Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 9 - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 9 - Trường THCS Lê Hồng Phong

ĐỒNG CHÍ

 - Chính Hữu –

A. Mục tiêu cần đạt:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ trong bài thơ - những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này .

 B. Trong tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức:

- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắm bólàm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ .

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ giản dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực

2. Kĩ năng :

- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.

- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ .

-Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ .

3. Thái độ: Tự hào về những người lính cụ Hồ, từ đó có những hành động tích cực trong học tập để xứng đáng với cha anh.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 9 - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 	 Ngày soạn :21/10/2012 
TIẾT 43	 Ngày dạy: 25/10/2012 
ĐỒNG CHÍ
 - Chính Hữu –
A. Mục tiêu cần đạt:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ trong bài thơ - những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này . 
 B. Trong tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức:
- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. 
- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắm bólàm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ .
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ giản dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực 
2. Kĩ năng :
- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ .
-Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ .
3. Thái độ: Tự hào về những người lính cụ Hồ, từ đó có những hành động tích cực trong học tập để xứng đáng với cha anh.
C Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình,
 D Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ :
 C Đọc thuộc lòng một bài thơ của tác giả ở địa phương em hoặc viết về địa phương em ?
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài : Khi tổ quốc cần, toàn thể dân tộc Việt Nam nhất tề đứng dậy đấu tranh chống lại kẻ thù . Và trong đó người lính là đối tượng đi đầu. Dù trong hoàn cảnh nguy nan nào họ cũng luôn lạc quan, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ .
* Bài học :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nôi dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm:
Gọi HS đọc lại mục chú thích * sgk/129
C Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Chính Hữu? 
C Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào thời gian nào?
(GV: Một lần ông bị ốm, ngẫm nghĩ viết bài thơ này)
C Bài thơ Đồng chí có tuân thủ theo niêm luật nào không ? Điều đó cho thấy nó đựoc sáng tác theo thể thơ gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản:
- Đọc: Yêu cầu chậm rãi, tình cảm, chú ý những câu thơ tự do  câu thơ đồng chí được đọc với giọng lắng sâu, ngẫm nghĩ; câu thơ cuối cùng đọc giọng ngân nga .
- Giải thích từ khó: giải thích rõ hơn về từ đồng chí
 CBố cục bài thơ mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
- 6 câu đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí 
- 11 câu tiếp:Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
- Còn lại: Hình ảnh người lính trong phiên canh gác
C Em có nhận xét gì về bố cục này? ( các câu cuối ở mỗi đoạn đều gây ấn tượng sâu đậm, thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí)
CTheo em, cảm hứng của bài thơ là gì? Cảm hứng nào là chủ yếu? (Cảm hứng về tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong cuộc kháng chiến chống pháp)
C Phương thức biểu đạt được sử dụng trong tác phẩm ?
CTheo em, cảm hứng của bài thơ là gì? Cảm hứng nào là chủ yếu? Khái quát đại ý của bài thơ ? (Cảm hứng về tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong cuộc kháng chiến chống pháp)
- Gọi HS đọc 6 câu đầu
