Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 13 - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 13 - Trường THCS Lê Hồng Phong

ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM

TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

A. Mục tiêu cần đạt:

- Hiểu được vai trò của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .

- Biết viết văn bản tự sự có đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức :

- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .

- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .

2. Kĩ năng :

- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

- Phân tích vai trò của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng linh hoạt ngôn ngữ đội thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .

 C. Phương pháp:- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 13 - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13	Ngày soạn :18/11/2012
TIẾT 63	 Ngày dạy : 22/11/2012
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM 
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu được vai trò của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .
- Biết viết văn bản tự sự có đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .
2. Kĩ năng : 
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Phân tích vai trò của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng linh hoạt ngôn ngữ đội thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .
 C. Phương pháp:- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,
D. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ :- Kiểm tra vở soạn bài của HS 
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Nói đến tự sự không thể không nói đến nhân vật . Mà miêu tả nhân vật không phải chỉ chú ý đến ngoại hình, hành động mà còn chú ý đến lời nói. Ngôn ngữ nhân vật bao gồm : ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Sử dụng những kiểu ngôn ngữ nhân vật như vậy trong văn bản tự sự có tác dụng cụ thể ntn ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học này.
* Tiến trình bài học :
Hoạt động của gv & hs
Nội dung bài dạy 
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về yếu tố đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 
Gọi HS đọc đoạn trích sgk/176, 177
* Thảo luận 3 câu hỏi:
CTrong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? (miêu tả cuộc đối thoại của người phụ nữ tản cư, trong cuộc đối thoại này có ít nhất hai người tham gia)
CDấu hiệu nào cho ta biết đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại? (hai lượt lời đối thoại: Lượt 1(người phụ nữ A): - Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà
+ Lượt 2(người phụ nữ B): - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy
CCâu “Hà, nắng gớm, về nào..” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao?
CTrong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra các câu đó? =>Câu nói trống không, bâng quơ của ông Hai. Câu nói này không hướng tới một người tiếp nhận cụ thể nào, cũng không có ai đáp lại. Do đó đây là một lời độc thoại. Câu độc thoại như vậy: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm .thế này”
CNhững câu như: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu” là những câu ai hỏi ai? Tại sao những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b)?
=>Đây là những câu ông Hai tự hỏi chính mình, chúng không phát thành tiếng mà chỉ là một mạch ngầm diễn ra trong đầu ông Hai, nó thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Vì không thoát ra thành tiếng, không thốt thành lời như các lượt lời trong đối thoại nên những câu ấy không có gạch đầu dòng. Chúng là những câu độc thoại nội tâm
* Thảo luận : CCác hình thức diễn đạt trên có tác dụng ntn trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai ntn? (tạo cho câu chuyện có không khí gần gũi, thật như cuộc sống đang diễn ra trong thực tế, tạo tình huống để tác giả khai thác nội tâm nhân vật)
CTóm lại thế nào là đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
 Hoạt động 2:Hướng dẫn HS luyện tập
* Thảo luận:bài tập 1/178
Hướng dẫn HS làm bài tập 2/178
 Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
- Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung về yếu tố đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:
Phân tích vd : Đoạn trích sgk/176,177
+ Hai lượt lời đối thoại:
- Lượt 1(người phụ nữ A):- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà
- Lượt 2(người phụ nữ B):- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy
=> Đối thoại
+ Câu “Hà, nắng gớm, về nào..”
=> Độc thoại
abc
+ Những câu như: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? chúng nó cũng bị người ta
II. Luyện tập
Bài 1/178
- Nhân vật bà Hai có 3 lượt lời
(1)- Này,thầy nó ạ.
(2)- Thầy nó ngủ rồi à?
(3)- Tôi thấy người ta đồn..
- Nhân vật ông Hai có 2 lượt lời
(1)
(2)- Gì?
(3)- Biết rồi!
* Ông Hai bỏ lượt lời phải đáp lại bà Hai ở lần 1 thể hiện tâm trạng chán chường đến mức không muốn nói đến cái chuyện đang làm ông đau lòng ấy nữa
- Lượt lời 2,3 đều trả lời cộc lốc thể hiện sự miễn cưỡng của ông Hai khi buộc phải trả lời bà Hai
III. Hướng dẫn tự học:
 Liên hệ thực tế sử dụng ngôn ngữ độc thoại độc thoại nội tâm, đối thoại và rút ra bài học sử dung sử dụng ngôn ngữ độc thoại độc thoại nội tâm, đối thoại một cách hiểu biết, hiệu quả
- Học bài, làm bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài Luyện nói:Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
E.Rút kinh nghiệm :
TUẦN 13	 Ngày soạn : 20/11/2012
TIẾT 64	 Ngày dạy : 24/11/2012
LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN
VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu được vai trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự .
- Biết kết hợp tự sự, miêu tả nội tâm, nghị luận trong văn bản tự sự .
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
- Tác dụng của việc sử dụng yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện .
2. Kĩ năng : 
- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản .
- Sử dụng yếu tố tự sự,nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng, kết hợp linh hoạt yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
 C. Phương pháp:
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,
D. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ :- Kiểm tra vở soạn bài của HS 
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Những tiết trước chúng ta đã tìm hiểu và nắm được phương pháp sử dụng, biết tác dụng của nghị luận, miêu tả nội tâm trong văn tự sự. Tiết này chúng ta sẽ thực hành kể chuyện có sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm để câu chuyện trở nên chân thực và sinh động.
* Tiến trình bài học :
Hoạt động của Gv & hs 
Nội dung bài dạy
Hoạt động1: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS
 + Nhóm 1-6 lập đề cương cho câu 1/179
 + Nhóm 2-5 lập đề cương cho câu 2/179
 + Nhóm 3-4 lập đề cương cho câu 3/179
Sau khi kiểm tra, GV cho HS trao đổi trong nhóm để có một đề cương nói thống nhất, hợp lý
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS thực hành: 
Yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện của mình lên bảng,quay xuống phía các bạn và trình bày bài nói của nhóm mình.Cả lớp theo dõi và chuẩn bị nhận xét
* Nhận xét ưu – khuyết điểm :
-HS nhận xét ưu,nhược điểm trong việc trình bày miệng cũa hs vừa nói trước lớp
GV tổng kết nhắc nhở những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Chuẩn bị:
Đề 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn .
A. Diễn biến của sự việc
- Nguyên nhân nào dẫn đến việc làm sai trái của em?
- Sự việc gì? Mức độ có lỗi đối với bạn?
- Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết?
B. Tâm trạng
- Tại sao em phải suy nghĩ,dằn vặt? Do em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở?
- Em có những suy nghĩ cụ thể ntn?
Đề 2: Kể lại một buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến chứng minh Nam là một người bạn rất tốt .
a. Không khí chung của buổi sinh hoạt lớp
- Là buổi sinh hoạt định kỳ hay đột xuất?
- Có nhiều nội dung hay chỉ có một nội dung là phê bình, góp ý cho bạn Nam?
- Thái độ của các bạn đối với Nam ra sao?
b. Nội dung ý kiến của em
- Phân tích nguyên nhân khiến các bạn có thể hiểu lầm bạn Nam:Khách quan,chủ quan,cá tính của bạn Nam,quan hệ của bạn Nam.
- Dùng những lý lẽ,dẫn chứng để khẳng định bạn Nam là một người bạn tốt
- Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng tiếc đối với bạn Nam và bài học chung trong quan hệ bạn bè
Đề 3: SGk /179
a. Xác định ngôi kể
- Ngôi thứ nhất và xưng “tôi”
b. Xác định cách kể
- Tập trung phân tích sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật Vũ Nương (nói cách khác phải hoá thân vào nhân vật Vũ Nương để kể lại câu chuyện )
- Các nhân vật và các sự việc còn lại chỉ có vai trò như một cái cớ để nhân vật tôi giãi bày tâm trạng của mình
II. Luyện nói trên lớp :
1. Luyện nói theo nhóm.
2. Nói trước lớp.
III.Hướng dẫn tự học:
- Tìm hiểu sự kết hợp yếu tố tự sự, nghị luận, miêu tả trong bài Bếp lửa.
- Chuẩn bị bài Lặng lẽ Sa Pa 
E.Rút kinh nghiệm :
TUẦN 13	 Ngày soạn :20/11/2012
TIẾT 65	 Ngày dạy : 24/11/2012
Tự học có hướng dẫn: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG
VĂN BẢN TỰ SỰ. Hướng dẫn bài viết số 3.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm truyện .
- Thấy được tác dụng của việc lựa chọn người kể chuyện ttrong một số tác phẩm đã học.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự .
- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự .
- Đặc điểm của mỗi hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự .
2. Kĩ năng : 
- Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học .
- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự hiệu quả .
3. Thái độ:
- Có ý thức linh hoạt khi lực chọn người kể khi làm văn tự sự (kể chuyện)
