Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 22 năm 2011

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 22 năm 2011

Tiết 99

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,

HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

A. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS:

- Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

- Rèn luyện kĩ năng viết văn bản nghị luận.

B. tổ chức các hoạt động dạy - học

 1. Ổn định tổ chức

 2. Bài cũ: ?Phân tích luận điểm: “ Học vấn không chỉ là đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”

Gợi ý trả lời

 + Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau

 + Bất kì ai muốn phát triển học thuật cũng phải bắt đầu “ kho tàng quý báu” được lưu giữ trong sách: nếu không có sự bắt đầu sẽ là con số “ không”, thậm chí là lạc hau , giật lùi.

 + Đọc sách là "hưởng thụ” là thành quả về tri thức và kinh nghiệm hàng nghìn năm của nhân loại, đó là tiền đề cho sự phát triển học thuật của mọi người.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 22 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / /2011
Ngày dạy: / /2001
Tuần 22
Tiết 99 
nghị luận về một sự việc,
hiện tượng đời sống
a. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Rèn luyện kĩ năng viết văn bản nghị luận.
b. tổ chức các hoạt động dạy - học
 1. ổn định tổ chức
 2. Bài cũ: ?Phân tích luận điểm: “ Học vấn không chỉ là đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”
Gợi ý trả lời
 + Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau
 + Bất kì ai muốn phát triển học thuật cũng phải bắt đầu “ kho tàng quý báu” được lưu giữ trong sách: nếu không có sự bắt đầu sẽ là con số “ không”, thậm chí là lạc hau , giật lùi.
 + Đọc sách là "hưởng thụ” là thành quả về tri thức và kinh nghiệm hàng nghìn năm của nhân loại, đó là tiền đề cho sự phát triển học thuật của mọi người.
3. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
nội dung cần đạt
HS: Đọc văn bản.
? Trong văn bản này, tác giả bàn luận về vấn đề gì trong đời sống? 
? Bản chất của hiện tượng ấy là gì?
Biểu hiện của hiện tượng ấy?
? Nguyên nhân tạo nen hiện tượng ấy là gì?
Tác hại của căn bệnh lề mề?
? Nhận xét của em về cách phân tích vấn đề của tác giả?
? Vậy nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là gì?
? Em hãy nêu bố cục của bài nghị luận về một sự vật, hiên tượng XH và nhiệm vụ của từng phần?
HS: Rút ra phần ghi nhớ.
* Một số lưu ý khi làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng ĐS:
- Phải quan sát sự việc, đã và đang xảy ra xung quanh, phải xuất phát từ 1 quan điểm đúng đắn, minh bạch có trách nhiệm đối với XH; có thái độ đúng đắn để nhìn nhận , đánh giá sự việc một cách kháchquan, khoa học.
- Cần đưu ra nhiều hiện tượng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, phân tích dể chỉ ra hiện tượng nào đúng cần khẳng định, hiện tượng nào sai để phê phán để định hướng nhận thức hành động.
GV: Hướng dẫn HS luyện tập
HS: Thảo luận bài 1
GV+ HS: Nhận xét
I/.tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc,
hiện tượng đời sống.
1. Đọc - tìm hiểu văn bản “Bệnh lề mề”
- Bàn về hiện tượng:” Giờ cao su” trong đời sống.
- Bản chất của nó là thói quen kém văn hoá của những người không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác.
- Biểu hiện:
 + Trễ giờ trong các cuộc họp, các cuộc hội thảo.
 + Quý thời gian của mình chứ không tôn trọng thời gian của người khác.
