Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 22 năm 2013

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 22 năm 2013

 Tuần 22

TIẾT 101: HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN

( SẼ LÀM Ở NHÀ)

A. Mục tiêu cần đạt.

 Giúp học sinh:

- Nắm được yêu cầu chung của chương trình địa phương phần tập làm văn để thực hiện ở tiết 143.

- Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một sự vật, hiện tượng xã hội ở địa phương.

- Bước đầu biết tìm hiểu, quan tâm đến những vấn đề nổi bật của địa phương.

B. Chuẩn bị.

 - Gv: Chuẩn bị nội dung.

 - Hs: Chuẩn bị nội dung giáo viên đã hướng dẫn giờ trước.

C.Tiến trình lên lớp.

 * Hoạt động 1: Khởi động.

1.Tổ chức.

Sĩ số: 9B

2. Kiểm tra.

 Việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.

 3. Bài mới.

 Hiện nay trong thực tế có rất nhiều vấn đề con người phải quan tâm để tìm giải pháp tối ưu như vấn đề môi trường, vấn đề quyền trẻ em, vấn đề xã hội Đó là những vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải quan tâm đồng thời nó là vấn đề cụ thể của từng địa phương phải giải quyết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về và viết về một vấn đề thực tế ở địa phương mình.

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 22 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/01/2013
Giảng:	
 Tuần 22
TIẾT 101: HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN
( SẼ LÀM Ở NHÀ)
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp học sinh:
- Nắm được yêu cầu chung của chương trình địa phương phần tập làm văn để thực hiện ở tiết 143.
- Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một sự vật, hiện tượng xã hội ở địa phương.
- Bước đầu biết tìm hiểu, quan tâm đến những vấn đề nổi bật của địa phương.
B. Chuẩn bị.	 
 - Gv: Chuẩn bị nội dung.
 	 - Hs: Chuẩn bị nội dung giáo viên đã hướng dẫn giờ trước.
C.Tiến trình lên lớp.
 	 * Hoạt động 1: Khởi động.
1.Tổ chức. 
Sĩ số: 9B
2. Kiểm tra.
 Việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.
 3. Bài mới. 
 Hiện nay trong thực tế có rất nhiều vấn đề con người phải quan tâm để tìm giải pháp tối ưu như vấn đề môi trường, vấn đề quyền trẻ em, vấn đề xã hội Đó là những vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải quan tâm đồng thời nó là vấn đề cụ thể của từng địa phương phải giải quyết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về và viết về một vấn đề thực tế ở địa phương mình.
* Hoạt động 2: Nội dung.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
 Hãy tìm và kể ra những hiện tượng, sự việc tốt được xã hội hoan nghênh và những hiện tượng, sự việc xấu cần phê phán, nhắc nhở hoặc lên án ở địa phương em?
- Có dẫn chứng cụ thể.
- Nhận định đúng đắn, khách quan.
- Bày tỏ được thái độ (Tán thành hoặc phản đối) phải xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội, không vì lợi ích cá nhân.
- Viết bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống theo đúng yêu cầu.
Em có kết luận ntn về các sự việc hiện tượng xã hội ở địa phương ?
Em hãy cho biết nghị luận về một sự việc hiện tượng ở địa phương là ntn?
Đọc văn bản T44 và trả lời câu hỏi.
Văn bản trên đề cập vấn đề gì? Vấn đề đó ảnh hưởng ntn đối với đời sống con người?
Để làm sáng tỏ vấn đề tác giả đã đưa ra những luận điểm ntn?
Tìm những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương em trong thời điểm hiện tại.
GV đưa ra yêu cầu bài viết
I. Hướng dẫn một số vấn đề cần làm.
1. Chọn sự việc, hiện tượng có ý nghĩa, tiêu biểu ở địa phương.
a. Những hiện tượng, sự việc tốt được xã hội hoan nghênh:
- Những cải thiện trong đời sống nhân dân.
- Những thành tựu mới trong xây dựng.
- Những công trình phúc lợi.
- Những biểu hiện về sự quan tâm đối với quyền trẻ em.
+ Giúp đỡ các gia đình thương binh , liệt sỹ, chính sách.
+ Quyên góp ủng hộ.
