Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 16 - Hà Thị Huyền

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 16 - Hà Thị Huyền

KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

I.Mục đích của đề kiểm tra

- Trên cơ sở HS tự ôn tập, nắm vững văn bản và giá trị tư tưỡng nghệ thuậtcác bài thơ, truyện Việt Nam hiện đại đã học từ tuần 10-15, tốt bài kiểm tra tại lớp

Qua đó đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập về tri thức, kỹ năng, thái độ

- Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, bài viết kết hợp tự sự, biểu cảm với nghị luận

II. Hình thức đề kiểm tra

- Hình thức: Kiểm traTNKQ kết hợp tự luận

- Cách tổ chức kiểm tra : Cho học sinh làm bài kiểm tra phần TNKQ+ tự luận trong 45 phút.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 16 - Hà Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16	 	Ngày soạn :08/12/2012
TIẾT 76	 Ngày dạy : 11/12/2012
 KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I.Mục đích của đề kiểm tra
- Trên cơ sở HS tự ôn tập, nắm vững văn bản và giá trị tư tưỡng nghệ thuậtcác bài thơ, truyện Việt Nam hiện đại đã học từ tuần 10-15, tốt bài kiểm tra tại lớp
Qua đó đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập về tri thức, kỹ năng, thái độ
- Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, bài viết kết hợp tự sự, biểu cảm với nghị luận 
II. Hình thức đề kiểm tra 
- Hình thức: Kiểm traTNKQ kết hợp tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra : Cho học sinh làm bài kiểm tra phần TNKQ+ tự luận trong 45 phút.
III.Khung ma trận đề
 Cấp độ
Tên 
Chủ
đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNQ
TL
TN
TL
Chủ đề 1
Thơ hiện đại
- Nhớ được hoàn cảnh sáng tác của bài đồng chí”, 
- Hiểu được ý nghĩa của câu thơ trong bài “Ánh trăng”. 
Số câu:2
Số điểm:1
 Tỉ lệ:10 %
Số câu:1
Số điểm:0.5
 Tỉ lệ:5 %
Số câu:1
Số điểm:0.5
 Tỉ lệ:5 %
Số câu:2
Số điểm:1
 Tỉ lệ:10 %
Chủ đề 2
Truyện hiện đại
-Nhớ nhân vật chính trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”.
- Nhận biết phương diện miêu tả trong chuyện “Chiếc lược ngà”
- Hiểu được các tình huống truyện trong chuyện “Chiếc lược ngà” 
-Hiểu ý nghĩa của câu nói trong chuyện “Lặng lẽ Sa Pa”, Nghệ thuật trong chuyện “Làng”
Số câu:5
Số điểm:4
Tỉlệ:40 %
Số câu:2
Số điểm:1.0
 Tỉ lệ:10 %
Số câu:3
Số điểm:3.0
Tỉ lệ 30 % 
Số câu:5
Số điểm:4
 Tỉ lệ:40 %
Chủ đề 3
Tập làm văn
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật ông hai trong truyện ngắn ”Làng”
Số câu:1
Số điểm:5.0
Tỉ lệ:50%
Số câu:8 Số điểm:10
100%
Số câu:3
Số điểm:1.5
Tỉ lệ:15%
Số câu:4
Số điểm:3.5
Tỉ lệ:35%
Số câu:1
Số điểm:5.0
Tỉ lệ:50%
Số câu:8 Số điểm:10
100%
IV.Biên soạn đề kiểm tra:
A. TRẮC NGHIỆM : (3.0 đ)	
Khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của đáp án đúng nhất.
Câu 1. Văn bản “Đồng chí” được sáng tác vào thời gian nào?
Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
Thời kì sau của cuộc kháng chiến chống Pháp
 C. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ
 D. Thời kì sau năm 1975
Câu 2: Nhân vật chính trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là ai?
