Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 7 (chi tiết)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 7 (chi tiết)

TIẾT 31

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

(TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

-Qua tâm trạng cô đơn buồn tủi và nổi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận lòng chung thuỷ, hiếu thảo của nàng.

-Thấy dược nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình.

. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS

-Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: khắc hoạ nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận TV, TK bắng bút pháp NT cổ điển.

-Thấy được cảm hứng nhân đạo trong “Truyện Kiều” trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp con người.

-Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 7 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/10/2011
Ngày giảng:07/10/2011
TIẾT 31
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS: 
-Qua tâm trạng cô đơn buồn tủi và nổi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận lòng chung thuỷ, hiếu thảo của nàng.
-Thấy dược nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình.
. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
-Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: khắc hoạ nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận TV, TK bắng bút pháp NT cổ điển.
-Thấy được cảm hứng nhân đạo trong “Truyện Kiều” trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp con người.
-Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.
II/ KĨ NĂNG SỐNG:
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, SGV
2. Học sinh: Soạn bài
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Ổn định tổ chức
2. KTKT đã học
-Đọc thuộc lòng và phân tích 4 câu đầu đoạn trích “cảnh ngày xuân”
-Đọc và phân tích 6 câu cuối.
3. Nội dung bài mới
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
Nội dung
-Yêu cầu:
Đọc chú thích ngôi sao.
-Yêu cầu:
Em hãy nêu vị trí đoạn trích.
*. Giới thiệu:
Sau khi MGS lừa gạt, làm nhục, bị tú bà mắng nhiếc, Kiều không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, nàng muốn tự vẫn. Tú bà sợ mất vốn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Tú bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thật chất giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới.
-Yêu cầu:
Hãy đọc diễn cảm đoạn trích
GV nhận xét
? Theo em, đoạn trích chia làm mấy phần? Hãy nêu ý chính từng phần.
GV nhận xét, chấn chỉnh.
-Yêu cầu đọc 6 câu thơ đầu.
? Em hiểu thế nào là “khoá xuân”? 
GV nhận xét.
? Hãy tìm hiểu cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu:
+ Đặc điểm không gian trước lầu (KG mở ra theo chiều rộng, xa, chiều cao qua cái nhìn của nhân vật) ntn?
+ Thời gian qua cảm nhận của Kiều (chú ý chi tiết ánh trăng, mây sớm đèn khuya).
GV dành thời gian cho HS thảo luận, trình bày -> GV nhận xét.
? Qua khung cảnh thiên nhiên, có thể thấy hoàn cảnh, tâm trạng Kiều ntn?
Gv nhận xét HS.
*. Chốt + chuyển:
Hình ảnh non xa, trăng gần, cát vàng bụi hồng có thể là hình ảnh thực mà cũng là hình ảnh mang tính ước lệ để gợi lên sự mênh mông, rợn ngợp của không gian diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều. Trước tâm trạng đó, trong lòng nàng canh cánh nỗi nhớ.
b. Tám câu thơ (tt)
-Yêu cầu:
Đọc diễn cảm 8 câu thơ (tt)
? Trong cảnh ngộ của mình, nàng đã nhớ đến những ai? Nhớ ai trước, ai sau?
GV nhận xét HS.
? Nỗi nhớ như thế có hợp lí không? Vì sao?
GV nhận xét trình bày của HS.
*. Chốt:
Đầu tiên là nhớ đến Kim Trọng. Điều này phù hợp với quy luật tâm lí vừa thể hiện tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du.
*. Gợi:
Cùng là nổi nhớ nhưng là cách nhớ khác nhau với những lý do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau.
-Yêu cầu:
Em hãy phân tích nghệ thuật dùng từ, hình ảnh của tác giả để làm sáng tỏ điều đó.
GV do HS thảo luận, trình bày -> nhận xét.
*. Chốt:
Nàng nhớ Kim Trọng với tâm trạng đau đớn xót xa. Nghĩ đến song thân thì tủi hổ, ân hận.
? Em có nhận xét gì về tấm lòng Thuý Kiều qua nổi nhớ thương của nàng?
Gv nhận xét HS.
*. Chốt + chuyển:
Nàng là người tình chung thuỷ, người con hiếu thảo. Dù vậy nàng không dấu nổi tâm trạng buồn lo trước thân phận mình.
c. Tám câu thơ cuối:
? Cảnh ở đây là cảnh thực hay hư?
