Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 20 đến tuần 32

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 20 đến tuần 32

Tuần 20

ÔN TẬP VỀ HỘI THOẠI VÀ CÁC PHƯƠNG CHÂM

HỘI THOẠI

A. Mục tiêu:

Giúp học sinh ôm tập và nắm được các kiến thức đã học về các phương châm hội thoại. Vận dụng phân tích các bài tập.

Nắm được những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại .

B. Nội dung.

 

doc 40 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 20 đến tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 3/1/2009
Tuần 20
ôN TậP về hội thoại và các phương châm 
hội thoại 
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh ôm tập và nắm được các kiến thức đã học về các phương châm hội thoại. Vận dụng phân tích các bài tập. 
Nắm được những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại .
B. Nội dung.
? Em hiểu hội thoại là gì
?Kể tên các phương châm hội thoại đã học?
? Thế nào là phương châm về lượng
? Thế nào là phương châm về chất
? Thế nào là phương châm quan hệ
? Thế nào là phương châm cách thức
? Thế nào là phương châm lịch sự
? Khi sử dụng các phương châm hội thoại ta cần chú ý điều gì
? Em hãy trình bày những trường hợp không tuân thủ pcht
I. Hội thoại là gì?
 - Theo "Từ điển Hán Việt" - Phan Văn Các:
 Hội thoại là nói chuyện với nhau.
 - Hội thoại là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đối với mọi người. Cũng có thể hiểu nhau bằng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười. Nhưng hội thoại chủ yếu bằng ngôn ngữ.
 - Nói tới hội thoại là nói tới giao tiếp.
II. Các phương châm hội thoại.
- Phương châm về lượng.
- Phương châm về chất.
- Phương châm quan hệ.
- Phương châm cách thức.
- Phương châm lịch sự.
1. Phương châm về lượng.
 - Lúc nói, lời nói phải có ý, không thừa, không thiếu; nội dung của lời nói lúc giao tiếp phải phù hợp với đối tượng giao tiếp.
 - Ví dụ 1: Nhận xét phương châm về lượng trong truyện?
 Trong chuyện "Trí khôn của tao đây" có 3 nhân vật Hổ, con Trâu, Người nông dân. Điều mà Hổ muốn biết là "cái trí khôn" của Người. Mọi điều hỏi đáp đều xoay quanh việc đó:
 - Này anh trâu! Sao anh to lớn thế kia mà để người bé điều khiển?
- Người nhỏ bé nhưng có trí khôn.
- Trí khôn là cái gì?
- Anh đến hỏi người thì sẽ biết.
 - Anh có thể cho tôi xem cái trí khôn của anh được không?
 - Trí khôn tôi để ở nhà.
 -Anh có thể về lấy cho tôi xem một lát được không?
 - Ví dụ 2: Trong giao tiếp, có lúc vì sơ ý hay vội vàng, người nói diễn đạt mơ hồ, thiếu rõ ràng, cụ thể dẫn đến người nghe hiểu lầm.
 - Ví dụ 3: "Hết bao lâu" (truyện cười Tây Ban Nha)
 Một bà già tới phòng bán vé máy bay hỏi:
- Xin làm ơn cho biết từ Madrid tới Mêhicô bay hết bao lâu?
 Nhân viên đang bận đáp: - 1 phút nhé.
- Xin cảm ơn! - Bà già đáp và đi ra.
 -Ví dụ 4: Những bài tập làm văn của một số em bị phê là lan man, thừa ý, thiếu ý. Đó là vi phạm phương châm về lượng.
2. Phương châm về chất.
 Thế nào phương châm về chất?
 - Khi giao tiếp phải nói đúng sự thật, nói đúng cái tâm của mình, đúng tấm lòng của mình. Không nên nghĩ một đằng, làm một nẻo. Đừng nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực. Nói đúng sự thật là phương châm về chất của hội thoại.
a. Ví dụ 1: 
 Tác dụng của phương châm về chất trong các đoạn trích?