Ông hoạ sĩ
Anh thanh niên làm công tác khí tượng
Anh cán bộ nghiên cứu sét
Ông kĩ sư nông nghiệp
Câu 3: Văn bản “Chiếc lược ngà” tập trung miêu tả tình người chủ yếu ở phương diện tình cảm nào?
Tình mẫu tử C. Tình bà cháu
Tình phụ tử D. Tình ông cháu
 Câu 4: Em hiểu “Vầng trăng tình nghĩa” trong bài thơ “Ánh trăng” như thế nào?
Người có tình nghĩa với trăng
Trăng có tình nghĩa với người
Khi người gặp lại vầng trăng tròn sáng
Người với trăng hiểu, gắn bó, chia sẻ cùng nhau
Câu 5: Câu nói “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” nhằm mục đích gì?
Yêu cầu người đối thoại tranh luận
Gây ấn tượng với người giao tiếp
Khẳng định không thể tách rời công việc
Nhấn mạnh điều muốn nói
Câu 6: Nét đặc sắc trong cách miêu tả tâm trạng nhân vật ở đoạn trích sau là gì?
“ Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi rẻ rúng đấy ư? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu...”
Miêu tả tâm trạng nhân vật bằng độc thoại nội tâm
Miêu tả tâm trạng nhân vật trực tiếp qua hành động
Miêu tả tâm trạng nhân vật qua nhân vật khác
 Miêu tả tâm trạng nhân vật một cách rất tinh tế
B. PHẦN TỰ LUẬN. (7.0 điểm). 
Câu 1: (2.0 điểm). Trong truyện “Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng những tình huống truyện nào ? Đâu là tình huống cơ bản ? 
Câu 2 (5.0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (từ 9 đến 12 câu), phân tích tâm trạng ông Hai những ngày sau khi nghe làng chợ Dầu theo giặc.
---HẾT---
B. Đáp án- Biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm: (3điểm, mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
B
B
D
C
A
II. Phần tự luận: (7.0 điểm)
CÂU
Hướng dẫn chấm
 Điểm
1
Nêu đúng đầy đủ hai tình huống truyện.
+ Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng trớ trêu là bé Thu không nhận ra cha. Đến lúc Thu nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi.=>Tình huống cơ bản, éo le, tạo nên sự bất ngờ, hấp dẫn cho câu chuyện.
+ Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
1.25 điểm
0.75 điểm
2
Yêu cầu chung
a. .Hình thức: 
+Trình bày đúng cấu trúc của một đoạn văn nghị luận khoảng 9 đến 12 câu biết phân tích được tâm trạng nhân vật.
+ Trình bày sạch đẹp, viết đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
b. Nội dung:
Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ây”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam –nhông là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”
-> Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.
- Lựa chọn: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu, cũng không thể mạnh hơn tình yêu đất nước. 
+ Khi tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ, nghe con nói: “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”, nước mắt ông Hai cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má, giọng ông như nghẹn lại: “ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ? Tâm sự với đứa con, ông Hai muốn bảo con nhớ câu “nhà ta ở làng chợ Dầu”. Đồng thời ông nhắc con- cũng là tự nhắc mình “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”. 
=> Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng: “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ đám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ đám đơn sai”. 
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động hấp dẫn.
1.0. điểm
4.0. điểm
* Lưu ý trên đây chỉ là gợi ý mang tính định hướng. GV khi chấm căn cứ vào tình hình bài làm thực tế của học sinh đánh giá toàn diện. Trân trọng sự sáng tạo của các em.
E.Rút kinh nghiệm :
TUẦN 16	Ngày soạn :08/12/2012
TIẾT 77-78-79	 Ngày dạy : 11/12/2012 
CỐ HƯƠNG
 - Lỗ Tấn -
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt:
- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Cố hương.
- Ôn lại kiến thức về Tiếng Việt Kì I.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
* Những đóng góp của Lỗ Tấn cho nến văn học Trung Quốc cũng như nền văn học nhân loại .
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niến tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới .
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm .
- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn lỗ Tấn trong truyện Cố hương .
* Những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt đã học trong chương trình và SGK Ngữ Văn 9 tập 1.
2. Kĩ năng : 
* Đọc -hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài .
- Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được truyện .
* Kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp.
3. Thái độ:
* Tự giác, tích cực phê và tự phê những cái cũ lỗi thời, tin tưởng vào sự đổi mới tất yếu theo quy luật xã hội .
* Tự giác ôn bài, xem lại kĩ bài kiểm tra.
C. Phương pháp:
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình 
D. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ : CTổng hợp những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Chiếc lược ngà”? Có thể khái quát về chủ đề tư tưởng của truyện ntn?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài : Không chỉ trong nước mà cả ở ngoài nước, chúng ta từng biết đến những tác giả văn học có nhận thức đúng đắn về thực tại, có những mong ước đầy trách nhiệm về một tương lai tốt đẹp của dân tộc. Và đó cũng là nội dung ý nghĩa của tác phẩm Cố hương.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của gv & hs
Nội dung bài dạy 
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả và tác phẩm:
-Gọi HS đọc lại mục chú thích * sgk/216
CHãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Lỗ Tấn?
GV giới thiệu thêm một vài nét về tác phẩm 
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản:
- Đọc: chú ý giọng điệu chậm buồn, hơi bùi ngùi khi kể, tả; giọng ấp úng của nhân vật Nhuận Thổ, giọng chao chát của thím hai Dương
- HS tóm tắt truyện :Kể lại chuyến về thăm quê lần cuối của nhân vật “tôi”, để bán nhà, đưa cả gia đình đi sinh sống ở nơi khác 
Giải thích từ khó: kiểm tra một vài từ khó trong chú thích 
CTruyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng? ->(ngôi 1.Tăng độ tin cậy và tính chất trữ tình của câu chuyện)
 C Đoạn trích này có thể chia bố cục làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
- Đoạn 1: Tình cảm và tâm trạng của “tôi”trên đường về quê 
- Đoạn 2: Tình cảm và tâm trạng của “tôi”trong những ngày xa quê: cuộc gặp gỡ với thím Hai Dương và bố con Nhuận Thổ 
- Đoạn 3: Tâm trạng và ý nghĩ của “tôi”trên đường rời quê 
GV Cho HS thấy đặc điểm “đầu cuối tương ứng”của bố cục “cố hương”: một con người đang suy tư trong một chiếc thuyền, dưới bầu trời u ám, về cố hương và cũng là con người ấy đang suy tư trong một chiếc thuyền rời cố hương.
C Tác giả đã sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào trong tác phẩm?
C Khái quát đại ý của văn bản ?
TIẾT 2
CEm có nhận xét gì về kết cấu của truyện? (kể theo một trình tự thời gian, với sự thay đổi không gian:trên đường, trên thuyền, ở quê; thay đổi thời gian (nhớ lại quá khứ thời nhỏ dại, đan xen với thời gian hiện tại). Kết cấu như vậy cũng góp phần làm nổi rõ tính chất trữ tình biểu cảm và triết lý trong dòng tự sự của truyện)
CTrong truyện có những nhân vật nào?
* Tìm hiểu về nhân vật Nhuận Thổ
CTrong tác phẩm, ai là nhân vật chính ?
C Hãy tả lại chân dung Nhuận Thổ trong lần đến thăm bạn cũ - anh Tấn và hình ảnh Nhuận Thổ ở hiện tại ?
-> GV lưu ý đối sánh giữa quá khứ và hiện tại, chý ý dùng bút chì gạch chân những chi tiết giới tiệu về nhuận Thổ .
C Nhận xét về sự kết hợp tự sự, miêu tả của tác giả khi giới thiệu nhân vật Nhuận Thổ ?
C Cảm nhận của em về nhân vật này?
* Thảo luận: CSự thay đổi của con người, khiến em hình dung ra sự thay đổi ra như thế nào của xã hội ?