+ Những tấm gương vượt khó, người tốt việc tốt 
b. Những hiện tượng, sự việc xấu cần phê phán, nhắc nhở hoặc lên án.
+ Hiện tượng học sinh bỏ học.
+ Học sinh ham me chơi điện tử, bi a.
+ Học sinh quay cóp trong kiểm tra, thi cử.
+ Các tệ nạn xã hội: Ma túy, cờ bạc, lô đề 
+ Ô nhiễm môi trường: Các xưởng chế biến sắn, các nhà máy, khu công nghiệp ở Việt Trì; Lâm thao
2. Yêu cầu.
Yêu cầu bài viết: 
+ Mở bài: Giới thiệu sự việc , hiện tượng có vấn đề.
+ Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
+ Kết bài: Kết luận, khẳng định hoặc phủ định, lời khuyên.
- Bài viết có độ dài khoảng 1500 từ trở lại.
3. Cách tìm hiểu, sưu tầm:
a. Nguồn tìm hiểu, sưu tầm;
- Từ ông bà, cha mẹ, người dân địa phương.
- Sách báo, tài liệu liên quan đến văn hóa xã hội ở địa phương.
b. Cách tìm hiểu sưu tầm.
- Trò chuyện, phỏng vấn(ghi chép lại sự việc, hiện tượng, số liệu).
- Đọc tài liệu, ghi ra vở những số liệu, dẫn chứng.
- Tham quan thực tế, chụp ảnh, ghi chép lại những điều mình thấy, mình chứng kiến.
* Ghi nhớ.
- Trong đời sống xã hội hiện tại, mỗi địa phương đều có những sự việc , hiện tượng nổi bật có ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân.
- Nghị luận về một sự việc hiện tượng ở địa phương là xem xét, bàn luận, phân tích, nêu ra qua điểm, thái độ của mình trước những vấn đề có ý nghĩa của địa phương.
II. Luyện tập.
Bài 1. 
- Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Thạch Sơn, Lâm Thao.
Luận điểm:
+ Không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
+Nguồn nước( nước ngầm, nước mạch) đều bẩn.
+ Nông sản phẩm bị nhiễm độc.
=> Dẫn chứng cụ thể, chính xác.
2. Bài 2
 Chọn bất cứ sự việc, hiện tượng nào có ý nghĩa ở địa phương.
- Đối với sự việc, hiện tượng được lựa chọn, phải có dẫn chứng như là 1 sự việc, hiện tượng của XH nói chung cần được quan tâm.
- Nhận định được chỗ đúng, chỗ bất cập, không nói quá, không giảm nhẹ.
- Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của XH, không vì lợi ích cá nhân. 
Các vấn đề môi trường:
+ Hậu quả của việc phá rừng à lũ lụt, hạn hán.
+ Hậu quả của việc chặt phá cây xanh.
+ Hậu quả của rác thải bừa bãi.
Vấn đề quyền trẻ em:
+ Sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với trẻ em.
+ Sự quan tâm của nhà trường đến trẻ em.
Vấn đề xã hội:
+ Sự quan tâm giúp đỡ đối với các gia đình chính sách.
+ Những tấm gương sáng trong thực tế.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà. 
4. Củng cố:
- Hệ thống nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức cơ bản.
	- Em nhận thấy địa phương em những vấn đề nào đáng quan tâm.
	- Nêu dẫn chứng cụ thể. 	
5. Hướng dẫn về nhà: 
+ Mỗi HS sẽ chuẩn bị 1 bài viết phản ánh tình hình địa phương.
+ Viết một văn bản hoàn chỉnh.
+ Thời gian nộp bài vào tiết cuối tuần 26
______________________________________________ 
Ngày soạn: 18/01/2013
Giảng: 
TIẾT 102: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI
 - Vũ Khoan -
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp Hs nắm được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tế của văn bản.
- Biết học tập cách trình bày một vấn đề có ý nghĩa thời sự.
1. Kiến thức.
- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.
- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận của nhà văn trong văn bản.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng đọc, hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.
- Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
B. Chuẩn bị.
- Giáo án, sgk.
- Phương pháp: Đọc, phân tích. 
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số:
2. Kiểm tra.
Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” có mấy luận điểm, là những luận điểm nào?
3. Bài mới. 