 Trong "Bình Ngô đại cáo" , Nguyễn Trãi viết:
"Vậy nên Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi"
 Nguyễn Trãi nêu những chứng cứ lịch sử, ngôn ngữ đanh thép hùng hồn, khẳng định sức mạnh, nhân nghĩa Đại Việt với tất cả niềm tự hào.
b. Ví dụ2: 
 Những sự thật lịch sử không thể chối cãi nhằm lên án, kết tội thực dân Pháp trong 80 năm thống trị đất nước ta:
 "Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
 Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân
 Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn làm cho nòi giống ta suy nhược"
 (Trích "Tuyên ngôn độc lập")
c. Những chuyện cười châm biếm những kẻ ăn nói khoác lác ở đời:
"Con rắn vuông"
"Đi mây về gió"
"Một tấc lên giời"
3. Phương châm quan hệ.
 - Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
 - Hiện tượng hội họp, mỗi người một ý nói lan man, mất thì giờ là vi phạm phương châm quan hệ.
VD: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
Ông chẳng bà chuộc
4. Phương châm cách thức.
 - Cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, rõ ràng; tránh cách nói mơ hồ.
VD: Trong truyện “Đặc sản Tây Ban Nha”
 Hai người ngoại quốc tới thăm Tây Ban Nha nhưng không biết tiếng. Họ vào khách sạn và muốn ăn món bít tết. Ra hiệu, chỉ trỏ, lấy giấy bút vẽ con bò và đề một số “2” to tướng bên cạnh.
 Người phục vụ “A” một tiếng vui vẻ và mang ra 2 chiếc vé đi xem đấu bò tót.
5. Phương châm lịch sự.
 - Trong ứng xử, giao tiếp phải đặc biệt coi trọng phương châm lịch sự, từ ngôn ngữ đến cử chỉ phải tế nhị, khiêm tốn và biết tôn trọng, kính trọng người đang đối thoại với mình.
 - Trong Tiếng Việt các đại từ nhân xưng như “ông, bà, anh, chị” cùng với các tiếng như “thưa, kính thưa, vâng, dạ” có tính biểu cảm đặc biệt, thể hiện tính cách, thái độ, quan hệ thân mật giữa các bên trong đối thoại.
 - Người ta coi lịch sự như một chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực xã hội giao tiếp không chỉ thể hiện ở lời mà con thể hiện ở giọng, ở điệu.
 Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
 - Lịch sự: Tế nhị + khoan dung + khiêm tốn + cảm thông đến người khác.
III. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
 - Việc sử dụng các phương châm hội thoại cần phải phù hợp với đặc điểm với tình huống giao tiếp (đối tượng, thời gian, địa điểm, mục đích).
IV. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
1. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.
 VD: Lúng búng như ngậm hột thị.
2. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
 VD1: + Bạn có biết chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra vào năm nào không?
 + Khoảng đầu thế kỷ XX.
 VD1: Người chiến sỹ không may rơi vào tay giặc -> không khai báo.
3. Người nói muốn gây được sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
VD: - Anh là anh, em vẫn là em (Xuân Diệu).
 - Chiến tranh là chiến tranh.
 - Nó là con bố nó cơ mà!
THực hành
 ở các bài tập GV có thể linh hoạt cho HS làm việc theo nhóm hoặc cá nhận, theo dõi, hướng dẫn và chữa bài đồng thời lưu ý cho các em cách vận dụng kiến thức để giải quyết yêu cầu của bài tập.
 BT1:
 Câu sau vi phạm phương châm hội thoại nào? Giải thích?
a. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.
b. Chú ấy chụp hình cho mình bằng máy ảnh.
c. Ngựa là một loài thú 4 chân.
 -> Vi phạm phương châm về lượng.
 BT2: 
 Đọc truyện cười sau và phân tích làm rõ phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
Nhân đức
 Có một người hay nói nịnh. Một hôm đến quan huyện khen.
 - Quan lớn nhân đức thật. Thú dữ cũng phải lánh đi nơi khác. Tôi chứng kiến tận mắt cọp kéo nhau từng bầy đi sang huyện bên cạnh.
 Quan nghe, cũng chối tai nhưng vẫn cười gượng. Một lúc dân đến báo đêm qua cọp bắt 3 người, xin đi trừ.
 - Người kia bí quá nói liều.
 - Chắc quan huyện bên cạnh nhân đức cũng chẳng kém quan lớn, nên chúng nó không có chỗ trú chân, đành phải quay lại.
 -> Vi phạm phương châm về chất.
* Hướng dẫn về nhà: 
Học sinh nắm nội dung bài về lí thuyết chú ý xem lại hệ thống bài tập SGK.
