TUẦN 6 Ngày soạn: 17-09-2012
Tiết 26 TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
A Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Du.
-Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.
- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
- Nhận ra đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.
3. Thái độ : Yêu quý , trân trọng và gìn giữ kiệt tác văn học của dân tộc.
B. Kĩ năng sống được giáo dục trong bài
- Tiếp nhận thông tin: Hiểu biết về đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
- Giao tiếp: trình bày về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du, giá trị của Truyện Kiều.
- Suy nghĩ sáng tạo: Về ảnh hưởng của cuộc đời Nguyễn Du với sự nghiệp sáng tác
TUẦN 6 Ngày soạn: 17-09-2012 Tiết 26 TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU A Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Du. -Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều. - Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại. - Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại. - Nhận ra đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại. 3. Thái độ : Yêu quý , trân trọng và gìn giữ kiệt tác văn học của dân tộc. B. Kĩ năng sống được giáo dục trong bài - Tiếp nhận thông tin: Hiểu biết về đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều. - Giao tiếp: trình bày về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du, giá trị của Truyện Kiều. - Suy nghĩ sáng tạo: Về ảnh hưởng của cuộc đời Nguyễn Du với sự nghiệp sáng tác. C. Phương pháp, kỹ thuật dạy học/ Phương tiện dạy học: - Vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Tranh ảnh về Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1 Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ trong đoạn trích hồi 14 được khắc họa như thế nào? 3. Tổ chức các hoạt động *Giới thiệu bài Đỉnh cao nhất của văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là kiệt tác Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du -Đại trhi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ1: Tìm hiểu tác giả: *Tiếp nhận thông tin GV: Cho HS đọc phần I ? Hãy nêu những nét chính về cuộc đời của Nguyễn Du -Tên , hiệu - Quê quán - Nguốn gốc xuất thân *Suy nghĩ sáng tạo ? Thời đại Nguyễn Du sống là thời đại như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du? GV cung cấp thêm: -9 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ ở với anh là Nguyễn Khản (Làm quan trong triều Lê-Trịnh)-xảy ra nạn kiêu binh nên Nguyễn Du phải phiêu dạt nhiều năm trên đất Bắc. HĐ2: Tìm hiểu tác phẩm Truyện Kiều ? Truyện Kiều được sáng tác dựa vào tác phẩm nào. ? Tóm tắt truyện -GV cho HS tóm tắt từng phần - HS tóm tắt, bổ sung GV thuyết trình về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật - Tác phẩm truyện được viết bằng thơ lục bát với ..câu thơ - Miêu tả thiên nhiên: mùa xuân Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Mùa hạ Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông Mùa thu Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng - Miêu tả người: Kiều, Vân, Từ Hải, Tú Bà, Hoạn Thư - Tâm lí: Kiều ở lầu Ngưng Bích I. Tác giả : Nguyễn Du(1765 - 1820) 1. Vài nét về cuộc đời Nguyễn Du - Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên - Quê: Tiên Điền Nghi Xuân, Hà Tĩnh - Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, có nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. 2. Thời đại - Cuối TK XVIII đầu TK XIX là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động + Chế độ PK Việt Nam khủng hoảng + Phong trào nông dân nổ ra khắp nơi, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn PK Lê - Trịnh, quét sạch 20v quân Thanh. 