Vào Thế kỷ XXI, Thiên niên kỷ III thanh niên Việt Nam ta đã, đang và sẽ chuẩn bị những gì trong hành trang của mình. Liệu đất nước ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? Một trong những lời khuyên, những lời trò chuyện về một trong những nhiệm vụ quan trong hàng đầu của thanh niên được thể hiện trong bài nghị luận của đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001.
 * Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Yêu cầu học sinh đọc to, rõ ràng, 
mạch lạc, tình cảm phấn chấn.
 Căn cứ Sgk trình bày hiểu biết về tác giả và bài viết.
Gv giải thích thêm một số từ.
Văn bản này thuộc kiểu văn bản gì?
Văn bản này có thể chia làm mấy phần?
Quan sát toàn bộ văn bản xác định luận điểm trung tâm và hệ thống luận cứ trong văn bản? Hệ thống các luận cứ ( Luận điểm nhỏ)?
->Luận điểm chính: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
-> Hệ thống luận cứ: 
- Chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
- Bối cảnh của ta hiện nay, những mục tiêu nhiêm vụ...của đất nước.
- Cần nhận rõ những cái mạnh, yếu của con người VN khi bước vào nền KT mới.
- Việc làm qđ đầu tiên của thế hệ trẻ.
 Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả? -> Vấn đề được nêu 1 cách trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn.
Đọc lại phần nêu vấn đề.
Chỉ ra các thông tin của vấn đề: đối tượng tác động, nội dung tác động, mục đích tác động?
 Em có nhận xét như thế nào về cách nêu vấn đề của tác giả ? 
Việc đặt vấn đề vào thời điểm đầu thế kỉ mới có ý nghĩa như thế nào?
Đọc phần 2.
Luận cứ đầu tiên được triển khai là gì? 
Người viết đã luận chứng cho nó như thế nào?
Ngoài 2 nguyên nhân ấy, còn có những nguyên nhân nào khác khi rộng ra cả nước, cả thời đại, cả thế giới?
 Tất cả những nguyên nhân đó dẫn đến luận cứ của bài viết. Đó là chỉ rõ cái mạnh, yếu của con người Việt Nam trước mắt lớp trẻ.
 Đọc đoạn cái mạnh thứ nhất.
 Tác giả nêu những cái mạnh, cái yếu đầu tiên của con người Việt Nam như thế nào? ý nghĩa? 
Tóm tắt những điểm yếu của con người Việt Nam?
Đố kị trong làm kinh tế, kì thị với kinh doanh sùng ngoại hoặc báo ngoại, thiếu coi trọng chủ tín.
 Những điểm yếu này gây cản trở gì cho chúng ta khi bước vào thời kì mới?
-> Khó phát huy trí thông minh, không thích ứng với nền kinh tế tri thức, không tương tác với nền kinh tế công nghiệp hóa, không phù hợp với sản xuất lớn, gây khó khăn trong quá trình kinh doanh và hội nhập.
 Ở luận điểm này, cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt?
 Tác dụng của cách lập luận này?
-> Nêu bật cả cái mạnh, yếu của người Việt Nam -> Dễ hiểu với nhiều đối tượng người đọc.
 Sự phân tích của tác giả nghiêng về điểm mạnh hay điểm yếu của con người Việt Nam? điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả?
-> nghiêng về chỉ ra điểm yếu của người Việt Nam, muốn mọi người Việt Nam không chỉ biết tự hào về những giá trị truyền thống tốt đẹp mà còn biết băn khoăn, lo lắng về những yếu kém rất cần khắc phục....
 Tác giả nêu những yêu cầu nào đối với hành trang của con người Việt Nam?
 Hành trang là những thứ cần mang... nhưng tại sao với chúng ta lại có những cái cần vứt bỏ?
-> Hành trang vào thế kỉ mới phải là những giá trị hiện đại. Do đó cần loại bỏ những cái yếu kém, lỗi thời mà người Việt Nam ta mắc phải.
 Điều đó cho thấy thái độ nào của tác giả đối với con người và dân tộc?
 ( HS tự bộc lộ)
 Tác giả nêu lại mục đích và sự cần thiết của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định khi... là gì? vì sao?
 Những điều lớp trẻ cần nhận ra là gì?
 Em hiểu những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất là gì?
-> Những thói quen của nếp sống công nghiệp, từ giờ giấc học tập làm việc.... đến định hướng nghề nghiệp tương lai.
 Tác giả đã đặt lòng tin trước hết vào lớp trẻ. Đó là sự lo lắng, tin yêu và hi vọng... 
Tác giả đã sử dụng những tín hiệu 
nghệ thuật gì trong văn bản?
 Nội dung chủ yếu mà văn bản đề cập đến là gì?
- HS đọc to ghi nhớ.
