Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 - Trường THCS Trần Quý Cáp

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 - Trường THCS Trần Quý Cáp

I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :

• Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. Thấy rõ số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua những nét đặc sắc về nhgệ thuật của thể loại truyền kì.

• Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt, phân tích tác phẩm tự sự.

• Bồi dưỡng học sinh lòng cảm thông trước số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, lên án tố cáo xã hôi phong kiến đương thời.

II-Chuẩn bị :

1. Tư liệu về lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI-XVII, Tư liệu Ngữ văn 9.

 2. Đọc văn bản, tóm tắt. Soạn bài.

III-Tiến trình dạy học:

 1.Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

Trình bày luận điểm và h/t l/cứ trong vb về sự sống còn.trẻ em”.Vì sao gọi là vb nhật dụng?

Qua bản tuyên bố em nhận thức ntn về tầm qt của v/đ bvệ, csóc trẻ em,về sự qtâm của cộng đồng qtế đv vđ này?

 

doc 20 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 - Trường THCS Trần Quý Cáp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 4
Tiết :16&17 
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
 (Trích Truyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ)
Ngày soạn: 7/9/09
Ngày giảng:11/8/09
I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. Thấy rõ số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua những nét đặc sắc về nhgệ thuật của thể loại truyền kì.
Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt, phân tích tác phẩm tự sự.
Bồi dưỡng học sinh lòng cảm thông trước số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, lên án tố cáo xã hôi phong kiến đương thời.
II-Chuẩn bị :
1. Tư liệu về lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI-XVII, Tư liệu Ngữ văn 9.
	2. Đọc văn bản, tóm tắt. Soạn bài.
III-Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày luận điểm và h/t l/cứ trong vb về sự sống còn..trẻ em”.Vì sao gọi là vb nhật dụng?
Qua bản tuyên bố em nhận thức ntn về tầm qt của v/đ bvệ, csóc trẻ em,về sự qtâm của cộng đồng qtế đv vđ này?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1. Giới thiệu bài
Thế kỉ 16, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng..., cuộc sống nhân dân vô cùng cực khổ, đặc biệt là người phụ nữ phải chịu nhiều oan trái bất công. Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là một trong số 20 truyện ngắn viết về số phận người phụ nữ trong giai đoạn ấy.
HĐ2. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Yêu cầu hs đọc chú thích SGK.
Hỏi: Cho biết những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? 
- Nhắc lại bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam đương thời và sự ra đời của tác phẩm.
- Giải thích thể loại Truyền kì mạn lục.
- Chốt những nét chính.
HĐ3. Đọc, tìm hiểu chung
- HDHS đọc: Giọng văn tự sự, chú ý lời nhân vật.
- Nhận xét HS đọc.
- Giải thích một số từ Hán việt, các điển tích: tư dung, thất hoà, ...
- Yêu cầu HS tóm tắt văn bản theo các nội dung.
Hỏi: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- Chốt bố cục 3 phần.
- Nêu đại ý của truyện.
HĐ4. Tìm hiểu văn bản. 
1.HDHS tìm hiểu phần 1. Nhân vật Vũ Nương.