GV nhận xét.
? Mỗi cảnh vật có nét chung đồng thời có nét riêng để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó:
+Liệt kê các hình ảnh.
+ Mỗi hình ảnh thể hiện tâm trạng, cảnh ngộ gì của Kiều?
Gv nhận xét sau khi HS thảo luận, phát biểu.
? ở tám câu cuối, ND sử dụng nghệ thuật gì?
GV nhận xét HS.
? Cách dùng BPNT ấy đã góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
*. Chốt: Điệp ngữ đã diễn tả, nhấn mạnh nỗi buồn khôn nguôi, chất chứa trong lòng nàng.
-Đọc chú thích.
-Nêu vị trí
-Chú ý theo dõi.
-Đọc diễn cảm
-Phát biểu
-Nhận xét
-Đọc 6 câu.
-Giải thích
-Ghi nhận yêu cầu.
-Thảo luận
-Trình bày
-Nhận xét
-Trả lời: cô đơn
-Ghi nhận
-Diễn lại
- Đọc 8 câu.
-Trả lời: Kim Trọng -> cha mẹ.
-Suy nghĩ
-Nêu ý kiến
-Nhận xét
-Chú ý tiếp thu
-Chú ý lời gợi.
-Nhận nhiệm vụ
-Trao đổi (2’)
-Trình bày
-Nhận xét
-Ghi chép
-Trả lời: chung thuỷ, hiếu thảo.
-Tập trung
-Tiếp nhận
-Đọc 8 câu
-Trả lời: hư
-Suy nghĩ
-Đóng góp ý
-Phát biểu
-Nhận xét
-Trả lời: điệp ngữ.
- Tác dụng
-Ghi nhận
I. Vị trí đoạn trích.
Nằm ở phần 2: Gia biến và lưu lạc.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Khung cảnh thiên nhiên.
-Khoá xuân: Kiều bị giam lỏng, khép kín tương lai.
-Nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng.
+KG rợn ngợp.
+TG khép kín.
=>Hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối.
2. Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ.
-Nhớ Kim Trọng đau đớn, da diết.
+ Hình dung tình cảnh người yêu chờ đợi vô ích.
+ Càng nhớ càng cô đơn, trống vắng.
-Nhớ song thân với cả sự xót thương, ân hận.
=> Người tình chung thuỷ, người con hiếu thảo.
3. Tâm trạng buồn lo của Kiều:
-Cảnh -> tâm trạng và cảnh ngộ: cô đơn, lênh đênh thân phận, nổi buồn tha hương, nỗi bàng hoàng lo sợ trước nghịch cảnh.
-Điệp ngữ “buồn trông” nổi buồn chất chứa, không nguôi.
III. Tổng kết.
1. NT
2. ND
(Ghi nhớ)
4. Củng cố: Đoạn trích thành công với biện pháp NT gì? Tác dụng của nó ntn?
5. HDHS tự học: Học thuộc lòng đoạn trích.
Tự rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 06/10/2011
Ngày giảng:08/10/2011
TIẾT 32
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS 
1. Kiến thức:
- Sự kết hợp các PTBĐ trong một văn bản
- Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự
2. Kĩ năng:
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong VBTS
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, cầu thị khi tìm hiểu về các văn bản tự sự.
II/ KĨ NĂNG SỐNG:
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, SGV, Các chi tiết I.2 trang 91 sgk.
2. Học sinh: Như dặn dò ở tiết 31
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Ổn định tổ chức
2. KTKT đã học
3. Nội dung bài mới
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
Nội dung
1. Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
Miêu tả trong khi kể nhằm làm cho sự việc đang kể thêm sinh động, màu sắc, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật hành động như hiện trước mắt người đọc.
2. Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong VBTS.
-Yêu cầu:
Hãy đọc đoạn văn “QT đại phá đồn Ngọc Hồi”.
-Hỏi:
Đoạn văn trên kể về trận đánh nào?
GV nhận xét HS.
-Hỏi:
Trận đánh đó, nhân vật QT xuất hiện như thế nào, để làm gì?
GV nhận xét HS.
-Yêu cầu:
Hãy chỉ ra những chi tiết miêu tả trong ĐV.
