Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 năm học 2012

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 năm học 2012

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

(Trích Truyền kì mạn lục)

 Nguyễn Dữ(Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch)

A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Bước đầu làm quen với truyện truyền kì

 - Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm

B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1, Kiến thức:

 - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.

 - Hiện thực về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ .

 - Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện .

 - Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương

 2, Kĩ năng:

 - Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.

 - Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian

 3,Thái độ: Không ghen tuông một cách mù quáng, biết trân trọng những vẻ đẹp truyền thống.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4	 Ngày soạn: 5/9/2011
Tiết : 16,17 Ngày dạy : 6/9/2011
	CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích Truyền kì mạn lục)
 Nguyễn Dữ(Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch)
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Bước đầu làm quen với truyện truyền kì 
 - Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm
B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1, Kiến thức: 
 - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.
 - Hiện thực về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ .
 - Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện . 
 - Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương 
 2, Kĩ năng: 
 - Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.
 - Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian
 3,Thái độ: Không ghen tuông một cách mù quáng, biết trân trọng những vẻ đẹp truyền thống. 
C PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phát vấn, gợi mở, thuyết trình, đàm thoại, đối thoại, phân tích, giảng bình, tổng hợp
D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1, Ổn định lớp: 
 2, Kiểm tra bài cũ: Qua bản tuyên bố,em nhận thức ntn về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ,chăm sóc trẻ em,về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?
 3,Bài mới: GV giới thiệu bài (1p) Bài học hôm nay các em sẽ được học về loại truyện truyền kì. Đây là loại văn xuôi tự sự , có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc , thịnh hành từ đời Đường . Các nhà văn nước ta về sau đã tiếp nhận thể loại này để viết những tác phẩm phản ánh cuộc sống và con người của đất nước mình, nổi tiếng nhất có; Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Truyền kì tân phả (Đoàn Thị Điểm) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
* Gọi HS đứng dậy đọc chú thích * sgk/48,49
(?) Em hãy nêu một vài nét về tác giả,tác phẩm? ( HS dựa vào sgk/48,49 trả lời)
* GV nhấn mạnh: Truyện thuộc loại truyện truyền kì viết bằng chữ Hán.Nguồn gốc từ truyện cổ dân gian Vợ chàng Trương.Nhân vật chính là người phụ nữ bình thường có phẩm chất tốt đẹp,khao khát hạnh phúc song bất hạnh.
Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản
Hướng dẫn hs đọc diễn cảm chú ý phân biệt các đoạn tự sự và những lời đối thoại,thể hiện được tâm trạng từng nhân vật trong từng hoàn cảnh – Gọi HS đọc nối tiếp cho đến hết văn bản
(?) Kể tóm tắt truyện?
(?) Truyện có thể chia làm mấy phần chính?Ở mỗi phần có thể chia nhỏ hơn được nữa không?(2 phần: - Từ đầu .. việc trót đã qua rồi: Vũ Nương và câu chuyện oan khuất của nàng; 
- Còn lại: Chuyện li kì củaVuÕ Nương sau khi nàng chết.
Phần 1 có thể chia 2 đoạn nhỏ:
+ Vũ Nương trong những ngày vắng chồng
+ Vũ Nương và nỗi oan của nàng khi chồng trở về)
(?) Tác giả giới thiệu Vũ Nương là người phụ nữ ntn? ( Đẹp người, đẹp nết)
(?) Đức tính gì là nét nổi bật của nàng?(Thuỷ chung,hiếu thảo)