Hỏi: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào?
- Hd hs tìm hiểu nhân vật thông qua các hoàn cảnh cụ thể: trong cuộc sống bình thường, khi tiễn chồng đi lính, khi xa chồng, khi bị chồng ghi oan.
Hỏi: Nhận xét về cách cư xử của Vũ Nương đối với chồng?
- Kết luận nét đẹp trong tính cách của nàng.
Hỏi: Khi chồng đi lính, Vũ Nương đã dặn dò những gì? Nhận xét lời lẽ của nàng?
- Nhận xét, chốt ý.
- Kể về Vũ Nương trong những ngày chồng đi lính.
- Hỏi: Trong hoàn cảnh ấy, em thấy Vũ Nương là người như thế nào?
- Giải thích, chốt ý, nêu các dẫn chứng.
- Phân tích các hình ảnh thiên nhiên
"bướm lượn đầy vườn..."để làm nổi bật tâm trạng chờ mong khắc khoải của nàng.
- Yêu cầu hs đọc 3 lời thoại Vũ Nương.
Hỏi: Cho biết nội dung, ý nghĩa của mỗi lời thoại?
- Giải thích, bình giảng 3 lời thoại.
Hỏi: Qua việc phân tích nhân vật Vũ Nương trong các hoàn cảnh cụ thể, em thấy Vũ Nương là người như thế nào?
- Giải thích, chốt ý.
tiết 17
2. Hd hs tìm hiểu Nỗi oan khuất của Vũ Nương.
Hỏi: Nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện?
- Phân tích yếu tố kịch tính, bất ngờ trong truyện.
Hỏi: Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất?
- Nhận xét, phân tích cụ thể các nguyên nhân, chỉ ra nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân khách quan.
- Liên hệ thực tế, giáo dục hs thông qua cái chết của nhân vật.
Hỏi: Qua cái chết của Vũ Nương tác giả muốn nói lên điều gì?
- Bình giảng, chốt ý tiểu kết.
3. HD hs tìm hiểu phần 3 Yếu tố kì ảo trong truyện.
- Yêu cầu hs kể phần Vũ Nương gặp Phan Lang đến hết truyện.
Hỏi: Nhận xét về cách sử dụng chi tiết hoang đường kì ảo trong truyên? 
- Giảng, chốt nội dung.
Hỏi: Cho biết ý nghĩa của các yếu tố hoang đường kì ảo đó?
- Nhận xét, chốt kiến thức.
Giảng: Sự xuất hiện của Vũ Nương ở phần cuối truyện càng làm tăng tính tố cáo câu chuyện, kết thúc có hậu nhưng không làm mất đi tính bi kịch.
HĐ 5. Tổng kết. (4')
Hỏi: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện? Thông qua nghệ thuật ấy nhằm làm nổi bật nội dung gì?
HĐ5. Luyện tập. 
Kể lại truyện theo cách của em.
*Dặn dò(1'): 
- HS nghe.
- Đọc chú thích SGK.
- Trả lời những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm..
- Ghi nhớ kiến thức bài học.
- Nghe hứơng dẫn đọc.
- Đọc các đoạn tiếp theo.
- Tìm hiểu phần chú thích từ.
- Đọc đoạn 1.
- Tóm tắt từng phần.
- Nêu bố cục, nội dung từng phần.
- Ghi nhớ nội dung.
- Đọc phần 1.
- Suy nghĩ, trả lời cá nhân.
- Nêu nhận xét.
- Ghi nhớ kiến thức.
- Trả lời.
- Ghi nhớ kiến thức.
- Nêu nhận xét.
- Nghe giảng, chốt kiến thức.
- Đọc phần 3 lời thoại của nhân vật.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Ghi nhớ nội dung bài.
- Nhận xét.
- Trả lời, nêu các nguyên nhân.
- Nghe giảng, liên hệ .
- Ghi nhớ nội dung.
- Trả lời, chốt kiến thức.
- Kể phần cuối.
- Nhận xét.
- Ghi nhớ kiến thức.
- Nêu ý nghĩa.
- Ghi nhớ nội dung bài học.
- Khái quát nghệ thuật, nội dung.
- Đọc ghi nhớ SGK.
- Tập kể lại truyện.
I. Tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả:Nhà văn tk 16 tỉnh Hải Dương
Học rộng tài cao
2. Tác phẩm: (SGK)
II.Đọc, tìm hiểu chung
1. Đọc.
2. Chú thích.
3. Tóm tắt: 
3. Bố cục: 3 phần.
- Cuộc hôn nhân, sự xa cách và phẩm hạnh của Vũ Nương.
- Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Gặp gỡ Phan Lang và Vũ Nương, Vũ Nương được giải oan.