CTheo nhà thơ, tình đồng chí, đồng đội giữa tôi và anh bắt nguồn từ những cơ sở nào? (bắt nguồn trước hết từ hoàn cảnh xuất thân, từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu, cùng chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui)
C Những hình ảnh nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân của anh và tôi? (đều là những người nông dân lao động nghèo khổ. Quê anh là hình ảnh dải đồng bằng Hà Nam, Thái Bình, Nam Định quanh năm chiêm khê mùa thối. Còn làng tôi là làng trung du đất bạc màu, khô cằn sỏi đa ) 
CĐôi tri kỉ và hai người bạn thân cùng đôi đồng chí có gì chung? (cùng chung mục đích, cùng chung lý tưởng, gắn bó với nhau trong nhiệm vụ cao cả)
* Thảo luận nhóm 2P: C Nhận xét câu thơ thứ 7 lại có 2 tiếng “Đồng chí” và cho biết thể hiện cảm xúc gì của tác giả? (Mạch cảm xúc dồn nén lại, câu thơ như bản lề khép lại phần 1 và mở ra mạch cảm xúc phần 2. Đây là câu thơ quan trọng bậc nhất của bài thơ. Nó được lấy làm nhan đề của bài thơ, nó như cái bản lề nối 2 đoạn thơ, khép mở 2 ý cơ bản, những cơ sở của tình đồng chí và những biểu hiện của tình đồng chí. Nó giản dị, mộc mạc nhưng rất thiêng liêng, cảm động)
Đọc tiếp 10 dòng thơ tiếp
C Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội ?
C Ruộng nương anh  ra lính, gợi cho em thấy biểu hiện gì của tình đồng chí? (Cảm thông sâu xa nỗi lòng của nhau, ở đây cụ thể là nỗi nhớ nhà, là tình cảm lúc lên đường tòng quân đi đánh giặc)
* GV bình từ “mặc kệ” :Nói được cái dứt khoát, mạnh mẽ, chàng trai cày vốn gắn bó máu thịt với mảnh ruộng nhà mình, từ bao đời ít ra khỏi luỹ tre, ít ra khỏi cổng làng. Thế mà nay dứt áo ra đi đến phương trời xa lạ, vào nơi khói lửa, súng đạn hiểm nguy hẳn phải xuất phát từ tình cảm lớn lao. Mặt khác từ mặc kệ có phần tự nhiên vui đùa, hóm hỉnh tình cảm lạc quan cách mạng của người lính trẻ. Hoàn toàn không phải người lính vô tâm, vô trách nhiệm với gia đình, vợ con, quê hương)
CNhững câu thơ tiếp theo vẫn nói về tình đồng chí một cách cụ thể. Những hình ảnh nào làm em xúc động? 
CNhận xét về đặc điểm trong cấu trúc các câu thơ và hình ảnh ở đoạn thơ này? (những câu thơ đối nhau, đối xứng chứ không phải đối lập: Aó anh - quần tôi, rách vai - vài mảnh vá)
CTác dụng của việc xây dựng những câu thơ sóng đôi là gì? (Chia sẻ những khó khăn gian lao trong cuộc đời bộ đội)
* GV phân tích câu thơ Thương nhau .. bàn tay: Vừa nói lên tình cảm sâu nặng giữa những người lính vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy. Dường như chỉ bằng một cử chỉ tay nắm lấy bàn tay mà những người lính như được tiếp thêm sức mạnh vượt qua mọi gian khổ
GV: Liên hệ với hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến “Tây Tiến đoàn binhĐêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”
HS đọc 3 câu thơ cuối
GV hướng dẫn học sinh khai thác thời gian, không gian, hoàn cảnh của những người lính trong 2 câu thơ đầu đoạn cuối.
* Thảo luận: Súng biểu hiện cho cái gì? Trăng biểu hiện cho cái gì? Em hiểu hình ảnh đầu súng trăng treo như thế nào? (Súng: hoạt động chiến đấu thực tại, trăng: biểu tượng cuộc sống hòa bình)
C Những câu thơ ấy gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu?
GV: Ước mơ của người lính đã trở thành hiện thực trong chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
* Hướng dẫn tổng kết
CTheo em vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí? (đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến) 
CTóm lại, em nhận thấy được điều gì về hình ảnh người lính cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp? (xuất thân từ nông dân nghèo, vì nghĩa lớn sẵn sàng bỏ tất cả, vượt qua mọi gian khổ nhưng vẫn lạc quan yêu đời)
C Nét đặc sắc về nghệ thuật?
* Hướng dẫn luyện tập:
- GV hướng dẫn HS viết bài rồi sửa bài cho các em .
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
- GV hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả :
Chú thích * sgk/129
2. Tác phẩm:
- Sáng tác đầu 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
II.Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc và giải thích từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản :
2.1 Bố cục: 3 phần
2.2. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả 
2.3 Đại ý : Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp .
2.4. Phân tích
a. Cơ sở hình thành tình đồng chí 
Quê hương anh nước mặn,đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
® Cùng chung hoàn cảnh xuất thân, cùng chung giai cấp.
® NT: đối và vận dụng thành ngữ
Súng bên sung, đầu sát bên đầu
® Cùng chung nhiệm vụ chiến đấu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
® Cùng sinh sống chia sẻ buồn vui của cuộc đời người lính
Câu thơ thứ 7 thể hiện mạch cảm xúc dồn nén lại, câu thơ như bản lề khép lại phần 1 và mở ra mạch cảm xúc phần 2
b. Biểu hiện của tình đồng chí
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
® Cảm thông những vui buồn tâm sự cùng nhau
Anh với tôi ..
Aó anh – quần tôi
NT: đối (hoàn cảnh >< ý chí, sức mạnh đoàn kết), những câu thơ đối xứng
Þ Chia sẻ những khó khăn thiếu thốn của cuộc sống chiến đấu.
® Tinh thần đoàn kết.
c. Hình ảnh người lính trong 3 câu thơ cuối 
- Tả thực, kết hợp lãng mạn.
- Hình ảnh đầu súng trăng treo có sự kết hợp giữa thực tại và mơ ước, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ
® Gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan yêu đời
Þ Tâm hồn lãng mạn của người lính.
3.Tổng kết
 - Nghệ thuật :
+ Ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành .
+ tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hoà tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu trưng .
- Nôi dung :
 Ngợi ca tình đồng chí cao đẹp của những người lính trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ .
 * Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ.
4. Luyện tập :
 Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về đoạn cuối trong bài Đồng chí 
III. Hướng dẫn tự học :
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Trình bày cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật mà em tâm đắc nhật 
- Soạn bài: Tổng kết về từ vựng
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 9 Ngày soạn :22/10/2012
TIẾT 44	 Ngày dạy: 25/10/2012
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (Tiết 1)
A Mức độ cần đạt :
 - Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9. 
 - Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1.Kiến thức :
 Nắm được một số khái niệm liên quan đến tự vựng
 2. Kĩ năng:
 Biết cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc-hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
 3.Thái độ :
 Tích cực, tự giác ôn tập kiến thức đã học từ lớp dưới.
C Phương pháp:
 Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
 D Tiến trình dạy học :
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
 2. Bài cũ : - Kiểm tra vở soạn bài của HS 
 3. Bài mới:
* GV giới thiệu bài. Để củng cố lại kiến thức về từ vựng đã học ở bậc THCS và vận dụng tốt các kiến thức về từ vựng khi nói - viết, cô trò chúng ta cùng ôn lại trong 2 tiết hôm nay.
* Bài học :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức về từ đơn và từ phức
C Nhắc lại cho cô, thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Cho ví dụ?
C Có những loại từ phức nào? Chỉ rõ và cho ví dụ minh hoạ?
*Hệ thống hoá kiến thức về thành ngữ
C Thế nào là thành ngữ? ( là loại cụm từ có cấu tạo cố định,biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh)
C Tìm thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật?Giải thích ý nghĩa và đặt câu cho thành ngữ đó?
C Tìm dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương? ( HS tự tìm)
*Hệ thống hoá kiến thức về nghĩa của từ
C Nghĩa của từ là gì?
*Hệ thống hoá kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
C Nhắc lại khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập:
C Làm bài tập 2, 3 sgk/122?
C Cho ví dụ?
* Bài 2/123: Xác định thành ngữ,tục ngữ và giải thích nghĩa?
(- Thành ngữ: Đánh trống bỏ dùi: làm việc không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm
Được voi đòi tiên: Tham lam, được cái này lại muốn cái khác.