* Thảo luận 5p: Hãy tìm những chi tiết nói lên đức tính đó của nàng? (Chú ý tác giả đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để nói rõ lên phẩm chất của nàng
+ Trong cuộc sống vợ chồng bình thường nàng đã xử sự ntn trước tính hay ghen của Trương Sinh?
+ Khi chồng đi lính? (chú ý lời dặn dò đầy tình nghĩa)
+ Khi xa chồng ? (Thuỷ chung với chồng,nhớ chồng – qua hình ảnh: bướm lượn đầy vườn,mây che kín núi  Chăm sóc mẹ khi ốm đau,lo thuốc thang,cầu trời,khấn phật,lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.Khi bà chết nàng hết lời thương xót,lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ của mình)
(?) Nhận xét chung về tính cách Vũ Nương?
TIẾT 2
* GV khái quát tiết 1 – chuyển ý 
 (?) Nỗi oan của Vũ Nương là gì? (Bị nghi ngờ thất tiết)
(?) Tác giả đã dẫn dắt câu chuyện ntn để nỗi oan không thể thanh minh được?(Giới thiệu chồng nàng là một người đa nghi,sau đó câu chuyện lại được nói ra từ miệng trẻ con.Trẻ con bao giờ cũng ngây thơ,chỉ biết nói thật:Đi hỏi già,về nhà hỏi trẻ (Tục ngữ )..
(?) Vũ Nương đã lấy cái chết để bày tỏ nỗi oan của mình. Với tính cách của nàng,điều đó có hợp lý hay không?(một đời nàng chỉ mong cuộc sống bình yên,giữ gìn phẩm giá, chung thuỷ với chồng.Thế mà nàng bị buộc tội mà không thể thanh minh.Nàng oan ức tuyệt vọng.Tự tử là hành động phù hợp với tính cách của nàng,mà cũng vì nàng chẳng biết chọn cách nào khác)
* Thảo luận 3p: Theo em,nguyên nhân nào đã gây nên cái chết cho người đàn bà đức hạnh đó?(Có nhiều nguyên nhân : Lời nói của đứa trẻ có nhiều dữ kiện đáng ngờ,Trương Sinh có tính đa nghi nên có cách xử sự hồ đồ và độc đoán,Vũ Nương bế tắc,bất lực nhưng nguyên nhân chính là do chế độ phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình)
(?) Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?(người phụ nữ đức hạnh ở đây không những không được bênh vực,chở che mà lại còn đối xử một cách bất công,vô lí.Chỉ vì lời nói ngây thơ của một đứa trẻ và sự hồ đồ,vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình.Truyện mang giá trị tố cáo sâu sắc)
* Thảo luận 3p: Gía như truyện chấm dứt ở đoạn Vũ Nương chết và Trương Sinh nhận ra sai lầm cũng đã trọn vẹn.Theo em,tại sao tác giả lại viết thêm đoạn Vũ Nương xuống thuỷ cung gặp Phan Lang?(cóhậu, đúng nguyện vọng minh oan cho nàng,truyện ly kì,hấp dẫn hơn.Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc)
(?) Sau khi giải oan,Vũ Nương nói vọng câu gì với chồng? (Thiếp cảm ơn đức Linh Phi . Không thể trở về nhân gian được nữa )
(?) Vũ Nương nói sau khi được giải oan sẽ về lại trần thế nhưng vì sao cuối cùng nàng vẫn không về? Theo em truyện kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?(Tăng ý nghĩa triết lí của câu chuyện: Dù có phẩm hạnh,dù khát khao hạnh phúc trần thế,dù đáng được hưởng hạnh phúc,người phụ nữ trong chế độ phong kiến bấy giờ không thể nào có được hạnh phúc.Cái chết vẫn là kết thúc bi thảm không thể cứu vãn được.Trần giới không đảm bảo,không đem lại hạnh phúc cho người đàn bà)
(?) Nhận xét về cách kết thúc truyện?
(?) Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện? (Trên cơ sở cốt truyện có sẵn,tác giả sắp xếp lại một số tình tiết,thêm bớt hoặc tô đậm những tình tiết có ý nghĩa,có tính chất quyết định đến quá trình diễn biến của câu chuyện cho hợp lý,tăng cường tính bi kịch và cũng làm cho truyện trở nên hấp dẫn và sinh động hơn). Những lời trần thuật và những lời đối thoại trong câu chuyện?(VD:Lời nói của bà mẹ Trương Sinh là một người nhân hậu và từng trải;lời của Vũ Nương chân thành,dịu dàng,ngay cả trong lúc đáng tức giận nhất )
(?) Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện.Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc,tác giả nhằm thể hiện điều gì?(Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa,Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi;Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan .Cách đưa những yếu tố kì ảo xen kẽ với yếu tố thực vào làm tăng độ tin cậy,khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng)