III. Tìm hiểu văn bản. 
1.Nhân vật Vũ Nương.
a. Trong cuộc sống bình thường.
- Cư xử đúng mực, nhường nhịn.
- Hiểu tính chồng, bảo vệ hạnh phúc gia đình.
b. Khi tiễn chồng đi lính.
- Lời nói ân tình, đằm thắm.
- Cầu mong chồng được bình yên trở về, khắc khoải nhớ mong.
c. Khi xa chồng.
- Đảm đang, lo toan mọi việc trong gia đình.
- Chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau, lâm chung.
- Chờ mong khắc khoải.
d. Khi bị chồng nghi oan.
- Phân trần, xin chồng đừng nghi oan.
- Than vãn, thất vọng khi bị đối xử bất công.
- Tuyệt vọng và tìm đến cái chết.
* Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đảm đang, thuỷ chung, hiếu thảo.
2. Nỗi oan khuất của Vũ Nương.
- Tình huống bất ngờ, kịch tính, tạo xung đột.
- Nguyên nhân cái chết Vũ Nương: 
+ Cuộc hôn nhân không bình đẳng tạo cho người đàn ông thế mạnh trong gia đình.
+ Tính cách đa nghi, ghen tuông cách cư xử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh.
+ Tình huống bất ngờ: Lời con trẻ.
* Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy kẻ giàu và người đàn ông trong gia đình, bày tỏ niềm cảm thương trước số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
3. Yếu tố kì ảo trong truyện.
- Yếu tố hoang đường kì ảo xen kẽ với những chi tiết có thật.
- Ý nghĩa của chi tiết kì ảo:
+ Hoàn chỉnh nét đẹp nhân cách của Vũ Nương.
+ Tạo kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ về sự công bằng.
IV. Tổng kết.
 1. Nghệ thuật.
 2. Nội dung.
*ghi nhớ: sgk
V. Luyện tập.
Kể lại truyện theo cách của em.
4.Củng cố: Nêu đại ý của truyện
5Dặn dò: Đọc bài đọc thêm sgk. Soạn bài :chuyện cũ trong phủ chúa,chuẩn bị tiết sau:Xưng hô trong hội thoại.
Tuần :4 
Tiết : 18 
. XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
Ngày soạn: 10/9/09
Ngày giảng:14/9/09
I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
Nắm được sự phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống từ ngữ xưng hô trong Tiếng việt. hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.
Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ xưng hô phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.
Biết vận dụng các phương châm hội thoại phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. Chuẩn bị :
Bảng phụ ghi các vd, nội dung các bài tập.
 Một số từ ngữ xưng hô trong Tiếng Anh.
Ôn các phương châm hội thoại đã học, làm bài tập.
III-Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Cho biết mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp?ví dụ
- Việc không t/thủ các p/c hthoại c/thể bắt nguồn từ những n/nhân nào?Thử nêu 1 t/h không t/thủ và cho biết lí do?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1:giới thiệu bài
Hỏi: Hãy nêu vd về một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh?
- So sánh với một số từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt, rút ra qui tắc xưng hô trong Tiếng Việt. Dẫn vào bài.
HĐ2.Hình thành kiến thức mới.
Tìm hiểu từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
Hỏi: Hãy nêu một số từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt và cách dùng các từ ngữ xưng hô đó?
- Kết luận việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong Tiếng việt có mục đích riêng.
Hỏi: Em có nhận xét gì về hệ hống từ ngữ xưng hô trong tiếng việt?