GV gọi lần lượt HS phát hiện -> nhận xét.
-Yêu cầu:
Hãy đối chiếu đoạn văn trên với các sự việc từ ý kiến của HS (2c).
-Hỏi:
Các sự việc chính bạn nêu lên có đầy đủ chưa?
GV nhận xét ý kiến HS.
-Hỏi:
Nếu chỉ kể các sự việc như thế thì nhân vật Quang Trung có nổi bật không? Vì sao?
GV nhận xét HS.
-Hỏi:
Nếu kể lại sự việc như thế thì câu chuyện có sinh động không? Vì sao?
GV nhận xét.
-Hỏi:
Vậy, nhờ những yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện tại một cách sinh động?
GV nhận xét.
-Hỏi:
Từ đó, em rút ra nhận xét gì về tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự?
Gv nhận xét HS.
*. Chốt:
Nhờ yếu tố miêu tả làm cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc.
-Yêu cầu:
Em hãy đọc to phần ghi nhớ.
3. Hoạt động 3. Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1.
-Yêu cầu:
HS đọc và xác định yêu cầu:
+Đọc 2 đoạn trích.
+ Tìm yếu tố miêu tả: cảnh và người. 
+ Nêu rác dụng của BPNT đó.
*. Chú ý:
+Phương diện miêu tả. 
+So sánh, ví von gì?
+Làm nổi bật vẻ đẹp khác nhau ntn?
GV cho HS trao đổi, trình bày -> GV nhận xét.
Bài tập 2:
-Yêu cầu:
HS đọc và xác định yêu cầu:
*. Lưu ý:
+ Hành động nhân vật.
+ Không gian ngày xuân (chiều)
+ Tâm trạng nhân vật.
(chú ý: ND đã chọn những chi tiết nào để miêu tả và làm nổi bật cảnh sắc mùa xuân?).
Gv dành thời gian cho HS suy nghĩ, viết ra giấy, đọc trước lớp.
GV nhận xét, sửa chữa. 
-Tái hiện
-Theo dõi
-Đọc đoạn trích
-Trả lời
-Suy nghĩ
-Phát biểu
-Nhận xét
-Liệt kê yếu tố miêu tả.
-Đối chiếu.
-Trả lời: đủ.
-Suy nghĩ
-Nêu ý kiến
-Đóng góp
-Nêu ý kiến
-Nhận xét bạn
-Trả lời: nhờ yếu tố miêu tả
-Khái quát hoá.
-Phát biểu
-Đọc ghi nhớ
-Xác định yêu cầu.
-Chú ý hướng dẫn
-Thảo luận
-Đại diện trình bày -> nhận xét.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự 
1. Tìm hiểu.
*. Xét đoạn trích trong “Hoàng Lê nhất thống chí”
-Kể về việc Quang trung đánh đồn Ngọc Hồi.
-Quang Trung chỉ huy phá đồn Ngọc Hồi -> hình ảnh lẫm liệt, dũng mãnh.
-Chi tiết miêu tả tính khoẻ mạnh, dàn thành trận chữ thập, xông thẳng phía trước.
*. So sánh với các sự việc (ở 1c)
-Có đầy đủ các sự việc chính.
-Nếu chỉ có sự việc (1c) -> câu chuyện không sinh động.
=> Trận đánh sinh động nhờ có miêu tả.
2. Ghi nhớ
(trang 92 sgk)
II. Luyện tập.
1. Tìm yếu tố miêu tả trong “chị em Thuý Kiều” và “Cảnh ngày xuân”
-Nhiều yếu tố miêu tả:
-Dùng bút pháp ước lệ, tượng trưng (tả người).
=>Nổi bật vẻ đẹp khác nhau.
2. Viết đoạn văn ngắn (4-6 câu) miêu tả chị em TK du xuân trong Thanh Minh (dựa vào bài “cảnh ngày xuân”).
-Cảnh: Không gian; thời gian (chiều).
-Tâm trạng nhân vật.
4. Củng cố: Nếu thiếu yếu tố miêu tả thì văn bản sẽ trở nên như thế nào
5. HDHS tự học:
- Hoàn thành BT 1,2 chuẩn bị nháp BT3.
- Ôn lại bài: Thuật ngữ (tiết 29 - đã dặn).
Tự rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 08/10/2011
Ngày giảng:11/10/2011
BÀI 7 TIẾT 33	TRAU DỒI VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Những định hướng chính để trau dồi vốn từ
2. Kĩ năng: Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa
3. Thái độ: Có ý thức trau dồi làm giàu thêm vốn từ của mình
II/ KĨ NĂNG SỐNG:
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ (I1,2 trang 99+100 sgk)
2. Học sinh: Như dặn dò ở tiết 32.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC 
1. Ổn định tổ chức
2. KTKT đã học
-Nêu khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ.
-Nêu 10 thuật ngữ (xác định lĩnh vực).
-Bài tập + bài soạn.
3. ND bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại 
Thời gian: 2’
GV: Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
? Em hiểu câu trên ntn?
? Tác giả dùng từ “lựa” mà không dùng từ : chọn, kén, kiếm tìm.Vì sao?
- Vì không thể hiện được tính toàn diện của lời khuyên trong ca dao, không chỉ thể hiện cách chọn từ, ngôn ngữ để biểu đạt ý, nd, mà phải chú ý đến cả sắc thái của từ khi giao tiếp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu trau dồi vốn từ qua việc rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
Mục tiêu: Học sinh nắm được muốn trau dồi vốn từ qua việc rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận 
Thời gian: 10’
Bước 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu ý kiến của Phạm Văn Đồng (bảng phụ).
-Yêu cầu:
HS đọc ý kiến đó.
? Qua ý kiến trên, tác giả muốn nói điều gì?
- TV là ngôn ngữ giàu đẹp, đáp ứng mọi nhu cầu nhậ thức và giao tiếp của người Việt
- Muốn phát huy tốt khả năng của TV, mỗi cá nhân phải trau dồi vốn từ.
GV đưa ví dụ: Anh ấy làm việc rất năng lực
? Xác định lỗi và sửa lỗi
- Năng lực – năng suất – tích cực
? Vì sao mắc các lỗi đó?
 - Vì chưa hiểu chưa nắm chắc nghĩa của từ.
? Do vậy chúng ta cần phải làm gì?
GV nhận xét HS.
-Yêu cầu:
HS đọc kĩ các câu văn.
-Yêu cầu:
Em hãy xác định lỗi trong câu trên.
GV chấn chỉnh.
-Yêu cầu:
Giải thích vì sao có những lỗi này; vì tiếng ta nghèo hay người viết không dùng đúng tiếng ta.
Gv nhận xét HS.
-Hỏi:
Như vậy để biết dùng tiếng ta cần phải làm gì?
GV nhận xét HS.
*. Chốt:
Như vậy muốn dùng đúng tiếng ta phải ra sức trau dồi vốn từ.
? Muốn sử dụng từ ngữ tốt, ta cần phải làm gì và làm ntn?
GV nhận xét.
-Yêu cầu:
HS đọc phần ghi nhớ.
Học sinh làm BT1, 2 ( học sinh thảo luận)
1. Chọn cách giải thích đúng:
Hậu quả: kết quả xấu (b)
Đoạt: chiếm được phần thắng.
Tinh tú: sao trên trời.
2. -Xác định nghĩa YTHV.
-Giải thích từ chứa yếu tố. VD: tuyệt (dứt, không còn gì) -> tuyệt tự (không có người nối dõi.
-Đọc
-Suy nghĩ
-Phát biểu
-Nhận xét
-Đọc
-Xác định lỗi.
-Giải thích
-Bổ sung
-Trả lời: trau dồi vốn từ
-Chú ý
-Khái quát hoá
-Đọc ghi nhớ
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
1. Ví dụ 
VD1: 
VD2: Cả 3 câu đều mắc lỗi.
a. thắng cảnh đẹp (thừa).
b. dự đoán (sai nghĩa)
c. đẩy mạnh (sai nghĩa).
=>Sai hoàn cảnh sử dụng -> sai nghĩa.
2. Ghi nhớ
(Trang 100sgk)
Hoạt động 3: Hướng dẫn cách thức rèn luyện để làm tăng vốn từ.
Mục tiêu: Học sinh hiểu cách thức rèn luyện để làm tăng vốn từ là gì?
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận 
Thời gian: 10’
Bước 1. Hướng dẫn tìm hiểu ý kiến của Tô Hoài.
-Yêu cầu:
HS đọc kĩ ý kiến.
