệp cách mạng, bảo vệ độc lập dân tộc. Đồng thời ở con người cách mạng ấy có một vẻ đẹp thiêng liêng, bất diệt đó là tình cảm cha con không bao giờ mất.
IV: Tổng kết:
? Nhận xét nghệ thuật kể chuyện (truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể nhân vật có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện một nội dung tư tưởng của truyện?
1. Nghệ thuật:
Người kể chuyện ông Ba, bạn thân thiết của ông Sáu (vừa kể + bày tỏ sự đồng cảm chia sẻ với cha con ông Sáu)-> làm cho câu chuyện có thật, đáng tin cậy, nhịp kể theo trạng thái cảm xúc xen ý kiến bình luận "trong cuộc đời tôi chứng kiến ...... gỡ rối tâm trạng "
Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, có yếu tố tình huống bất ngờ hợp lí, tự nhiên.
Miêu tả tinh tế tâm lí và tính cách nhân vật đặc biệt trẻ em. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng rất am hiểu tâm lí trẻ em.
2. Nội dung: Truyện chiến lược ngà đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.Qua đó tác giả khẳng định và ngợi ca tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, nó càng cao đẹp trong những cảnh ngộ khó khăn.
? Qua đó giúp em hiểu được gì về nội dung tác phẩm?
- Học sinh ghi nhớ (SGK).
V. Luyện tập:
Giải thích thái độ và hành động có vẻ trái ngược của bé Thu nhưng lại nhất quán trong suy nghĩ và tính cách của em.
=> Đều thể hiện tình cảm mãnh liệt, chân thật, nồng nhiệt của bé Thu.
* Dặn dò: 	- Học sinh học thuộc ghi nhớ (SGK).
	- Làm bài tập 2 ( Trang 203).
	- Soạn bài mới.
GV: Củng cố nội dung bài học.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
********************
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết 73: ôn tập tiếng việt
(Các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt:
	 Giúp HS:Nắm vững một số nội dung phần Tiếng Việt đã học ở học kì I
B. Chuẩn bị: GV: Nghiên cứu bài học, bảng phụ phần I
 HS: Soạn bài trước ở nhà.
C. Kiểm tra bài cũ:
	GV: Kiểm tra HS chuẩn bị bài.
D. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Cho HS ôn lại các phương châm
 hội thoại như sơ đồ trong SGK.
HS: Kể một tình huống theo yêu cầu
GV: Nhận xét, đánhgiá.
Tình huống (SGV/ 206)
HS: Nêu các từ ngư xưng hô trong hội
 thoại.
GV: Cho HS nhận xét và đánh giá HS 
làm bài.
H: Trong Tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương chân “xưng khiêm, 
hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
GV: Trong TV thời trước phương châm 
này thể hiện rõ hơn.
GV: Hưỡng dẫn HS thảo luận theo yêu cầu trong SGK.
HS: Phát biểu theo nhóm.
GV: Nhận xét, đánh giá.
GV: Cho HS ôn lại lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
HS: Phát biểu và bổ sung.
HS: Làm theo yêu cầu và phát biểu.
GV: Có thể chuyển như SGV/ trang 208.
I/. Các phương châm hội thoại.
1) Ôn lại nội dung các phương châm hội thoại.
- Phương châm về lượng.
- Phương châm về chất.
- Phương châm quan hệ.
- Phương châm cách thức.
- Phương châm lịch sự.
2). Kể một tình huống giao tiếp trong đó có một số phương châm hội thoại không được tuân thủ.
II/. Xưng hô trong hội thoại.
1) Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng của chúng.
Một số tình huống:
- Xưng hô với bố, mẹ là thầy giáo, cô giáo của trường trước mặt các bạn trong giờ chơi, giờ học.
- Xưng hô với em họ, cháu họ đã nhiều tuổi.
2) Phương châm xưng hô cơ bản trong tiếng Việt: Xưng thì khiêm, hô thì tôn.
Nghĩa là: khi xưng hô, người nói xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
* Những từ xưng hô thể hiện rõ phương châm trên:
- bệ hạ: (dùng để giọ vua, khi nói với vua, tỏ ý tôn kính); bần tăng: (nhà sư nghèo – từ nhà sư thời trước dùng để tự xưng một cách khiêm tốn); bần sĩ: (kẻ sĩ nghèo – ỳư kẻ sĩ thời trước dùng đẻ từ xưng mình một cách khiêm tốn)
- quý ông, quý anh, quý bà, quý cô (gọi người đối thoại tỏ ý tôn kính)
3) Thảo luận: 
III/. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
1). Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
* Cách dẫn trực tiếp.