Hướng dẫn HS tổng kết
(?) Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương tác giả muốn thể hiện điều gì?
Hướng dẫn luyện tập
(?)Hãy kể lại Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em? ( Gọi HS đứng dậy trình bày)
I, Giới thiệu chung:
1. Tác giả (sgk/48)
2. Tác phẩm (sgk/49)
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc tìm hiểu từ khó 
2. Tìm hiểu văn bản
 a. Thể loại:Truyện truyền kì
 b. Bố cục: 2 phần
3. Phân tích
a. Nhân vật Vũ Nương
* Phẩm hạnh
- Giữ gìn khuôn phép,không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà
CKhéo léo,biết giữ gìn hạnh phúc 
- Tiễn dặn chồng chân tình
CĐằm thắm, nồng nàn
- Thuỷ chung, yêu chồng tha thiết
- Chu đáo,hiếu thảo với mẹ
CVợ hiền,dâu thảo,trọn nghĩa vẹn tình
- Bị nghi oan thì ra sức giải bàyCtự tử để chứng minh lòng trong trắng.
=> Người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp ( Công, dung, ngôn, hạnh vẹn toàn )
* Số phận của nàng
-Nghe nói “ghen” nghi ngờ nàng thất tiết C đánh, đuổi không cho minh oan
- Vũ nương Ctự tử	
- Cha đản C Cái bóng
Nguyên nhân:
- Trực tiếp:Bị chồng nghi oan,ruồng rẫy
- Gián tiếp: Bởi cuộc chiến tranh phong kiến. Chế độ phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình
Þ Người phụ nữ đức hạnh nhưng lại bị đối xử một cách bất công vô lí.Qua nhân vật Vũ Nương tác giả muốn thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến
b. Vài nét về nghệ thuật
- Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện: Thêm bớt, tô đậm những tình tiết có ý nghĩa, tăng cường tính bi kịch.
-Xây dựng nhân vật nhất quán, thắt mở nút khéo léo 
- Đoạn đối thoại và những lời tự bạch của nhân vật được sắp xếp đúng chỗ, làm khắc họa rõ tâm lý và tính cách nhân vật.
- Các yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực về địa danh.
- Kết thúc truyện có hậu. 
4. Tổng kết
 - Ý nghĩa:với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
II. Luyện tập 
III, Hướng dẫn tự học: 
- Tìm hiểu thêm về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục 
- Nhớ được một số từ Hán Việt được sử dụng trong văn bản
- Đọc thêm Lại bài viếng Vũ Thị
- Học bài và làm bài tập bài Các phương châm hội thoại (tiết 13)
- Soạn câu hỏi bài Xưng hô trong hội thoại
E, RÚT KINH NGHIỆM: 
Tuần: 4	 Ngày soạn: 16/9/2012
Tiết : 14,15	 Ngày dạy : 18/9/2012 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 (văn thuyết minh)
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Viết được bài  ... ûa từ ngữ xưng hô tiếng Việt 
 - Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp .
B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1, Kiến thức: - Hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt .
 - Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt 
 2, Kĩ năng: 
 - Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể.
 - Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp. 
 3,Thái độ: - Giáo dục việc vận dụng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp hằng ngày. 
C PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, gợi mở, phân tích, thuyết trình, quy nạp
D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1, Ổn định lớp: 
 2, Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15’
 Câu 1. Vì sao trong hội thoại cần tuân thủ phương châm lịch sự ? lấy ví dụ cụ thể để làm rõ điều đó?
 Câu 2. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
 GV : quan sát học sinh làm bài,căn giờ, thu bài,kiểm bài. 
	ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
 Câu 1/ phương châm lịch sự là khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. Tuân thủ phương châm này thì hiệu quả giao tiếp càng cao –dễ đạt được đích giao tiếp 
 Oâng cha ta có câu: “Một lời nói quan tiền thúng thóc 
 Một lời nói dùi đục cẳng tay”.	Chính vì vậy 	 (4 đ)
 Câu 2. - Yêu cầu phải đạt được hai ý cơ bản như sau:
