Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 5 - Tiết 20 đến tiết 24

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 5 - Tiết 20 đến tiết 24

Tiết : 20 Ngày dạy : 24/9/2012

LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập.

 - Củng cố kiến thức về tác phẩm tự sự đã được học

B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1, Kiến thức: -Các yếu tố của thể loại tự sự (Nhân vật, sự việc, cốt truyện, )

 - Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.

 2, Kĩ năng: - Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.

 3,Thái độ: Giáo dục ý thức trong việc nắm bắt một văn bản.

C PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, gợi mở, phân tích, thuyết trình, quy nạp

D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1, Ổn định lớp:

 2, Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự ?

 - Dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn nội dung chính (Sự việc, nhân vật )

 -Tóm tắt cần phải phản ánh trung thành nội dung của văn bản.

 - Muốn vậy: Cần đọc kĩ, hiểu đúng chủ đề xác định nội dung chính, sắp xếp theo trình tự hợp lí. 3, Bài mới: Ở lớp 8 các em đã được học về tóm tắt VB tự sự. Bài học này giúp các em sẽ nắm vững hơn về kĩ năng đó. Và giúp chúng ta thực hành một cách vững vàng hơn trong phần học văn bản.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 5 - Tiết 20 đến tiết 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5	 Ngày soạn: 23/9/2012
Tiết : 20 Ngày dạy : 24/9/2012
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập.
 - Củng cố kiến thức về tác phẩm tự sự đã được học 
B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1, Kiến thức: -Các yếu tố của thể loại tự sự (Nhân vật, sự việc, cốt truyện,)
 - Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
 2, Kĩ năng: - Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
 3,Thái độ: Giáo dục ý thức trong việc nắm bắt một văn bản. 
C PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, gợi mở, phân tích, thuyết trình, quy nạp 
D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1, Ổn định lớp: 
 2, Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự ?
 - Dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn nội dung chính (Sự việc, nhân vật )
 -Tóm tắt cần phải phản ánh trung thành nội dung của văn bản.
 - Muốn vậy: Cần đọc kĩ, hiểu đúng chủ đề xác định nội dung chính, sắp xếp theo trình tự hợp lí. 3, Bài mới: Ở lớp 8 các em đã được học về tóm tắt VB tự sự. Bài học này giúp các em sẽ nắm vững hơn về kĩ năng đó. Và giúp chúng ta thực hành một cách vững vàng hơn trong phần học văn bản. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
GV gọi HS đọc các tình huống trong SGK.
- Cho HS trao đổi theo nhóm sau đó rút ra nhận xét về sự cần thiết của việc tóm tắt VBTS.
- Gọi HS nêu một số tình huống khác trong cuộc sống cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt?
( tóm tắt các ý kiến, văn bản thảo luận trong hội nghị, cuộc họp)
* Mục đích :
Dùng để trao đổi vấn đề liên quan đến tác phẩm
Dùng để lưu trữ tài liệu học tập 
Dùng để giới thiệu tác phẩm tự sự 
* Yêu cầu:
Ngắn gọn, phù hợp với mục đích sử dụng
Sự việc tóm tắt phải thành chỉnh thể thống nhất dễ theo dõi, trung thành với cốt truyện.
Ngôn ngữ cô đọng, từ ngữ có tính khái quát, câu văn có khả năng bao quát nhiều sự kiện.
Đọc các ý đã nêu trong SGK đối chiếu với truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” đã học, cho biết?
(?) Các ý đã nêu đủ chưa? Nếu thiếu thì thiếu sự việc gì và tại sao đó lại là sự việc chính cần phải nêu?
(?) Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi?
- Các sự việc nêu khá đầy đủ của cốt truyện. Tuy nhiên cần bổ sung chi tiết quan trọng đó là: Sau khi vợ tự vẫn, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ cái bóng trên vách và bảo đó chính là cha Đản. Sự việc này làm Trương Sinh hiểu ra vợ mình bị oan.
GV hướng dẫn HS tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”
Xưa có chàng Trương Sinh , vừa cưới vợ xong đã phải đầu quân đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, còn gọi là Vũ Nương, bụng mang dạ chửa Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan Trương Sinh trở về nhà , nghe lời con nhỏ , nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống dòng sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau khi vợ trẫm mình tự vẫn, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay đến đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra là vợ mình bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp lại Vũ Nương Trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau . Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể , thương nhớ vợ vô cùng, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện.
Chia nhóm cho học sinh hoạt động Theo từng đề 
I, Tìm hiểu chung:
1, Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:
