Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 21 năm 2011

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 21 năm 2011

TUẦN 21

Tiêt 95: LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

- Rèn luyện thành thạo hai kĩ năng:

 + Nhận diện văn bản phân tích và tổng hợp

 + Kĩ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp.

B. Tổ chức các hoạt động dạy - học

 1. Ổn định lớp

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 21 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / / 2011
Ngày dạy: / / 2011
Tuần 21
Tiêt 95: luyện tập phân tích và tổng hợp
a. mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS:
- Rèn luyện thành thạo hai kĩ năng:
 + Nhận diện văn bản phân tích và tổng hợp
 + Kĩ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp.
b. tổ chức các hoạt động dạy - học
 1. ổn định lớp
 2. Bài mới
Hoạt động của gv và hs
Hoạt động của gv và hs
HĐ 1: Nhận diện văn bản
GV cho HS đọc đoạn văn a, b mục 1 SGK
 ? Em hãy xác định luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn a?
? Xác định luận điểm cho đoạn văn ở mục b và tìm hiểu trình tự lập luận.
HĐ 2: thực hành phân tích một vấn đề
GV gợi ý để HS thảo luận 
? Em hãy nêu những biểu hiện của việc học qua loa?
? Em hãy nêu nhưng biểu hiện của việc học đối phó:
? Bản chất của việc học đối phó và tác hại của nó là gì?
*) HS thảo luận và tự trình bày.
*) GV cũng cố , bổ sung.
1. Đọc, tìm hiểu đoạn văn a, b, ở mục 1 theo yêu cầu.
- a) Luận điểm: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài
 *) Trình tự phân tích: 
- Cái hay thể hiện ở các điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh bèo, xanh trời (phối hợp các màu xanh khác nhau)
- Cái hay thể hiện ở những cử động: thuyền nhích, lá gợn tý, là đưa vèo, tầng mây lơ lửng, con cá động. (Phối hợp các cử động nhỏ)
- Cái hay thể hiện ở các vần thơ, tứ thơ hiểm hóc, kết hợp với từ, với nghĩa chữ, tự nhiên, không non ép.
b) Luận điểm: Mẫu chốt của thành đạt là ở đâu?
 *) Trình tự phân tích:
- Do nguyên nhân khách quan ( đây là điều kiện cần) : gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời phú,...
- Do nguyên nhân chủ quan (điều kiện đủ): kiên trì, tinh thần phấn đấu, học tập không mệt mỏi, không ngừng trau dồi phẩm chất, đạo đức tốt đẹp.
2) Đề: Em hãy phân tích lối học qua loa, đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
*) Biểu hiện của học qua loa:
 + Không có đầu có đuôi, không đến nơi, đến chốn, cái gì cũng biết 1 ít nhưng không có kiến thức cơ bản, hệ thống sâu sắc.
 + Học để khoe khoang nhưng thực chất đầu óc trống rỗng; chỉ quên nghe lõm, học mót, ăn theo, nói dựa người khác.
*) Biểu hiện của việc học đối phó:
 + Để thầy cô chê bai, cha mẹ quát mắng ( Lo giải quyêt việc thi cử, bài kiểm tra,...) 
 + Kiến thức nông cạn, không chuyên sâu
*. Bản chất của việc học qua loa đói phó và tác hại của nó.
a) Bản chất: 
- Học với hình thức: Cũng đến lớp, cũng điểm thi, cũng đọc sách, cũng có bằng cấp,...
 + Không thực chất, không hiểu biết
 b) Tác: hại 
- Đối với XH : Trở thành gánh nặng cho XH về nhiều mặt: Kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống
 + Đối với bản thân : Không có hứng thú học tập, hiệu quả không cao.
3) Đề : Dựa vào văn bản : “ Bàn về đọc sách “ em hãy phân tích cái lí do khiến mọi người phải đọc sách,
- Sách là kho tàng tri thức được tích luỹ hàng nghìn năm của nhân loại, vì vậy, muốn hiểu biết phải đọc sách.
- Càng đọc sách, càng thấy cái hiểu biết của chúng ta là hữu hạn.
* Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò
Về nhà tập viết một đề văn tổng hợp nghị luận về một vấn đề tự chọn
Soạn văn bài 19: "Tiếng nói văn nghệ" của Nguyễn Đình Thi.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..
..
...
==============================
Ngày soạn : / / 2011
Ngày dạy: / / 2011
Tiết 96 , 97. Văn Bản: tiếng nói của văn nghệ
 (Nguyễn Đình Thi)
a. Mục đích cần đạt:
 	 Giúp HS: 
- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh của nó đối với đời sống con người qua đoạn nghị luận ngắn, chặt chẽ, giàu h/ ả của NĐT.
- Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu và phân tích văn bản nghị luận.
b. tổ chức các hoạt động dạy - học
 1 ổn định lớp
 2. Bài cũ: 
?Trong văn bản :” Bàn về đọc sách” , tác giả CQT đã khuyên chúng ta nên chọn và đọc sách như thế nào?
? Phân tích một trong những so sánh trong văn bản Bàn về đọc sách mà em thấy thú vị nhất? Giải thích vì sao?
Gợi ý trả lời
- Cách đọc: Đọc cho tinh,đọc kĩ, đọc đi , đọc lại, đọc nhiều lần đến thuộc lòng. Phải vừa đọc vừa suy nghĩ, trầm ngâm tích luỹ, tượng tượng, nhất là đối với những cuốn có giá trị
 Không nên đọc tràn lan, theo kiểu hứng thú cá nhân, mà cần đọc có kế hoạch, có hệ thống.
Có nhiều cách đọc khác nhau:đọc to, đọc thành tiéng, đọc thầm, đọc bằng mắt, đọc 1 lần, đọc nhiều lần, đọc kết hợp với ghi chép, thu hoạch...
3. Bài mới
Hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt
*) Hoạt động 1: Vài nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: NĐT ( 1924 – 2003) quê HN, là thành viên của tổ chức văn hoá cứu quốc do Đảng cộng sản thành lập năm 1943. Sau CMT8, ông nắm nhiều chức vụ quan trọng, từng là tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Hoạt động văn nghệ của NĐT khá đa dạng: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình. Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng HCM năm 1996.
2. Tác phẩm
 ? Tiểu luận “ Tiếng nóivăn nghệ” viết trong gian đoạn nào?
- Tiểu luận “ Tiếng nói văn nghệ được NĐT viết năm 1948, đây là bài văn hấp dẫn, giàu tính thuyêt phục. Nội dung tập trung phân tích tinh tế và sâu sắc sức mạnh kì diệu của văn học đối với đời sống tinh thần của con người.
*) Hoạt động 2: Đọc, giải từ khó, tìm hiểu cấu trúc văn bản
? Văn bản này viết dưới dạng thể loại nào?
? PTBĐ là gì?
? Xác định các luận điểm chính?
1. Đọc, giải từ khó, tìm hiểu cấu trúc văn bản
- Thể loại : Tiểu nghị luận
- PTBĐ: lập luận, dẫn chứng
*) Các luận điểm: Có 3 luận điểm
 + Luận điểm 1 : Nội dung của văn nghệ. ( Từ đầu .. đến một cách sống của tâm hồn)
 + Luận điểm 2: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống con người. (Tiếp theo .. đến Văn nghệ là sự sống)
 + Luận điểm 3: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ. (Còn lại)
*) Hoạt động 3: tìm hiểu nội dung văn bản
? Nội dung chủ yếu của văn nghệ mà NĐT nêu trong văn bản là gì?
1. Nội dung của văn nghệ
- Nội dụng: Là hịên thực mang tính cụ thể sinh động. Phản ánh đời sống thông qua cái nhìn của người nghệ sỹ, thể hiện tinh thần của cá nhân người sáng tác (Anh gửi vào tác phẩm một lá thư ... đời sống xung quanh )
? Để chứng minh cho luận điểm trên, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào ? Tác dụng của nó?
? Lời nhắn gửi từ hai dẫn chứng đó toát lên từ đâu?
? Vì sao NĐT viết lời nhắn nhủ của nghệ sỹ cho nhân loại?
? Để nêu rõ tính phong phú, phức tạp của nó, nhà văn dã dùng BPNT nào?
? Vậy nội dung, tư tưởng, tình cảm cụ thể của văn nghệ là gì?
? Qua đó em hãy so sánh nội dung văn nghệ khác với nội dung của các khoa học # như thế nào?
? Văn nghệ có vai trò như thế nào trong đời sống con người?
? Khi con người phải ngăn cách bởi đời sóng bên ngoài, văn nghệ đã phát huy vai trò đó như thế nào?
? Văn nghệ góp phần giúp những người lao động có sự thay đổi như thế nào? Vì sao văn nghệ lại có sự cảm hoá như vậy?
? Tác giả đã chứng minh sức mạnh kì diệu của văn nghệ được thể hiện ở những dấu hiệu nào?
? Văn nghệ đến với con người bằng con đường nào?
? Mỗi tác phẩm văn nghệ hay có tác dụng như thế nào đối với chúng ta?
Từ đó em hiểu gì về nghệ thuật?
? Vậy nghệ thuật có tác động như thế nào đến con người?
? Qua đó tác giả khẳng định : văn nghệ có sức mạnh như thế nào?
- Dẫn chứng: 
 + Nêu hai câu thơ trong truyện Kiều
 Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
=> Làm người đọc rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân
 + Nêu cái chết thảm khốc của An- na-Ca – nê – nhi –na