 + Tạo ra những tập quán xấu là các giấy mời phải ghi sớm hơn 30 phuta hay một giờ.
- Nguên nhân:
 + Không biết quý trong của các cơ quan, đoàn thể.
 + Không coi mình là người có trách nhiệm chung đối với mọi người.
- Tác hại:
 + Tạo thành thói quen khó thay đổi cho mọi người
 + Tạo thói ích kỉ, không biết tự trọng và không biết tôn trọng người khác.
 +Gây ra nhiều mối hại cho tập thể , cho XH.
- Tác giả phân tích: ngắn gọn , mạch lạc và có sức thuyết phục cao.Cụ thể 
 + Nêu khái quát: Bệnh lề mề do thiếu tự trọng, thiếu tôn trong người khác.
 + Nêu cụ thể: Họ quý thời gian mình mà không coi trong thời gian của người khác, tạo ra những tập tục xấu.
+ Kết luận : Họ không có trách nhiệm chung.
=> NL về 1 sự việc, hiện tượng ĐSXH là bàn về các sự việc, hiẹn tượng có ý nghĩa đối với XH, đáng khen, đáng chê hay vấn đề có suy nghĩ trong XH.
* Bố cục của một bài văn nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống.
- Bố cục: 3 phần
*) MB: Trực tiếp hoăc gián tiếp nêu sự việc, hiện tượng cần nghị luận.
 *) TB: Lần lượt bày tỏ, nhận định đánh giá thái đọ hoặc đưa ra lời lí giả hay dự báo ( nếu co) củ mình đối với sự việc, hiện tượng được NL.
*) KB: Định hướng nhận thức hành động cho bản thân, cho mọi người hoặc đưa ra ý kiến khái quát để tổng hợp vấn đề đã được bàn bạc.
* Ghi nhớ (SGK)
II/. Luyện tập
Bài 1. 
Bài 2: Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết 1 bài nghị luận , vì: 
- Nó liên quan đến vấn đề SK của cá nhân người hút, SK cộng đồng và những người xung quanh.
- Liên quan đến việc bảo vệ môi trường
- Gây tốn kém.
	* Củng cố: GV Khái quát nội dung bài học.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
.
.
.
=======================
Ngày soạn : / /2011
Ngày dạy: / /2001
Tiết 100
 cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
a. Mục tiêu cần đạt
 	Giúp HS:
- Nắm được cách làm một bài văn NL về một sự việc hiện tượng đời sống
- Rèn luyện kĩ năng viết một bài nghị luạn XH.
b. tổ chức các hoạt động dỵa - học
1. ổn định lớp
2. Bài mới
Hoạt động của gv và hs
nội dung cần đạt
HS: Đọc các đề bài và trả lời câu hỏi 
Nêu điểm giống nhau giữa các đề.
? Đề văn yêu cầu bàn luận về hiện tượng gì?
? Nội dung nghị luận gồm mấy ý? Đó là những ý nào?
? Để hoàn thành bài viết này, tư liệu chủ yếu mà em có thể sử dụng là gì?
? Đề văn thuộc loại gì? Đề nêu sự việc, hiện tượng gì? Yêu cầu của đề là gì?
? Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì?
? Vì sao Thành đoàn Thành phố HCM lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
? Nếu mọi người đều làm việc như Nghĩa thì hiệu quả mang lại sẽ như thế nào?
HS: Lập bố cục
GV: Nêu những yêu cầu khi viết bài và đọc, sửa chữa bài viết.
HS: Thực hiện, GV: Nhận xét.
I/. đề văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sống.
* Các đề bài trong SGK.
* Đề bài cụ thể.
1. Cho đề văn: Đất nước ta có nhiều HS nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu lên suy nghĩ của mình.
- Bàn luận về hiện tượng HS nghèo vượt khó , học giỏi
- Nội dung nghị luận gồm 2 ý:
 + Bàn về 1 tấm gương HS nghèo vượt khó
 + Nêu lên suy nghĩ của mình về tấm gương đó.
- Tư liệu sử dụng: Vốn sống
 + Vốn sống trực tiếp là những hiểu biết có được do tuổi đời, kinh nghiệm sóng mang lại.
 + Vốn sống gián tiếp là những hiểu biết có được do học tạp, đọc sách, báo, nghe đài, xem ti vi, giao tiếp hàng ngày.
II/. Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Đọc đề bài SGK trang 23.