 *Hoạt động 3: Luyện tập.
Dùng bảng phụ + Phiếu học tập cho Hs làm bài tập.
Hãy tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam trong dãy sau?
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Đọc.
2.Tìm hiểu chú thích.
a.Tác giả.
 Vũ Khoan - nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên là Phó Thủ tướng chính phủ.
b. Tác phẩm.
 In trên tạp chí Tia sáng - 2001, thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ. Viết về vấn đề rèn luyện phẩm chất và năng lực của con người có thể đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ mới trở nên cấp thiết.
c. Từ khó.
 Sgk Tr 29.
- Động lực: Là lực tác động vào vật, đồ vật hay đối tượng.
- Kinh tế tri thức: Chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế mà trong đó tri thức trí tuệ chiếm tỷ trọng cao trong các giá trị của sản phẩm trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.
- Thế giới mạng: Liên kết, trao đổi thông tin trên phạm vi toàn thế giới nhờ hệ thống máy tính liên thông.
- Bóc ngắn cắn dài: Thành ngữ chỉ lối sống, lối suy nghĩ làm ăn hạn hẹp nhất thời khôngcó tầm nhìn xa.
3. Thể loại, bố cục.
 -Thể loại:
 Nghị luận giải thích, nghị luận về một vấn đề xã hội, giáo dục.
- Bố cục: 3 phần
P1: Đặt vấn đề.
P2: Giải quyết vấn đề.
P3: Kết thúc vấn đề.
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
- Luận điểm trung tâm: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
 - Hệ thống luận cứ : 4 luận cứ.
1. Đặt vấn đề.
- Đối tượng: Lớp trẻ Việt Nam.
- Nội dung: Nhận ra cái mạnh...
- Mục đích: Rèn những thói quen tốt để bước vào nền kinh tế mới.
-> Nêu vấn đề một cách trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn, cụ thể.
-Ý nghĩa: Đây là thời điểm quan trọng, thiêng liêng, đầy ý nghĩa đặc biệt là với lớp trẻ Việt Nam: phải nắm vững cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam à từ đó phải rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
2. Giải quyết vấn đề.
- Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
 + Con người là động lực phát triển của lịch sử. Không có con người, lịch sử không thể tiến lên, phát triển.
 + Trong nền kinh tế tri thức( TK 21) vai trò của con người lại vô cùng nổi trội.
 + Một thế giới khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại.....
 + Nước ta đồng thời giải quyết 3 nhiệm vụ (Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức).
a. Những điểm mạnh. 
- Thông minh nhạy bén với cái mới.
- Cần cù sáng tạo, đoàn kết trong kháng chiến.
- Thích ứng nhanh.
-> Đáp ứng yêu cầu sáng tạo của XH hoạt động hữu ích trong 1 nền kinh tế đòi hỏi...
b. Những điểm yếu.
- Kiến thức bị hổng.
- Hạn chế kĩ năng thực hành, sáng tạo.
- Thiếu đức tính tỉ mỉ.
-> các luận cứ đều được nêu song song (cái mạnh song song cái yếu, thành ngữ và tục ngữ).
3. Kết thúc vấn đề.
- Lấp đầy hành trang bằng những đẩy mạnh.
- Vứt bỏ những điểm yếu. 
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
 + Ngôn ngữ báo chí, gắn với đời sống, cách nói trực tiếp, dễ hiểu, giản dị.
 + Sử dụng cách so sánh của người Nhật, người Hoa trong cùng một sự việc, hiện tượng xong lại có các thói quen và ứng xử 
khác nhau.
 + Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao cụ thể, sinh động.
 2. Nội dung:
 Phát huy những điểm mạnh, hạn chế, vứt bỏ những điểm yếu để đưa nước ta tiến lên sánh vai với các quốc gia năm châu.
* Ghi nhớ.
 (Sgk Tr 30).
* Luyện tập.
1. Bài tập 1 Tr 31.
 (Hs làm bài, trình bày trước lớp).
2. Bài tập bổ trợ.
+ Nói về điểm mạnh của người Việt Nam.
- Uống nước nhớ nguồn.
- Trông trước ngó sau.
- Miệng nói tay làm.
- Được mùa chớ phụ ngô khoai.
+ Nói về điểm yếu của người Việt Nam
- Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông.
- Vén tay áo xô, đốt nhà táng giấy.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố :
- Hệ thống nội dung bài.