* Cách dẫn gián tiếp.
2). Đọc đoạn trích và chuyển những lời trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp và phân tích thay đổi của từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại.
Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý:
Lời đối thoại
Lời dẫn gián tiếp
Từ xưng
 hô
Tôi (ngôi thư nhất), chúa công (ngôi thứ hai)
Nhà vua (ngôi thứ ba), vua Quang Trung (ngôi thứ ba)
Từ chỉ 
địa điểm
đây
tỉnh lược
Từ chỉ thời gian
Bây gìơ
Bấy giờ
	* GV: Củng cố nội dung bài học.
	* Dăn dò: HS học bài và chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết 74: kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt.
	HS: Nắm được những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt trong học kì I và vân dung vào việc sử dung tiếng Việt một cách hợp lí.
B. Tiến trình các hoạt động day và học:
	* ổn định lớp
	* Đề bài:
I/. Trắc nghiệm.
Câu 1: Các thành ngữ sau thành ngữ nào không gần với nghĩa nói những điều không thực:
Nói điêu, nói toa.	B. Nói lấy, nói để.
C. Nói hươu nói vượn.	D. Nói quanh, nói co.
Câu 2: Các thành ngữ “Nói dối như cuội”; “Nói hươu, nói vượn”; “Nói nhảm nói nhí” vi phạm phương châm hội thoại nào?
Phương châm cách thức.	B. Phương châm về lượng.
C. Phương châm về chất.	D. Phương châm quan hệ.
Câu 3: Từ nào sau đây không phải từ địa phương xưng hô đồng nghĩa với từ “tôi”:
	A. Tao	B. Tui
	C. Tau	D. Miềng.
II/. Tự luận:
Câu 1: Cho đoạn thơ sau:
	Gần miền có một mụ nào
	Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
	Hỏi tên rằng: “Mã Giám Sinh”
	Hỏi quê rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
	a) Trong đoạn thơ trên Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Tại sao?
	b) Những câu thơ nào sử dụng cách dẫn trực tiếp, nhờ dấu hiệu nào nà em biết được đó là cách dẫn trực tiếp?
Câu 2: Vận dụng kiến thức về những biện pháp tu từ từ vựng đã học để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong các câu ca dao sau:
	Cày đồng đàn buổi ban trưa
	Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
	Ai ơi bưng bát cơm đầy
	Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
C. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..
..
Tiết 74: kiểm tra tiếng việt
Họ và tên: ..Lớp: 
Điểm
Nhận xét của thầy, cô giao
Đề bài
I/. Trắc nghiệm.
Câu 1: Các thành ngữ sau thành ngữ nào không gần với nghĩa nói những điều không thực:
Nói điêu, nói toa.	B. Nói lấy, nói để.
C. Nói hươu nói vượn.	D. Nói quanh, nói co.
Câu 2: Các thành ngữ “Nói dối như cuội”; “Nói hươu, nói vượn”; “Nói nhảm nói nhí” vi phạm phương châm hội thoại nào?
Phương châm cách thức.	B. Phương châm về lượng.
C. Phương châm về chất.	D. Phương châm quan hệ.
Câu 3: Từ nào sau đây không phải từ địa phương xưng hô đồng nghĩa với từ “tôi”:
	A. Tao	B. Tui
	C. Tau	D. Miềng.
II/. Tự luận:
Câu 1: Cho đoạn thơ sau:
	Gần miền có một mụ nào
	Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
	Hỏi tên rằng: “Mã Giám Sinh”
	Hỏi quê rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
	a) Trong đoạn thơ trên Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Tại sao?
	b) Những câu thơ nào sử dụng cách dẫn trực tiếp, nhờ dấu hiệu nào nà em biết được đó là cách dẫn trực tiếp?
Câu 2: Vận dụng kiến thức về những biện pháp tu từ từ vựng đã học để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong các câu ca dao sau:
	Cày đồng đàn buổi ban trưa
	Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
	Ai ơi bưng bát cơm đầy
	Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Bài làm
I/. Trắc nghiệm.
Câu
1
2
3
Đáp án
II/. Tự luận:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 13,14,15.doc