- Nhận xét, kết luận nội dung bài học.
- Yêu cầu hs đọc 2 đoạn trích, thảo luận: 
+ Xác định từ ngữ xưng hô.
+ Giải thích sự thay đổi từ ngữ xưng hô trong 2 đoạn trích.
- Nhận xét, giải thích: do tình huống giao tiếp thay đổi (Choắt không cần nhờ vả vào Mèn mà nói lời trăng trối với tư cách người bạn) nên thay đổi cách xưng hô.
Hỏi: Vậy khi xưng hô trong hội thoại cần chú ý đặc điểm nào?
- Yêu cầu hs đọc ghi nhớ sgk.
HĐ 3. Luyện tập.
1. Yêu cầu Hs đọc bài tập 1.
Hỏi: Giải thích sự nhầm lẫn trong lời mời?
- Nhận xét, giải thích, kết luận nội dung bài tập.
2. Yêu cầu hs đọc bài tập 2. 
Hỏi: Giải thích sự khác nhau trong cách xưng hô chúng tôi và tôi?
- Nhận xét, giải thích cách xưng hô.
3.Yêu cầu hs đọc đoạn trích, thảo luận: cách xưng hô cậu bé với mẹ và cậu bé với sứ giả khác nhau như thế nào? Nhằm mục đích gì?
 - Nhận xét, giải thích, kết luận nội dung bài tập.
4. Yêu cầu hs đọc mẫu chuyện, phân tích cách dùng từ ngữ xưng hô và thái độ của người nói?
- Kết luận nội dung bài tập.
- Giáo dục hs "tôn sư trọng đạo"
 5. HD hs về nhà làm.
6.Yêu cầu hs đọc đoạn trích, thảo luận.
- Nhận xét, giải thích, kết luận nội dung bài tập (bảng phụ).
- Nêu một số từ ngữ xưng hô như: I, you, ...
- Ghi đề bài.
- Cá nhân suy nghĩ trả lời. Rút ra bài học khi giao tiếp.
- Trả lời, 
- Ghi nhớ kiến thức bài học.
- Đọc 2 đoạn trích, thảo luận 5' trình bày.
- Trả lời, rút ra nội dung bài học.
- Ghi nhớ kiến thức bài học.
- Đọc ghi nhớ.
- Làm các bài tập.
- Giải thích.
- Hoàn chỉnh bài tập.
- Đọc bài tập 2.
- Giải thích, nhận xét bổ sung.
- Hoàn chỉnh bài tập.
- Thảo luận, trình bày. 
- Hoàn chỉnh bài tập.
- Đọc truyện .
- Cá nhân suy nghĩ trả lời.
- Ghi nhớ nội dung bài tập.
- Đọc đoạn trích, thảo luận tìm từ ngữ xưng hô, nhận xét.
- Ghi nhớ nội dung bài tập.
- Trả lời.
- Ghi nhớ nội dung về nhà.
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
1-Ví dụ:
2-Kết luận
- Từ ngữ xưng hô trong tiếng việt phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm
- Cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
II. Luyện tập:
1. Cách dùng từ nhầm lẫn giữa chúng ta (chúng em) và chúng tôi.
- Chúng tôi: chỉ ngưòi nói.
- Chúng ta: chỉ người nói và người nghe.
2.Dùng từ chúng tôi thay cho từ tôi nhằm tăng tính khách quan, thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
3.Cách xưng hô ta- ông thể hiện sự khác thường.
 ... hơi xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại gây tác oai tác quái cho dân chúng.
2. Thái độ của tác giả.
- Nêu thời gian cụ thể, sự việc diễn ra ở gia đình mình nhằm tăng tính thuyết phục.
- Tác giả bất bình trước cuộc sống và hành động của vua chúa, quan lại.
IV. Tổng kết.
 1. Nghệ thuật: Loại tuỳ bút ghi chép tản mạn hiện thực, miêu tả cụ thể, chân thực khách quan
 2. Nội dung: Phê phán thói ăn chơi xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê-Trịnh.
V. Luyện tập.
Viết đoạn văn
4-Củng cố: Em hiểu thế nào là thể TB
5-Dặn dò: 
Viết tiếp hoàn chỉnh đoạn văn
Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí..
Tuần : 5
Tiết : 23,24
Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
 (Hồi thứ mười bốn) 
Ngày soạn: 15/9/09
Ngàygiảng:21/9/09
I-Mục tiêu cần đạt: 
Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thất bại thảm hại của quân xâm lược và số phận của vua quan phản quốc. Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả.
Rèn kĩ năng làm quen thể chí, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Bồi dưỡng hs lòng tự hào dân tộc, căm ghét bọn xâm lược và phản quốc.
II-Chuẩn bị : 
 Tư liệu về chiến thắng Hạ Hồi-Đống Đa. Lời bình cho đoạn trích
(Bình giảng văn học 9).
	 Soạn bài. Ôn kiến thức lịch sử 8: Quang Trung đại phá quân Thanh. 
III-Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1.Giới thiệu bài
Giới thiệu về người anh hùng Nguyễn Huệ và chiến thắng oanh liệt mùa xuân năm Kỉ Dậu của quân Tây Sơn, qua đó giới thiệu văn bản được học.
HĐ2. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Yêu cầu hs đọc chú thích SGK.
Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm? 
- Chốt những nét chính.
HĐ3. Đọc, tìm hiểu chung
- HD đọc: Giọng kể, tự nhiên, chú ý nhấn mạnh các đoạn miêu tả cuộc tiến công của vua Quang Trung.
- Kể tóm tắt đoạn đầu hồi 12 và13.
- Đọc đoạn 1.
- Nhận xét HS đọc.
- Giải thích một số từ Hán việt: 
Hỏi: Nêu đại ý của đoạn trích?
- Tóm lược nội dung và nêu đại ý.
Hỏi: Tìm bố cục cho đoạn trích?
- Chốt bố cục, yêu cầu hs tóm tắt các đoạn.
HĐ4. Tìm hiểu văn bản. 
1.Hd HS tìm hiểu phần 1. Hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
Hỏi: Người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ được miêu tả bằng những chi tiết, hình ảnh nào?
- Gơi ý để hs nêu các chi tết: hình ảnh , hành động, lời nói...
Hỏi: Ở từng mặt, em có nhận xét gì về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ?
- Nhận xét, nêu dẫn chứng.
Chốt nét chính: người anh hùng với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt,nhạy bén, tài dụng binh như thần.
Hỏi: Theo em ngòi bút nào đã chi phối tác giả khi viết về người anh hùng dân tộc này?
- Giảng: Tác giả tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc.
Hỏi: Qua phân tích trên, em có nhận xét gì về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ?
- Chốt kiến thức
2. HD tìm hiểu phần 2. Quân tướng nhà Thanh và bọn vua tôi nhà Lê.
- Yêu cầu hs đọc các đoạn: miêu tả cuộc tháo chạy của giặc Thanh và chạy trốn của vua tôi nhà Lê.
Hỏi:Nhận xét về lời lẽ, giọng điệu của tác giả khi viết về việc này?
(mỉa mai, khinh thường)
- Giảng: Miêu tả cụ thể chân thực, khách quan, phần cuối ngậm ngùi chua xót nhưng hàm chứa thái độ xem thường.
 Hỏi: Em có nhận xét gì về quân tướng nhà Thanh; Điều ấy có ý nghĩa gì? Thái độ của tác giả ra sao?
? Số phận của vua tôi nhà Lê như thế nào? Nhận xét về giọng điệu của tác giả khi viết về nhà Lê?
- Nhận xét, giảng, chốt ý.
HĐ 5. Tổng kết. (3')
-Yêu cầu hs nêu nét đặc sắc nghệ thuật và nội dung chính của văn bản
-Nhận xét, chốt lại
HĐ6. Luyện tập, củng cố(6')
-Yêu cầu hs viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung . 
*Dặn dò(1'): 
-Luyện đọc, nắm chắc nội dung
-Soạn: Sự phát triển của từ vựng (t)
- Nghe giới thiệu.
- Đọc chú thích 
- Trả lời những nét chính về tác giả và tác phẩm.
- Ghi nhớ kiến thức bài học.
- Nghe hứơng dẫn đọc.
- Đọc tiếp theo.
- Tìm hiểu phần giải thích từ.
- Nêu đại ý.
Đoạn trích miêu tả những chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, sự thảm bại của quân Thanh và số phận của vua tôi nhà Lê.
- Ghi nhớ nội dung.
-Tìm và nêu bố cục
-Nhận xét
- Nêu nhận xét.