 a). Tìm hiểu đề
- Loại đề : Nghị luận. 
- Hiện tượng nêu trong đề:”Người tốt, việc tốt, cụ thể là Phạm Văn Nghĩa”
- Yêu cầu của đề: Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
b). Tìm ý:
- Cho thấy, nếu như có ý thức, sống có ích thì mỗi người đều bắt đầu cuộc sống của mình = nhiều việc làm bình thường nhưng hiệu quả.
- Nghĩa là 1 tấm gương tốt với nhiều việc làm giản dị mà bất kì ai cũng làm được
 Nghĩa là người con biết thương mẹ, giuúp mẹ việc đống áng
 Nghĩa là 1 HS biết kết hợp giữa học và hành, có đầu óc sáng tạo
 Học tập Nghĩa là noi theo tấm gương có hiếu với cha mẹ
- Đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp.
c). Lập dàn bài:
- Bố cục 3 phần
*) MB: Giới thiệu hiện tượng Phậm Văn Nghĩa. Nêu tóm tắt ý nghĩa tấm gương Phạm Văn Nghĩa.
*) TB: Phân tích ý nghĩa về việc làm của PVN. Dánh giá việc làm của PVN
Nêu ý nghĩa của việc phát động phong trào học tập tấm gương của PVN
*) KB: Khái quát ý nghĩa của tấm gương PVN. Rút ra bài học cho bản thân
d). Viết bài
e). Đọc lại bài viết và sửa chữa.
III/. Luyện tập
Lập dàn bài cho đề 4, mục 1 ở trên
	* Cũng cố dặn dò
- Nắm vững các thao tác về cách làm 1 bài văn NL về 1 sự việc, hiện tượng ĐS . Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ
- Lập dàn bài cho đề 4, mục I SGK trang 22
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
.
.
.
========================
Ngày soạn : / /2011
Ngày dạy: / /2001
	Tiêt 101
hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương phần tập làm văn
a. mục tiêu cần đạt:
 	Giúp HS: 
- Ôn lại kiến thức về văn nghị luận nói chung và nghị luận về một sự việc , hiện tượng nói riêng.
- Rèn ruyện kĩ năng viết một bài văn nghị luận về một sự vật, hiện tượng ở đại phương
b. tổ chức các hoạt động dạy - học
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra sự chuẩ bị bài của HS:
 3. Bài mới
 Hoạt động của gv và HS	 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Xác định những vẫn đề có thể viết ở địa phương
Em hãy xác định xem ở địa phương em có những vấn đề nào có thể viết về một bài nghị luận vềmột sự việc, hiện tượng đời sống.
? Em có thể xác định tứng mạng có thể viết cho từng vấn đề?
*) Những vấn đề có thể viết ở địa phương:
- Vấn đề môi trường
- Vấn đề quyền trẻ em
- Vấn dề XH
a) Vấn đề môi trường
- Hậu quả của việc phá rừng bừa bãi.
- Hậu quả của rác thải đối với canh tác của nông dân
b) Vấn đề quyền trẻ em:
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương: XD sửa chữa trường học, khu vui chơi giải trí, giúp đỡ trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn.
- Sự quan tâm của nhà trường: Phụ đạo cho HS yếu kém không thu tiền
c) Vấn đề XH: 
- Sự quan tâm giúp đỡ đối với các gia đình chính sách, những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
- Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đức hi sinh của người lớn đối với trẻ em....
 Hoạt động 2: xác định cách viết
? Theo em , khi viết một bài văn yêu cầu người viết phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
? Những nguyên tắc đó phải được cụ thể hoá bằng những yêu cầu nào?
- Khi viết bài, người viết phải đảm bảo được hai yêu cầu:
 + Yêu cầu về nội dung
 + Yêu cầu về cấu trúc.
a) Yêu cầu nội dung:
- Sự việc hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến trong XH
- Trung thực , có tính XD, không cường điệu, không sáo rỗng
- Phân tích nguên nhân phải đảm bảo tính khách quan và thuyết phục.
- Nội dung bài viết phải giản dị, dễ hiểu
b) Yêu cầu hình thức ( cấu trúc)
- Đảm bảo bố cục 3 phần. Có luận điểm, luận cứ, lập luận.
	 * Củng cố dặn dò:
	GV: Khái quát nội dung bài học
	HS: Soạn tiết 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
	*Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
.........
.
.
=======================
Ngày soạn : / /2011
Ngày dạy: / /2001
	Tiết : 102
chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
a. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nhận thức được cái mạnh, cái yếu trong nhận tính cách, lối sóng bà thói quen của con người VN: yêu cầu phải gấp rút khắc phục cái yếu, hình thành những đức tính, lối sống và tói quen mới, tốt đẹp để góp phầsn đưa đất nước đi lên CNH – HĐH trong thế kỉ XXI.
b. tổ chức các hoạt động dạy - học
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: 
? Vì sao khi đọc một tác phẩm hay, không bao giờ ta đọc một lần? Ta đọc đi, đọc lại, đọc với cả tâm hồn đẻ làm gì?
? Đọc một đoạn thơ mà em thích nhất. Lí giải lí do em thích?
3. Bài mới
Hoạt động của gv và hs
nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm
? Em hãy nêu vài nét về tác giả của bài viết?
? Em hãy cho biết hoàn cảnh xuất xứ của bài viết ?
Hoạt động 2: Đọc , Giải từ khó, tìm hiểu cấu trúc văn bản.
? Bài văn nêu lên vấn đề gì?
? Luận điểm cơ bản của bài văn là gì?
? Hệ thống luận cứ trong bài viết?
Hoạt động 3. Tìm hiểu nội dung văn bản
? Thông tin trên đã tác động vào đối tượng, nội dung và MĐ nào?
? Vấn đề quan tâm của tác giả có ý nghĩa như thế nào?
? Qua đó, em hiểu gì về mối quan tâm của tác giả?
? Luận cứ này được tác giả xác minh bằng những dẫn chứng nào?
? Vì sao tác giả lại cho rằng sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất?
? Trước hết,Phó thủ tướng nhận định về bối cảnh thế giới hiện nay như thế nào?
? Trước bối cảnh đó thì nước ta có thời cơ và thực hiện những nhiệm vụ nào?
? Tác giả nêu ra nhưng điểm mạnh, điêm yếu nào trong tính cách, thói quen của người VN?
? Nhận xét thái độ của tác giả khi nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu đó?
? Những điểm mạnh yếu đó có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên CNH- HĐH trong thời đại hiện nay?
? Em hãy nhận xét cách lập luận của tác giả?
? Em hãy tìm những câu tục ngữ và thành ngữ được sử dụng trong văn bản? TD của nó?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
Vũ Khoan là một nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là thứ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại
2. Tác phẩm:
Bài viết đăng trên tập chí “ Tia sáng”năm 2001 và được in vào tập” Một góc nhìn của tri thức”NXB trẻ, TPHCM, 2002.
3. Đọc
4. Tìm hiểu cấu trúc văn bản
- Vấn đề được nêu: - “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
- Luận điểm cơ bản của bài văn nêu ngay ở câu đầu tiên:”Lớp trẻ VN cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người VN để rèn luyện thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới” 
- Hệ thống luận cứ:
 + Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì chuẩn bị bản thân là quan trong nhất
 + Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
 + Những cái mạnh, cái yếu của con người VN cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế trong thế kỉ mới.
II/. Tìm hiểu nội dung văn bản.
1. Lớp trẻ VN cần nhận ra cái mạnh, cái yếu của con người VN để rèn luyện thói que tốt khi bước vào nền KT mới.
- Đối tượng : Lớp trẻ VN
- Nội dung: Nhận ra cái mạnh, cái yếu của người VN
- MĐ: Rèn luyện thói que tốt để bước vào nền KT mới.
*) ý nghĩa: Có ý nghĩa thời sự trong thời điểm chuyển giao thế kỉ – thiên niên kỉ. Đồng thời có ý nghĩa lâu dài đối với quá trình đi lên của đất nước vì đây là tiên đề đưa KT của nước ta tiến lên vững mạnh.
=> Tác giả có tầm nhìn xa , trông rộng, lo lắng cho tiền đề của đất nước.
a) Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì chuẩn bị con người là quan trọng nhất.
*) Dẫn chứng:
- Từ cổ chí kim , bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử
- Trong thời kì nền KT tri thức phát triển mạnh thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
=> Vì con người luôn là động lực của mọi nền KT. Muốn có nền KT cao, bền vững thì con ngườilà yếu tố quyết định.
b) Thời cơ và nhiệm vụ nặng nề của đất nước ta trong bối cảnh thế giới hiện nay.
- Bối cảnh thế giới: Một thế giới mà KHCN phát triển nhanh như huyền thoại, sự giao thoa hội nhập giữa các nề KT ngày càng sâu rộng.
- Thời cơ của ta: Được chứng kiến sự phát triển đó của thế giới.
- Nhiệm vụ: 
 + Thoát khỏi tình trạng đối nghèo, lạc hậu của nền KT nông nghiệp.
 + Đẩy mạnh CNH –HĐH
 + Tiếp cận ngay với nền KT tri thức.
c) Những cái mạnh, cái yếu của con người VN cần nhận thức rõ trước khi bước vào nền KT trong thế kỉ mới.
- Những điểm mạnh và điểm yếu:
 + Thông minh , nhảy bén với cái mới; nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
 + Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi 
trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với tốc độ khẩn trương kiểu tác phong công nghiệp
+ Có tinh thần đàon kết, đùm bọc lẫn nhau, nhất là trong công cuộc kháng chiến, nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống hằng ngày.
 + Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại còn thiếu hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng bái ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói khôn vặt, bóc ngắn cắn dài, ít giữ chữ tín.
- Thái độ của tác giả: tôn trong sự thật, nhìn nhận vấn đề khách quan, không thiên lệch, khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt, thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu.
*) Tác dụng của điểm mạnh:
- Đáp ứng yêu cầu sáng tạo của XH hiện đại. Hữu ích trong một nền KT đồi hỏi kỉ luật cao
- Cản trở của điểm yếu:
Khó phát huy trí thông minh, không thích ứng với nền KT tri thức. Không tương tác với nền KT CNH
Không phù hợp với SX lớn. Gây khó khăn trong quá trình kinh doanh và hội nhập.
*) Lập luận : Cái mạnh, cái yếu song song với nhau. Cái mạnh, cái yếu không chỉ nhìn trong l/s mà luôn được đối chiếu với yêu cầu phát triển đất nước hiện nay.
*) Những câu tục ngữ, thành ngữ:
nước đến chân mới nhảy; Liệu cơm gắp mắm;
Nhiễu điều .... gía gương; Trâu buộc ghét trâu ă; Bóc ngắn..
=> Tạo được sự dung dị, dễ hiểu và gàn gũi với bìa viết, tạo đậm đà, ý vị cho một vấn đề quan trong có tính XH, tính chính tri.
 * Cũng cố dặn dò
Nếu còn thời gian, GV cho HS tóm tắt toàn bộ nội dung văn bản. Cho một HS nhắc lại thời cơ và nhiệm vụ của đất nước ta được tác giả nêu trong bài viết.
Về nhà tìmthêm các câu tục ngữ, thành ngữ nói đến điểm mạnh, điểm yếu của con người VN.
Chuẩn bị cho bài viết TLV số 5 ( Văn nghị luận).
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
=========================

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 22.doc