Tuần 21
NS:8/1/09
Bài tập về các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu .
 - Tiếp tục củng cố những kiến thức đã học về các phương châm hội thoại.
 - Vận dụng làm bài tập.
B. Nội dung. HS tiếp tục làm bài tập:
 ở các bài tập GV có thể linh hoạt cho HS làm việc theo nhóm hoặc cá nhận, theo dõi, hướng dẫn và chữa bài đồng thời lưu ý cho các em cách vận dụng kiến thức để giải quyết yêu cầu của bài tập, yêu cầu các em lí giải để hiểu sâu kiến thức hơn.
 BT3 
 Anh học trò đã vi phạm phương châm gì trong giao tiếp?
 Truyện cười:
 Hỏi thăm sư
 Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường, anh thân mật hỏi:
 - Adi Đà Phật! Sư ông vẫn khoẻ chứ? Được mấy cháu rồi?
 Sư đáp:
 - Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi có mấy con.
 - Thế sư ông già có chết không?
 - Ai già lại chẳng chết.
 - Thế sau này lấy đâu ra sư con?
 -> Vi phạm phương châm về lượng.
 BT4 
 Các nhân vật trong truyện cười sau đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Mắt tinh, tai tinh
 Có 2 anh bạn gặp nhau, một anh nói:
 - Mắt tớ tinh không ai bằng. Kìa! Một com kiến đang bò ở cành cây trên đỉnh núi phía trước mặt, tớ trông rõ mồn một cả sừ sợi râu cho đến bước chân của nó.
 Anh kia nói:
 - Thế cũng chưa tinh bằng tớ, tớ còn nghe thấy sợi râu nó ngoáy trong không khí kêu vi vu và chân nó bước kêu sột soạt.
 A. Phương châm về lượng C. Phương châm lịch sự
 B. Phương châm về chất D. Phương châm cách thức
 BT5 
 Nối các câu (tục ngữ, ca dao) với các phương châm hội thoại thích hợp.
1. Ai ơi chớ vội cười nhau PC VL
 Ngẫm mình cho tỏ trước sau hãy cười
2. Biết thì thưa thốt PC VC
 Không biết thì dựa cột mà nghe
3. Nói có sách, mách có chứng PC QH
4. Lúng búng như ngậm hột thị PC CT
5. Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược PC LS
6. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
 Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
7. Ngựa là loài thú 4 chân
 BT6 
 Các phương châm hội thoại sau liên quan đến phép tu từ nào? Lấy ví dụ? 
 PC VC : Phóng đại (thậm xưng)
 PC QH : ẩn dụ.
 PC LS : Nói giảm nói tránh :Cụ ấy đã đi 3 năm rồi.
 PC CT : ẩn dụ.
 BT7 
 Để không vị phạm các phương châm hội thoại cần phải làm gì?
Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp.
Hiểu rõ nội dung mình được nói.
Biết im lặng khi cần thiết.
Phối hợp nhiều cách nói khác nhau.
 BT8 
 Trong những câu hỏi sau, câu nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp?
Nói với ai?
Nói khi nào?
Có nên nói quá không?
Nói ở đâu?
 BT9 
 Lời nói của người mẹ chồng đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
Cắn răng mà chịu
 Mẹ chồng và con dâu nhà kia chẳng may đều goá bụa.
Mẹ dặn: Số mẹ con mình rủi ro, thôi thì cắn răng mà chịu.
 Không bao lâu mẹ chồng có tư tình, con dâu nhắc lại, mẹ nói:
- Mẹ dặn là dặn con, chứ mẹ còn răng đâu mà cắn.
 	 A. PC VL C. PC LS
 	* B. PC QH D. PC CT
 BT10 
 Về mặt hình thức, những lời nói của người chiến sỹ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Cách xử sự có cần thiết không?
 Có một chiến sỹ không may bị rơi vào tay địch. Bọn địch bắt anh phải khai thật tất cả những gì mình biết về đồng đội, đơn vị và những bí mật trong cuộc tấn công của quân đội ta lần này. Nhưng người chiến sỹ đó đã nói những điều sai sự thật khiến kẻ thù đã nguy khốn lại càng thêm nguy khốn.
 A. PC CT C. PC VL
 B. PC LS * D. PC VC
 -> Ưu tiên cho một yêu cầu quan trọng hơn:
 + Đảm bảo bí mật.
 + Gây thiệt hại cho địch.
 BT11
 .Đọc VD sau: 
 Có hai vị chưa quen nhau nhưng cùng gặp nhau trong một hội nghị.
 Để làm quen, một vị hỏi:
 - Bây giờ anh làm việc ở đâu?
 Vị kia trả lời:
 - Bây giờ, tôi đang làm việc ở đây!
Trong hai lời thoại, lời thoại nào không tuân thủ pcht? Vì sao?
Lời thoại không tuân thủ?
Phương châm về lượng.
Phương châm về chất.
 Gợi ý: a) lời thoại 2 – Vì người hỏi muốn biết nơi làm, đợn vị công tác của người nghe, chứ không phải tại thời điểm hiện tại mà hai người đang hội nghị. Người nghe đã cố tình không hợp tác với người đối thoại  ... thơ còn sử dụng cách gieo vần liền giữa các khổ thơ.Giọng điệu thơ biến đổi phù hợp với nội dung và mạch cảm xúc của từng đoạn
C. Tổng kết:
 Bài thơ là tiếng lòng yêu, mến gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiên ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “ mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời.
 Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp , giản dị, gợi cảm, những so sáng, ẩn dụ sáng tạo.
Hướng dẫn về nhà:
 Ôn tập các vấn đề đã học, học tuộc lòng bài thơ.
Thực hành: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Tuần 32
NS: 7/4
 Ôn tập về thơ Học kì ii
A. Mục tiêu .
 Giúp HS :Ôn tập và nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ c học kì II.
 Vận dụng những kiến thức ấy vào việc làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
B.Nội dung. 
GV hướng dẫn HS ôn tập lại từng văn bản.
 Văn bản: viếng lăng bác(Viễn Phương)
I.Kiến thức cơ bản
A. Giới thiệu:
 1. Vài nét về tác giả:(1929), quê ở An Giang. Tham gia cách mạng từ năm 1945. Là tổng thư kí hội văn nghệ giải phóng Sài gòn- Chợ Lớn- Gia Định.
 2. Bài thơ viết năm 1976. Đây là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh.
B. Đọc_ Hiểu văn bản:
 1. Bài thơ được viết theo thể tự do, mạch cảm xúc vận động theo trình tự cuộc vào lăng.
 2.Tâm trạng và cảm xúc của nhà thơ khi viếng lăg Bác:
 + Hai câu thơ đầu như mật lời tự sựnhưng đã chứa đựng bao nhiêu cảm xúcHình ảnh đầu tiên và là ấn tượng nổi bật trong cái nhìn đầu tiên về cảnh quan lăng Bác là hàng tre. Nhà thơ cảm nhận ở đó linh hồn quen thuộc của quê hương Việt Nam Từ hàng tre cụ thể bên lăng Bác, nhà thơ liên tưởng đến cây tre Việt nam , sức sống bền bỉ kiên cường của dân tộc Việt Nam.
 + Khổ thơ thứ hai được bắt đầu bằng hình ảnh mặt trời. Nghệ thuật ẩn dụ thể hiện sự tôn kính của con người Việt Nam đối với Bác. Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác là sự kết hợp giữa hợp giữa thực và hình ảnh ẩn dụ, tôn đậm niềm tôn kính của nhân dân miền Nam với Bác.
 + Khổ 3: Nhà thơ diễn tả cảm xúc của mình khi vào trong lăng. 
 -Khổ thơ gồm bốn câu bảy chữ cân đối, trang nghiêm, phù hợp với không khí thiêng liêng và thanh tĩnh trong lăng. Không gian và thời gian như ngưng đọng trước một hình ảnh có tính vĩnh hằng. Nhà thơ cảm nhận như Bác đang ngủ- đó là ấn tượng thực của mọi người khi vào lăng viếng Bác. Hình ảnh vầng trăng là một liên tưởng độc đáo bát ngờ của nhà thơ. Có thể liên tưởng ấy bắt đấu từ ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng. Khi dã xuất hiện hình ảnh thơ, “ vầng trăng sáng dịu hiền” gợi -nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người. 
 - Từ hình ảnh vầng trăng, nhà thơ lại tiếp tục liên tưởng đến hình ảnh trời xanh. Dù tin rằng, Bác ra đi nhưng vẫn coà mãi với non sông đất nước, như trời xanh coà mãi.nhưng nhà thơ vẫn không thể không đau xót.
 + Khổ 4:Nhà thơ bày tỏ tâm trạng lưu luyến khi sắp phải trở về miền Nam Hình ảnh hàng tre ở khổthơ đầu được lặp lạỉơ cuối bài, tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, tô đậm hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.
 Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ:
 + Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sau lắng,vừa tha thiết , đau xót, tự hào.
 + Thểthơ 8 chữ, xen lẫn 7 chữ hoặc 9 chữNhịp thơ chủ yếu là nhịp thơ chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng
 + Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng Những hình ảnh có ý nghĩa biểu cảm cao.
C. Tổng kết:
 -Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần vào lăng viếng Bác.
 - Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)
I.Kiến thức cơ bản
A. Giới thiệu:
 1. Vài nét về tác giả:(1942), quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ năm 2000, hữu Thỉnh được bầu là tổng thơ kí Hội nhà văn Việt Nam.
 2. “Sang thu” là một bài thơ hay của ông.
B, Đọc – Hiểu văn bản:
 1. Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ ngọn gió se- ngọn gió heo may riêng biệt của mùa thu- mang theo hương ổi; và sau đó được tiép tục gợi tả qua hình ảnh sương thu bảng lảng ngoài ngõ; nước sông có vẻ như không buồn chảy, những cánh chim vội vã bay đi, mây trời dường như dã nhuốm sắc thu, nắng hạ còn dó nhưng đã bớt dần những cơn mưa giông mùa hạ kèm theo tiếng sấm, hàng cây có vẻ lặng lẽ trầm tư.
 2. Cảm nhận của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu rất tinh tế.
 Nhà thơ nghe được “ hương ổi” “ phả vào trong gió se”. Từ phả thật có hồn. Không phải là gió mang theo hương ổi , mà là những quả ổi chín “ phả” hương thơm vào trong gió, làm cho ngọn gió cũng trơ nên thơm tho.
Nhà thơ thấy được “ sương chùng chình qua ngõ”. nghĩa là cố ý chậm chạp để kéo thời gian. Mùa thu hiện ra như một con người đang bước những bước chân chậm chạp đến giữa đất trời.
Còn sông thì “được lúc dềnh dàng”
 3.Hình ảnh “ đám mây mùa hạ- Vắt nửa mình sang thu” là một hình ảnh độc đáo mà cái hay của nó khó có thể cắt nghĩa rõ ràng. Có lẽ đó là hình ảnh đẹp nhất , đặc sắc nhất thể hiện nét riêng của thời điểm giao mùatừ hạ sang thu.
 Hai dòng thơ cuối bài cũng rất đẹpSấm - âm thanh của những cơn mưa giông thường có vào mùa hạ- không còn bất ngờ làm người ta giật mình nữa. Mùa thu đã bắt đầu nhuốm buồn những hàng cây, nhìn giống như hàng cây đã đứng tuổi. Từ hình ảnh thực của thiên nhiên, hình ảnh thư còn gợi lên một ý nghĩa sâu xa hơn:con người đã đứng tuổi, dã từng trải thì cũng ít bị chấn động bởi những biến cố bất thường của cuộc đời.
C.Tổng kết:
 Từ cuối hạ sang đầu thu, thiên nhiên đất nước có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự chuyển biến đã được nhà thơ Hữu Thỉnh gợi lên bằng tâm hồn rung động tinh tế, qua những hình ảnh giầu sức biểu cảm trong bài “Sang thu”.
 Văn bản: nói với con (Y Phương)
I.Kiến thức cơ bản
A. Giới thiệu:
 1. Vài nét về tác giả:(1948):Tên thật là Hứa Vĩnh Xước, dân tộc Tày, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy hình ảnh của con người miền núi.
 2. Bài thơ rất tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương : yêu quê hương, làng bản, tự hào và gắn bó với dân tộc mình. Mượn lời nói với con nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.
B. Đọc – Hiểu văn bản:
 1. Cội nguồn sinh dưỡng của con:
 a. Tình yêu thương của cha mẹ:
Bốn câu thơ đầu gợi không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt của gia đình với hình ảnh của đứa con, cha mẹ, tiếng nói, tiếng cười Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng đón nhận . Và cứ thế con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ. 
 b. Sự đùm bọc của quê hương:
 Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, và trong thiên nhiên thơ mộng nghĩa tình của quê hương.
 2.Lòng tự hào về quê hương và niềm mong ước của người cha:
 Qua việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình- con người của quê h]ơng , nhà thơ dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương.
 + Người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo..Người cha mong muốn con phảicó nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.
 + “ Người đồng mình” mộc mạc nhưng giầu chí khí, niềmtin. Không ai nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Từ đó người cha mong muốn con tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên dường đời
 Những lời của người cha vừa toát lên tình cảm yêu thương trìu mến và niềm tin tưởng đối với con, vừa truyền cho con niềm tự hào về quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời.
con, nhà thơ đã thể hiện tình cảmgia đình ấm cúng, ca ngựi truyền thống cần cù , sức sống mạnh mẽ của quê hươ C.Tổng kết:
 Qua lời nói với con về dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu được sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Đề kiểm tra lần 1
 *Mục tiêu: Đánh giá kết quả học tập của HS trong quá trình học phụ đạo
*Nội dung:
 HS thực hiện các bài tập sau trong 45 phút:
Câu 1:
Câu sau vi phạm phương châm hội thoại nào? Giải thích?
a. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.
b. Chú ấy chụp hình cho mình bằng máy ảnh.
c. Ngựa là một loài thú 4 chân.
Câu 2: 
 Các phương châm hội thoại sau liên quan đến phép tu từ nào? Lấy ví dụ? 
 PC VC 
 PC QH 
 PCLS.
Câu 3: Tìm các biện pháp tu từ đã được Nguyễn Du sử dụng trong các đoạn trích của tác phẩm Truyện Kiều mà em đã được học. ( Chỉ rõ trong ý,câu thơ nào)
Câu 4: Từ tay trong câu thơ sau chuyển nghĩa theo phương thức nào? Giải thích?
 Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 (Hoàng Trung Thông)
 Hướng dẫn chấm 
 Câu 1( 1,5 điểm) Mỗi một đáp án đúng được 0,5 điểm
=>Vi phạm phương châm về lượng.
 Câu 2: 3 điểm
 PC VC : Phóng đại (thậm xưng)
 PC QH : ẩn dụ.
 PC LS : Nói giảm nói tránh :Cụ ấy đã đi 3 năm rồi.
 Câu 3: 4 điểm 
HS tìm được ít nhất là bốn biện pháp tu từ và chỉ ra được ít nhất 6 biểu hiện của nó trong các văn bản 
VD: con én đưa thoi ( Nhân hoá)
 Câu 4: ( 1,5 điểm) 
HS chỉ ra được từ được chuyển nghĩa theo pt hoán dụ và giải thích được
Đề kiểm tra lần 1
Câu 1:
Câu sau vi phạm phương châm hội thoại nào? Giải thích?
a. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.
b. Chú ấy chụp hình cho mình bằng máy ảnh.
c. Ngựa là một loài thú 4 chân.
Câu 2: 
 Các phương châm hội thoại sau liên quan đến phép tu từ nào? Lấy ví dụ? 
 PC VC 
 PC QH 
 PCLS. 
Câu 3: Tìm các biện pháp tu từ đã được Nguyễn Du sử dụng trong các đoạn trích của tác phẩm Truyện Kiều mà em đã được học. ( Chỉ rõ trong ý,câu thơ nào)
Câu 4: Từ tay trong câu thơ sau chuyển nghĩa theo phương thức nào? Giải thích?
 Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 (Hoàng Trung Thông)
Đề kiểm tra lần 1
Câu 1:
Câu sau vi phạm phương châm hội thoại nào? Giải thích?
a. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.
b. Chú ấy chụp hình cho mình bằng máy ảnh.
c. Ngựa là một loài thú 4 chân.
Câu 2: 
 Các phương châm hội thoại sau liên quan đến phép tu từ nào? Lấy ví dụ? 
 PC VC 
 PC QH 
 PCLS.
Câu 3: Tìm các biện pháp tu từ đã được Nguyễn Du sử dụng trong các đoạn trích của tác phẩm Truyện Kiều mà em đã được học. ( Chỉ rõ trong ý,câu thơ nào)
Câu 4: Từ tay trong câu thơ sau chuyển nghĩa theo phương thức nào? Giải thích?
 Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 (Hoàng Trung Thông)
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an phu dao HS yeu Ngu van 9.doc