 a/ Hồ Chí Minh với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và được nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc để tạo nên một phong cách mới,hiện đại. 
 b/ Hồ Chí Minh với nét đẹp giản dị và thanh cao.	(6 đ)
 3, Bài mới: Trong giao tiếp việc xưng hô thế nào cho phù hợp cũng là một vấn đề hết sức quan trọng đối với chúng ta, để 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Các từ ngữ xưng hô trong hệ thống Tiếng Việt :
- Tôi,ta, tao , tớ, mình , ông, bố, cụ, ông nội, bà, chị, anh, em, cháu, con, thằng này, con này; chúng tôi,chúng ta, chúng tao, chúng tớ,bọn mình, bọn tao, nhà này, bọn này, quân này; bạn, các bạn, hắn, thàng kia, cu, con, mụ. 
SS Tiếng Anh: I, We, You, 
(?) Trong cuộc sống các em đã gặp những tình huống không biết xưng hô như thế nào chưa? VD?
- Xưng hô với bố, mẹ là giáo viên trước các bạn trong giờ học; xưng hô với em họ lớn tuổi hơn mình
* Xác định từ ngữ xưng hô trong đoạn trích.Nhận xét về sự thay đổi cacùh xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt ?
-Đoạn (a) em – anh (Dế Choắt nói với Dế Mèn), ta – chú mày ( Dế Mèn nói với Dế Choắt )
Đoạn (b) tôi – anh ( Dế Mèn nói với Dế Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn)
- Đoạn a. sự xưng hô khác nhau thể hiện sự bất bình đẳng . Một kẻ ở vị thế yếu muốn nhờ nhờ kẻ có vị thế mạnh. Còn ở đoạn b, sự xưng hô có sự thay đổi vì không ai thấy mình thấp hơn hay cao hơn người đối thoại nữa.
(?) Từ đó em rút ra bài học gì khi xưng hô trong giao tiếp?
* HS đọc Ghi nhớ : (SGK/ 39)
-Lời nói của cô học viên người Châu Aâu đã có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào ?
Giải thích vì sao tác giả văn bản khoa học chỉ có một người mà vẫn dùng từ chúng tôi?
Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng với mẹ và dùng với sứ giả ? 
Cách xưng hô như vậy thể hiện điều gì ?
Phân tích từ xưng hô và thái độ cũa người nói ?
Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác ( So sánh trước và sau CM 8/1945)
I, Tìm hiểu chung:
1/ Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô:
-Trong Tiếng Việt hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
- Khi xưng hô người nói căn cứ vào đối tượng và đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.
2/ Ghi nhớ : (SGK/ 39) 
II, Luyện tập:
Bài tập 1: Cô học viên người Châu Aâu đã có sự nhầm lẫn trong việc dùng từ chúng ta thay vì dùng chúng em là vì cô học viên chưa phân biệt được từ chúng ta tức là (ngôi gộp) có cả người nói và người nghe. Còn chúng em tức là (ngôi trừ) trong đó chỉ có người nói. Sự nhầm lẫn này làm ta hiểu là đám cưới của cô học viên người châu Aâu với vị giáo sư VN.
Bài tập 2:Việc dùng chúng tôi thay cho tôi trong các VB khoa học là nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong VB. Đồng thời thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
Bài tập 3: Trong truyện Thánh Gióng , đứa bé gọi mẹ của mình theo cách gọi thông thường . Nhưng xưng hô với sứ giả thì xưng ta – ông . Thể hiện là đứa bé khác thường.
Bài tập 4: Cách xưng hô đó thể hiện sự kính cẩn và lòng biết ơn của vị tướng đối với thầy giáo của mình.
Bài tập 5: Trong xã hội phong kiến Vua xưng với dân là Trẫm. Còn Bác người đứng đầu nhà nước xưng là tôi và gọi dân chúng là đồng bào, tạo cho người nghe sự gần gũi, thân thiết với người nói, đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân trong một đất nước dân chủ.
III, Hướng dẫn tự học: 
- Tìm các ví dụ về việc lựa chọn từ ngữ xưng hô khiêm nhường và tôn trọng người đối thoại 
- học thuộc phần ghi nhớ, làm Bài tập 6
- Lập dàn ý các đề bài trong SGK đã cho, xem lại các bài về văn TM.
E, RÚT KINH NGHIỆM: 
Tuần: 4	 Ngày soạn: 16/9/2012
Tiết : 19 Ngày dạy : 20/9/2012
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật.
 - Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1, Kiến thức: 
 - Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
 - Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
 2, Kĩ năng: 
 - Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
 - Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
 3,Thái độ: - Giáo dục chuẩn mực trong tạo lập văn bản. 
C PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, gợi mở, phân tích, thuyết trình, quy nạp
D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1, Ổn định lớp: 
 2, Kiểm tra bài cũ: Trong giao tiếp khi xưng hô cần chú ý điều gì ?
a. Đối tượng giao tiếp.	b. Tình huống giao tiếp	c. Cả (a) và (b)
 3, Bài mới: Trong các văn bản mỗi khi cần đến các chứng cứ, hoặc để giải thích thêm về vấn đề nào đó có liên quan đến người được nói đến trong văn bản .Người nói, viết thường phải mượn chính lời người đó để làm bằng chứng cho lời nói của mình điều đó người ta gọi là dẫn lời. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
(?) Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?
a.Phần câu in đậm là lời nói,vì trước đó có từ nói trong phần lời của người dẫn . Nó được tách ra khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép .
(?) Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng truớc bằng những dấu gì?
b.Phần câu in đậm là ý nghĩ , vì trước đó có từ nghĩ . Dấu hiệu tách hai phần câu cũng là dấu hai chấm và dấu nghoặc kép. 
(?) Trong cả hai đoạn trích, có thể thay thế vị trí giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì giữa hai bộ phận ấy ngăn cách bằng dấu gì?
- Có thể thay đổi vị trí giữa hai bộ phận. Trong trường hợp ấy ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
(?) Qua phân tích ví dụ a và b em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp? 
 (?) Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng truớc bằng dấu gì không ?.
 - Trong ví dụ (a) , phần câu in đậm là lời nói . Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ khuyên trong phần lời của người dẫn.
(?) Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng truớc có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ gì?
- Phần câu in đậm là ý nghĩ, vì trước đó có từ hiểu . Giữa phần ý nghĩ được dẫn và phần lời của người dẫn có từ rằng . Có thể thay bằng từ là
(?) Vậy qua phân tích ví dụ em hiểu thế nào là cách dẫn gián tiếp?
Tìm lời dẫn trong các câu sau?
Cho biết đó là ý nghĩ hay lời dẫn?
Là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?
Viết đoạn văn trích dẫn ý kiến theo hai cách :
Câu có lời dẫn trực tiếp
Câu có lời dẫn gián tiếp
I, Tìm hiểu chung:
1, Cách dẫn trực tiếp :
* Ví dụ: 
a. .Cháu nói: “Đấy , bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”
àPhần câu in đậm là lời nói trong lời người dẫn. Nó được tách ra bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép .
b. Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
àPhần câu in đậm là ý nghĩ . Dấu hiệu tách hai phần câu cũng là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. 
* Cách dẫn trực tiếp là cách nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và được đặt trong dấu ngoặc kép.
2. Cách dẫn gián tiếp :
* Ví dụ : (Bảng phụ)
è Cách dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp ,không đặt trong dấu ngoặc kép.
* Ghi nhớ : (SGK/ 54)
II, Luyện tập:
Bài tập 1: Cách dẫn trong các câu (a),(b) đều là dẫn trực tiếp. Trong câu (a),phần lời dẫn bắt đầu từ “A! Lão già” . Đó là ý nghĩ mà nhân vật gán cho con chó. Trong câu (b) , lời dẫn bắt đầu từ “Cái vườn là”. Đó là ý nghĩ của nhân vật Lão Hạc.
Bài tập 2: Từ câu a có thể tạo ra:
+ Câu có lời dẫn trực tiếp: Trong “Báo cáo chính trị.của Đảng”, Chủ Tịch HCM nêu rõ: “Chúng ta phải”
+ Câu có lời dẫn gián tiếp : Trong “Báo cáo chính trị.của Đảng”, Chủ Tịch HCM khẳng định rằng chúng ta phải
III, Hướng dẫn tự học: 
Sửa chữa lỗi trong việc sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong một bài viết của bản thân.
Làm bài tập 3 . Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng.
E, RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(9).doc