 C. Phương pháp:
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,
D. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ :- Kiểm tra vở soạn bài của HS 
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Lựa chọn ngôi kể, người kể chuyện là dụng ý nghệ thuật của mỗi tác giả. Tại sao lại phải lựa chọn ngôi kể?Làm như vậy có tác dụng ra sao đối với việc biểu đạt nội dung của văn bản, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể .
* Tiến trình bài học :
Hoạt động của gv & hs
Nội dung bài dạy 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung về vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự 
- Gọi HS đọc đoạn trích trong sgk/192
C Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?
=>Kể về cuộc chia tay giữa 3 người: Nhà hoạ sĩ gì, cô kĩ sư và anh thanh niên
CỞ đây ai là người kể các nhân vật và sự việc trên? (người kể dấu mặt, không xuất hiện trong câu chuyện)
* Thảo luận : Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện? (3 nhân vật trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan:“Anh thanh niên vừa vào, kêu lên” “cô kĩ sư mặt đỏ ửng” “người hoạ sĩ già quay lại”nếu người kể là một trong 3 nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi, chẳng hạn phải xưng “tôi” hoặc xưng tên một trong 3 nhân vật đó để kể lại chuyện)
CNhững câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa hay nhìn ta như vậy”,là nhận xét của người nào, về ai? (Nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Người kể chuyện đã hoá thân vào nhân vật để gọi ra đúng cái tâm trạng của tất cả mọi người trong tình huống đó, tâm trạng ấy phù hợp với quy luật tình cảm của con người, do đó nó có tính khái quát rất cao; dễ gây ra sự đồng cảm, xúc động và cũng thấp thoáng một chút buồn man mác bâng khuâng)
CHãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật? (người kể chuyện không xuất hiện trong đoạn văn, tức là đứng ở bên ngoài quan sát, miêu tả, suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng để hoá thân vào từng nhân vật; các đối tượng được miêu tả một cách khách quan: 3 nhân vật và những suy nghĩ của 3 nhân vật ấy, quan hệ của 3 nhân vật ấy trong cuộc chia tay)
C Tóm lại trong văn bản tự sự người kể chuyện ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất còn hình thức kể chuyện nào nữa?
GV khái quát lại, gọi HS đọc ghi nhớ sgk/193
- Gv tích hợp với bài Lời kể, ngôi kể ở lớp 6 để nhắc nhở các em lựa chọn ngôi kể khéo léo phục vụ dụng ý nghệ thuật.
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS luyện tập
Gọi HS đọc đoạn trích sgk/194
* Thảo luận câu hỏi 2a sgk/194
Hoạt động 3 Hướng dẫn tự học :
- GV hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
- Chuẩn bị viết bài số 3: để bài làm có kết quả tốt, các em về ôn lại toàn bộ kiến thức về văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và nghị luận. Chú ý lời đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật. Xem lại bài “Người kể chuyện trong văn tự sự” để lựa chọn ngôi kể phù hợp. Đọc thuộc lòng các bài thơ đã học.
I. Tìm hiểu chung về vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự 
1. Phân tích ví dụ: Đoạn trích sgk/192
- Cuộc chia tay giữa 3 người: Nhà hoạ sĩ gì, cô kĩ sư và anh thanh niên :
+ “Anh thanh niên vừa vào, kêu lên”
+ “cô kĩ sư mặt đỏ ửng” 
+“người hoạ sĩ già quay lại”
=> Ba nhân vật trên không phải là người kể chuyện, mà người kể chuyện dấu mặt không xuất hiện trong câu chuyện
- Các ý :
+“giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”
+“những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa hay nhìn ta như vậy”
=> là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
=>Người kể chuyện đã hoá thân vào nhân vật để gọi ra đúng cái tâm trạng của người trong truyện
2. Ghi nhớ sgk/193
II. Luyện tập
 Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng
a. - Người kể trong đoạn văn là nhân vật “tôi”(chú bé, người trong cuộc, ngôi thứ nhất) kể lại cuộc gặp gỡ cảm động với người mẹ của mình sau những ngày xa cách
- Ưu điểm: miêu tả được những diễn biến tâm lý sâu sắc, phức tạp, những tình cảm tinh tế, sinh động của nhân vật “tôi”
- Hạn chế: không miêu tả được những diễn biến nội tâm của nhân vật người mẹ, tính khái quát không cao, lời văn dễ nhàm chán, đơn điệu
b. Người kể chuyện là cô kĩ sư nông nghiệp
Nghe tiếng chàng trai kêu to: “Trời ơi, chỉ còn 5 phút!” và sau đó là một giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ, tôi cũng cảm thấy giật mình, bâng khuâng  Tôi chợt nhớ câu nói của ai đó: “Cái gì đến sẽ đến!”. Cuộc chia tay của chúng tôi đã đến rồi đấy ư? Sao nhanh thế? Tôi và chàng trai kia đã nói được gì với nhau đâu? Và cả nhà hoạ sĩ già đáng kính nữa!.....
III. Hướng dẫn tự học:
- Ghi lại hình dung của em về một người kể chuyện trong một văn bản .
- Tiết sau làm bài TLV số 3
- Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa
E.Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 13 T636465.doc