TIẾT 71:
Tập làm văn: Hướng dẫn HS tự học:
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến Thức:
- Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phảm tự sự.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc - hiểu văn bnả rự sự hiệu quả.
3. Thái độ:
- Nhập vai phù hợp – Kể chuyện có hiệu quả.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, đàm thoại, giảng bình kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
- Ở các lớp 6 ,7, 8 chúng ta đã được học về ngôi kể và chuyển đổi ngôi kể, trong chương trình Ngữ văn lớp 9, các em tiếp tục được học nâng cao hơn một bước về người kể chuyện và ngôi kể trong văn tự sự, cụ thể như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học hôm nay.
TUẦN 15 Ngày soạn 18-11- 2012 TIẾT 71: Tập làm văn: Hướng dẫn HS tự học: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến Thức: - Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.. - Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự. - Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phảm tự sự. 2. Kĩ năng: - Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học. - Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc - hiểu văn bnả rự sự hiệu quả. 3. Thái độ: - Nhập vai phù hợp – Kể chuyện có hiệu quả. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, đàm thoại, giảng bình kết hợp với thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - Ở các lớp 6 ,7, 8 chúng ta đã được học về ngôi kể và chuyển đổi ngôi kể, trong chương trình Ngữ văn lớp 9, các em tiếp tục được học nâng cao hơn một bước về người kể chuyện và ngôi kể trong văn tự sự, cụ thể như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY *HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự 1. Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu * Đoạn trích SGK/192 - GV: 1 HS đọc - Hs: Thảo luận nhóm: ? Cho biết đoạn trích trên kể về ai, về sự việc gì. ? Ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên . ? Những dấu hiệu nào cho biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện. - HS: Cử nhóm đại diện trình bày. - GV: Chốt ghi bảng Các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan. Mặt khác, ngôi kể và lời văn không có sự thay đổi (không xưng tôi hoặc xưng tên một trong ba nhân vật đó ) ? Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, nhìn ta như vậy”là nhận xét của người nào, về ai . - HS: Lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta . - Câu “những người con gáinhư vậy”, người kể chuyện như nhập vai vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó . ? Nếu câu nói này là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì ý nghĩa, tính khái quát của câu nói có sự thay đổi không? - HS: Tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều . ? Vì sao có thể nói: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật. - HS: Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn, ? Qua ngữ liệu trên, hãy cho biết trong văn bản tự sự ta có thể kể theo những ngôi nào, tác dụng của từng ngôi. ? Người kể chuyện trong văn bản tự sự có vai trò gì . - HS: Thực hiện ghi nhớ SGK/193 *HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS luyện tập: - GV: 1HS đọc yêu cầu BT hướng dẫn HS làm bài tập: * Thảo luận nhóm(5 phút): ghi vào phiếu học tập của nhóm +Nhóm 1+3+5: bài1 2a ( SGK/ 194) +Nhóm 2+4+6: bài 2b, ( SGK/ 194) - (mỗi bài chọn 2 nhóm đính lên bảng, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung) - GV : Đánh giá 2. Bài tập 2 (b):(SGK/194) - HS đọc yêu cầu bài tập 2. - GV hướng dẫn HS làm bài tập I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự * Đoạn trích SGK/192 - Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già , cô kĩ sư và anh thanh niên - Người kể là vô nhân xưng , không xuất hiện trong câu chuyện. - Người kể ở ngôi thứ 3: => Người kể dường như biết hết mọi việc.các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan. 2. Kết luận: Ghi nhớ (SGK/193) . - Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất xưng “tôi”(thường là nhân vật của truyện hay nhân vật chứng kiến câu chuyện) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng cái nhìn của người kể này lại có mặt ở tất cả mọi nơi trong văn bản đã biết hết mọi việc, nhìn thấu được nhân vật trong truyện. - Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc vào câu chuyện, kết nối các sự việc, giúp người đọc hiểu về nhân vật huống, đưa ra các nhận xét đánh giá về những điều được kể. II. LUYỆN TẬP: 1. Bài tập 2a ( SGK/193-194) - Cách kể ở đoạn trích này là nhân vật “ tôi”(ngôi thứ nhất)- Chú bé – trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách . - Tác giả hóa thân vào nhân vật chú bé Hồng - Ưu điểm và hạn chế của ngôi kể này: + Giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư , tình cảm miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi , phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”. + Hạn chế: Trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan sinh động , khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều ,do đó đễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật . 2. Bài tập 2 (b) :(SGK/194) - Chọn một trong ba nhân vật là người kể chuyện , sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn văn khác , sao cho nhân vật , sự kiện , lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất . + Soạn VB: “Chiếc lược ngà” * HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - GV hệ thống bài : Ngôi kể, người kể chuyện trong văn bản tự sự - Hướng dẫn về nhà: + Học bài . + Hoàn thành các bài tập . + Soạn VB: “Chiếc lược ngà” -Đọc văn bản, -Tóm tắt truyện, tìm hiểu, -Hình dung về người kể chuyện trong văn bản Chiếc lược ngà, -Nêu nét chính về tác giả, tác phẩm. -Trả lời các câu hỏi trong phần đọc- hiểu, -Chuẩn bị phần luyện tập. -Chuẩn bị tốt cho giờ viết bài tập làm văn số 3 . ************************************************** TIẾT 72- 73 Văn bản : CHIẾC LƯỢC NGÀ - Nguyễn Quang Sáng - A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến Thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyển trong một đoạn truyện Chiếc Lược Ngà . - Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. - Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện , miêu tả tâm lí nhân vật. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Vận dụng kiến thứcvề thể loại và sự kết hợp các phương thứcbiểu đạt trong văn bản truyện hiện đại. 3. Thái độ: - Trân trọng tình cảm gia đình, yêu quý kính trọng cha mẹ, căm ghét chiến tranh phi nghĩa... C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, đàm thoại, giảng bình, nêu vấn đề, động não, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tóm tắt nội dung truyện Lặng lẽ Sa Pa. ? Vì sao tất cả các nhân vật trong truyện, kể cả nhân vật chính đều không được đặt tên? ? Bác lái xe cho rằng , anh thanh niên là một trong những người cô độc nhất thế gian, em có đồng ý với ý kiến ấy không? tại sao? ? Phát biểu chủ đề truyện: 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - Thiếu gì những tình huống éo le xảy ra trong cuộc sống, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt để thể hiện và thử thách tình cảm con người. Chiếc Lược Ngà của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng được xây dựng trên cơ sở những tình huống thật ngặt nghèo trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian lao ở Miền Nam, Qua đó khắc sâu tình cảm cha con sâu nặng của người cán bộ, chiến sĩ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm ? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Quang Sáng? - Hs: Dựa vào chú thích trả lời. ? Nêu xuất sứ của tác phẩm? - Hs: Dựa vào chú thích trả lời. - Giáo viên: Hướng dẫn học sinh đọc bài - HS: + Các nhóm cử đại diện tóm tắt văn bản. + Đại diện 2 nhóm lên trình bày + Các nhóm khác nhận xét bổ sung ? Giải thích từ khó trong SGK -Tình huống truyện? ? Nhận xét gì về ngôi kể? ngôi kể ấy có tác dụng gì? * HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản, Phân tích văn bản - HS: Quan sát đoạn truyện kể về nhân vật bé Thu trong những ngày ông Sáu về thăm nhà, ? Tìm những chi tiết kể về lần đầu bé Thu gặp cha? ? Bé Thu tròn mắt nhìn. Đó là đôi mắt nhìn như thế nào?( Mở to không chớp, biểu lộ sự ngạc nhiên ) ? Bé Thu vụt chạy và kêu thét- Đó là những cử chỉ như thế nào? - HS: Nhanh , mạnh, biểu lộ ý muốn cầu cứu. ? Những cử chỉ và tiếng kêu ấy biểu hiện cảm xúc gì của bé Thu tronglúc này? *Thảo luận nhóm: ? Trong hai ngày đêm tiếp theo thái độ và tình cảm của bé Thu đối với anh Sáu diễn ra như thế nào? Nhóm 1 trình bày ? Khi mời ông Sáu vào ăn cơm, bé Thu nói như thế nào? Nhận xét gì về cách nói ấy? ? Trong bữa ăn bé Thu đã có phản ứng gì? - HS: Khi ông Sáu bỏ trứng cá vào chén nó, nó hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm. Ông Sáu đánh nó, nó sang bà ngoại, khóc. ? Phản ứng đó cho thấy thái độ của bé Thu đối với ông Sáu như thế nào? ? Phản ứng đó có phải là dấu hiệu của đứa trẻ hư không ? tại sao? - GV: Phân tích thêm: Nhóm 2 trình bày ? Anh mắt bé Thu ngày ông Sáu đi như thế nào? Điều đó biểu lộ một nội tâm như thế nào? ? Bé Thu phản ứng như thế nào khi nghe ông Sáu nói ‘ Thôi ,ba đi nghe con”? - HS: Nó bỗng kêu thét lên : “Ba..a..ba..a” ,nhanh như sóc, nó thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc. - Nó hôn ba nó. - Ôm chầm lấy ba nó, mếu máo. ? Đó là tâm trạng như thế nào? - GV: Tình yêu nỗi nhớ, niềm ân hận, nuối tiếc của bé Thu bị dồn nén lâu nay bùng ra mạnh mẽ, hối hả ,cuống quýt, mãnh liệt ào ạt. ? Nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật bé Thu trong đoạn trích trên? Từ đó bé Thu hiện lên với tính cách gì trong cảm nhận của em? ? Vì sao người thân mà ông Sáu khao khát được gặp nhất chính là đứa con? - HS: Từ tám năm nay ông chưa một lần gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ. ? Tìm chi tiết miêu tả cảnh ông Sáu lần đầu trông thấy con-lúc ấy tâm trạng của ông như thế nào? ? Hình ảnh ông Sáu khi bị con khước từ được miêu tả như thế nào?Tâm trạng của ông ra sao? ? Từ những biểu hiện đó nỗi lòng của ông được bộc lộ như thế nào ? - HS: Tình yêu thương của người cha trở nên bất lực.Ông buồn vì tình yêu thương của người cha chưa được con đền đáp. - Theo dõi đoạn truyện kể về ngày ông Sáu ra đi. ? Em nghĩ gì về đôi mắt anh Sáu nhìn con và nước mắt của người cha lúc chia tay? ? Khi ở chiến khu ông Sáu có những suy nghĩ và việc làm như thế nào? ? Những suy nghĩ và việc làm ấy thể hiện tình cảm của ông đối với con như thế nào? *Gv cho hs thảo luận nhóm trong 3p 1.Chi tiết chiếc lược ngà có ý nghĩa gì? 2.Chủ đề của câu chuyện là gì ? *Các nhóm cùng đưa bảng. Tổng kết: HS suy nghĩ độc lập, Động não viết: -Nêu những nét chính về nghệ thuật và nội dung của văn bản? * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn luyện tập -1/SGK/203: Thảo luận, phát biểu. -2/SGK/203: Suy nghĩ cá nhân, trả lời bằng phiếu học tập. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: - Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 ,quê ở An Giang - Từ sau 1954 tập kết ra Bắc, viết văn - Tác phẩm có nhiều thể loại chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình. 2. Tác phẩm: - Viết năm 1966 khi tác giả đang ở chiến trường Nam Bộ. - Vị trí đoạn trích : Nằm ở giữa truyện. 3. Đọc – tóm tắt: -Đọc ... ương do chiến tranh gây ra. 3. Tổng kết, ghi nhớ (SGK/157) a. Nghệ thuật: - Tạo tình huống éo le. - Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ. - Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện. b. Nội dung-Ý nghĩa: - Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng. Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. III.Luyện tập: 1/ HS phân tích. 2/ HS nêu cảm nhận *HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: -Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích. -Thấy được tình cảm của 2 nhân vật trong truyện, tìm các chi tiết minh chứng cho tình cảm của mỗi nhân vật. +Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại...cách dẫn gián tiếp): -Đọc lại các bài học: Các phương châm hội thoại, Xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. ************************************************ TIẾT 74 Tiếng việt: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Các phương châm hội thoại. - Xưng hô trong hội thoại - Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 2. Kĩ năng: Khái quát một số kiến thức Tiếng việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 3. Thái độ: Giáo dục hs thái độ tích cực trong học tập , chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới. B PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luạn nhóm, Kĩ thuật động não. C/ CHUẨN BỊ : GV : Soạn giáo án , bảng phụ HS : Ôn tập , soạn bài ở nhà D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15p ( bài viết ). Làm BT 1,2 trang 204 SGK. II.Nội dung bài mới : 1.Giới thiệu bài 2.Triển khai bài Hoạt động của thầy , trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Thảo luận nhóm Chúng ta đã học những phương châm hội thoại nào ? Gv cho hs làm việc theo nhóm, 5 nhóm nêu 5 nội dung : 5 phương châm hội thoại, lấy ví dụ minh hoạ. Các nhóm trình bày vào phiếu học tập, dán lên bảng, trình bày Các nhóm nhận xét lẫn nhau Hãy kể một tình huống giao tiếp có vi phậm phương châm hội thoại ? Hs : Gv lấy ví dụ, yêu cầu hs phân tích Hs : Vi phạm p/c quan hệ. Hoạt động 2 Nêu các từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt ? Hs : Cách sử dụng những từ ngữ xưng hô như thế nào ? Hs : Em hiểu phương châm“ Xưng khiêm , hô tôn ” là như thế nào ? Hs : Lấy ví dụ minh hoạ cho phương châm trên ? Hs : Gv cho hs thảo luận mục 3.Vì sao trong Tiếng Việt , khi giao tiếp , người nói phải hết sức chú ý lựa chon từ ngữ xưng hô ? Hs : Thảo luận nhóm Trong TV, Khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô: -Từ ngữ xưng hô trong TV phong phú ( Gia đình, nghề nghiệp chức vụ, tên riêng) -Mỗi từ xưng hô thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ người nói- người nghe. Thảo luận sau 3p đại diện các nhóm trình bày, nhận xét , bổ sung Hoạt động 3: Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp có gì khác nhau ? Hs : - Trong lời thoại ở đoạn trích nguyên văn: vua Quang Trung xưng "Tôi " (ngôi thứ nhất ), Nguyễn Thiếp gọi vua là "Chúa công "(ngôi thứ hai ) - Trong lời dẫn gián tiếp :Người kể gọi vua Quang Trung là "nhà vua ", "vua Quang Trung " (ngôi thứ ba ) Gv cho hs làm BT 2 ở SGK.Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn trực tiếp Hs : Làm , đọc bài Cả lớp nhận xét I/ Các phương châm hội thoại Lí thuyết : Các phương châm hội thoại P/ c về lượng P/c về chất P/c Quan hệ P/c cách thức p/c lịch sự Yêu cầu của các phương châm hội thoại: a, Phương châm về lượng: nói cho đúng nội dung, nội dung lời nói phải đúng yêu cầu cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu. b, Phương châm về chất: Khi nói đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực. c. Phương châm quan hệ: cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. d. Phương châm cách thức: chú ý ngắn gon, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. e. Phương châm lịch sự: Cần tế nhị và tôn trọng người khác. BT Thầy địa lí : Thế nào là rừng sâu ? Hs : Là rừng có nhiều sâu ạ ! → Vi phạm phương châm quan hệ II/ Xưng hô trong hội thoại : Lí thuyết : - Từ ngữ xưng hô ( Gia đình, chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng): ông, bà, chú, bác ,cô, câu, mợ, tôi , anh , em , hắn, chúng mình, chúng nó - Cách dùng từ : Căn cứ vào đối tượng và tình huống giao tiếp. Bài tập : “Xưng khiêm hô tôn” : Khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm tốn và gọi người đối thoại một cách tôn kính VD : Chị Dậu – Cai lệ Cháu van ông ! Nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc . Ông tha cho ! * Trong TV, khi giao tiếp cần lựa chọn vì từ ngữ xưng hô của TV mang sắc thái biểu cảm khác nhau ( Kính trọng , suồng sã , thân mật.. ) III/ Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp 1-Lí thuyết : - Trực tiếp : Nhắc lại nguyên văn lơì nói ý nghĩ, đặt trong dấu ngoặc kép - Gián tiếp : Thuật lại lời nói có điều chỉnh, không đặt trong dấu ngoặc kép 2-Bài tập - Tôi – nhà vua - Tiên sinh nghĩ như thế nào Nhà vua bèn hỏi Nguyễn Thiếp - Chúa công → vua Quang Trung → Có thể thêm bớt từ trong các câu đối thoại. * Chuyển thành lời dẫn gián tiếp - Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng thua như thế nào. Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ nên đánh hay nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan. 3. Củng cố : Gv yêu cầu hs nhắc lại các khái niệm , kiến thức lí thuyết? * HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Hệ thống toàn bài. - Hướng dẫn học bài: Ôn tập kiến thức, làm lại các bài tập. -Xem lại các bài TV đã học từ đầu năm, - Giờ sau kiểm tra viết 1 tiết (Kiểm tra chung) ************************************************** TIẾT 75 Tiếng Việt : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: a. Kiến Thức: - Đánh giá kết quả học tập của học sinh về kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I.. b. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn và giao tiếp xã hội. c. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra. 2. PHƯƠNG PHÁP, CHUÂN BỊ: - Thực hành viết - GV: Ra đề kiểm tra, phôtô đề cho hs. - HS: Học bài và ôn tập kĩ kiến thức đã học ở HKI 3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: a. Ổn định: b. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s (giấy, bút ) c. Bài mới: . -Kiểm tra theo đề kiểm tra chung của trường: +Mỗi phòng có 25 HS xếp theo thứ tự ABC... +Tổ rút GV coi thi chung. +GV dạy Ngữ văn 9 chấm chung. ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Lớp: 9 Thời gian: 45 phút. Ma trận. Nội dung chính Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Các phương châm HT 1 câu 0,5đ 1 câu 2đ 2 câu 2,5đ Thành ngữ 1 câu 0,5đ 1 câu 0,5đ Trường từ vựng 1 câu 0,5đ 1 câu 2đ 2 câu 2,5đ Biện pháp tu từ 1 câu 0,5đ 1 câu 0,5đ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ 1câu 0,5đ 1 câu 0,5đ Lời dẫn TT & Lời dẫn GT 1 câu 0,5đ 1 câu 3 đ 2 câu 3,5đ Tổng 3 câu 1,5đ 3 câu 1,5đ 3 câu 7đ 9 câu 10đ ĐỀ: I. TRẮC NGHIỆM ( 3đ): Mỗi câu đúng được 0, 5điểm. Chọn một ý đúng trả lời cho mỗi câu hỏi sau. Câu 1. Các thành ngữ “nói dối như cuội”, “nói hươu nói vượn”, “nói nhảm nói nhí” vi phạm phương châm hội thoại nào? A. Phương châm cách thức. B. Phương châm về chất. C. Phương châm về lượng. D. Phương châm quan hệ. Câu 2. Thành ngữ nào sau đây thể hiện ý chí, hoài bão của con người? A. Dời non lấp biển. B. Lên rừng xuống bể. C. Lên thác xuống ghềnh. D. Mò kim đáy biển. Câu 3. Tên gọi của trường từ vựng cho những từ “trìu mến, buồn rầu, xôn xao là gì? A. Chỉ cảm giác. B. Chỉ quan hệ C. Chỉ xúc động. D. Chỉ tình cảm. Câu 4 Câu thơ “ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” có hình ảnh “chùm cá nặng” sử dụng phép tu từ nào? A. So sánh. B. Ân dụ. C. Điệp ngữ. D.Nói quá. Câu 5. Những câu thơ sau có dùng cách dẫn nào? “ Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !” (Bằng Việt- Bếp lửa) A. Cách dẫn trực tiếp. B. Cách dẫn gián tiếp. C. Kết hợp cả hai cách dẫn trên. D. Không có cách dẫn nào. Câu 6. Trong các câu thơ sau của bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” câu nào có từ “ lưng” không được dùng với nghĩa gốc? A. Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi. B. Lưng núi thì to C. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng D. Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường. II. Tự luận:( 7đ ) - Câu 1 (2đ): Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Phương châm về chất yêu cầu như thế nào? Nêu một thành ngữ có liên quan đến phương châm về chất? -Câu 2. (2đ) Vận dụng kiến thức về trường từ vựng đã học để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn văn sau: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. ( Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập ) Câu 3 (3đ): Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) có nội dung về chủ đề học tập của học sinh. Trong đoạn văn có sử dụng cách dẫn gián tiếp hoặc trực tiếp ( gạch chân cách dẫn đó) ĐÁP ÁN KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9 A. Trắc nghiệm: ( 3đ) Mỗi câu đúng được 0, 5đ. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B A D B A B B. Tự luận: (7đ) Câu 1. (2đ) - Kể tên các phương châm hội thoại đã học ( 0,5đ) + Phương châm về lượng + Phương châm về chất + Phương châm quan hệ + Phương châm cách thức + Phương châm lịch sự * Phương châm về chất yêu cầu: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực ( phương châm về chất) (1đ) * Nêu một thành ngữ có liên quan đến phương châm về chất (0,5đ) Chẳng hạn: Nói có sách, mách có chứng. - Câu 2 (2đ) HS phát hiện và phân tích cách dùng từ của tác giả: - Tác giả dùng hai từ cùng trường từ vựng là tắm và bể (0,5đ) - Việc sử dụng các từ đó làm cho câu văn có tính hình tượng và tình biểu cảm cao hơn, câu văn có sức tố cáo mạnh mẽ hơn tội ác của kẻ thù đối với nhân dân ta.(1,5đ). Câu 3 (3đ) Viết đoạn văn ( từ 5 đến 7câu )cần đảm bảo những yêu cầu sau: + Nội dung: Hợp lí về chủ đề học tập của học sinh.( 1đ) +Hình thức: -Chỉ viết một đoạn văn (đầu đoạn viết hoa, lùi đầu dòng, kết thúc phải có dấu câu thích hợp). (0,5đ) - Không mắc lỗi chính tả và diễn đạt. (0,5đ) -Đoạn văn có cách dẫn trực tiếp hoặc cách dẫn gián tiếp (có gạch chân lời dẫn). (1đ) *Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, GV chấm cho điểm cho phù hợp. 4- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : - Ôn tập các tác phẩm truyện và thơ hiện đại để làm bài kiểm tra 1 tiết +Thuộc lòng các bài thơ, nắm lại tác giả, tác phẩm, thể loại, nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình, nội dung các bài thơ. +Nắm cốt truyện, nhân vật, đặc điểm cơ bản về nội dung, nghệ thuật tác phẩm. ******************************************************
Tài liệu đính kèm: