Tiết: 146.
RÔ BIN XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
(Trích Rôbixơn-Cruxô - Đ. Đi Phô)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rôbinxơn một mình ngoài đảo hoang bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự họa của nhân vật.
B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Chân dung Đaniel Đi phô.
- Học sinh: Soạn theo yêu cầu SGK.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tuần 32 Ngày soạn: / /2010 Ngày dẠy: / /2010 Tiết: 146. rô bin xơn ngoài đảo hoang (Trích Rôbixơn-Cruxô - Đ. Đi Phô) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rôbinxơn một mình ngoài đảo hoang bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự họa của nhân vật. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chân dung Đaniel Đi phô. - Học sinh: Soạn theo yêu cầu SGK. C. hoạt động dạy học: Hoạt động của gv Hoạt động của hs HĐI:Bài cũ ? Biên bản là gì? ? Yêu cầu của biên bản như thế nào? HĐII:Bài mới Gọi học sinh đọc chú thích SGK ? Nêu một vài nét tiêu biểu về tác giả? ? Nêu xuất xứ của văn bản. GV: Giơi thiêu (SGV/ 134) ? Đoạn trích nằm vào khoảng thời gian nào? - Cách đọc: Giọng trầm tĩnh, vui vẻ pha chút hóm hỉnh, tự diễu cợt. ? Trang phục của Rôbinxơn được giới thiệu như thế nào? ? Cùng với trang phục, trang bị của Rôbinxơn có gì đáng chú ý? ? Diện mạo của Rôbinxơn được miêu tả như thế nào? ? Theo em, vì sao phần giới thiệu về diện mạo lại đặt sau cùng và ngắn hơn các phần khác? ? Qua trang phục của Rôbinxơn, ta hiểu gì về cuộc sống trên đảo của anh? ? Từ đó chúng ta hiểu gì về tinh thần và nghị lực của Rôbinxơn? ? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật Học sinh tóm tắt nghệ thuật của tác giả. Học sinh chiếm lĩnh ghi nhớ - Học sinh trả lời - giáo viên nhận xét chuyển vào bài mới. I. giới thiệu chung 1. Tác giả: Đi phô (Daniel Difo, 1660 - 1731) là nhà văn Anh, sinh ra ở Luân Đôn. Ông từng đi nhiều nơi, làm nhiêu nghề để kiếm sống (Kinh doanh, buôn bán, chủ xưởng...). Ông viết nhiều tác phẩm châm biếm, phê phán những sai trái của xã hội và đề xuất nhiều cải cách tiến bộ (mở ngân hàng, mở trường học cho phụ nữ, thành lập viện hàn lâm...). 2. Tác phẩm: Trích trong tiểu thuyết Rôbinxơn-Cruxô - Đoạn trích kể về thời gian Rôbinxơn sống ngoài đảo hoang từ năm 11 đến năm 15 trong tổng số 28 năm 2 tháng 19 ngày. II. đọc – hiểu văn bản. 1. Đọc: Học sinh đọc bài, cả lớp theo dõi, đọc thầm. 2. Bố cục: 4 phần - Từ đầu.. dưới đây: Giới thiệu chung về Rôbinxơn - Tiếp đó..của tôi: Trang phục của Rôbinxơn. - Tiếp đó.. súng của tôi: Trang bị của Rôbinxơn. - Còn lại: Diện mạo của Rôbinxơn. 3. Phân tích chi tiết: a. Trang phục và diện mạo của Rôbinxơn. - Trang phục: + Đầu đội chiếc mũ to tướng, cao lêu đêu, có mảnh da rủ sau gáy (làm bằng da dê). + Mặc áo da dê dài tới đùi, quần loe đến đầu gối, lông dê thõng xuống đến giữa bắp chân. + Đôi ủng hình dáng kì quái => Bộ dạng kì cục, dễ sợ, không giống người mà cũng chẳng giống ngợm. - Trang bị: + Thắt lưng rộng bản có dây buộc thay khóa để treo chiếc ca nhỏ và rìu con. + Quàng vai cũng bằng dây da dùng để treo tíu đựng thuốc súng và túi đựng đạn ghém + Lưng đeo gùi, vai khoác súng, tay cầm một chiếc dù lớn. => Trang phục và