CĐâu là nhân vật trung tâm? Vì sao?
-> “tôi” là nhân vật trung tâm với sự đan xen rất nhiều đoạn hồi ức, với nhiều đoạn có tính chất độc thoại nội tâm)
* Thảo luận : CCó thể đồng nhất giữa nhân vật “tôi”và tác giả được không? Vì sao?
-> Không thể đồng nhất giữa “tôi” và tác giả được mặc dù Lỗ Tấn có sử dụng nhiều chi tiết có thật trong cuộc đời mình nhưng đây vẫn là truyện ngắn có cách kể giống như hồi kí, có sử dụng những chi tiết có thực 
CTâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ về cố hương của “tôi”được thể hiện trong chuyến v ...  Tôi trên đường về quê 
 CTâm trạng của tác giả khi ngồi trong thuyền nhìn về làng quê xa đang gần lại ntn?
CPhương thức biểu đạt đã được sử dụng ở đoạn này là gì? Tác dụng ?
 CTại sao tác giả lại có tâm trạng ấy, cảm xúc ấy?
-> Vì giữa cái mong ước, hi vọng và tưởng tưởng của tác giả trước và trong chuyến đi khác xa với thực tế. Nhân vật “tôi” thấy thất vọng vì so với cái làng trong kí ức mà mình vẫn tưởng nhớ, thương yêu nó đẹp hơn nhiều
* GV: Tâm trạng của “tôi”trong thời gian ở nhà vẫn được thể hiện trong dòng chuyện kể, miêu tả cảnh vật và con người, sự việc, so sánh, đối chiếu quá khứ và hiện tại nhưng cụ thể hơn, qua câu chuyện với bà mẹ, với chị Hai Dương, đặc biệt qua cuộc gặp gỡ với Nhuận Thổ - người bạn cũ thuở thiếu thời. Hãy lần lượt tìm hiểu qua một hai cảnh chính
CHãy kể lại cảnh gặp gỡ và trò chuyện với bà mẹ, với thím Hai Dương, với những người đến chào, nhất là cảnh gặp gỡ chuyện trò với Nhuận Thổ?
* GV: chú ý cảnh dân làng đến chào, chia tay, mua đồ, xin đồ, vừa mua vừa lấy, Nhuận Thổ xin vài thứ đồ đạcđặc biệt là sự thay đổi ở con người Nhuận Thổ từ hình dáng đến cử chỉ, lời nói, hoàn cảnh gia đình hế sức nghèo túng của Nhuận Thổ – Cho HS so sánh với Nhuận Thổ trong hồi ức để cáng thấy được tâm trạng của nhân vật “tôi”
C Thành công của tác giả khi kết hợp các phương thức biểu đạt ở đây là gì ? Từ đó em cảm nhận ntn về nhân vật tôi?
- HS kể lại đoạn cuối, đọc nguyên văn từ “Tôi nằm xuống”Cho đến hết
C Trên thuyến rời quê,cảm xúc và tâm trạng của nhân vật “tôi” như thế nào? “tôi” nghĩ gì?
* Thảo luận: C Sự đối chiếu giữa các khoảng thời gian có gì giống và khác các đoạn trên?
C Qua diễn biến tâm trạng và tình cảm của nhân vật “tôi” ta có thể nhận thấy tình cảm thống nhất bản chất từ trong sâu thẳm của “tôi”đối với cố hương là gì?
* GV : Đây cũng chính là chủ đề tư tưởng của truyện ngắn này?
C Nhận xét về cách sử dụng phương thức biểu cảm của tác giả ? Từ đó em cảm nhận ntn về nhân vật tôi?
C Có thể nói nhân vật tôi là hiện thân của tác giả được không? Vì ssao ?
* Thảo luận : C Trong bài có hai hình ảnh mang giá trị biểu trưng, đó là những hình ảnh nào ? Vì sao? 