=> Tác dụng: Làm người đọc bâng khuâng thương cảm không quên.
- Toát lên từ hiện thực khách quan được biểu hiện trong tác phẩm.
- T/g đi sâu tìm nội dung văn nghệ- tư tương, t/c của nghệ sỹ gửi gắm qua tác phẩm.
- Nghệ thuật: So sánh với lời gửi, lời nhắn bên ngoài, công khai trực tiếp.
- Nội dung, tư tưởng, t/c của văn nghệ là: Say sưa, buồn vui, yêu ghét mộng mơ, phấn khích trong từng câu thơ trang sách, trong từng hình ảnh thiên nhiên...
Nội dung cua văn nghệ
Đối với ngôn ngữ của các môn khoa học khác
- Tập trung khám phá miêu tả chiều sâu, tính cách , số phận của con người, thế giới bên trong tâm lí, tâm hồn của con người
- Khám phá miêu tả và đúc kết các hiện tượng tự nhiên hay XH, các quy luật khách quan của nó.
2. Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người.
- Văn nghệ giúp con người sống đầy đủ hơn, phong phú hơn.
- Văn nghệ là sợi dây vô hình nối con người với đời sống bên ngoài.
- Làm cho những người lao động đầu tắt, mặt tối bíên đổi khác hẳn. Bởi 1 tác phẩm văn nghệ hay sẽ giúp họ quên đi nỗi cực nhọc để sống với những ước mơ cuộc đời.
3. Sức mạnh cảm hoá kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người
- Sức mạnh của văn nghệ không chỉ là nội dung mà còn là con đường nó đến với người tiếp nhận.
- Văn nghệ đến với con người = t/c= hình tượng cụ thể mà” lời nhắn gửi” của tác giả thấm vào nhận thức , vào tâm hồn của chúng ta.
- Một tác phẩm hay khiến ta được sống một cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm : ta được yêu thương, được yêu , được hờn, được vui, được ghét, cười cùng người nghệ sỹ.
- Nghệ thuật: không đứng ngoài trỏ, vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiếnchúng ta phải bước lên con đường ấy.
- Nghệ thuật giúp con người tự nhận thức, tự giáo dục một cách tự nhiên và có hiệu quả
- Văn nghệ là 1 thứ tuyên truyền, không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả.
Hoạt động 4: tổng kết
1. Nội dung: Thể hiện những ý kiến sắc sảo và đúng đắn nhằm mục đích động viên khích lệ, định hướng cho các nghệ sỹ trong sách tác văn nghệ phục vụ kháng chiến
2. Nghệ thuật: Bố cục chắt chẽ hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên. Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng
 Giọng văn chân tình, say sưa giàu nhiệt huyết.
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
Cho 3 HS đọc phần ghi nhớ tại lớp
Tóm tắt lại sự hiểu biết của mình về bài học
*)Về nhà soạn bài : Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ....
....
=====================
Ngày soạn : / / 2011
Ngày dạy: / / 2011
Tiết 98. các thành phần biệt lập
a. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Nắm được các thành phần biệt lập của câu
- Tích hợp với văn bản:” Tiếng nói văn nghệ”
- rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng thành phần biệt lập trong câu.
b. tổ chức các hoạt động dạy - học
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: Khởi ngữ là gì? Các dấu hiệu để nhận biết khởi ngữ? Cho VD minh hoạ?
Gợi ý trả lời
Khởi ngữ là thàh phần câu đứng trước CN (có khi đứng sau CN và VN) và nêu lên cái đề tài liên quan tới việc nói đến trong câu.
3. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt
 Hoạt động 1: các thành phần biệt lập 
? Câu có những thành phần chính nào? Ngoài thành phần chính ra, câu còn có những thành phần nào?
? Vậy em hiểu như thế nào về thành phần biệt lập?
? Vậy những thành phần nào được xem là biệt lập?
GV: Vậy để hiểu được nội dung , vai trò và chức năng của từng thành phần đó như thế nào ta lần lượt đi tìm hiểu
HS: Đọc các câu trong SGK
H: Các từ in đậm trong các câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu ntn?
H: Nếu không có từ in đậm trên thì nghĩa sự việc chứa chúng có khác đi không? Vì sao?
GV cho HS xét VD1 sau:
a. Phiền một nổi anh ấy lại quá thương con.
b. Té ra anh làm báo mà không chịu đọc báo
c. Gì thì gì, anh cũng không thể sống trong sự vô vọng ấy được