trang bị của Rôbinxơn thật độc đáo và đặc biệt. Tất cả đều bằng da dê. Đó là kết quả của lao động sáng tạo, của nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh để sống một cách thoải mái trong điều kiện có thể của mình. - Diện mạo: + Không đến nỗi đen cháy... => rất đen. + Râu ria được cắt khá ngắn gọn, tạo thành cặp ria mép to kiểu hồi giáo. - Học sinh thảo luận, trả lời. Yêu cầu nêu được: + Vì Rôbinxơn muốn giới thiệu với độc giả cách ăn mặc kì khôi của mình. Hơn nữa với ngôi thứ nhất, Rôbinxơn chỉ có thể kể những gì chàng biết. b. Cuộc sống trên đảo của Rôbinxơn. - Môi trường sống không phù hợp: Là người dân Anh (miền đới lạnh), phải sống ở vùng xích đạo (nắng nóng thời tiết khắc nghiệt) - Một mình chống chọi với đói, rét, gió bão, thú dữ, bệnh tật... - Quần áo rách nát, dày mũ chẳng còn, chàng dùng những tấm da dê buộc lại để che thân. => Mặc dù cuộc sống gay go, gian khổ nhưng chàng không hề than phiền, tuyệt vọng, ngược lại chàng hết sức lạc quan, yêu đời, tự tổ chức cuộc sống hàng ngày tốt hơn. Chàng không bị thiên nhiên khuất phục mà chàng đã khuất phục được thiên nhiên. Với trang phục và đồ dùng tự tạo, Rôbinxơn hiện lên như một vị chúa đảo 4. Tổng kết - Nghệ thuật: - Nội dung: HĐ III: Hướng dẫn học bài : - Hệ thống lại bài. Nêu cảm nghĩ của mình về nhân vật Rôbinxơn. *Rút kinh nghiệm giờ dạy: .. ============================================================= Ngày soạn: / /2010 Ngày dạy: / /2010 Tiết: 147 - 148: tổng kết về ngữ pháp A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hệ thống hóa kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về tự loại, cụm từ. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào việc nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài tập làm văn. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ, ngữ liệu - Học sinh: Soạn theo câu hỏi SGK C. hoạt động dạy học: Hoạt động của gv định hướng Hoạt động của hs HĐI:Bài cũ ? Trong chương trình THCS, chúng ta đã được học những từ loại nào? HĐII:Bài mới GV: cho học sinh nhắc lại khái niệm về danh từ, động từ, tính từ. GV: treo bảng phụ ghi ví dụ ở SGK - gọi học sinh đọc. ? Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các ví dụ sau: GV: treo bảng phụ ghi bài tập 2, gọi 3 nhóm trình bày, nhóm 4 nhận xét. ? Qua việc trình bày của bạn, em hãy cho biết danh từ, động từ, tính từ có thể đứng sau những từ nào? GV: treo bảng về khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ cho học sinh điền. H: Trong những đoạn trích, từ in đậm vốn thuộc từ loại nào và ở đây chúng đẫ chuyển thành từ loại nào? GV: Như vậy, một từ có thể đảm nhiệm vai trò của hai, ba từ loại khác nhau, đó là hiện tượng chuyển loại của từ. ? Ngoài danh từ, động từ, tính từ còn có những từ loại nào trong hệ thống từ loại Tiếng Việt. GV: treo bảng phụ ghi ví dụ SGK, gọi học sinh đọc và xác định từ loại cho các từ in đậm. HS: Điền vào bảng GV: treo bảng phụ tổng kết, cho học sinh điền từ loại vào cột tương ứng. ? Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Cho biết những từ ấy thuộc từ loại nào? GV: cho học sinh nhắc lại khái niệm về cụm từ. GV: ghi các cụm từ in đậm ở SGK, gọi học sinh đọc. ? Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ. ? Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ. ? Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó. ? Cụm từ có cấu tạo như thế nào? ? Sắp xếp các thành tố tạo nên cụm từ vào bảng. - Học sinh trả lời - giáo viên nhận xét chuyển vào bài mới. A. Từ loại. I. Danh từ, động từ, tính từ. 1). Tìm DT, ĐT, TT: - Học sinh trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét - giáo viên tổng kết. - Học sinh đọc ví dụ: - Học sinh trình bày: a. hay (TT), đọc (ĐT), lần (DT) b. nghĩ ngợi (ĐT) c. lăng (DT), phục dịch (ĐT), làng (DT), đập (ĐT) d. đột ngột (TT) e. phải (TT), sung sướng (TT) 2) Học sinh thêm các từ thích hợp vào chỗ trống. Yêu cầu ghép được: Cột I Cột II Cột III Rất/../ hay Những/cái(lăng) Rất/ đột ngột Hãy/../ đọc Vừa/ phục dịch Một/ông giáo Những/../ lần Một/../ làng Rất/../ phải Vừa/../nghĩ ngợi Vừa/../ đập Rất/../sung sướng 3). - Học sinh nêu: + Danh từ đứng sau: Những, các, một. + Động từ đứng sau: Hãy, đã, vừa. + Tính từ đứng sau: Rất, hơi, quá. 4). HS điền vào bảng ý nghĩa khái quát của từ loại Khả năng kết hợp Kết hợp trước Từ loại Kết hợp sau Chỉ sự vật người, vật, hiận tượng, khái niệm) những, các, mỗi, mọi, một Danh từ này, ấy, nọ, kia, Chỉ hoạt đông, trạng thái của sự vật hãy, đừng chớ, đã, vừa. Động từ được, ngay. Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái rất, hơi, quá Tinh từ Các từ so sanh, mức độ, . 5) Bài 5. a. Tròn (TT) - Tròn mắt nhìn (ĐT) b. Lí tưởng (DT) - mới là lí tưởng (TT) c. Băn khoăn (TT) - Những băn khoăn (DT) - Học sinh nghe. II. Các từ loại khác. 1) Xếp các câu in đậm vào cột thích hợp: ngoài danh từ, động từ, tính từ còn có 9 từ loại khác: Số từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, quan hệ từ, trợ từ, tính thái từ, thán từ. a. Chỉ (trợ từ), ba (số từ), cả (trợ từ), ở (qh từ) b. Của (qh từ), tôi (đại từ), bao nhiêu (đại từ), nhưng (qh từ), bao giờ (đại từ), như (qh từ), ấy (chỉ từ). c. Bấy giờ (đại từ), những (lượng từ), đã (phó từ), ngay (trợ từ), mới (phó từ), đã (phó). d. Trời ơi (thán từ), chỉ (trợ từ), năm (số từ). e. Đâu (chỉ từ). g. Hả (tình thái từ). h. Đang (phó từ). 2) Từ chuyên đứng cuối câu để tạo câu nghi vấn: + à, , hử, hả, hở => tình thái từ. B. Cụm từ. 1) Tìm phần trung tâm của cụm DT a) Tất cả (những) ảnh hưởng quốc tế đó + (Một) nhân cách rất Việt Nam + (Một) lối sống rất bình dị + (Rất) Việt Nam, (rất) phương Đông, (rất) mới, (rất) hiện đại => Dấu hiệu nhận biết là các lượng từ đứng trước: những, một, một b) (Những ngày) khởi nghĩa dồn dập ở làng => Dẫu hiệu: những c) (Tiếng) cười, nói xôn xao của đám người... ấy => Dẫu hiệu: có thể thên những vào trước 2). Tìm phần trung tâm của cum ĐT. a) (Đã) đến gần anh + (Sẽ) chạy xô vào lòng anh + (Sẽ) ôm chặt lấy cổ anh b) (Vừa) lên cải chính a) (Rất) Việt Nam, (rất) bình dị, (rất) Việt Nam, (rất) phương Đông, (rất) mới, (rất) hiện đại. b) Sẽ không êm ả c) Phức tạp hơn + Cũng phong phú và sâu sắc hơn - Học sinh trình bày: Cấu tạo 3 phần: + Phần trước + Phần trung tâm + Phần sau - Học sinh lên bảng làm việc: Phần trước Phần trung tâm Phần sau GV: Củng cố nội dung bài học. HĐ III: Hướng dẫn học bài : - Ôn tập thật kĩ lí thuyết phần này. - Soạn bài mới: Luyện tập viết biên bản. - Sưu tầm biên bản mẫu. *Rút kinh nghiệm giờ dạy: .. ============================================================= Ngày soạn: / /2010 Ngày dạy: / /2010 Tiết: 149. luyện tập viết biên bản A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách làm biên bản - Biết viết được một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ thông dụng. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: chuẩn bị một số biên bản mẫu - Học sinh: Soạn theo yêu cầu SGK C. hoạt động dạy học: Hoạt động của gv định hướng Hoạt động của hs - Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh ? Biên bản nhằm mục đích gì? ? Người viết biên bản cần có trách nhiệm và thái độ như thế nào? ? Nêu bố cục phổ biến của biên bản? ? Lời văn và cách trình bày một biên bản có gì đặc biệt? - Giáo viên kiểm tra bài tập về nhà của học sinh (ở tiết trước), cùng cả lớp thống nhất đề cương biên bản cuộc họp giới thiệu Đội viên ưu tú vào Đoàn. - Gọi học sinh đọc: ? Nội dung ghi chép đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để hình thành một biên bản chưa? Cần thêm bớt những gì? ? Hãy đặt tên cho biên bản. ? Cách sắp xếp nội dung có phù hợp với một biên bản không? Cần sắp xếp lại như thé nào? ? Hãy viết phần mở bài cho biên bản trên? ? Ghi lại biên bản bản giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn. - Dựa vào kết quả thảo luận, giáo viên yêu cầu học sinh viết biên bản vào vở - Học sinh xuất trình bài soạn lên bàn để giáo viên kiểm tra I. Ôn tập lí thuyết - Ghi chép lại những sự việc đã hoặc đang xảy ra dùng làm chứng cứ minh chứng cho các sự việc đó. - Trung thực không suy diễn chủ quan - Học sinh nêu: - Lời văn ngắn gọn, chính xác. - Trình bày rõ ràng, cân đối. - Các nhóm thảo luận, trình bày, thống nhất đề cương. II. Luyện tập. - Học sinh đọc SGK - Học sinh thảo luận trình bày: + Phần nội dung khá đầy đủ + Cần bổ sung: - Quốc hiệu, tiêu ngữ - Tên biên bản - Địa điểm - Thư kí - Kí xác nhận - Học sinh căn cứ nội dung sự việc để đặt tên biên bảm cho phù hợp - Sắp xếp cho hợp lí. - Học sinh nhắc lại tình tự các bước làm một biên bản rồi thảo luận thống nhất ý kiến. - Học sinh trình bày, các nhóm nhận xét bổ sung. - Học sinh thảo luận để thống nhất nội dung chủ yếu của biên bản bàn giao trực tuần: + Thành phần tham dự + Nội dung bàn giao + Nội dung, kết quả công việc đã làm + Nội dung công việc cần thực hiện ở tuần tới + Các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn giao - Học sinh viết biên bản vào vở, giáo viên theo dõi nhận xét, uốn nắn. - Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét, giáo viên tổng kết D. Hướng dẫn học bài : -Viết biên bản cuộc họp bình bầu danh hiệu Đoàn viên thanh niên ưu tú. - Soạn bài: Hợp đồng *Rút kinh nghiệm giờ dạy: .. ============================================================= Ngày soạn: / /2010 Ngày dạy: / /2010 Tiết: 150. hợp đồng A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng. - Biết cách viết hợp đồng, các mục chính cần có, bố cục và thể thức trình bày của hợp đồng - Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thỏa thuận và kí kết. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài, sưu tầm một số mẫu hợp đồng - Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu SGK C. hoạt động dạy học: Hoạt động của gv định hướng Hoạt động của hs Bài cũ ? Nêu mục đích của việc ghi biên bản? ? Yêu cầu đối với người ghi biên bản? Bài mới - Giáo viên gọi học sinh đọc SGK ? Em hiểu gì về hai chữ "hợp đồng"? ? Vì sao cần phải có hợp đồng? ? Nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng như thế nào? ? Hợp đồng ghi lại điều gì? ? Hãy kể tên một só hợp đồng mà em biết? - Gọi học sinh đọc lại hợp đồng đại lí bán SGK ? Bản hợp đồng thường có mấy phần? ? Phần mở đầu gồm những mục nào? ? Tên hợp đồng được viết như thế nào? ? Phần nội dung của hợp đồng gồm những mục gì? ? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong hợp đồng? ? Phần kết thúc của hợp đồng được ghi như thế nào? ? Lời văn ghi hợp đồng phải như thế nào? ? Qua việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết hợp đồng là gì? Cách viết hợp đồng như thế nào? Bài tập 1: Hãy xác định các tính huống cần viết hợp đồng. - Học sinh trả lời - giáo viên nhận xét chuyển vào bài mới. I. Đặc điểm của hợp đồng - Học sinh đọc: "Hợp đồng": Cùng nhau thỏa thuận về một vấn đề nào đó. - Hợp đồng là cơ sở để các bên tham gia kí kết ràng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ghi nhằm đảm bảo cho công việc thu được kết quả, tránh thiệt hại cho các bên tham gia. - Thời gian, địa điểm ghi hợp đồng - Các bên tham gia kí kết hợp đồng - Các điều khoản, nội dung thỏa thuận giữa các bên: + Yêu cầu nội dung công việc + Cách thức thực hiện hợp đồng + Quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. - Hiệu lực của hợp đồng: + Thời gian + Phạm vi thực hiện + Bồi thường thiệt hại + Cam kết + Họ tên, chữ kí của ngời đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng. - Ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia nhằm thực hiện công việc đạt hiệu quả. - Học sinh thảo luận, trả lời. Yêu cầu nêu được: + Hợp đồng lao động + Hợp đồng kinh tế + Hợp đồng mua bán sản phẩm + Hợp đồng cung ứng vật tư + Hợp đồng đào tạo cán bộ II. Cách làm hợp đồng - Học sinh đọc: - Ba phần: + Mở đầu + Nội dung + Kết thúc * Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chữ kí, chức vụ các bên tham gia kí kết hợp đồng. => Tên hợp đồng được viết bằng chữ in hoa, cùng cỡ, có dấu. Thể hiện rõ nội dung sự việc được thỏa thuận trong hợp đồng. * Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất: + Điều 1: Nội dung công việc + Điều 2: Trách nhiệm bên A + Điều 3: Trách nhiệm bên B + Điều 4: Phơng thức thanh toán + Điều 5: Hiệu lực của hợp đồng. => Nội dung, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn... đợc ghi rõ ràng, chính xác và cụ thể - Họ tên, chức vụ, chữ kí của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có) . - Lời văn gãy gọn, dễ hiểu và đơn nghĩa (tránh dùng từ ngữ chung chung, không dứt khoát: có thể, về cơ bản) - Học sinh chiếm lĩnh ghi nhớ. III. Luyện tập - Học sinh suy nghĩ, lựa chọn tình huống cần viết hợp đồng, giáo viên nhận xét, bổ sung D. Củng cố: GV: Khái quát nội dung bài học. E . Hướng dẫn học bài : - Làm bài tập 2. - Soạn bài mới: Bố của XiMông. * Rút kinh nghiệm giờ dạy: .. =============================================================
Tài liệu đính kèm: