Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 đến tuần 11

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 đến tuần 11

Tuần 6 Ngày soạn:

Tiết 6 Ngày dạy:

 Tiếng Việt:

THUẬT NGỮ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

 1. Kiến thức: - Khắc sâu khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của thuật ngữ.

2. Kĩ năng: - Thực hành sử dụng chính xác thuật ngữ.

3. Thái độ: - Hs thấy được tầm quan trọng của thuật ngữ khi khoa học ngày càng phát triển.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: - Sách tham khảo bổ sung bài tập.

2. Học sinh: - Ôn lại khái niêm và đặc điểm của thuật ngữ

C. PHƯƠNG PHÁP: - Phân tích, thực hành luyện tập

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ: H: Nêu và chứng minh đặc điểm của thuật ngữ?

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 đến tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn: 
Tiết 6 Ngày dạy: 
 Tiếng Việt:
THUẬT NGỮ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: - Khắc sâu khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của thuật ngữ.
2. Kĩ năng: - Thực hành sử dụng chính xác thuật ngữ.
3. Thái độ: - Hs thấy được tầm quan trọng của thuật ngữ khi khoa học ngày càng phát triển.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Sách tham khảo bổ sung bài tập.
2. Học sinh: - Ôn lại khái niêm và đặc điểm của thuật ngữ
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phân tích, thực hành luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: H: Nêu và chứng minh đặc điểm của thuật ngữ?
	3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ôn lại khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ 
H: Thuật ngữ là gì? Thuật ngữ thường dùng ở những loại văn bản nào?
H: Thuật ngữ có tính biểu cảm không? Mỗi thuật ngữ biểu đạt mấy khái niệm?
Hoạt động 2: HDHS luyện tập
- GV gọi Hs đọc yêu cầu BT
H: Trong đoạn trích, điểm tựa có phải được dùng như một thuật ngữ vật lý không? Ở đây nó có nghĩa gì?
- GV gọi Hs đọc yêu cầu BT 2
H: Cách giải thích nào được hiểu "hỗn hợp” là một thuật ngữ?
H: Đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường.
H: Dựa vào hướng dẫn SGK và bộ môn Sinh học em hãy định nghĩa thuật ngữ Cá.
H: Hiện tượng đồng âm của từ thị trường trong kinh tế học và trong quang học có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ đã nêu ở phần ghi nhớ hay không?
I. Lý thuyết
- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
- Mỗi thuật ngữ chỉ biểu đạt một khái niệm và ngược lai. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
II. Luyện tập
Bài 1:
- Điểm tựa trong trường hợp này không phải dùng như một thuật ngữ Vật lý. Điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính.
Bài 2:
a. Thuật ngữ
b. Thông thường
* Đặt câu: Thức ăn hỗn hợp
- Cửa hàng thức ăn hỗn hợp của bà Lan rất đông khách.
Bài 3:
- Cá là động vật có xương sống ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
Bài 4:
- Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường (thị: chợ) chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa, còn trong quang học thuật ngữ thị trường (thị: thấy) chỉ phần không gian mà mắt có thể nhìn thấy được.
- Đây là hiện tượng đồng âm khác nghĩa không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ, chúng thuộc hai ngành khoa học khác nhau, hai hệ thống thuật ngữ khác nhau.
4. Củng cố: 
H: Thuật ngữ là gì ? Nêu đặc điểm của thuật ngữ? Cho ví dụ?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, hoàn thành bài tập vào vở bài tập
	- Chuẩn bị bài theo các đề văn sách giáo khoa trang 105
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ..........................................................
-------------------eïf-------------------
Tuần 7 Ngày soạn:
Tiết 7 Ngày dạy: 
 Tập làm văn: 
 HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
1. Kiến thức: - HS vận dụng kiến thức đã học: Văn tự sự kết hợp với miêu tả để viết được bài văn tự sự theo yêu cầu.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng kể chuyện biểu cảm kết hợp miêu tả.
3. Thái độ: - Có ý thức tự lập khi làm bài.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Tham khảo các đề bài văn, xây dựng dàn ý
2. Học sinh: - Xem trước đề văn đã có ở sách giáo khoa.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
	3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài.
H: Em hãy xác định thể loại và nội dung yêu cầu của đề bài?
*Hs xác định đây là kiểu bài viết thư dưới dạng kể lại một câu chuyện (văn tự sự) kết hợp yếu tố tưởng tượng. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
H: Đối với đề bài này thì mở bài em cần giới thiệu như thế nào?
H: Nếu miêu tả cảnh ngôi trường và sự đổi thay sau 20 năm thì em sẽ miêu tả những cảnh vật nào?
H: Tâm trạng của “tôi” như thế nào khi nhớ về ngày xưa và hiện tại? 
H: Kỉ niệm nào em nhớ nhất về thầy cô, mái trường?
H: Em gặp lại ai? Cảm xúc như thế nào? Có nhận ra nhau không? Sau đó...
H: Cảm nhận chung của em sau chuyến về thăm trường cũ? Hứa hẹn trở lại, họp lớp
...?
* Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Viết thư tự sự kết hợp miêu tả
- Nội dung: Kể về một buổi thăm trường vào một ngày hè sau 20 năm xa cách.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường cũ. 
- Cảm xúc của nhân vật “tôi”
b. Thân bài:
 * Miêu tả ngôi trường và những sự thay đổi (chú ý gắn với cảnh mùa hè)
 + Trường, lớp học như thế nào?
 + Cây cối ra sao?
 + Cảnh thiên nhiên?
* Tâm trạng của nhân vật tôi: 
 + Xúc động, gợi về những kỉ niệm gì?
 + Kỉ niệm với người mình viết thư.
 + Gặp lại những cảnh quen thuộc cũ (cô giáo chủ nhiệm cũ) 
 + Kết thức buổi gặp gỡ.
c. Kết bài: 
- Suy nghĩ về ngôi trường 
- Hứa hẹn ngày họp lớp 
- Kết thúc thư
4. Củng cố: 
- Giáo viên lưu ý: Khi làm bài viết cần kết hợp yếu tố miêu tả vào bài làm.
	5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, triển khai theo các bước của dàn bài đã hướng dẫn.
- Chuẩn bị bài: 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ..........................................................
-------------------eïf-------------------
Tuần 8 Ngày soạn: 
Tiết 8 Ngày dạy: 
 Tập làm văn: 
 MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
1. Kiến thức: - Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh thấy được tầm quan trọng của văn miêu tả trong văn tự sự. 
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu tham khảo mở rộng kiến thức
2. Học sinh: - HS xem lại bài “Miêu tả trong văn bản tự sự” trang 91/sgk
C. PHƯƠNG PHÁP: - Ôn tập, thực hành luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
H: Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự? Tóm tắt một câu chuyện đã học.
	3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
- GV: Yêu cầu HS đọc đoạn trích ở SGK trang 91 -> Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn trích (tả người, việc, cảnh...) ->Nêu tác dụng của yếu tố miêu tả.
HS: Thực hiện các yêu cầu trên.
GV: Chốt lại bài học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: (câu 1 sgk/92) Tìm yếu tố miêu tả trong 2 đoạn trích Truyện Kiều
Bài 2: HS miêu tả chị em Thuý Kiều bằng văn xuôi -> GV chọn đọc một bài, hướng dẫn cả lớp cùng sửa chữa.
A. TÌM HIỂU BÀI
I. Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
+ Tả việc
+ Tả cảnh
+ Tả hành động
+ Tả người
II. Ghi nhớ: Sgk/92
B. LUYỆN TẬP
Bài 1: (gợi ý)
* Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”
- HS cần chỉ ra: Các chi tiết chứa yếu tố miêu tả; ở mỗi đối tượng, tác giả chú ý tả phương diện nào? So sánh, ví von với những điều gì? Phương pháp miêu tả ấy đã làm nỗi bật nét đẹp khác nhau ntn ở mỗi nhân vật?
* Đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
- HS cần phát hiện các chi tiết miêu tả; xác định đối tượng, mục đích miêu tả là thiên nhiên, tác giả trực tiếp tả cảnh vật; chú ý từ ngữ miêu tả.
+ Đoạn đầu là bức tranh mùa xuân.
+ Đoạn giữa là khung cảnh lễ hội.
+ Đoạn cuối là thiên nhiên được nhìn qua tâm trạng nhân vật.
Bài 2: Chú ý đặc điểm của mỗi nhân vật
4. Củng cố: 
- HS giới thiệu vẻ đep chị em Thuý Kiều bằng lời văn nói.
	5. Dặn dò:
- Tập vận dụng yếu tố miêu tả vào văn tự sự
	- Chuẩn bị: Ôn tập truyện trung đại
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ..........................................................
-------------------eïf-------------------
Tuần 9 Ngày soạn: 
Tiết 9 Ngày dạy: 
 Văn bản: 
 ÔN TẬP TRUYỆN TRUNG ĐẠI
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu. 
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng thống kê, khái quát
3. Thái độ: - Tự đánh giá quá trình lĩnh hội kiến thức của bản thân.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Nội dung ôn tập
2. Học sinh: - Soạn câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Tổng hợp, qui nạp 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
H: Kể tên các văn bản truyện trung đại đã học.
3. Bài mới:	