Nước mắt cá sấu: Sự thong cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
- Tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng: hoàn cảnh sống, môi trường xã hội có tác động đến sự hình thành nhân cách của con người
Chó treo mèo đậy: muốn giữ thức ăn, với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại-> muốn tự bảo vệ mình có hiệu quả thì phải tuỳ cơ ứng biến – có thể xếp vào thành ngữ)
* Bài tập 2/123, 3/123-124
Câu 2: Cách giải thích (a) hợp lý. Có thể bổ sung nét nghĩa: là người phụ nữ có con do mình sinh ra hoặc con nuôi, nói trong quan hệ với con
Câu 3: cách giải thích (b) đúng, vì từ rộng lượng định nghĩa cho từ độ lượng (giải thích bằng từ đồng nghĩa)
* BT 2/124:
Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển này của từ hoa chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.
Hoạt động 3 :Hướng dẫn tự học
 Gv hướng dẫn HS chú ý lắng nghe.
I.Lí thuyết :
1.Từ đơn và từ phức
a. Khái niệm
- Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn.
Vd: Cười, nói, thầy,dạy, dân.
- Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức.
Vd: Ăn ở, trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng
b. Các loại từ phức
- Từ ghép Từ ghép đẳng lập
 Từ ghép chính phụ
- Từ láy Từ láy toàn bộ:nho nhỏ 
 Từ láy bộ phận:gật gù 
2. Thành ngữ
* Khái niệm: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
VD:- Lên voi xuống chó
- Chó cắn áo rách: đã khốn khổ lại còn gặp thêm tai hoạ
đặt câu: Anh ấy vừa bị mất trộm, nay lại bị cháy nhà, đúng là cảnh chó cắn áo rách!
- Bèo dạt mây trôi 
- Bãi bể nương dâu: Theo thời gian cuộc đời có những đổi thay ghê gớm khiến con người phải giật mình suy nghĩ 
đặt câu: Anh đứng trước cái vườn hoang,không còn dấu vết gì của ngôi nhà tranh khi xưa,lòng chợt buồn về cảnh bãi bể nương dâu
3. Nghĩa của từ
*Khái niệm: Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ. ) mà từ biểu thị.
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
a. Khái niệm từ nhiều nghĩa: Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
VD: chân, mũi, xuân,là từ nhiều nghĩa.
b. Chuyển nghĩa: Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa
- Trong từ nhiều nghĩa có: nghĩa gốc và nghĩa chuyển
II. Luyện tập:
* BT :2 sgk/122, 3/ 123
( Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn
Từ láy: các từ còn lại
- Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp
- Tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt)
BT 3,4/123
- Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật: Như chó với mèo, đầu voi đuôi chuột, như hổ về rừng, miệng hùm gan sứa, mèo mả gà đồng, lên xe xuống ngựa, rồng đến nhà tôm.
- Thành ngữ có yếu tố thực vật: Bãi bể nương dâu, bèo dạt may trôi, cắn rơm cắn cỏ, cây cao bong cả, cây nhà lá vườn, dây cà ra dây muống
 Dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương:
- Bảy nổi ba chìm: ( Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương)
- Chó ăn đá gà ăn sỏi : (Đồng chí của Chính Hữu)
III. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc các khái niệm đã học về từ vựng..
- Lấy ví dụ về từ đơn, từ phức, thành ngữ, từ nhiều nghĩa.
- Soạn bài: Chuẩn bị phần từ vựng còn lại.
E. Rút kinh nghiệm : 
TUẦN 9 Ngày soạn : 22/10/2012
TIẾT 45	 Ngày dạy: 27/10/2012
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (Tiết 2)
A Mức độ cần đạt :
 - Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9. 
 - Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1.Kiến thức :
 Nắm được một số khái niệm liên quan đến tự vựng
 2. Kĩ năng:
 Biết cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc-hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
 3.Thái độ :
 Tích cực, tự giác ôn tập kiến thức đã học từ lớp dưới.
C Phương pháp:
 Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
 D Tiến trình dạy học :
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
 2. Bài cũ : - Kiểm tra vở soạn bài của HS 
 3. Bài mới:
* GV giới thiệu bài. Tiết trước chúng ta đã ôn một số kiến thức về từ vựng, tiết này tiếp tục ôn những kiến thức còn lại giúp các em hệ thống hóa kiến thức đã học một cách đầy đủ nhất.