- Nghe giảng, chốt kiến thức.
- Nhận xét
-Chọn đọc các chi tiết miêu tả cuộc tháo chạy
Nêu nhận xét
-Bổ sung
-Nghe
-Nêu nhận xét 
-Trả lời
-Bổ sung
-Nhận xét
-Nghe
-Nêu đặc sắc nt và nội dung chính
-Làm việc cá nhân
-Trình bày bài viết (1 hs)
I. Tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
- Là tác phẩm viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi, gồm 17 hồi. Đoạn trích thuộc hồi thứ 14, kể về việc Quang Trung đại phá quân Thanh. 
II.Đọc, tìm hiểu chung
1. Đọc.
2. Chú thích.
3. Đại ý: Đoạn trích miêu tả những chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, sự thảm bại của quân Thanh và số phận của vua tôi nhà Lê.
4. Bố cục: 3 phần
- ...Mậu Thân". nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, tiến quân ra bắc.
-"...vào thành". Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
- "còn lại". Sự đại bại của nhà Thanh và số phận vua tôi nhà Lê.
III. Tìm hiểu văn bản
1/ Hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ
+- Hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
- Nhà quân sự cực kì sắc sảo,sáng suốt và nhạy bén.
-Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng
- Dùng binh như thần
* Hình ảnh người anh hùng dân tộc với những chiến công hiển hách, vang dội
2-Sự thảm bại của nhà Thanh và số phận vua tôi nhà Lê
a)Quan tướng nhà Thanh:
-Gịong văn miêu tả: mỉa mai, khinh thường
-Tôn sĩ Nghị: Kiêu căng, bất tài, chủ quan.
-Đội quân bạc nhược, khiếp sợ
-Thất bại thảm hại
b)Số phận vua tôi nhà Lê:
-Giong ngậm ngùi, chua xót
-Vua tôi nha Lê chịu chung số phận với bọn cướp nước, đây là kêt cục của kẻ phản quốc.
IV-Tổng kết:
1.Nghệ thuật:Trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động
2.Nội dung: Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung, sự thất bại thảm hại của Quân nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi nhà Lê.
V-Luyện tập
Viết đoạn văn
4-Củng cố: Cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ-Quang Trung
5-Dặn dò:Học bài. Soạn bài”Truyện Kiều của Nguyễn Du”.Chuẩn bị bài : sự phát triển của từ vựng
Tuần : 5
Tiết : 25
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
	 (tiếp theo) 
Ngày soạn: 16/9/09
Ngàygiảng:22/9/09
I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
Hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ:
Tạo thêm từ ngữ mới.
Mượn từ ngữ của nước ngoài.
II-Chuẩn bị : 
- Đọc trước bài và soạn bài theo câu hỏi sgk
- Nghiên cứu sgk và sgv - Bảng phụ, 
III-Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ vựng là gì ?
Hãy tìm 3 từ có sự phát triển nghĩa?Nêu các nét nghĩa pt của từng từ?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu và thấy rằng từ vựng của ngôn ngữ cúng không ngừng phát triển. Ngoài việc dùng 2 phương thức chuyển nghĩa ra ta còn có thể làm cho vốn từ ngữ tăng lên bằng việc tạo ra từ mới. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta điều đó.
Hoạt động 2:Nội dung bài học
1.Giúp HS tìm hiểu việc tạo từ ngữ mới 
- Em hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào được tạo nên trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ
Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới `câu tạo đó ?
- Trong TV có những từ được cấu tạo theo mô hình X+ tặc ( như không tặc, hải tặc..) Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó ?