GV: Thể hiện thái độ và tình cảm của tac giả diễn biến qua những hình ảnh ấy . Đó là những biểu hiện khác nhau của tình yêu quê hương, gia đình sâu đậm. Tuy buồn đau vì sự sa sút, nghèo nàn của làng quê nhưng vẫn ước mơ, hy vọng vào tương lai, vào thế hệ trẻ sẽ đem đến những đổi thay cho quê hương
C Trong truyện có những hình ảnh con đường nào?
* Thảo luận: C Hình ảnh con đường ở cuối truyện có ý nghĩa gì? Nếu bỏ hình ảnh ấy thì giá trị của truyện có bị giảm không?Vì sao?
CEm có cảm nhận ntn về hình ảnh cố hương?
- Hs trả lời
- Gv nhận xét, bổ sung
* Hướng dẫn tổng kết:
C Nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
C Phát biểu ngắn gọn chủ đề của tác phẩm?
C Nêu ý nghĩa văn bản?
*Hướng dẫn luyện tập
Làm bài tập 2 sgk/219 
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả (sgk/216)
2. Tác phẩm:
 II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Đọc và giải thích từ khó:
 2. Tìm hiểu văn bản :
2.1 Bố cục: 3 phần
2.2Phương thức biểu đạt : Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
2.3 Đại ý : Nhận thức về thực tại và mong ước về tương lai của đất nước.
TIẾT 2
2.4. Phân tích:
a. Nhân vật Nhuận Thổ
* Trong kí ức của người kể :
-> Chú bé hồn nhiên, khoẻ mạnh, tình cảm trong sáng 
* Ở hiện tại :
->Thay đổi từ hình dáng đến lời nói, cử chỉ, suy nghĩ, đã trở thành một bác nông dân nghèo túng, khô cằn, đần độn, mụ mị đầu óc vì cuộc sống quá vất vả trở nên rụt rè, nhút nhát
- Trước người bạn cũ vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp: quý bạn, mang quà quê tặng bạn
-> Quan sát chi tiết, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự, miêu tả 
=> Hiền lành, thật thà, nhưng còn có những hạn chế, tiêu cực trong tâm hồn 
=> Sự sa sút, điêu tàn của cố hương vì nghèo đói, lạc hậu, hình ảnh thu nhỏ của nông dân TQ đầu thế kỷ XX
b Nhân vật tôi
* Trên đường về quê
- Trong lòng “tôi” bỗng phảng phất nỗi buồn se sắt
- Ngạc nhiên, không tin đó là làng cũ
- Về đến nhà buồn hiu quạnh
=> Kể kết hợp với tả, biểu cảm trực tiếp, so sánh đối chiếu với cảnh hiện tại và cảnh trong ký ức
-> Là người nhạy cảm
* Tâm trạng của “tôi” trong những ngày ở nhà:
- Buồn hơn, đau xót hơn, cô đơn hơn vì cảnh vật, con người đổi thay, sa sút, nhếch nhác vì nghèo đói, vì lễ giáo phong kiến cổ hủ
- Xót xa vì sự ngăn cách giữa “tôi”và Nhuận Thổ
=> Kể và biểu cảm trực tiếp
=> Hiểu biết, thương cảm với sự thay đổi của cảnh và người ;đành chấp nhận, bùi ngùi chia tay với quê, với cảnh, với người.
* Cảm xúc, tâm trạng của “tôi” trên thuyền rời quê
- Lòng “tôi” không chút lưu luyến (cái cũ, cảnh cũ, làng cũ, hiện tại đau buồn, quá khứ tươi đẹp không bao giờ trở lại. Vì vậy hãy hướng đến tương lai và hy vọng)
- Hy vọng, tin tưởng vào con đường đã chọn
=> Kể và biểu cảm trực tiếp
=> Tỉnh táo, tin tưởng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
=> Là hóa thân, nhưng không đồng nhất của tác giả 
c. Hình ảnh con đường
“ Cũng giống như những con đường  người ta đi mãi thành đường thôi”
=> Hình ảnh biểu trưng, biểu tượng, khái quát triết lý về cuộc sống con người
=>Con đường đến tự do, hạnh phúc của con người, con đường của tự thân hành động, dựng xây và hy vọng
d. Hình ảnh cố hương
- Hình ảnh thu nhỏ của xã hội , đất nước
- Sự thay đổi của cố hương phản ánh điển hình sự biến đổi của xã hội Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỷ XX
- Vấn đề xã hội bức thiết được đặt ra: cần phải xây dựng những cuộc đời mới, những con đường mới, khác trước, tốt đẹp hơn
3.Tổng kết:
a) NT:
b) ND:
 * Ý nghĩa văn bản: Cố hương là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai.
4. Luyện tập:
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Hoạt động 1: Gv thông qua đáp án ? (Xem giáo án tiết 73)
Hoạt động 2: Gv nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài làm của HS .
* Ưu điểm : Phần trắc nghiệm một số em hoàn thành với kết quả tốt. Phần tự luận- câu 1 phần đông các em nắm được cơ sở và phương thức phát triển nghĩa của từ. 
* Nhược điểm : 
- Phần trắc nghiệm một số em làm chưa tốt, không chắc chắn đáp án nên tẩy xóa bẩn
- Phần tự luận - câu 1, phần đông các em không lấy được ví dụ theo phương thức chuyển nghĩa của từ, hoặc lấy ví dụ nhưng không biết ví dụ đó chuyển nghĩa chỗ nào và chuyển nghĩa theo phương thức nào.Câu 2 đa số các em mắc lỗi khi phân tích nghệ thuật của tác phẩm. Đây là một bài thơ mà nhiều em không có kiến thức nên nói đây là một đoạn trích, một đoạn thơ. Một số em chỉ ra được biện pháp nghệ thuật nhưng không nói được đặc sắc, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
Hoạt động 3: Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể:
Phần văn bản sai
Lỗi sai
Sửa lại
- Tiếng hát sa
- Cảnh khua
- Phát chiển nghĩa của từ
- Khổ thơ trên Bác viết khi Bác đang ở trên thuyền bày binh bố trận để đánh Pháp thì Bác viết lên đoạn thơ này.
- Nghệ thuật của bài thơ là so sánh và điệp ngữ.
- Từ chưa ngủ được tác giả coi là cái bản lề khép và mở của hai tâm trạng
- Chính tả
- Diễn đạt yếu và thiếu kiến thức về bài thơ
- Diễn đạt
- Diễn đạt
- Tiếng hát xa
- Cảnh khuya
- Phát triển nghĩa của từ
- Bài thơ trên Bác sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc
- Thành công về nghệ thuật của bài thơ là sử dụng phép tu từ so sánh và điệp ngữ.
- Điệp từ “chưa ngủ” như bản lề khép, mở hai thế giới : ảo và thực, ngoại cảnh và nội tâm, nghệ sĩ và chiến sĩ, cổ điển và hiện đại.
Hoạt động 4: Gv trả bài cho HS để:
- Các em thấy lỗi sai mà GV đã sửa trong bài, yêu cầu các em trao đổi bài cho nhau phát hiện thêm các lỗi sai trong bài bạn và sửa lại.
- Ghi lại các lỗi sai của mình vào vở và chữ lại cho đúng để lần sau không mắc phải.
Hoạt động 5 : Thống kê kết quả bài làm :
Lớp
Điểm
>= 8
>=5
< 5
<=3
9A3
01
21
08
00
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học :
- Đọc, nhớ những đoạn truyện miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu trong văn bản 
- Ôn tập phần Tập làm văn ; tiết sau trả bài 
- Soạn bài: Những đứa trẻ.