d. Đằng nào cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói.
? Em hãy tìm thành phần tình thái trong các câu ở VD trên
? Thành phần tình thái của các câu trên biểu thị tình thái gì?
*) VD2:
a. Dường như câu mự ấy cũng khá yêu nhau
b. Chắc chị sẽ gào lên đến bảy làng nghe thấy
c. Hoạ là tôi có tiền đống trong nhà
d. Làm như kiểu chúng ta chạy vào cướp giật của mình cái gì đấy
e. Đúng là quyển sách này của tôi
g. Quyển sách này của tôi thật.
? Tìm thành phần tình thái ở các câu trong VD2?
? Em hãy cho biêt, nếu trong câu thành phần tình thái không có mặt thì nghĩa cơ bản của câu có thay đổi không ? Vì sao?
H: Các từ in đậm trong các câu trên có chỉ sự vật hay không?
H: Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi?
H: Các từ in đậm được dùng để lamg gì?
GV cho HS xét VD sau
a. Chao, đường còn xa lắm!
b.Anh ơi, chờ em với!
c. Trời! Đám mạ bị giẫm nát hết.
d. Chuẩn bị lên đường anh em ơi!
? Em hãy tìm thành phần cảm thán? Dấu hiệu đẻ nhận biết thànhphần cảm thán là gì?
? Thành phần cảm thán thường dùng đẻ làm gì?
*) Câu gồm có hai thành phần chính là: CN và VN. Ngoài hai thành phần này ra , câu còn các thành phần phụ như: Trạng ngữ; bổ ngữ, Khởi ngữ...
- Ngoài các thành phần câu ra, còn có những thành phần tách rời khỏi nghĩa sự việc của câu. Các phần đó không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu, không tham gia vào việc diễn đạt trong câu gọi là thành phần biệt lập.
- Các thành phần bịêt lập: Tình thái; Cảm thán; Gọi đáp; Phụ chú
I. Thành phần tình thái
1) "chắc", "có lẽ" là nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu thể hiện ở độ tin cậy cao ở "chắc" và thấp hơn ở "có lẽ"
2) Nếu không có từ ngữ in đậm thì sự việc nói trong câu vãn không có gì thay đổi
*) VD1
- Thành phần tình thái của các câu ở VD trên 
a) Phiền một nổi
b) Té ra
c) Gì thì gì
d) Đằng nào
- Biểu thị tình thái thực hữu. Vì thông qua nó, người nói quả quyết rằng đã đủ bằng chứng hay cơ sở suy luận tin cậy để tin rằng sự tình tất yếu trong câu tất yếu là hiện thực
*) VD2. Các thành phần tình thái là:
a. Dường như
b. Chắc thị
=> Biểu thị tình thái không thực hữu. Vì người nói đưa ra một nhận định có tính đoán định
c. Hoạ là
d. Làm như thể
=> Biểu thị tình thái phản thực hữu. Vì người nói cam kết rằng sự tình được nói tới trong câu là không chân thực, sai lầm.
e. Đúng là
g. Thật
=> Biểu thị tình thái chỉ quan hệ khách quan có thể chỉ sự khẳng định hay phủ định.
* Trong câu nếu không có thành phần tình thái thì nghĩa cơ bản của câu vẫn không thay đổi vì thành ấy chỉ thể hiện sự nhận định, đánh giá của người nói đối với sự việc trong câu, chứ không phải là thông tin sự việc của câu.
II. Thành phần cảm thán.
1) Các từ không chỉ sự vật
2) Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu "ồ, trời ơi" là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này. Chính phần câu sau tiếng đó giảo thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.
3) Các từ in đậm không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp cho người nói giãi bày nỗi lòng của mình.
VD:
- Thành phần cảm thán ở VD trên là:
a. Chao ; b. Anh ơi ; c. Trời
- Dấu hiệu nhận biết : Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than.
=>Thành phần này thường dùng để nêu lên một lời than, lời gọi, lời nguyền ( để bộc lộ tâm lí của người nói – vui , buồn, mừng , giận , hoảng hốt,...)
*) Ghi nhớ SGK: 2 HS đọc to, rõ.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1:	a. Có lẽ - TT	 b. Chao ôi - CT
	c. Hình như - TT 	d. Chả nhẽ - TT
Bài tập 2: - Sắp xếp các từ sau theo độ tin cậy tăng dần:
 Chắc là, dường như, chắc chắn , có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như
- Sắp lại: Dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.
Bài tâp 3,4: HS làm ở nhà
 * Củng cố, dăn dò: GV: Tóm tắt nội dung bài học
 HS: Soạn bài tiếp theo.
 * Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
================================

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 21.doc