-Từ hai bài tập trên, em hãy cho biết để phát triển từ vựng TV ta có thể làm gì ?
- Đọc rõ ghi nhớ /73
2.Tìm hiểu về mượn từ ngữ nước ngoài.
GV dùng bảng phụ có ghi 2 ngữ liệu trong mục 1(II) và yêu cầu HS đọc- tìm những từ Hán Việt có trong hai ngữ liệu đó ?
- Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau :
a.Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong ?
b.Những nghiên cứu có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hóa, ( Chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng) ?
-Vậy những từ này có nguồn gốc từ đâu ?
- Vậy cách tiếp theo để phát triển từ vựng Tiếng Việt là gì ?
-Trong từ mượn tiếng nước ngoài, em còn nhớ bộ phận tiếng nào là quan trọng nhất trong vốn từ Tiếng Việt ?
Từ Hán Việt
- Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Hướng dẫn luỵện tập:
Bài tập 1/74: Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mói như kiểu: X + tặc
Bài tập 2/74: Thực hiện nhóm
- GV bổ sung hoàn chỉnh
Bài tập 3/74: Các hs làm trên bảng lớp, các HS khác nhận xét và sửa chữ
Bài tập 4/74
Gọi HS đọc bài tập 4
Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV nhắc lại phần ghi nhớ của tiết trước
- HS nghe
-Suy nghĩ và trao đổi trả lời
+ Điện thoại di động:điện thoại vô tuyến nhỏ, mang theo người, đưúngử dung trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
+ Kinh tế tri thức:nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm luợng tri thức cao
+ Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, với những chính sách ưu đãi
+ Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đốivới sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộnhư quyền tác giả, quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp...
+Lâm tặc :kẻ cướp tài nguyên rừng
+Tin tặc:kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của ngưòi khác để khai thác hoặc phá hoại.
- Tìm và nêu
-Bổ sung
- Trả lời để hình thành khái niệm
- Đọc rõ ghi nhớ /73
- Đọc và tìm những từ Hán Việt có trong 2 ngữ liệu đó 
a)thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ,hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, tử, giai nhân
b) bạc mệnh, duyên, phận,thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc
- TL
a.AIDS
B.ma-két-tinh
- Mượn của tiếng Anh.
- Mượn tiếng nước ngoài.
- Suy nghĩ, trả lời
- Đọc ghi nhớ /74
Bài tập 1/74: Làm trên bảng da, theo nhóm
-HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2/74: Thực hiện nhóm.
Bài tập 3/74
Bài tập 4/74
I.Tạo từ ngữ mới:
1-Ví dụ:
2-Kết luận:Tạo thêm từ ngữ mới làm cho vốn từ tăng lên là một h thức p triển của từ vựng
* Ghi nhớ : sgk/73
II.Mượn từ ngữ của nước ngoài:
1-Ví dụ
2-Kết luận: Mượn từ ngữ nước ngoài để phát triển tiếng Việt
* Ghi nhớ sgk /74
II.Luyện tập:
Bài tập1/74
+X+trường: chiến trường, công trường, ngư trường..
+X+hoá: ô xi hoá, lão hoá, cơ giới hoá...
Bài tập 2/74
- Bàn tay vàng
-Cầu truyền hình
-Công viên nước
- Cơm bụi
- Đường cao tốc
Bài tập 3/74
Từ mượn của tiếng Hán:Mãng xà, biên phòng, tham ô, to thếu, phê bình, ca sĩ, nô lệ
Từ mượn các ngôn ngữ Châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, ca nô.
Bài tập 4/74
4-Củng cố: Gọi hs đọc phần ghi nhớ
5-Dặn dò: Đọc phần đọc thêm . Làm bài tập 4.Chuẩn bị bài: Truyện Kiều

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 45.doc