* Bài học :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức 
*Hệ thống hoá kiến thức về từ đồng âm
CThế nào là từ đồng âm?
*Hệ thống hoá kiến thức về từ đồng nghĩa
C Thế nào là từ đồng nghĩa?
C Nêu khái niệm của 2 loại từ đồng nghĩa đó?cho ví dụ minh hoạ?
*Hệ thống hoá kiến thức về từ trái nghĩa
CThế nào là từ trái nghĩa?cho ví dụ?
C Làm bài tập 2/125
*Hệ thống hoá kiến thức về cấp độ khái quát nghĩa của từ 
C Khái niệm cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ?
GV lấy ví dụ : động vật :; -> 
 + chim -> tu hú, chích choè
 +Cá -> Cá thu, cá rô -GV treo bảng phụ bảng ở sgk/126,gọi HS lên bảng điền
*Hệ thống hoá kiến thức về trường từ vựng
* HS trao đổi,thảo luận các câu hỏi trong sgk/124
CTìm thêm ví dụ về từ nhiều nghĩa?Tìm nghĩa chính, nghĩa chuyển?
C Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ?
Thảo luận 3p: Phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa với hiện tượng đồng âm?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập:
* Thảo luận 3p: *làm bài 3/125 ( Từ xuân chỉ một mùa trong bốn mùa của một năm, một năm lại tương ứng với một tuổi; như vậy lấy một mùa để chỉ bốn mùa là phép hoán dụ (bộ phận chỉ toàn thể) – Tác dụng: tránh lặp từ, có hàm ý chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung, vừa toát lên tinh thần lạc quan, yêu đời)
*BT2 mục VII/ 125
Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa: xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp.
* Bài 3*/125 :Cùng nhóm sống - chết có: chiến tranh - hoà bình, đực – cái, chẵn-lẻ (thường được gọi là trái nghĩa lưỡng phân; hai từ trái nghĩa kiểu này biểu thị hai khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, khẳng định cái này nghĩa là phủ định cái kia, thường không có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm,quá)
- Cùng nhóm già - trẻ: yêu - ghét, cao-thấp, nông-sâu, giàu nghèo (thường được gọi là trái nghĩa thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia, coa khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ như rất, hơi, lắm, quá)
Hoạt động 3 :Hướng dẫn tự học
- Gv hướng dẫn HS chú ý lắng nghe.
I.Lí thuyết :
5. Từ đồng âm
Khái niệm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
Vd: - Đường: để ăn (đường kính, đường phèn, )
 - Đường: để đi(đường làng, đường cái,  )
6.Từ đồng nghĩa
a. Khái niệm: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
b. Các loại từ đồng nghĩa
- Đồng nghĩa hoàn toàn : Qủa - Trái
- Đồng nghĩa không hoàn toàn : Bỏ mạng – Hy sinh
7. Từ trái nghĩa
* Khái niệm:Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD: trắng - đen, rắn-nát
8. Cấp độ khái quát nghĩa của từ
 Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:
- Có nghĩa rộng hơn khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đóbao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có nghĩa hẹp đối với một số từ ngữ khác.
 TỪ
 Từ đơn Từ phức
 Từ ghép Từ láy 
TGĐL TGCP TLBP TLTB
 Láy âm Láy vần
9. Trường từ vựng
*Khái niệm: Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Ví dụ:
Trường từ vựng về tay:
- Các bộ phận của tay: bàn tay, cổ tay,
- Hình dáng của tay: To ,nhỏ,.
- Hoạt động của tay: sờ, nắm,.
II. Luyện tập:
*Bài tập 2 mục V/124:
a) Có hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ lá trong lá phổi có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ lá trong lá xa cành.
b) Là hiện tượng từ đồng âm. 
*Bài tập 2 mục VI/125 : cách hiểu (d) đúng vì có 2 loại từ đồng nghĩa – đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn)
* Bài 2/126 Hai từ tắm, bể cùng nằm trong một trường từ vựng là nước nói chung. Tác giả dùng 2 từ khiến cho câu văn có hình ảnh, sinh động và có giá trị tố cáo mạnh mẽ hơn
III. Hướng dẫn tự học
-Phân tích cách lực chọn từ ghép, từ láy, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, trường từ vựng, thành ngữ, tục ngữ trong một văn bản cụ thể.
- Soạn bài: Tiểu đội xe không kính.
E. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 9T434445.doc