? Em hiểu ý kiến của Tô Hoài ntn?
GV nhận xét HS.
*. Chốt:
Tô Hoài đã phân tích quá trình trau dồi vốn từ của ND bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
? Hình thức trau dồi vốn từ của NDu?
- Thông qua quá trình rèn luyện để biết chính xác nghĩa và cách dùng của từ đã biết nhưng có thể chưa rõ
- Tô Hoài đề cập đến cách trau dồi vốn từ bằng hình thức học hỏi để biết thêm những từ chưa biết.
GV nhận xét HS.
? Từ việc tìm hiểu, em thấy trau dồi vốn từ bằng hình thức nào?
GV nhận xét HS.
-Yêu cầu:
HS đọc phần ghi nhớ.
-Đọc ý kiến
-Suy nghĩ
-Nêu ý kiến
-Nhận xét
-Chú ý ghi nhận.
-Trả lời: học hỏi.
-Suy nghĩ
-Phát biểu
-Nhận xét bạn
-Khái quát hoá
-Đọc ghi nhớ
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
1. Tìm hiểu:
ý kiến của Tô Hoài.
-Nguyễn Du học lời ăn tiếng nói của ND.
->Học hỏi để biết thêm từ mới mà mình chưa biết.
2. Ghi nhớ.
(Trang 101 sgk)
Hoạt động 4. Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Trên cơ sở lý thuyết, học sinh vận dụng giải quyết các bài tập cụ thể
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận nhóm
Thời gian: 12’
Bài tập 3:
-Yêu cầu:
HS đọc và xác định yêu cầu. 
*. Chú ý:
+Đọc kĩ các câu văn
+ Xác định lỗi.
+ Tìm từ -> sửa lại cho đúng.
GV cho HS phát biểu -> Gv nhận xét.
Bài tập 4.
-Yêu cầu:
Đọc và xác định yêu cầu BT.
*. Lưu ý:
+Đọc kĩ ý kiến của Chế Lan Viên.
+ Xác định ý kiến nói gì?
+Nêu vài câu bình luận ý kiến đó (dựa theo vấn đề chính).
GV dành thời gian cho HS thảo luận, trình bày -> GV nhận xét.
Bài tập 6.
-Yêu cầu:
HS đọc và xác định đúng yêu cầu BT chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
*. Chú thích:
+Đọc kĩ các từ.
+ Xem phần nghĩa.
+Điền vào cho thích hợp.
Gv dành thời gian cho HS suy nghĩ độc lập, trình bày đáp án -> Gv nhận xét, sửa chữa.
Bài tập 7.
-Yêu cầu:
HS đọc và xác định yêu cầu BT:
+Phân biệt nghĩa những từ ngữ.
+Đặt câu với mỗi từ đó.
*. Chú ý:
+Giải thích nghĩa từng từ.
+Đưa vào câu thích hợp.
Gv gọi HS lên bảng làm -> GV nhận xét
-Đọc + yêu cầu.
-Theo dõi hướng dẫn.
-Phát biểu
-Sửa chữa.
-Xác định yêu cầu.
-Trao đổi
Viết ra nháp
-Đọc
-Nhận xét
-Xác định
-Làm theo hướng dẫn
-Nhận xét, sửa chữa
-Xác định yêu cầu
-Ghi nhận hướng dẫn
-Lên bảng làm
-Nhận xét bạn.
III. Luyện tập.
3. Xác định lỗi dùng từ.
-Sửa sai.
VD: a. Sai “im lặng” -> “yên tĩnh” 
4. Bình luận ý kiến của Chế Lan Viên
(tự làm)
6. Chọn từ, điền thích hợp:
a. điểm yếu
b. mục đích cuối cùng
c. đề đạt
d. láu táu
e. hoảng loạn
7. Phân biệt nghĩa của từ.
-Đặt câu có từ đó 
VD: b. tay trắng: không vốn liếng của cải gì.
Trắng tay: bị mất hết vật chất.
=>câu: An xuất thân từ hai bàn tay trắng.
4. Củng cố: (2’)
Em hãy trao đổi với bạn và làm nhanh bài tập 5 (trang 103 sgk).
Chú ý:quan sát, nghe, đọc, ghi chép, tập sử dụng => Làm tăng vốn từ.