Tóm lại -Tóm tắt VB tự sự giúp người đọc và người nghe dễ nắm được nội dung chính của một câu chuyện. Do tước bỏ đi một số chi tiết , nhân vật và các yếu tố phụ không quan trọng. Làm nổi bật các sự việc và nhân vật chính . VB tóm tắt thường ngắn gọn nên dễ nhớ.
2 Thực hành tóm tắt văn bản tự sự:
Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”
 Chuyện kể về Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương tính tình thùy mị lại thêm tư dung tốt đẹp.Có chồng là trương sinh giàu có nhưng đa nghi hay ghen.trương sinh phải đi lính đánh giặc Chiêm ,Nàng ở nhà sinh con nuôi con và chăm sóc mẹ già,mẹ chết nàng lo ma chay chu đáo.
 Chiến tranh kết thúc Sinh trở về nghe lời con nhỏ nghi là vợ thất tiết nên mắng nhiếc, đánh đuổi nàng. Vì oan ức nàng nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử. Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay đến đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra là vợ mình bị oan. Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới thuỷ cung. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện.
3. Có thể rút ngắn gọn hơn như sau:
- Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ , nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay đến đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra là vợ mình bị oan. Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới thuỷ cung. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện.
II, Luyện tập: 
Tóm tắt văn bản lớp 8 “Lão Hạc” của Nam Cao 
Tóm tắt truyện“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
III, Hướng dẫn tự học: 
Rút gọn hoặc mở rộng một văn bản tóm tắt theo mục đích sử dụng .
Tóm tắt một tác phẩm vừa đọc nhằm : 
+Giới thiệu cho bạn bè cùng biết 
+ Đưa vào vă bản nghị luận về một tác phẩm làm dẫn chứng cho một nhận xét về đặc điểm cốt truyện 
E, RÚT KINH NGHIỆM: 
Tuần: 5 Ngày soạn: 23/9/2012
Tiết : 21 Ngày dạy : 25/9/2012
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH ( đọc thêm )
(Trích Vũ trung tùy bút )
 Phạm Đình Hổ
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Bước đầu làm quen với thể loại tùy bút thời kì trung đại 
 - Cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tùy bút trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1, Kiến thức: 
 - Sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại.
 - Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh
 - Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
 2, Kĩ năng: 
 - Đọc – hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại.
 - Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê - Trịnh 
 3,Thái độ: giáo dục ý thức yêu ghét và biết phê phán những bất công trong xã hội . 
C PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phát vấn, gợi mở, thuyết trình, đàm thoại, đối thoại, phân tích, giảng bình, tổng hợp
D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1, Ổn định lớp: 
 2, Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 3,Bài mới: GV giới thiệu Tác giả sống vào thời kì khủng hoảng trầm trọng của xã hội phong kiến nên sớm có tư tưởng ẩn dật, và sáng tác trên nhiều lĩnh vực, văn học, triết học, sử học Nói qua về giá trị đặc sắc của Tuỳ bút.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GV gọi HS đọc chú thích (*) .(SGK/ 61 ) 
(?) Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm ?
(?) Em hiểu như thế nào là thể tùy bút ?
GV giảng sự ghi chép ở đây là tuỳ theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không cần gò bó theo hệ thống, kết cấu gì, nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng cảm xúc chủ đạo.
Đọc với giọng điệu phê phán. 
Giải thích các từ khó.
 GV gọi HS đọc đoạn văn từ đầu cho đến ”biết đó là triệu bất tường”
(?) Tìm hiểu những chi tiết , sự việc thể hiện thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa ?
- Chúa cho xây dựng nhiều cung điện , đình đài ở các nơi để thoả ý “thích chơi đèn đuốc”, ngắm cảnh đẹp, à hao tiền tốn của.
-Những cuộc dạo chơi của chúa Trịnh ở Tây Hồ: diễn ra thường xuyên, huy động rất đông người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém - Việc tìm thu vật “phụng thủ” chim quý thú lạ, cây cổ thụ, những hòn đá hình dáng kì lạ, chậu hoa cây cảnh..”. àThực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm cho nơi ở của chúa.
(?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn?
- Miêu tả cụ thể, chân thực và khách quan , không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉû vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng.
(?) Tìm hiểu ý nghĩa đoạn văn: “Mỗi khi đêm thanh, cảnh vắng biết đó là triệu bất tường” ?
- Cảnh được miêu tả là cảnh thực ở những khu vườn rộng, đầy “trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch” lại được bày vẽ tô điểm như“bến bể đầu non”
(?) Cảnh đó gợi lên cho người đọc cảm giác như thế nào?
à gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác, đau thương chứ không phải trước cảnh đẹp bình yên, phồn thực.
(?) Điều này nói lên số phận của triều đại nhà chúa ra sao?
- Triều đại thối nát - suy vong. 
Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào ?
- nhờ gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay , thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” đêm đến lấy phăng đi. Rồi buộc tội  ... ẩy nhau..” à giọng hả hê sung sướng của người thắng trận trước kẻ thù xâm lược.
- Đoạn miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi LCT nhịp điệu chậm hơn tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảmgiết gà làm cơm..” , âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.
HS đọc( Ghi nhớ SGK/ 72)
I. Giới thiệu chung : 
1 Tác giả:
2 Tác phẩm	(SGK/ 70)
3 Thể loại :Tiểu thuyết chương hồi.
II. Đọc-hiểu văn bản :
1. Đọc,tìm hiểu từ khó :
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục ; (3 phần)
b. Phân tích :
*. Hình ảnh người anh hùng Qung Trung – Nguyễn Huệ:
- Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. Trong vòng 1 tháng:
+ Tế cáo lên ngôi Hoàng đế,
+ Xuất binh ra Bắc,
+ Mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An,
+ Phủ dụ tướng sĩ , định kế hoạch hành quân đánh giặc, kế hoạch đối phó với quân Thanh sau chiến thắng.
à Người lo xa hành động mạnh mẽ.
- Trí tuệ sáng suốt , sâu xa nhạy bén.
+ phân tích tình hình thời cuộc , thế tương quan chiến lược giữa ta và địch,
+ xét đoán và dùng người, xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp,
+ khen chê đều đúng người đúng việc.
- Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
+ Lời nói chắc chắn phương lược tiến đánh đã có sẵn”, lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng.
- Tài dụng binh như thần,
+ Cuộc hành quân thần tốc chỉ 1 tuần lễ đi từ Huế ra đến Ninh Bình,
+ Tuyển thêm quân, bố trí quân rất nghiêm minh chặt chẽ,
- Hình ảnh quật cường, lẫm liệt.
+ thân chinh cầm quân, hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sự, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc,xông pha tên đạn, bày mưu tính kế,
+ Tấm áo bào màu đỏ của vua đã sạm đen khói súng.
èHình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách quả cảm , mạnh mẽ , trí tuệ sáng suốt , nhạy bén tài dụng binh như thần. Là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
*. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi thảm của vua quan Lê Chiêu Thống:
- Cả đội binh hùng mạnh , chỉ quen diễu võ dương oai lúc lâm trận chỉ biết mạnh ai nấy chạy thoát thân, giày xéo lên nhau mà chết.
 - Lê Chiêu Thống chỉ vì lợi ích riêng của dòng họ mà trao cả vận mệnh của cả dân tộc vào tay kẻ thù xâm lược, chịu đựng sỉ nhục ,cầu cạnh van xin không còn tư cách bậc Quân Vương. Kết cục chịu số phận bi thảm của kẻ vong quốc.
è Thái độ hả hê vui sướng của người thắng trận trước kẻ thù xâm lược. Và âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót cho một triều đại mà mình đã từng phụng thờ.
III. Tổng kết : 
Ý nghĩa:Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm kỉ dậu 
( 1789)
III, Hướng dẫn tự học: 
- Nắm diễn biến các sự kiện trong đoạn trích. 
- Cảm nhận và phân tích được một số chi tiết nghệ thuật.
- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng trong trích đoạn.
E, RÚT KINH NGHIỆM: 
Tuần: 5 Ngày soạn: 23/9/2012
Tiết : 24 Ngày dạy : 27/9/2012
	SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc.
B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1, Kiến thức: - Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
	- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
 2, Kĩ năng: - Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
 	 - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
 3,Thái độ: - Giáo dục ý thức phát triển từ vựng tiếng Việt . 
C PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, gợi mở, phân tích, thuyết trình, quy nạp.
D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1, Ổn định lớp: 
 2, Kiểm tra bài cũ: Cách nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và được đặt trong dấu ngoặc kép là: 
a. Lời dẫn trực tiếp	b. Lời dẫn gián tiếp	c. Cả (a) và(b) đều sai.
 3, Bài mới: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội . Nó không ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội. Sự phát triển của Tiếng Việt , cũng như ngôn ngữ nói chung , được thể hiện trên ba mặt : Ngữ âm, từ vựng , ngữ pháp. Bài học này giúp các em tìm hiểu sự phát triển của Tiếng Việt về mặt từ vựng. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
(?) Từ :”kinh tế” trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác có ý nghĩa gì?
- Kinh tế (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác )à Kinh bang tế thế có nghĩa là trị nước cứu đời. (có cách nói khác là kinh thế tế dân) Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước , cứu giúp người đời.
