Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 14 đến tuần 19

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 14 đến tuần 19

TIẾT 66 : LẶNG LẼ SA PA

Ngày dạy :23/11/2010

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Về kiến thức :

- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm.

- Nghệ thuật kẻ chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong tác phẩm.

Về kĩ năng :

- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.

- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.

- Cảm nhận được m ột số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

Về thái độ : Giáo dục ý thức về trách nhiệm, về tình yêu đối với công việc; thái độ lao động cống hiến của thế hệ trẻ.

B. CHUẨN BỊ

GV : Ngữ văn nâng cao, Tư liệu văn học.

 

doc 65 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 14 đến tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14, bài 14
Tiết 66 : lặng lẽ Sa Pa
Ngày dạy :23/11/2010
a. Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức : 
- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kẻ chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong tác phẩm.
Về kĩ năng : 
Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
Cảm nhận được m ột số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
Về thái độ : Giáo dục ý thức về trách nhiệm, về tình yêu đối với công việc; thái độ lao động cống hiến của thế hệ trẻ.
b. Chuẩn bị
GV : Ngữ văn nâng cao, Tư liệu văn học.
HS : Tóm tắt đoạn trích, tìm chủ đề đoạn trích. Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Chứng minh rằng : ở ông Hai tình yêu làng quê gắn liền với lòng yêu nước.
Tình yêu làng quê sâu nặng, hoà quyện với tình yêu kháng chiến, yêu cách mạng. Tình cảm ấy được thể hiện qua diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc và ông bị đặt vào một tình thế bế tắc : về làng hay ở lại. Quyết định làng thì yêu thật nhưng làng đã theo tây rồi thì phải thù và cuộc trò chuyện của ông Hai với đứa con nhỏ đã thể hiện hết sức gợi cảm tình yêu làng quê máu thịt và tình yêu nước, yêu cách mạng của người nông dân trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Chính họ đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng của dân tộc trong giai đoạn kháng chiến trường kì.
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế. Thuyết trình (1p)
Giới thiệu : Sa Pa mới nghe người ta đã nghĩ đến việc nghỉ ngơi, ở đó có những con người ngày đêm cống hiến âm thầm cho đất nước.
Hoạt động 2 : Tri giác
Đọc diễn cảm. (10p)
? Trình bày về tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
GV : “Thành công của Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn này có lẽ trước hết đã tạo dựng được một chất thơ trong sáng làm nên không khí và sắc điệu riêng của tác phẩm được toát lên từ sự hài hoà giữa phong cảnh thiên nhiên đẹp lộng lẫy mơ màng của Sa Pa với vẻ đẹp trong suy nghĩ và cảm xúc, công việc của các nhân vật cùng mối quan hệ giữa họ. Lặng lẽ Sa Pa là một cốt truyện đơn giản, xoay quanh tình huống gặp bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư vừa mới ra trường và anh thanh niên sống và làm việc một mình ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Cuộc gặp gỡ chỉ trong chốc lát nhưng đã đủ để nhân vật chính gây ấn tượng và gợi ra những suy nghĩ, cảm xúc với nhiều âm vang ở những nhân vật khác trong truyện”.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Vẻ đẹp của thế giới nghệ thuật của Nguyễn Thành Long không nằm ở những phát hiện sắc sảo mà ở việc tạo dựng chất thơ trong trẻo, nhẹ nhàng, thể hiện khả năng cảm nhận đời sống tinh tế.
HS giải thích nghĩa từ.
HS đọc một đoạn từ đầu đến người thanh niên xuất hiện.
HS khác đọc nối tiếp.
Đọc và chú thích
1. Tác giả : Nguyễn Thành Long, cây bút chuyên viết truyện ngắn và bút kí.
2. Tác phẩm :
Sáng tác năm 1970, kết quả của chuyến đi lên Lào Cai của tác giả.
Rút từ tập Giữa trong xanh.
3. Đọc và giải thích từ
- Sa Pa
- Vật lí địa cầu
- Máy nhật quang 
- Máy bộ đàm
Hoạt động 3 : Phân tích, cắt nghĩa.
? Tóm tắt truyện.
? Nhận xét cốt truyện và tình 
huống cơ bản của truyện ngắn này ? 
Nhận xét về ngôi kể và điểm nhìn trần thuật.
Cốt truyện đơn giản, chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao Yên Sơn.
Tạo ra tình huống ấy, tác giả giới thiệu nhân vật chính một cách thuận lợi và nhất là để nhân vật ấy hiện ra qua cái nhìn của nhân vật khác.
Điểm nhìn trần thuật : truyện được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ. Vì vậy, dù không phải là nhân vật chính nhưng ông hoạ sĩ có vị trí quan trọng trong truyện. Cùng với nhân vật anh thanh niên, các nhân vật khác trong truyện cũng góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Bức chân dung nhân vật anh thanh niên.
Tìm hiểu văn bản
1. Nhận xét về tình huống truyện
- Cốt truyện đơn giản.
- Tạo tình huống là cuộc gặp gỡ bất ngờ.
- Bức chân dung nhân vật anh thanh niên hiện ra qua cái nhìn và suy nghĩ của các nhân vật khác.
? Bức tranh nên thơ về Sa Pa được vẽ lên như thế nào dưới ngòi bút đậm chất hội hoạ của tác giả.
? Bức tranh ấy gợi cho người đọc ấn tượng gì.
- Sa Pa nên thơ với những rặng đào. Những đàn bò lang cổ đeo chuông.
- Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn cả vào gầm xe.
- Những cây tử kinh màu hoa cà.
- Nắng đốt cháy rừng cây, cả con đèo như mạ bạc.
2. Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa
Bức tranh đẹp như thơ.
? Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm
? Nhân vật anh thanh niên hiện ra trong hoàn cảnh nào, trong con mắt nhìn và suy nghĩ của ai ? 
- Hiện ra trong chốc lát. Đủ để các nhân vật khác ghi nhận một ấn tượng, một kí hoạ chân dung về anh.
- Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác.
3. Nhân vật anh thanh niên
a) Vị trí của nhân vật và cách miêu tả của tác giả
? Nhân vật anh thanh niên được kể và tả như thế nào ? (Về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, về tình cảm với con người, và đặc biệt là về công việc và những suy nghĩ về công việc của anh).
GV : Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và chỉ cho xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc
+ Tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn nắp.
+ Cởi mở, chân thành, hiếu khách; quý trọng tình cảm của mọi người.
+ Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Tự hào với công việc của mình.
+ Có những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc. ý thức rõ về những đóng góp nhỏ bé của mình; luôn muốn cống hiến nhiều hơn cho quê hương, đất nước.
b) Những nét đẹp của nhân vật 
- Hoàn cảnh sống và làm việc : Một mình trên đỉnh núi cao, người cô độc nhất thế gian.
- Phẩm chất :
+ Trong đời sống hàng ngày
+ Tình cảm với mọi người.
+ Tinh thần trách nhiệm với công việc, suy nghĩ về công việc.
Nhân vật người thanh niên trong truyện tiêu biểu cho vẻ đẹp nào.
? Hãy nói một vài câu nêu suy nghĩ của em về những con người như vậy.
= Chân dung con người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp.
Yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, cho Tổ quốc.
Hết tiết 1.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện.
Chuẩn bị : các nhân vật khác trong tác phẩm. 
Nhân vật hoạ sĩ, nhân vật cô gái. Những tác động của anh thanh niên đối với các nhân vật phụ. Tác dụng trong việc xây dựng nhân vật của Nguyễn Thành Long.
Chuẩn bị : Viết bài tập làm văn số 3.
Đề bài :
 Dựa vào bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, viết một câu chuyện về tình bà cháu.
Kể lại một kỉ niệm của em.
Tiết 67 : lặng lẽ sa pa (Tiếp theo)
Ngày dạy : 23/11/2010
a. Mục tiêu cần đạt : như tiết 66
b. Chuẩn bị
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ (5p)
Phân tích vẻ đẹp của nhân vật người thanh niên trong truyện.
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế (1p)
Giới thiệu : Ngoài nhân vật chính là người thanh niên, truyện còn xuất hiện một số nhân vật khác nữa. Chính họ góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.
Hoạt động 2, 3 : Tri giác, phân tích cắt nghĩa. 
PP : Đàm thoại, nêu vấn đề. 25p
? Ngoài nhân vật anh thanh niên, các nhân vật khác cũng góp phần thể hiện chủ đề của truyện. 
Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật người hoạ sĩ và cô gái.
? Cuộc gặp gỡ với anh thanh niên đã khơi gợi điều gì ở nhân vật hoạ sĩ ? Những suy nghĩ của hoạ sĩ về anh, về cuộc sống đã góp phần làm tôn vẻ đẹp của nhân vật chính như thế nào ?