5. HDHS học ở nhà: (2’)
- Nắm vững nội dung phần ghi nhớ. Hoàn thành bài tập 1 - 7 (trang 101+102+103 sgk).
- Bài mới (Tiết 34+35/TLV): Viết bài TLV số 2 - văn tự sự.
Tự rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 11/10/2011
Ngày giảng:13/10/2011
TIẾT 34 + 35
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
(Văn tự sự)
I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: Giúp HS
1. Kiến thức: 
-Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
2. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày. 
3. Thái độ:
- Làm việc nghiêm túc, tự giác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đề bài dự bị
2. Học sinh: Như dặn dò ở tiết 33.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. KTKT đã học: KT sự chuẩn bị của HS.
3. Hoạt động 1: Chép đề: 
*/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Đề kiểm tra : Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận tại lớp.
- Thời gian: 90 phút.
*/ THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức đã học ở học kì I ( Từ tuần 01- 7 )
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN
TÊN CHỦ ĐỀ
(Nội dung, chương..)
NHẬN BIẾT
TH
VẬN DỤNG
TỔNG CỘNG
TL
TL
THẤP 
CAO 
Chủ đề: 
Tập làm văn:
Văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự
Viết bài văn kết hợp giữa PTBĐ tự sự và miêu tả
Số câu : 2
Số điểm: 10
Tỉ lệ : 100%
Số câu : 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ 30%
Số câu : 1
Số điểm: 7
Tỉ lệ 30 %
Số câu : 2
Số điểm: 10
Tỉ lệ 100 %
*/ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: ( ĐỀ KIỂM TRA )
Câu 1 : ( 3.0 điểm )
Nêu yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự 
Câu 2: ( 7.0 điểm) 
Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
V/ HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
Câu hỏi 
Nội dung
Biểu điểm
Câu 1:
( 3 điểm) 
+ Văn bản tóm tắt phải đảm bảo ngắn gọn, phù hợp với mục đích sử dụng
+ Các sự việc chín trong truyện được tóm tắt phải được tổ chức thành một chỉnh thể thống nhất, dễ theo dõi, trung thành với cốt truyện
+ Ngôn ngữ văn bản cần tóm tắt một cách cô đọng với từ ngữ có tính khái quát, câu văn có khả năng bao quát nhièu sự kiện. 
1 điểm 
1 điểm 
1 điểm 
Câu 2
(7 điểm) 
+ MB: 
- Giới thiệu thời gian, địa điểm viết thư, viết cho ai? Lí do?
+ TB: 
- Kể lại buổi thăm trường sau 20 năm
- Tưởng tượng đã trưởng thành nay trở lại thăm trường cũ 
- Lí do thăm trường, thời gian thăm trường
- Đi với ai, đến gặp ai
- Quang cảnh trường ntn? Trường xưa ntn?
- Điểm khác trước của trường? những gì gợi cho em nhiều niềm vui và nỗi buồn
+ KB: 
Lời hứa hẹn, chúc tụng, mong ước gặp lại.
Trình bày sạch sẽ, rõ ràng; đúng chính tả 
1,0 điểm 
(7 điểm)
(1 điểm)
(1 điểm) 
*/ XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: 
- Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm.
- Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề.
LƯU Ý ĐIỂM TRỪ:
- Trừ điểm đối với các bài lỗi diễn đạt câu không đúng chính tả
- Trừ điểm đối với đoạn văn viết không đúng hình thức 
Hoạt động 3. Quan sát nhắc nhở.
- Học sinh tập trung làm bài.
- GV quan sát, bao quát lớp. Nhắc nhở những học sinh chưa tập trung làm bài hoặc quay cóp bài của bạn.
Hoạt động 4. Thu bài.
Bài viết kết thúc khi gần hết thời gian (còn khoảng 3’)
- Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh nộp bài ra đầu bàn, lớp trưởng thu lại.
- Giáo viên nhận bài từ lớp trưởng.
- Giáo viên đếm lại số lượng bài và so với sĩ số lớp trong hiện tại để phát hiện kịp thời HS cố tình không nộp bài
4. Củng cố: Học sinh trình bày những khó khăn khi viết bài. Giáo viên nhắc nhở, chấn chỉnh.
5. HDHS tự học ở nhà: 
Lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên.
Bài mới (Tiết 35-36 - Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga)
Tự rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9(8).doc