(?) Ngày nay, chúng ta có hiểu từ này theo nghĩa như cụ Phan Bội Châu đã dùng hay không?
- Kinh tế ( ngày nay) à Toàn bộ hoạt động của con người về lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
(?) Qua đó, em có nhận xét gì về nghĩa của từ? 
Đọc các câu thơ và cho biết nghĩa của từ xuân, từ tay trong các câu nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
a. Xuân (thứ nhất): Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm (Nghĩa gốc) . Xuân (thứ hai) : thuộc về tuổi trẻ (nghĩa chuyển)
b. Tay (thứ nhất): Bộ phận phía trên của cơ thểå, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm (nghĩa gốc). Tay (thứ hai): người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó (nghĩa chuyển).
(?) Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
a. Xuân: chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
b. Tay: chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
(?)Từ ví dụ trên em rút ra nhận xét gì về phát triển nghĩa của từ và phương thức chuyển nghĩa?
* Ghi nhớ : (SGK/ 56)
Từ chân là từ nhiều nghĩa :
Ở câu nào từ chân dùng với nghĩa gốc ?
Ở câu nào từ chân dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ ?
Ở câu nào từ chân dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ ?
Dựa vào định nghĩa hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ trà trong các cách dùng?
Dựa vào những cách dùng hãy nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ ?
Lấy ví dụ để chứng minh từ Hội chứng, Ngân hàng, sốt, Vua, là những từ nhiều nghĩa.
Từ mặt trời thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào ?
Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không?
I, Tìm hiểu chung:
1 Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Kinh tếà Kinh bang tế thế có nghĩa là trị nước cứu đời. (có cách nói khác là kinh thế tế dân) 
Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước , cứu giúp người đời.
- Kinh tế ( ngày nay) à Toàn bộ hoạt động của con người về lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
*. Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành.
a. Xuân (thứ nhất): Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm (Nghĩa gốc) . Xuân (thứ hai) : thuộc về tuổi trẻ (nghĩa chuyển)
à Xuân: chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
b. Tay (thứ nhất): Bộ phận phía trên của cơ thểå, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm (nghĩa gốc). Tay (thứ hai): người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó (nghĩa chuyển).
à Tay: chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
*. Sự phát triển nghĩa của từ theo hai phương thức chủ yếu là: ẩn dụ và hoán dụ.
* Ghi nhớ : (SGK/ 56)
II, Luyện tập:
Bài tập1 : 
a.Chân à nghĩa gốc.
b.Chân à nghĩa chuyển (hoán dụ)
c.Chân à nghĩa chuyển (ẩn dụ)
d.Chân à nghĩa chuyển (ẩn dụ)
Bài tập 2: 
-Từ trà đã được dùng với nghĩa chuyển, không phải nghĩa gốc. Trà được dùng trong trường hợp này có nghĩa là sản phẩm từ thực phẩm, được chế biến thành dạng khô dùng để pha nứơc uống (ẩn dụ).
Bài tập 3: 
- Đồng hồ được dùng với nghĩa chuyển (ẩn dụ) chỉ những khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ.
Bài tập 4: Ví dụ 
a. Hội chứng ( nghĩa gốc) : tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh.	
Nghĩa chuyển: Tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi. Ví dụ: Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế.
b. Ngân hàng (nghĩa gốc): Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng. Ví dụ: Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam	
Nghĩa chuyển: kho lưu trữ các thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần như; ngân hàng máu, ngân hàng gen.	
- Hay tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực, được tổ chức để tiện tra cứu như ngân hàng dữ liệu, ngân hàng đề thi.	
c. Sốt (nghĩa gốc): Tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh. 
Nghĩa chuyển: Ở trạng thái tăng đôït ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh . Cơn sốt đất, cơn sốt hàng điện tử.	
d. Vua (nghĩa gốc) người đứng đầu nhà nước quân chủ. Nghĩa chuyển: Người được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định: Sản xuất, kinh doanh, thể thao, nghệ thuật. Ví dụ: Vua dầu hoả, vua bóng đá, vua nhạc rốc
Bài tập 5.
-Trong hai câu thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng rất đỏ, từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dung theo phép ẩn dụ. Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ, vì sự chuyển nghĩa của từ mặt trời, ở đây chỉ có tính chất lâm thời, không làm cho từ có thêm nghĩa mới
III, Hướng dẫn tự học: 
 - Đọc một số mục trong từ điển và xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ đó, chỉ ra trình tự trình bày nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ trong từ điển.
 - Học bài chuẩn bị bài mới.
E, RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(6).doc