Câu 1: Lập bảng thống kê, ghi những kiến thức cần thiết vào từng cột theo mẫu dưới đây:
TT
Tên văn bản (đoạn trích tác phẩm)
Tác giả
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ
Thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thới khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
Miêu tả nhân vật kết hợp với tự sự trữ tình
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Phạm Đình Hổ
Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiểu của bọn quan lại thời Lê- Trịnh
Lối văn ghi chép cụ thể chân thực, sinh động
3
Hoàng Lê Nhất Thống Chí
Ngô Gia Văn Phái
Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và ssoos phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực sinh động
4
Truyện Kiều
Nguyễn Du
Tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người – Tiếng nói lên án, tố cáo thế lực xấu xa...
Miêu tả, ước lệ, khắc họa tính cách nhân vật
Câu 2: Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều.
Vẻ đẹp người phụ nữ:
Vẻ đẹp nhan sắc, tài năng (Thúy Vân, Thúy Kiều)
Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất:
+ Vũ Nương: hiếu thảo, thủy chung, sắt son
+ Thúy Kiều: Hiếu thảo, khát vọng tự do, công lý, chính nghĩa.
Số phận đầy bi kịch của người phụ nữ:
Cuộc đời đau khổ, oan khuất (Vũ Nương)
Bi kịch tình yêu và bi kịch nhân phẩm bị chà đạp (Thúy Kiều)
Câu 3: Bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị qua các đoạn trích đã học: Ăn chơi xa hoa, trụy lạc (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)
Hèn nhát, thuần phục ngoại bang một cách nhục nhã (Hoàng Lê Nhất Thống Chí)
Giả dối bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Mã Giám Sinh mua Kiều)
Câu 4: Phân tích hình tượng các nhân vật:
a. Nguyễn Huệ (Quang Trung đại phá quân Thanh)
Lòng yêu nước nồng nàn
Quả cảm, tài trí
Nhân cách cao đẹp
 b. Lục Vân Tiên : Nhân nghĩa, chính trực, tài ba, dũng cảm.
*****************************
4. Củng cố: GV củng cố lại nội dung toàn bài
5. Dặn dò: 
- Hoàn thành những bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
	E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ..........................................................
-------------------eïf-------------------
Tuần 10 Ngày soạn: 
Tiết 10 Ngày dạy: 
 Tập làm văn: 
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
1. Kiến thức: - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức trong khi miêu tả.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu tham khảo mở rộng kiến thức
2. Học sinh: - HS xem bài “Miêu tả nội trong văn bản tự sự” (sgk/117)
C. PHƯƠNG PHÁP: - Ôn tập, thực hành
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
H: Vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự.
3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
GV: - Hướng dẫn HS đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” -> Tìm những yếu tố miêu tả ngoại cảnh và miêu tả tâm trạng Thuý Kiều.
HS: 
- Tìm những câu thơ miêu tả n.cảnh:
+ “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
... Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”
+ “Buồn trông cửa bể... ghế ngồi”
- Tìm những câu thơ m.tả nội tâm T.Kiều:
+ “Bên trời góc bể bơ vơ
 ... Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
GV: - Dấu hiệu nào cho thấy 2 đoạn đầu là tả cảnh, đoạn sau miêu tả nội tâm?
HS: - Đoạn sau tập trung miêu tả suy nghĩ, tâm trạng Thuý Kiều.
GV: - 8 câu cuối là tả cảnh, những cảnh đó có quan hệ như thế nào với tâm trạng Thuý Kiều? (tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi tâm trạng).
HS: Ở 8 câu cuối, cảnh được nhìn qua tâm trạng - mỗi cảnh tương ứng với mỗi tâm trạng.
GV: chốt lại: Miêu tả nội tâm có vai trò tác dụng to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Tìm trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” những câu thơ trực tiếp miêu tả nội tâm, những câu tả cảnh có liên quan đến tâm trạng nhân vật.
Bài 2: HS đóng vai Thuý Kiều kể lại việc báo ân báo oán đối với Hoạn Thư.
A. TÌM HIỂU BÀI
I. Yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
- Miêu tả trực tiếp:
 + Ý nghĩ
 + Cảm xúc
 + Tình cảm...
- Miêu tả gián tiếp:
 + Cảnh vật
 + Nét mặt
 + Trang phục...
II. Ghi nhớ: Sgk/117
B. LUYỆN TẬP
Bài 1: HS chỉ ra đoạn thơ:
“Bên trời góc bể bơ vơ...
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
- Chỉ rõ các dấu hiệu miêu tả nội tâm nhân vật.
Bài 2: HS đóng vai Thuý Kiều:
+ Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (xưng “tôi”).
+ Chuyển thành văn xuôi.
+ Chú ý miêu tả tâm trạng Thuý Kiều khi gặp Hoạn Thư.
+ Trong quá trình kể, kết hợp lời dẫn, dẫn lời nhân vật khác, tái hiện được tâm trạng Thuý Kiều một cách tự nhiên.
(sau khi HS viết bài, GV chọn bài đọc trước lớp, uốn nắn, khuyến khích, biểu dương các em...)
4. Củng cố: 
- GV chốt lại: Nhân vật là yếu tố quan trọng của tác phẩm tự sự. Để xây dựng nhân vật, nhà văn thừơng miêu tả ngoại hình và nội tâm. Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ “Chân dung tinh thần” của nhân vật, tái hiện những trăn trở, dằn vặt, rung động tinh vi trong tư tưởng tình cảm nhân vật. Vì thế miêu tả nội tâm có vai trò, tác dụng to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật.
5. Dặn dò: - Xem lại nội dung bài học
 - Chuẩn bị bài: Nghị luận trong văn bản tự sự
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ..........................................................
-------------------eïf-------------------
Tuần 11 Ngày soạn: 
Tiết 11 Ngày dạy: 
 Tập làm văn: 
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: Vận dụng yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự.
3. Thái độ: - - Giáo dục HS trong khi nói và viết chú ý sử dụng yếu tố lập luận để bài viết của mình tăng thêm sức thuyết phục.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu tham khảo mở rộng kiến thức
2. Học sinh: - HS xem bài “Nghị luận trong văn bản tự sự” 
C. PHƯƠNG PHÁP: - Ôn tập, thực hành
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
H: Nêu dấu hiệu và đặc điểm của lập luận trong văn bản?
3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 
yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ sgk văn 9 tập 1/138 
- GV nhắc lại như nội dung ghi nhớ
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Đọc đoạn trích (a) và (b) sgk/137 và chỉ ra:
H: Trong mỗi đoạn trích, nhân vật đã nêu ra những luận điểm gì?
H: Để làm rõ luận điểm đó, người nói đã đưa ra những luận cứ gì và lập luận như thế nào?
Bài 2: Rút ra dấu hiệu và đặc điểm nghị luận ở hai đoạn trích trên?
Bài 3: HS kể một câu chuyện ngắn có sử dụng yếu tố nghị luận.
A. TÌM HIỂU BÀI
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
II. Ghi nhớ: sgk/138
B. LUYỆN TẬP
Bài 1:
Đoạn a: Là những suy nghĩ nội tâm của nhân vật “ông giáo” trong truyện Lão Hạc của Nam Cao. Như một cuộc đối thoại ngầm (ông giáo nói với chính mình), thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác để “chỉ buồn chứ không nỡ giận”. Để đi đến kết luận ấy, ông giáo đã đưa ra các luận điểm theo lôgic sau:
- Nêu vấn đề: Nếu ta không tìm hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cái cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.
- Phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ. Vì sao vậy?
+ Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau (quy luật tự nhiên).
+ Khi ta người ta khổ quá thì không còn nghĩ đến ai được nữa (Từ một quy luật tự nhiên).
+ Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng , buồn đau, ích kỉ che lấp.
- Kết thúc vấn đề: “Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”.
Đoạn b: Đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư:
- Lập luận của Kiều: Xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm, cay nghiệt như mụ - và xưa nay, càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái.
- Lập luận của Hoạn Thư:
+ Tôi là đàn bà nên ghen tuông là thường tình (lẽ thường).
+ Tôi đã từng đối xử tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi chẳng truy sát (kể công).
+ Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung, chắc gì ai nhường cho ai (lẽ đời thường).
+ Nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô, bây giờ chỉ biết trông chờ vào sự khoan dung rộng lượng của cô (Nhận tộià đề caoà tâng bốc).
Bài 2: Gợi ý: Nghị luận thực chất là một cuộc đối thoại (với chính mình hoặc người khác) với các nhận xét, phán đoán, các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc. 
Bài 3: HS kể một câu chuỵên trước lớp, chú ý vận dụng được yếu tố nghị luận vào trong lời kể à Cả lớp cùng nhận xét, góp ý.
4. Củng cố: 
H: Vai trò, tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
5. Dặn dò: 
- Xem lại nội dung bài học
	- Tập vận dụng yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự.
	- Chuẩn bị: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ..........................................................
-------------------eïf-------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6-11.doc.doc