- Hướng dẫn làm bài tập 2 Tr31.
5. Hướng dẫn về nhà: 
+ Học kĩ nội dung bài.
+ Soạn bài: “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn ...
___________________________________________________
Ngày soạn: 18/01/2013
Giảng:
TIẾT 103: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
(TIẾP)
A. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú trong câu.
- Biết đặt câu có thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú.
1. Kiến thức:
	- Đặc điểm của thành phần biệt gọi đáp, thành phần phụ chú.
- Công dụng của các thành phần trên.
2. Kỹ năng:
- Nhận thành phần biệt lập tình thái, cảm thán trong câu.	
- Đặt câu có thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp :Tìm hiểu ví dụ, luyện tập.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 9B
2. Kiểm tra.
	 	-Ta đã học các thành phần biệt lập nào? Tác dụng của nó.
	-Trình bày bài tập số 4 trang 19.
3. Bài mới.	 
Giờ trước chúng ta đã học thành phần cảm thán, thành phần tình thái trong câu mặc dù nó không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu xong nó cũng có những tác dụng nhất định: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những thành phần biệt lập tiếp? 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
 Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung kiến thức
HS đọc ngữ liệu, chú ý các từ in đậm.
Trong các từ in đậm, từ nào được dùng 
để gọi, từ ngữ nào được, dùng để đáp?
Những từ ngữ dùng để gọi và đáp đó có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? 
Trong các từ in đậm từ nào được dùng 
để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại?
Các từ in đậm là thành phần biệt lập, đó là thành phần gọi đáp. Em hiểu thành phần gọi -đáp được dùng để làm gì ?
Hs đọc ngữ liệu, chú ý từ ngữ in đậm.
 Nếu lược bỏ từ ngữ in đậm nghĩa sự việc của của mỗi câu có thay đổi không? 
Vì sao?
Chứng tỏ những từ in đậm không phải là một bộ phận trong cấu trúc câu mà nó là thành phần biệt lập với câu.
 Cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất 
của anh” được thêm vào để chú thích 
cho cụm từ nào?
 Cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” chú thích 
điều gì?
Tôi nghĩ vậy có ý giải thích thêm rằng điều“Lão không hiểu tôi” chưa hẳn đã đúng nhưng “tôi” cho đó là lí do“tôi càng buồn lắm”.
 Các cụm từ “và cũng là đứa con duy 
nhất của anh”, “tôi nghĩ vậy” là thành
 phần phụ chú.
 Em hiểu thế nào về thành phần phụ chú?
 Học sinh đọc to ghi nhớ.
 * Hoạt động 3: Luyện tập.
Hs đọc yêu cầu bài tập 1. 
Tìm thành phần gọi-đáp trong đoạn trích.
Học sinh đọc to bài tập 2 
Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao? 
Lời gọi - đáp đó hướng đến ai?
 Học sinh đọc to yêu cầu bài tập 3. 
Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn 
trích? Cho biết chúng bổ sung điều gì?
Học sinh đọc to yêu cầu bài tập 5? 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách 
viết. 
Học sinh viết bài, trình bày trước lớp.
Gv cho Hs khác nhận xét.
Uốn năn, bổ xung.
I. Thành phần gọi - đáp.
1. Ngữ liệu.
 Sgk tr31.
2. Nhận xét.
- Này: gọi. 
- Thưa ông: đáp.
-> Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa
 sự việc của câu.
- Này: Tạo lập cuộc thoại - quan hệ giao tiếp(mở đầu sự giao tiếp).
- Thưa ông: Duy trì cuộc thoại – duy trì quan hệ giao tiếp, thể hiện 
sự hợp tác đối thoại.
3. Kết luận.
- Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập cuộc thoại hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
II. Thành phần phụ chú.
1. Ngữ liệu. 
 (Sgk Tr 31+32).
2. Nhận xét.
- Nếu ta lược bỏ từ ngữ in đậm thì nghĩa sự việc của các câu không thay đổi. 
Vì những từ ngữ đó là thành phần được viết thêm vào, chứ không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu.
- Câu a: Chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng”.
- Câu b: cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” chú thích điều suy nghĩ riêng của tác giả.
3. Kết luận.
- Thành phần phụ chú được dùng để bổ 
sung một số chi tiết cho nội dung chính 
của câu.
- Vị trí: Đặt giữa 2 dấu gạch ngang, 2 dấu phẩy, 2 dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang và một dấu phẩy. Nhiều khi còn được đặt sau dấu hai chấm.
* Ghi nhớ.
 (Sgk Tr32).
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1- Tr 32.
- Từ dùng để gọi “này”.
- Từ dùng để đáp “vâng”.
- Quan hệ trên - dưới, thân mật
(Quan hệ của những người hàng xóm 
láng giềng cùng cảnh ngộ.
2. Bài tập 2 - Tr32. 
- Cụm từ dùng để gọi “bầu ơi”.
- Đối tượng hướng tới của sự gọi: Tất cả 
các thành viên trong cộng đồng người Việt.
3. Bài tập 3 Tr33.
a. - Kể cả anh: -> giải thích cho cụm từ 
“mọi người”/
b. - Các thầy côngười mẹ: -> giải thích 
cho cụm từ “những người nắm giữ chìa 
khoá này”
c.- Những người thực sự của kỉ tới: 
->giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”.
d. - Có ai ngờ: ->thể hiện sự ngạc nhiên 
của nhân vật “Tôi”.
- Thương thương quá đi thôi: -> thể hiện 
tình cảm trìu mến của nhân vật “Tôi” với 
nhân vật “Cô bé nhà bên”.
4. Bài tập 5 Tr 33.
- Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới, trong đó có chứa thành phần phụ chú.
 * Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố :
+ Hệ thống nội dung bài. 
5. Hướng dẫn về nhà:
+ Học thuộc phần ghi nhớ .
 	+ Làm bài tập 4Tr 33. 
+ Chuẩn bị viết bài viết số 5.
__________________________________________
Ngày soạn: 18/01/2013
Giảng:
TIẾT 104,105 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: 
Giúp học sinh:
 	- Ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học về văn nghị luận.
 	- Tích hợp các kiến thức đã học về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- Kiểm tra kỹ năng viết văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng viết hoàn chỉnh một văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội: Cách diễn đạt và trình bày, dùng từ đặt câu ...
B. Đề bài và điểm số.
I. Đề bài . 
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuốngEm hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
II. Điểm số.
	Thang điểm 10.
+ Mở bài: 1,5 điểm.
	+ Thân bài: 7 điểm.
	+ Kết bài: 1,5 điểm.
C. Đáp án. 
Nội dung cần đạt
Điểm
1. Mở bài. 
- Đặt một nhan đề trước khi viết bài.
- Giới thiệu hiện tượng vứt rác bừa bãi là phổ biến hiện nay.
 - Nêu khái quát tác hại của việc làm này.
0,5điểm
0,5 điểm.
0,5 điểm.
2. Thân bài . 
- Phân tích hiện tượng vứt rác bừa bãi trong thực tế hiện nay là phổ biến.
 - Đánh giá việc vứt rác bừa bãi gây những hậu quả nghiêm trọng:
+ Hiện thực của việc vứt rác thải bừa bãi của con người gây tác hại ghê gớm đến môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
+Vấn đề bảo vệ môi trường không phải là một vấn đề của quốc gia mà của toàn cầu. 
- Những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường, giữ sạch môi trường.
- Nếu không vứt rác bừa bãi có kết thúc ra sao?
- Có luận cứ sát thực, phù hợp cho các luận điểm đã nêu. 
1đ
1,5đ
1,5đ
1đ
1đ
1đ
3. Kết bài. 
 - Khẳng định, phủ định vấn đề vứt rác bừa bãi
 - Rút ra bài học cho bản thân.
1đ 
0,5đ
 D. Tổ chức kiểm tra.
 1. Tổ chức.
	Sĩ số: 
 2. Tiến hành kiểm tra. 
- GV chép đề lên bảng.
- HS chép đề và làm bài.
- GV bao quát, nhắc nhở hs làm bài nghiêm túc.
- HS chủ động, độc lập làm bài.
3. Thu bài, nhận xét.
- Hết giờ gv thu bài.
- Nhận xét về ý thức và quá trình làm bài của hs. 
- Rút kinh nghiệm cho những giờ kiểm tra sau.
 V. Hướng dẫn về nhà.
 - Ôn lại kiến thức văn bản nghị luận về một sự vật, hiện tượng.
 - Khắc sâu khái niệm văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống và cách
 	 - Chuẩn bị trước bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
___________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctailieu.doc