E.Rút kinh nghiệm :
TUẦN 16	Ngày soạn :13/12/2012
TIẾT 80 	Ngày dạy : 15/12/2012 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3	 
A. Mục tiêu cần đạt : - Chủ động phát hiện và sửa lỗi sai về nội dung cũng như khả năng diễn đạt
 - Rèn kĩ năng diễn đạt, ý thức tự giác , tích cực ôn bài.
B. Chuẩn bị của gv & hs: - GV: Soạn giáo án, bảng phụ
 - HS: Ôn tập phần Tập làm văn. 
C. Tiến trình dạy học : 
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ : Việc ôn tập bài của HS.
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: GV chép đề lên bảng: Đề bài: Tưởng tượng bé Đản khi đã lớn kể lại cuộc đời oan khuất của mẹ (dựa vào truyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ)
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn Hs tìm hiểu đề, tìm ý cho đề bài.
Hoạt động 3 : GV yêu cầu HS thảo luận, xây dựng dàn ý .GV trình bày bảng phụ ghi sẵn dàn ý (Giáo án tiết: 69, 70).
Hoạt động 4: Gv nhận xét ưu – khuyết điểm trong bài làm của HS:
* Ưu điểm : Đa số các em hoàn thành bài, đảm bảo bố cục, nắm được nội dung truyện, biết kể chuyện có sử dụng yếu tố tưởng tượng. Một số em khá linh hoạt trong diễn đạt.
* Nhược điểm :- Một số em làm bài sơ sài, diễn đạt yếu; vẫn còn tình trạng không tách bố cục của bài . Số em thường viết sai lỗi chính tả, chữ viết cẩu thả nhưng chưa có ý thức khắc phục. Một vài em kết quả các bài làm lần sau đi xuống liên tục so với bài làm trước.
 - Đa số bài làm của các em còn nặng về kể tóm tắt truyện, phụ thuộc lời văn trong truyện chưa có sự sáng tạo. Một số bạn tưởng tượng không đúng logic thực tế, nhớ sai một số chi tiết quan trọng trong truyện.
 Hoạt động 5: Hướng dẫn sửa sai:
Phần văn bản sai
Lỗi sai
Sửa lại
a. Đảng, bệnh tận, chở về
b. Mẹ ở nhà nuôi một mình con và bà..
- Câu hỏi: “Mẹ con đâu cha?”đã quen thuộc khi gió mùa thu thổi se se lạnh.
- Tôi mong muốn không ai như mẹ tôi phải chịu oan khuất như mẹ tôi.
c. Tôi hỏi ông là ai thì bố tôi rất ngạc nhiên và bố tôi hỏi thế bố con là ai?
- Tôi chỉ vào vách bảo: “Cha Đản lại đến kìa”, không hiểu tại sao ngay lúc đó bát cơm cha tôi đang bưng bỗng rơi xuống
a.Lỗi chính tả
b. Lỗi diễn đạt
c. Lỗi nhớ sai chi tiết truyện
a. Đản, bệnh tật, trở về
b. Mẹ ở nhà một mình nuôi con và bà
- Câu hỏi: “Mẹ con đâu cha?” dường như đã quá quen thuộc với tôi, đặc biệt là khi gió mùa về thổi lạnh.
- Tôi mong muốn trên đời này không còn ai phải chịu nỗi oan khuất như mẹ tôi.
c. Tôi quấy khóc, bố tôi dỗ dành: “Nín đi con ”. Tôi nói: “Ơ hay! Ông cũng là cha tôi ư?...”
- Tôi chỉ vào vách bảo: “Cha Đản lại đến kìa”, lúc đó cha tôi mới thấu hiểu nỗi oan của mẹ nhưng đã quá muộn màng.
Hoạt động 6: Gv trả bài, yêu cầu HS đối chiếu so với yêu cầu đạt được nêu trong dàn ý .
Hoạt động 7: Đọc bài văn hay cho HS nghe
Hoạt động 8: Thống kê kết quả bài làm :
Lớp
Điểm
>= 8
>=5
< 5
<=3
9A3
00
26
03
01
D.Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docvan9 tuan 16.doc