GV : Là nhân vật quan trọng vì tác giả đã hoá thân vào nhân vật này để suy nghĩ về người và đất Sa Pa. Nghe người thanh niên kể, ông hoạ sĩ không ngờ được rằng chính tại nơi đây ông đã bắt gặp một điều thật ra ông đã ao ước được biết và chỉ điều đó thôi cũng đủ là giá trị của một chuyến đi dài.
Chuyến đi làm ông hiểu rằng đằng sau cái lặng lẽ kia là âm vang và hương sắc kì diệu của cuộc sống.
Hoạt động 1 : Tim hiểu vẻ đẹp của các nhân vật khác.
Những xúc cảm và suy tư của nhân vật hoạ sĩ về người thanh niên và về những điều khác nữa (về nghệ thuật với cả sức mạnh và sự bất lực của nó; về mảnh đất Sa Pa được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính trở nên sáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.
3. Các nhân vật khác
a) Nhân vật ông hoạ sĩ
- Là nhân vật quan trọng trong tác phẩm.
- Yêu nghề, say mê với nghề. Có những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời.
b) Nhân vật cô kĩ sư
- Những điều cô đã thấy, đã nghe làm cô tin hơn vào cuộc sống.
- Trên chặng đường đi tới, cô gái sẽ có đủ nghị lực để cống hiến nhiều hơn.
c) Nhân vật bác lái xe
- Là người dẫn dắt để tạo sự chú ý, tò mò của hoạ sĩ và cô gái và người đọc, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên.
d) Các nhân vật vô danh khác : ông kĩ sư vườn rau, đồng chí cán bộ nghiên cứu sét.
GV : Thông qua những cảm xúc, suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh anh thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn, chủ đề tác phẩm được mở rộng thêm, gợi ra nhiều ý nghĩa như là được lọc qua thứ ánh sáng trong trẻo, rực rỡ khiến hình ảnh ấy rạng rỡ hơn, ánh lên nhiều sắc màu hơn. Đây là một thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện.
? Trong truyện còn có những nhân vật vô danh nào ? ý nghĩa của họ trong bức tranh về con người Sa Pa.
Nêu vấn đề
 Có ý kiến cho rằng : một trong những yếu tố tạo nên thành công của Lặng lẽ Sa Pa là sự có mặt của chất thơ trong tác phẩm. Theo em, nhận xét này có chính xác hay không ? Vì sao ?
Nêu cảm nhận của mình về vẻ đẹp của những bức tranh thiên nhiên ấy.
GV : Lặng lẽ Sa Pa dáng dấp như một bài thơ, chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh những con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc bởi sự gắn bó với đất nước, với mọi người. Tác giả tạo nên được một không khí trữ tình cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, nhờ thế mà chủ đề của truyện được rõ nét và sâu sắc.
? Nhận xét về nghệ thuật tự sự trong tác phẩm.
4. Một số đặc sắc nghệ thuật
* Chất thơ trữ tình
- Chất thơ toả ra từ vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Quan trọng hơn, chất thơ toả ra từ vẻ đẹp tâm hồn con người, từ tinh thần trách nhiệm và tình yêu cuộc sống của con người.
- Lời văn giàu chất trữ tình, hình ảnh mềm mại, ngôn ngữ giàu chất thơ.
* Kết hợp giữa kể, tả và nghị luận.
* Xây dựng đối thoại, độc thoại và độ ... àng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng dong ra, dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào, rồi cắm đầu xuống mà lủi đi. Anh nào ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm hết cách để hại, cất phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng...
Ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại.
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả
Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả
Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả
Lặng lẽ Sa Pa
1. Nhân vật anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào ?
Tự giới thiệu về mình
Được tác giả miêu tả trực tiếp
Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác.
Được giới thiệu qua lời kể của ông hoạ sĩ già.
2. Nội dung của những câu văn sau là gì ?
Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên.
Giới thiệu công việc của anh thanh niên.
Giới thiệu cách sống của anh thanh niên.
Giới thiệu đặc điểm thời tiết khí hậu của Sa Pa.
3. Qua lời kể của người thanh niên với công việc của mình, em thấy công việc đó đòi hỏi người làm việc phải như thế nào ?
Tỉ mỉ, chính xác. 	 C. Cả A và B đều đúng.
Có tinh thần trách nhiệm cao	 D. Cả A và B đều sai.
4. Theo em, thử thách lớn nhất đối với người thanh niên là gì ?
Công việc vất vả nặng nhọc.
Sự cô đơn, vắng vẻ.
Thời tiết khắc nghiệt.
Cuộc sống thiếu thốn.
5. Câu văn nào sau đây thể hiện rõ yếu tố bình luận ?
Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa.
Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc và gian nan.
Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.
Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.
6. Nhận định nào nói đúng nhất những khía cạnh biểu hiện chất trữ tình trong truyện Lặng lẽ Sa Pa ?
Những phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng được miêu tả qua cái nhìn của người hoạ sĩ già.
Vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật người thanh niên.
Những suy nghĩ về con người, về cuộc sống của các nhân vật.
Cả A, B, C đều đúng.
Ngôi kể trong văn bản tự sự
1. Trong văn bản tự sự, có những loại ngôi kể nào ?
Ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai.	C. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba.	D. Ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba.
2. Kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất có ưu điểm gì ?
Tạo ra cái nhìn nhiều chiều, bao quát được tất cả các nhân vật.
Tạo nên tính thuyết phục cho tác phẩm.
Thuận lợi cho việc bày tỏ tình cảm, cảm xúc ở người kể.
Cả B và C đều đúng.
3. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất có đặc điểm gì ?
A. Người kể chuyện xưng tôi, trực tiếp tham gia vào câu chuyện.
B. Người kể chuyện có thể xưng tên, trực tiếp tham gia vào câu chuyện.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
4. Xác định điểm nhìn trong các trường hợp sau : Điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn thấu suốt.
Ví dụ
Điểm nhìn
Người diễn viên tươi cười chào khán giả khi họ vỗ tay tán thưởng.
Người diễn viên lùi lại với lòng tự hào và cảm kích trước sự tán thưởng nồng nhiệt của công chúng.
Đứng cả dậy, công chúng nồng nhiệt thừa nhận sự xuất hiện của một diễn viên lớn.
Cô kĩ sư kể chuyện
Anh thanh niên bỗng nói to khiến tôi giật mình :
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút.
Trên nét mặt anh hiện lên nỗi tiếc rẻ. Anh bất ngờ chạy đi ra phía sau nhà, rồi liền trở vào với một cái làn trên tay. Bác hoạ sĩ đứng dậy, tôi cũng đứng lên, thong thả đi tới chỗ bác, trong lòng không khỏi bâng khuâng. Bỗng anh nói giật giọng :
- Ô ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này !
Rồi anh lây chiếc khăn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho tôi. Trong lòng tôi dấy lên một cảm giác xấu hổ. Anh đã không hiểu được cái dụng ý ấy của tôi. Tôi đành phải nhận lại chiếc khăn và vội quay đi.
- Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng hoạ sĩ quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh.- Chắc chắn tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ ?
Rồi đến lượt tôi từ biệt. Tôi biết nói gì với anh ? Trong lòng tôi bỗng dạt lên một cảm giác khó tả. Không biết bao giờ tôi mới gặp lại anh, gặp lại con người đã gây cho tôi rất nhiều bất ngờ từ khi gặp mặt ? Bất giác, tôi đưa tay cho anh nắm, rõ ràng, cẩn trọng, nhìn thẳng vào mắt anh :
Chào anh.
Tiết 73 : Ôn tập tiếng việt
Truyện thứ hai :
Khoảng 10 giờ tối, ông bác sĩ nhận được cú điện thoại của một khách quen ở vùng quê.
Ông khách nói giọng hoảng hốt :
Thưa bác sĩ, thằng bé nhà tôi nuốt cây bút bi của tôi rồi. Bây giờ biết làm thế nào ? Xin bác sĩ đến ngay cho.
Tôi lên đường ngay. Nhưng mưa to gió lớn thế này, đường vào làng ông lại lầy lội, phải một tiếng rưỡi nữa tôi mới đến nơi được.
Thế trong khi chờ bác sĩ đến, tôi biết làm thế nào ?
Ông chịu khó dùng bút chì vậy.
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua thế nào.
Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mươi ngày sẽ đuổi được giặc Thanh.
Những thay đổi đáng chú ý :
Trong lời đối thoại
Trong lời dẫn gián tiếp
Từ xưng hô
tôi (ngôi thứ nhất)
chúa công (ngôi thứ hai)
nhà vua (ngôi thứ ba)
vua Quang Trung (ngôi thứ ba)
Từ chỉ địa điểm
đây
(tỉnh lược)
Từ chỉ thời gian
bây giờ
bấy giờ
a) - Sao bây giờ anh mới về ? Trước lúc đi mẹ dặn rằng : “Anh ở nhà phải học bài cẩn thận đấy”.
b) Nhân dân ta có truyền thống tương thân tương ái, vì vậy có câu tục ngữ lá lành đùm lá rách.
c) Cô giáo thường dạy chúng ta rằng là học sinh các em phải biết tôn sư trọng đạo.
Trong quá khứ
Trong hiện tại
Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật.
Cổ đeo vòng bạc sáng loáng, tay cầm đinh ba.
Biết mọi chuyện kì thú
Gọi anh xưng em
Một thiếu niên khoẻ khoắn, đẹp đẽ, lanh lợi. oai hùng.
Da vàng sạm, xơ xác. Bàn tay thô kệch, nứt nẻ.
Mũ lông chiên rách tươm. áo bông mỏng dính.
Người co ro cúm rúm.
Cứ lắc đầu.
Bẩm ông.
Một cố nông xơ xác, thô kệch, đần độn, mụ mẫm, cam chịu.
* Nhân vật Hai Dương
Biểu thị cho sự tha hoá về nhân cách.
* Khung cảnh làng quê.
Tiêu điều, hoang vắng, mang dấu hiệu của sự lụi tàn.
Cố hương
Nhưng bây giờ, điều tôi đang hi vọng đây, biết đâu không phải là một thứ tượng gỗ tự tay tôi chế tạo ra ? Có khác chăng chỉ là những điều anh ta mong ước thì gần gũi, còn những điều tôi mong ước thì xa vời đó thôi. Tôi đang mơ màng, thì trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm. Tôi nghĩ bụng : Đã hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
1. Chi tiết nhân vật “tôi” về quê trong đêm và rời quê vào lúc hoàng hôn có ý nghĩa gì?
Để tạo nên sự cân đối trong bố cục truyện.
Nhấn mạnh và tô đậm chủ đề : đó là một thời kì tăm tối của nhân dân Trung Quốc.
Chỉ là tả thực như truyện đã xảy ra.
Tạo nên âm hưởng buồn cho người đọc.
2. Sự xuất hiện của Thuỷ Sinh và Hoàng ở cuối truyện có ý nghĩa gì ?
Làm cho câu chuyện trở nên li kì và hấp dẫn hơn.
Gợi cho nhân vật “tôi” nghĩ về đặc điểm của xã hội tương lai.
Làm nổi bật tình cảnh khốn cùng của Nhuận Thổ.
Thể hiện sự thấu hiểu tâm lí trẻ em của tác giả.
3. Hình ảnh “con đường” ở cuối tác phẩm nên được hiểu theo lớp nghĩa nào ?
Nghĩa đen, con đường trên mặt đất.
Nghĩa bóng, con đường đi của dân tộc.
Nghĩa bóng, thói quen của con người.
Cả B và C đều đúng.
4. Việc tác giả chọn người kể chuyện “tôi” có ý nghĩa gì ?
Để việc dẫn dắt câu chuyện được khách quan.
Để có thể bày tỏ thái độ, tình cảm đối với các nhân vật trong truyện.
Làm cho câu chuyện kể trở nên gần gũi, đáng tin cậy và xúc động.
Cả A, B, C đều đúng.
Miêu tả
Thuyết minh
(Đối tượng miêu tả thường là các sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể)
Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
ít dùng số liệu cụ thể.
Dùng nhiều trong sáng tác văn chương.
ít tính khuôn mẫu.
Đa nghĩa.
(Đối tượng thuyết minh thường là các loại sự vật, đồ vật, ...).
Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật.
Bảo đảm tính khách quan, khoa học.
ít dùng tưởng tượng so sánh.
Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết.
ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hoá khoa học
Thường theo một số yêu cầu giống nhau (mẫu).
Đơn nghĩa.
a) Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu ! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng : “Hằng năm, cứ vào cuối thuMẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp”. (Lí Lan, Cổng trường mở ra, Ngữ văn 7 tập 1).
b) Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng :
 - Quân Thanh sang xâm lấn ở nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi biết chưa ? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràngChớ có quen thói ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước! (Ngô Gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí).
c) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họMột hôm, tôi phàn nàn việc đó với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa gì lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo :
- Lão làm bộ thế đấy ! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu : Lão vừa xin tôi một ít bả chó
Tôi trố to đôi mắt ngạc nhiên, hắn thì thầm:
- Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lãoLão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu.
Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hếtMột người như thế ấy ! Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi vì không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềngCon người đáng kính ấy giờ theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời này quả thật mỗi ngày một thêm đáng buồn
(Lão Hạc, Nam Cao)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14-19.doc