1802 sau khi đánh bại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn - Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc(1786 -1796) rồi về ở ẩn tại Hà Tĩnh (1796 - 1802) - 1802 Nguyễn Du ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. - 1820 được cử đi làm chánh sứ sang Trung Quốc (lần 2), chưa đi thì bị bệnh và mất tại Huế. Những thay đổi lịch sử làm ông hướng ngòi bút vào hiện thực - Nguyễn Du có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. 3. Sự nghiệp - Thơ chữ Hán: 3 tập(243 bài) - Thơ Nôm: xuất sắc nhất là tác phẩm “Đoạn trường tân thanh”- Truyện Kiều, ngoài ra còn có Văn chiêu hồn(Văn tế thập loại chúng sinh) II Truyện Kiều 1. Xuất xứ Dựa theo cốt truyện: Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) 2. Tóm tắt Phần 1 Gặp gỡ và đính ước Phần 2: Gia biến và lưu lạc Phần 3: Đoàn tụ 3. Giá trị nội dung và nghệ thuật - Nội dung + Giá trị hiện thực: là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo. + Giá trị nhân đạo: Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người; là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa; là tiếng nói khẳng định đề cao tài năng và nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người(quyền sống, tự do, tình yêu.) - Nghệ thuật -Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc họa hình tượng nhân vật... - Củng cố: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm - HDVN: Soạn bài Chị em Thuý Kiều : đọc văn bản, chú thích, trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu ---------------------------------------------------------------------------- Tiết 27: CHỊ EM THUÝ KIỀU A Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong việc miêu tả nhân vật: Khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thuý Kiều, Thuý Vân bằng bút pháp ước lệ cổ điển - Cảm hứng nhân đạo của ND: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc hiểu một VB truyện thơ trong văn học trung đại. - Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện. - Có ý thức liên hệ với văn bản để tìm hiểu nhân vật - Phân tích được một số chi tiết NT tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản 3. Thái độ : Yêu quý, trân trọng tác phẩm, cảm thông với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến B – Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài - Giao tiếp: trao đổi về vẻ đẹp Thuý Vân và Thuý Kiều - Suy nghĩ: đánh giá vể vẻ đẹp với số phận con người C. Phương pháp – Kỹ thuật dạy học/ Phương tiện dạy học - Động não: suy nghĩ về vẻ đẹp của Chị em Thuý Kiều -Thảo luận nhóm: Cách khắc họa nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều - Tranh ảnh minh hoạ về hình ảnh Thuý Vân – Thuý Kiều C - Tiến trình tổ chức các hoạt động 1 Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du Kể tóm tắt Truyện Kiều 3. Tổ chức các hoạt động *Khởi động Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du miêu tả nhiều bức chân dung nhân vật rất đặc sắc, hai chân dung đầu tiên mà người đọc được thưởng thức là chân dung hai người con gái họ Vương- Chị em Thuý Kiều GV cho học sinh xem tranh vẽ chân dung chị em Thuý Kiều Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ1: HD tìm hiểu chung GV cho học sinh đọc văn bản ? Có thể chia đoạn trích thành mấy phần.Nội dung từng phần HĐ2: HD tìm hiểu văn bản ? Nêu nội dung của 4 câu thơ đầu Gợi ý: hai ả tố nga là gì Mai cốt cách, tuyết tinh thần ? Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười ?Vẻ đẹp Thuý Vân được miêu tả như thế nào - Trang trong là gì - Tác giả đã dùng biện pháp gì để miêu tả Thuý Vân *HS thảo luận nhóm *Nhân xét gì về số phận nhân vật qua việc miêu tả chân dung ? Vẻ đẹp nhân vật Thuý Kiều được miêu tả như thế nào? *HS thảo luận nhóm Ngoài vẻ đẹp Thuý Kiều còn có những tài gì? ? Nhận xét gì về cung đàn mà Kiều tự sáng tác. ? Nhận xét gì về dụng ý miêu tả của Nguyễn Du khi miêu tả Thuý Vân trước Thuý Kiều ? Cảm hứng nhân đạo trong việc miêu tả hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân GV cho HS đọc ghi nhớ SGK HĐ3: HD luyện tập I. Tìm hiểu chung 1.Vị trí đoạn trích : Nằm ở phần đầu Truyện Kiều : Gặp gỡ và đính ước 2. Đọc : 3.Bố cục - 4 câu thơ đầu: giới thiệu khái quát về 2 chị em Kiều - 4 câu thơ tiếp: Vẻ đẹp nhân vật Thuý Vân - 12 câu thơ tiếp: Gợi tả vẻ đẹp nhân vật Thuý Kiều - 4 câu thơ cuối: Nhận xét chung về cuộc sống của 2 chị em II. Tìm hiểu văn bản 1. Vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều - Hai ả tố nga: 2 người đẹp - Mai cốt cách, tuyết tinh thần: Nt ước lệ để gợi tả vẻ đẹp duyên dáng thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ - Cả hai chị em đều có vẻ đẹp toàn diện (mười phân vẹn mười), nhưng mỗi người một vẻ khác nhau (mỗi người một vẻ) 2. Vẻ đẹp của Thúy Vân - Câu thơ mở đầu: vừa giới thiệu khái quát đặc điểm của Thuý Vân: vẻ đẹp cao sang quý phái. - Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang, hoa cười, ngọc thốt, mây thua nước tóc. tuyết nhường màu da => Nt ước lệ để nói khuôn mặt đầy đặn, sáng rỡ, mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo từ hàm răng ngọc ngà, mái tóc nhẹ như mây, làn da trắng như tuyết. Gợi vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu mà quý phái của Thuý Vân. - Vẻ đẹp của Thuý Vân là chân dung mang tính cách số phận: vẻ đẹp tạo ra sự hài hoà với cảnh vật xung quanh. Nó báo trước nàng sẽ có số phận bình lặng suôn sẻ. 3. Vẻ đẹp của Thúy Kiều - Câu thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật: Sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn + Đôi mắt như nước mùa thu + Nét lông mày như núi mùa xuân + Nụ cười tươi thắm khiến hoa phải ghen + Mái tóc mượt mà khiến liễu phải hờn - Tác giả cũng sử dụng nghệ thuật ước lệ Gợi tả vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân(Tác giả tập trung vào đôi mắt) - Về tài: Cầm, kì, thi, họa... Cái tài của nàng đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến. Đặc biệt là tài đàn là sở trường, năng khiếu đặc biệt. - Cung đàn “Bạc mệnh”Ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. * Vẻ đẹp của Thuý Kiều là sự kết hợp của Tài- Sắc – Tình. - Miêu tả Thuý Vân trước làm nền để làm nổi bật lên bức chân dung Thuý Kiều Thủ pháp đòn bẩy. - Chân dung Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận: Vẻ đẹp của Thuý Kiều làm cho tạo hoá phải ghen, phải hờn Số phận của nàng sẽ éo le, đau khổ. * Cảm hứng nhân đạo Đề cao ca ngợi vẻ đẹp con người, vẻ đẹp toàn diện Thể hiện sự lí tưởng hoá con người. 4. Tổng kết : -Nghệ thuật : +Sử dụng những hình ảnh tượng trưng ước lệ. +Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy. +Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình. -Nội dung: Ghi nhớ SGK/83 -Ý nghĩa VB : Chị em Thúy Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của con người của tác giả Nguyễn du. III. Luyện tập : Đọc tham khảo đoạn văn trang 84 * Củng cố: Vẻ đẹp Thuý Kiều và số phận nhân vật. *Dặn dò: -Đọc diễn cảm và thuộc lòng đoạn trích. -Năm chắc được bút pháp NT cổ điển và cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích. -Hiểu và sử dụng được một số từ Hán việt được sử dụng trong văn bản. - HDVN: Soạn : Cảnh ngày xuân: đọc VB, chú thích, trả lời các câu hỏi trong phần Đọc-hiểu. ****************************************************** Tiết 28: CẢNH NGÀY XUÂN A- Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức : HS nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du: kết hợp tả, gợi, sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình để tả một ngày cuối xuân với những đặc điểm riêng. Qua cảnh vật phần nào nói lên tâm trạng nhân vật. - Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng, quan sát, tưởng tượng trong khi làm văn miêu tả, phân tích hình ảnh giàu chất tạo hình để tả cảnh thiên nhiên. - Cảm nhận tâm h ... h miêu tả của Nguyễn Du ? Khung cảnh Lễ– hội được miêu tả như thế nào GV gợi ý: Hoạt động, không khí của hạot động Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội? ?Cảnh vật, không khí lễ hội lúc chị em Kiều ra về Gv :Cái nao nao tâm trạng của con người trước cảnh vật. Tình cảm của con người cũng như sự uốn lượn của dòng nước lúc vui lúc buồn, lúc trôi chảy vô định không biết đâu là bến bờ Sẽ gặp mộ Đạm Tiên Sẽ gặp chàng Kim Tổng kết Gv viên tóm lược về cách sử dụng từ ngữ. Cho HS đọc ghi nhớ HĐ 3 : hướng dẫn luyện tập : I.Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc 2. Chú thích - Vị trí : Sau đoạn trích Chị em Thuý Kiều 3. Bố cục - Phần 1(4 câu thơ đầu): Khung cảnh ngày xuân - Phần 2(8 câu thơ tiếp) Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh - Phần 3(6 câu thơ cuối): Cảnh chị em Kiều du xuân trở về II- Tìm hiểu đoạn trích 1. Bốn câu thơ đầu - Không gian và thời gian: Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã sang tháng 3 - Cảnh vât: + Thảm cỏ xanh tươi trải rộng tới chân trời làm nền cho bức tranh xuân + Điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng Màu sắc hài hoà gợi vẻ đẹp mới mẻ tinh khôi giàu sức sống. Chữ điểm làm cho cảnh vật sống động chứ không tĩnh lặng. 2. Tám câu thơ tiếp theo - Hoạt động: + Lễ Tảo mộ: viếng mộ, quét tước phần mộ + Hội đạp thanh: Đi chơi xuân - Không khí lễ hội: + Danh từ: yến anh, tài tử, giai nhân Gợi sự đông vui + Động từ: sắm sửa, dập dìu Gợi sự rộn ràng náo nhiệt + Tính từ: Gần xa, nô nức, Tâm trạng vui tươi, rộn ràng của người tham gia lễ hội * Lễ hội mùa xuân tấp nập, nhộn nhịp. Đây là lễ hội xa xưa có sắm sửa quần áo đi vui hội đạp thanh, rắc những thoi vàng vó đốt tiền giấy tưởng nhớ người đã khuất Hoài vọng quá khứ, ước vọng về tương lai 3. Sáu câu thơ cuối - Không khí lễ hội vẫn còn nhưng lặng dần, nhạt dần: + Mặt trời từ từ ngả về tây + Bước chân người thơ thẩn - Từ láy: “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” .. không chỉ biểu đạt sắc thái của cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng. Cảm giác xao xuyến bâng khuâng của một ngày xuân dan còn mà có sự linh cảm về một điều sắp xảy ra đã xuất hiện 4/Tổng kết *Nghệ thuật : -Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật. -Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều. *Nội dung : Ghi nhớ SGK/87 *Ý nghĩa văn bản : Cảnh ngày xuân là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du. III. Luyện tập : -Đọc diễn cảm đoạn trích. -Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng trong VB HĐ3 Vận dụng - Củng cố: Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du: Trong cảnh có tình - HDVN: Soạn bài Thuật ngữ ---------------------------------------------------------------------------- Tiết 29: THUẬT NGỮ A- Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức : HS nắm được - Khái niệm thuật ngữ. -Những đặc điểm của thuật ngữ. 2. Kĩ năng : -Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển. -Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc- hiểu và tạo lập VB khoa học, công nghệ 3. Thái độ : - Tích cực sử dụng thuật ngữ đúng với hoàn cảnh giao tiếp B – Kĩ năng sống được giáo dục - Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về đặc điểm vai trò và cách sử dụng thuật ngữ trong tạo lập văn bản. - Ra quyết định: lựa chọn lựa chọn , sử dụng thuật ngữ phù hợp với đặc điểm giao tiếp. *GDMT:Liên hê : Thuật ngữ gắn với đời sống C- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học – Phương tiện dạy học - Thực hành có hướng dẫn: luyện tập sử dụng thuật ngữ trong tạo lập câu/đoạn/ bài văn theo tình huống giao tiếp cụ thể. - Phân tích tình huống: để hiểu đặc điểm, vai trò, cách sử dụng thuật ngữ Tiếng Việt. - Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rýt ra những bài học thiết thực về sử dụng thuật ngữ. D. Tổ chức các hoạt động 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: - Sự phát triển từ vựng theo những cách nào? Làm bài tập 2, 3. 3. Bài mới HĐ1 Khởi động Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ1:Tìm hiểu khái niệm thuật ngữ GV cho HS phân biệt 2 cách giải thích nghĩa của từ “Nước” Cách 1? Cách 2? GV cho HS đọc I – và trả lời các câu hỏi HS trả lời Bổ sung , sửa chữa *GDMT:Tìm ví dụ về các thuật ngữ có liên quan đến môi trường: -Ô nhiễm môi trường, -Môi trường sinh thái, -Cân bằng sinh thái, -Ô nhiễm nguồn nước, -Nước sạch GV cho HS đọc ghi nhớ HĐ 2: Tìm hiểu các đặc điểm của thuật ngữ GV cho HS làm các bài tập 1,2 phần II HS thảo luận trả lời Em rút ra kết luận gì về đặc điểm của thuật ngữ Tổng kết GV cho HS đọc ghi nhớ SGK (88 -89) *KNS:Động não: Suy nghĩ, từ những ví dụ trên, rút ra bài học thiết thực về sử dụng thuật ngữ? -HS Suy nghĩ độc lập, trả lời> HĐ3 Luyện tập GV cho học sịnh làm bài tập 1 theo nhóm Nhóm 1: 1 -3 Nhóm 2: 4 – 6 Nhóm 3: 7 - 9 Nhóm 4 :10 -12 BT2 Điểm tựa trong vật lí Điểm cố định của đòn bảy thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản BT3 GV cho HS đọc kĩ bài tập Từ nào được dùng như một thuật ngữ, từ nào được dùng với nghĩa thông thường I Thuật ngữ là gì 1. So sánh 2 cách giải thích về nghĩa của từ muối, nước * Từ “Nước” - Cách 1: Dừng lại ở đặc tính bên ngoài . Trên cơ sở kinh nghiện có tính chất cảm tính Cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường - Cách 2: Thể hiện được đặc tính bên trongcủa sự vật (cấu tạo, quan hệ giữa các yếu tố đó) Qua nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học Cách giải thích nghĩa của thuật ngữ 2 Xét các câu sau a, Thạch nhũ - Địa Lí Ba – dơ - Hoá Học ẩn dụ - Văn Học Phân số thập phân – Toán Học b, Loại văn bản khoa học, công nghệ là chủ yếu 3. Ghi nhớ Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ II - Đặc điểm của thuật ngữ 1 Xét các ví dụ BT 1 Không còn nghĩa nào khác BT 2 Muối trong “gừng cay muối mặn” có sắc thái biểu cảm : Chỉ tình cảm sâu đậm của con người ó là kỉ niệm thời hàn vi, gian khổ, người cùng cảnh ngộ từmg gắn bó cưu mang, giúp đỡ nhau). 2. Nhận xét - Thuật ngữ chỉ biểu thị khái niệm - Thuật ngữ không có tính biểu cảm III Luyện tập Bài 1 Nhóm 1: Lực, xâm thực, (Xói mòn), hiện tượng hoá học Nhóm 2: Trường từ vựng, di chỉ, thụ phấn Nhóm 3: lưu lượng, trọng lực, khí áp Nhóm 4: Đơn chất, thị tộc phụ hệ, đường trung trực Bài 2 - Điểm tựa không được dùng như một thuật ngữ - Dùng với nghĩa là làm chỗ dựa chính , Nơi gửi gắm niềm tin hi vọng Bài 3 a, Hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ b, Hôn hợp được dùng với nghĩa thông thường H Đ 4: Vận dụng: +Thực hành có hướng dẫn: Viết một đoạn văn thuyết minh về nội dung: môi trường sống của sinh vật trong đoạn văn có sử dụng thuật ngữ về môi trường và sinh vật - Củng cố: Thuật ngữ là gì. Đặc điểm của thuật ngữ. - HDVN: Làm bài tập 4,5 Tiết 30: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 A/ Mục tiêu cần đạt: -Giúp học sinh đánh giá bài làm của mình, rút ra kinh nghiệm những chổ chưa làm được đồng thời biết phát huy những chổ đã làm được. B/ Chuẩn bị: Bài của học sinh đã chấm và bảng chữa lỗi cho học sinh. C/ Tiến trình lên lớp Hoạt động 1: GV chép lại đề lên bảng Đề bài: 1/ Em hãy giới thiệu về Chiêc Quạt. 2/Con trâu ở làng quê việt Nam. HĐ 2: Gợi ý đáp án: Đề 1 A. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc quạt giấy Việt Nam là một vật dụng quen thuộc trong mùa hè khi mùa hè tới. B. Thân bài: - Nguồn gốc của chiếc quạt giấy: ra đời từ lâu lắm rồi, khi mà các quạt hiện đại như bây giờ chưa có. Nó gắn bó thân thiết với mọi người. - Cấu tạo của chiếc Quạt: + Dụng cụ làm quạt: tre, giấy, hồ dán. + Cách làm: Tre chẻ thành nan (độ dài tuỳ thuộc vào quạt to hay nhỏ) thường dài 30 cm (còn gọi là rẻ quạt). + Phần cán rộng 1,5 cm vót thon nhỏ dần còn 1cm. Một chiếc quạt thường sử dụng 7-9 chiếc rẻ. + Phần cán quạt được liên kết với nhau bằng một chiếc đinh vít, các rẻ quạt có thể xoay đi xoay lại + Tiếp theo cắt 2 mảnh giấy hình bán nguyệt dài 20 cm, rộng bằng hình bán nguyệt khi các rẻ quạt xoè ra. + Dùng 2 mảnh giấy dán lại với nhau, rẻ quạt ở giữa Công dụng: + Tạo ra gió: Cầm cán quạt xoè ra quạt tạo ra gió, khi không quạt nữa . + Quạt bền hay không phụ thuộc vào cách bảo quản quạt dễ gẫy và rách vì vậy người sử dụng phải cẩn thận, nâng niu. + Quạt sử dụng ở mọi chỗ, mọi nơi vì giá quạt rẻ, gọn có thể mang đi theo người (gấp bỏ túi xách) Quạt còn giá trị thẩm mĩ: + Dùng quạt để trưng bày: Vẽ tranh, đề thơ lên quạt. + Dùng quạt để tặng nhau làm vật kỉ niệm. C. Kết bài. - Khẳng định sự gắn bó của chiếc quạt giấy với người Việt Nam. *Yêu cầu sử dụng biện pháp nghệ thuật: - Tự thuật là chiếc quạt tự thuyết minh về mình. - Sử dụng yếu tố miêu tả: Miêu tả cách làm quạt, cách sử dụng quạt. * Biểu điểm: - Phần mở bài: Giới thiệu được chiếc quạt một cách hấp dẫn(1đ) - Phần thân bài(6đ) Lần lượt chiếc quạt tự giới thiệu về nguồn gốc, cấu tạo, công dụng của mình (6đ). - Phần kết bài: Suy nghĩ về chiếc quạt(1đ) - Hình thức + Có sử dụng biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả (1đ). + Tr×nh bµy s¹ch ®Ñp, râ rµng(1®) Đề 2: Con trâu ở làng quê Việt Nam Kiểu bài thuyết minh. Đối tượng thuyết minh: Con trâu ở làng quê Việt Nam. Hướng kết hợp: TM + miêu tả. Bài làm cần có bố cục rõ, trình bày sạch, dễ theo dõi. *Dàn ý: A/Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu ở làng quê Việt Nam. B/Thân bài: -Đặc điểm chung của con trâu (thân hình, màu lông, sừng,mắt) -Con trâu ở làng quê: + trâu giúp người nông dân lao động. + Trâu gặm cỏ -Con trâu trong việc làm ruộng: +Trâu kéo cày, bừa. +Trâu vận chuyển nông cụ, nông sản -Con trâu trong lễ hội: +Đâm trâu, chọi trâu -Con trâu với tuổi thơ: Chăn trâu gắn với bao kỉ niệm -Giá trị kinh tế của con trâu: +Thực phẩm, +Nguyên liệu, +Nuôi trâu làm hàng hoá buôn bán. C/ Kết luận: Tình cảm của người nông dân, của em đối với con trâu. Hoạt động 3: nhận xét *Về ưu điểm: -Đa số nắm được đặc trưng về phương pháp thuyết minh. Nêu được các đặc điểm về chiếc quạt, con trâu ở làng quê VN. Diễn đạt có cảm xúc. *Về nhược điểm:- Nhiều em chưa nêu được giá trị của chiếc quạt/ con trâu trong nền kinh tế thị trường. -Nhiều em viết còn sai lỗi chính tả những chữ thông thường. Trình bày cẩu thả. Hoạt động 4: GV Trả bài, HS đối chiếu Hoạt động 5: Hướng dẫn HS chữa lỗi: -Từ: sừng khác xừng. Xanh khác sanh. -Câu: thiếu chủ ngữ, vị ngữ: Trên đồng ruộng Việt Nam. -Đoạn văn: -Chưa có sự liên kết, -Yếu tố miêu tả... còn hạn chế. Hoạt động 6: -Gọi tên, ghi điểm -Chọn bài làm tốt nhất đọc cho cả lớp nghe.(9.1) THỐNG KÊ ĐIỂM Lớp Sỉ số 0-<2 2-<3.5 3.5-<5 5-<6.5 6.5-<8 8=>10 9/1 34 0 9/2 33 0 -Về nhà tự xem lại bài, đối chiếu với đáp án thầy đã chữa để thấy được những chỗ mình chưa làm được, rút kinh nghiệm cho bài viết sau. -Dựa vào dàn ý viết lại bài 9/1 đề 2: 9/2: đề 1 -Chuẩn bị bài: Miêu tả trong văn bản tự sự =====================================
Tài liệu đính kèm: